Trong nước Tư-ha-điệp có một trái núi lớn tên Tư-hưu-giá-tha. Trong núi có hơn năm trăm vị Phạm Chí đều đắc thần thông.
15/11/2021
Thuở xưa, trong nước Tư-ha-điệp có một trái núi lớn tên Tư-hưu-giá-tha. Trong núi có hơn năm trăm vị Phạm Chí đều đắc thần thông. Các vị đó tự bảo với nhau:
- Chỗ chứng đắc của chúng ta chính là Niết-bàn.
Lúc ấy, đức Phật mới ra đời gióng trống pháp, mở cửa cam lộ. Ngài thấy các Phạm Chí này nghe được tên Phật mà không đến nghe pháp vì chấp vào sở đắc của mình, thật là đáng thương. Ngài lại xét thấy họ là những người có thể độ được. Nên một hôm, đức Thế Tôn đi một mình vào núi, ngồi dưới một cội cây nơi đường ra vào. Ngài nhập tam-muội phóng hào quang trên thân soi chiếu khắp núi, mọi nơi đều rực sáng như cả núi bị cháy.
Các Phạm Chí thấy vậy sợ hãi, vội dùng thần thông phun nước dập lửa. Nhưng dầu họ cố sức thế nào đi nữa cũng không dập tắt được. Họ lấy làm lạ bỏ núi chạy ra. Xa xa họ trông thấy đức Thế Tôn đang tọa thiền dưới cội cây, như mặt trời mọc bên núi vàng, như vầng trăng sáng giữa đám sao đêm. Họ ngạc nhiên không biết đó là vị thần nào nên vội đến xem. Đức Phật bảo họ ngồi xuống rồi hỏi từ đâu tới. Họ đáp:
- Chúng tôi ở núi này tu đạo đã lâu. Sáng nay, lửa dữ nổi lên đốt cháy rừng cây trong núi nên lo sợ bỏ chạy ra.
Đức Phật bảo:
- Đây là lửa phước không làm tổn thương người, chỉ muốn đốt cháy trần cấu si mê của các ông.
Lúc ấy, các thầy trò Phạm Chí nhìn nhau bàn tán:
- Đây là đạo sĩ gì vậy? Trong chín mươi sáu thứ đạo chưa từng có ông thầy này!
Có người nói:
- Tôi từng nghe con vua Tịnh Phạn tên là Tất- đạt không tham ngôi báu xuất gia cầu thành Phật. Chắc là vị này không sai.
Các đệ tử bèn đề nghị thầy mình:
- Chúng ta hỏi thử Phật chỗ hành sự của Phạm Chí có đúng không?
Lúc ấy, các thầy trò Phạm Chí đứng dậy bạch Phật:
- Kinh pháp Phạm Chí tên là Tứ Vô Ngại. Các môn như thiên văn, địa lý, pháp các vua chúa trị nước an dân và những pháp tắc nên làm của chín mươi sáu thứ đạo đều gồm đủ trong đó. Không biết kinh này có phải là pháp Niết-bàn không? Xin Phật giải nói khai hóa cho kẻ chưa được nghe.
Đức Phật dạy:
- Các ông hãy khéo lắng nghe và suy nghĩ kỹ. Ta từ vô số kiếp quá khứ thường tu theo kinh này đắc được ngũ thông dời non lấp biển, song vẫn bị sinh tử triền miên không dứt, tự mình không chứng Niết-bàn cũng không nghe có ai đắc đạo. Nên các ông tu hành như vậy không phải gọi là Phạm Chí.
Bấy giờ, đức Thế Tôn dùng kệ đáp rằng:
Dứt dòng ái, vượt qua
Vô dục như Phạm thiên
Ý hành đều chấm dứt
Đó gọi là Phạm Chí.
Mở được các dục kết
Thanh tịnh vượt vực sâu
Không có pháp thứ hai
Đó gọi là Phạm Chí.
Không phải bện búi tóc
Mà gọi là Phạm Chí
Nếu thành tín, theo pháp
Thanh bạch là hiền nhân.
Búi tóc mà vô tuệ
Mặc áo cỏ làm chi?
Trong không lìa cấu uế
Ngoài xả bỏ ích gì?
Bỏ hết dâm nộ si
Kiêu mạn, các ác kiến
Như rắn lột bỏ da
Đó gọi là Phạm Chí.
Việc đời quyết cắt tiệt
Miệng không nói lời thô
Bát chính đạo trau dồi
Đó gọi là Phạm Chí.
Đã dứt nguồn ái ân
Sống vô dục, không nhà
Mọi ái nhiễm đoạn tận
Đó gọi là Phạm Chí.
Lìa xa cõi nhân gian
Không rơi lại cõi trời
Không vướng trong các cõi
Đó gọi là Phạm Chí.
Tự biết túc mạng mình
Vốn từ đâu lại đây
Sinh tử được diệt hết
Thông tỏ được đạo mầu
Sáng suốt và vắng lặng
Đó gọi là Phạm Chí.
Trong không lìa cấu uế
Ngoài xả bỏ ích gì?
Bỏ hết dâm nộ si
Kiêu mạn, các ác kiến
Như rắn lột bỏ da
Đó gọi là Phạm Chí.
Việc đời quyết cắt tiệt
Miệng không nói lời thô
Bát chính đạo trau dồi
Đó gọi là Phạm Chí.
Đã dứt nguồn ái ân
Sống vô dục, không nhà
Mọi ái nhiễm đoạn tận
Đó gọi là Phạm Chí.
Lìa xa cõi nhân gian
Không rơi lại cõi trời
Không vướng trong các cõi
Đó gọi là Phạm Chí.
Tự biết túc mạng mình
Vốn từ đâu lại đây
Sinh tử được diệt hết
Thông tỏ được đạo mầu
Sáng suốt và vắng lặng
Đó gọi là Phạm Chí.
Đức Phật nói kệ xong, bảo các Phạm Chí:
- Chỗ các ông tu tập tự cho là đã được Niết-bàn giống như cá thiếu nước, sự vui đâu có lâu dài. Vạn vật nhân duyên hòa hợp tự tính vốn không.
Các Phạm Chí nghe xong vô cùng hoan hỉ, quỳ thẳng bạch Phật xin làm đệ tử. Râu tóc họ liền tự rụng thành Sa-môn. Do tu hạnh thanh tịnh họ đều đắc quả A-la-hán. Trời rồng quỷ thần đều thấy được đạo.
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.