trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Năm, 21/11/2024

tức 21/10 Giáp Thìn

Giới thiệu chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng (hay còn gọi là Bảo Quang tự) tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

-
aa
+

Chùa Ba Vàng (hay còn gọi là Bảo Quang tự) tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ năm 2007, Thầy Thích Trúc Thái Minh nhận trách nhiệm làm trụ trì, với sự cho phép của trên Hòa thượng Thích Thanh Từ, sự chấp thuận và cung thỉnh từ chính quyền, nhân dân địa phương.

Hiện nay, chùa Ba Vàng trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách trong - ngoài nước; và là điểm tu học cho Nhân dân, Phật tử.

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Ba Vàng

1. Nhân duyên tìm ra ngôi chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng được khai sơn từ thời nhà Trần (thế kỷ XIII). Trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, thiên nhiên tàn phá, ngôi chùa nhỏ bị rừng cây bao phủ và chỉ còn sót lại một số hiện vật. Việc phát hiện được ngôi chùa cổ bắt đầu khi một lão nông tìm đàn bò lạc vào năm 1987.

Chuyện kể rằng, năm đó, có một người nông dân tìm đàn bò lạc suốt nhiều ngày; và được báo mộng lên núi Ba Vàng sẽ tìm được. Sáng hôm sau, ông băng rừng, vạch lá tìm đàn bò, nhưng không may vấp ngã. Khi đó, ông bỗng nhìn thấy những viên gạch ngói và một tấm bia đá khắc chữ Nho. Nghĩ đây là nơi đền chùa xưa, ông hái vài quả sim rừng, đặt lên phiến đá và khấn. Vừa khấn xong, đi vài bước, ông ngạc nhiên thấy cả đàn bò hiện ra trước mắt, không thiếu con nào. Cảm thấy linh thiêng, ông về báo gia đình làm lễ tạ ơn thần núi. Thời gian sau, nhiều người dân phát hiện thêm những dấu tích của ngôi chùa cổ.

Tấm bia trên lưng rùa đá hiện vẫn được lưu giữ tại bảo tàng chùa Ba Vàng

Tấm bia trên lưng rùa đá hiện vẫn được lưu giữ tại bảo tàng chùa Ba Vàng

2. Quá trình hình thành và phát triển chùa Ba Vàng

2.1. Quá trình hình thành

Hiện chưa tìm được tài liệu lịch sử rõ ràng về sự hình thành của chùa Ba Vàng; nhưng dựa vào những họa tiết và hoa văn trên gạch, ngói tìm thấy vào những năm 80, có thể khẳng định ngôi chùa tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ XIII (thời nhà Trần), khi vua Trần Nhân Tông về Yên Tử và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm.

2.2. Quá trình phát triển

Chùa Ba Vàng đã trải qua bốn lần trùng tu, mỗi lần với quy mô và mức độ khác nhau, đánh dấu quá trình phát triển của nơi đây.

Lần trùng tu đầu tiên vào năm 1706, đánh dấu sự khơi dậy và nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau ba thế kỷ gián đoạn. Thiền Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác đã chủ trì việc phục dựng ngôi Bảo Quang Tự ngay trên nền ngôi chùa cổ, với sự góp sức của Phật tử và Nhân dân thập phương.

Từ đó trở đi, qua nhiều năm tháng chiến tranh và bị thiên nhiên tàn phá, ngôi chùa dần lui vào dĩ vãng. Sau khi ông lão tìm đàn bò lạc năm 1987 phát hiện được dấu tích, nhiều người dân mong muốn được khôi phục lại ngôi chùa cổ. Vì vậy, năm 1988, thể theo nguyện vọng của Nhân dân, Thị ủy, Hội Đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí) đã trùng tu và xây dựng ngôi chùa bằng gỗ.

Đến năm 1993, trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, Ban tôn tạo di tích của Thành phố Uông Bí đã tiến hành trùng tu ngôi chùa bằng gạch ngói, xi măng với tổng diện tích là 95 mét vuông bao gồm: ba gian thiền đường, cửa vòm, một gian tự điện, nhà ở, trai đường,...

Chính điện của ngôi chùa Ba Vàng cũ

Chính điện của ngôi chùa Ba Vàng cũ

Căn phòng khách của ngôi chùa Ba Vàng cũ

Căn phòng khách của ngôi chùa Ba Vàng cũ

Một phần chùa Ba Vàng trước khi Thầy Thích Trúc Thái Minh về trùng tu

Một phần chùa Ba Vàng trước khi Thầy Thích Trúc Thái Minh về trùng tu

Cây hương đá khắc tên chùa và tên núi được coi là hiện vật đáng chú ý còn sót lại tại chùa Ba Vàng

Cây hương đá khắc tên chùa và tên núi được coi là hiện vật đáng chú ý còn sót lại tại chùa Ba Vàng

Nơi thờ Quan Âm Bồ Tát và các vị có công với Tổ Quốc (chùa cũ)

Nơi thờ Quan Âm Bồ Tát và các vị có công với Tổ Quốc (chùa cũ)

Giếng Thần đã tồn tại lâu đời tại chùa Ba Vàng

Giếng Thần đã tồn tại lâu đời tại chùa Ba Vàng

Nhân duyên hội đủ, năm 2007, được sự chấp thuận của chính quyền và sự cho phép của Hòa thượng Thích Thanh Từ (Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm), sự cung thỉnh của Nhân dân, Phật tử thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Thầy Thích Trúc Thái Minh nhận trách nhiệm về trụ trì chùa Ba Vàng. Đây là dấu mốc quan trọng về sự đổi thay của chùa Ba Vàng; cũng là lần trùng tu lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Chùa Ba Vàng trên non thiêng Thành Đẳng

Chùa Ba Vàng trên non thiêng Thành Đẳng

Đặc biệt, sau lần phục dựng này, chùa Ba Vàng được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Đông Dương” (2014) và nhận bằng khen từ Tổ chức kỷ lục Việt Nam cho “Ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất Việt Nam”.

Bên cạnh đó, với những đóng góp thiết thực, chùa còn được các tổ chức trao tặng các bằng khen và ghi nhận:

  • Trung ương Hội Kinh tế Môi trường trao bằng khen “Ngôi chùa xanh, sạch vì sự nghiệp môi trường phát triển”.

  • Bộ sách tâm linh gồm 12 pho Đại sách Lưu danh Anh Hùng Liệt Sỹ Việt Nam được xác lập ba kỷ lục: Việt Nam, Châu Á và thế giới - Tôn vinh giá trị nội dung, tính nhân văn và ý nghĩa thờ phụng của bộ sách.

  • Kỷ lục tòa giảng đường trên núi lớn nhất thế giới, do Liên minh kỷ lục Thế giới WorldKings và Hiệp hội kỷ lục Thế giới WRA xác lập.

Bằng khen “Ngôi chùa xanh, sạch vì sự nghiệp môi trường phát triển” tại chùa Ba Vàng

Bằng khen “Ngôi chùa xanh, sạch vì sự nghiệp môi trường phát triển” tại chùa Ba Vàng

Không những vậy, chùa Ba Vàng còn là nơi tu học của các tín đồ Phật tử trong và ngoài nước định kỳ vào các ngày mùng 8, 14, 29 (tháng thiếu) và 30 Âm lịch bao gồm các chương trình: Lễ truyền Bát Quan Trai giới, thời khóa sám hối, lễ cầu siêu cho hương linh gia tiên, nghe giảng Phật Pháp theo chủ đề,...

Những buổi tu học Phật Pháp giúp quý Phật tử và Nhân dân thập phương được kết duyên lành với chính Pháp, nghe học chân lý đạo Phật, để hoàn thiện bản thân, hướng con người tới chân - thiện - mỹ, mang lại cuộc sống tốt đẹp, an vui.

Hình ảnh chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng trong thời khóa sám hối

Hình ảnh chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng trong thời khóa sám hối

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng Pháp trong buổi tu học định kỳ hàng tháng

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng Pháp trong buổi tu học định kỳ hàng tháng

Ý nghĩa tên chùa Ba Vàng

Theo lý giải của Thầy Thích Trúc Thái Minh, hai chữ “Ba Vàng” mang ý nghĩa chỉ ba ngôi vị quý báu là: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Đây là tên gọi giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với những người dân từ thuở khai sơn lập địa nhưng không làm mất đi sự cao quý vốn có của Tam Bảo nơi chốn thiền môn thanh tịnh, thể hiện niềm tôn kính của họ đối với ba ngôi báu Phật - Pháp - Tăng.

Cổng Tam quan chùa Ba Vàng - chốn thiền môn thanh tịnh nơi núi rừng Thành Đẳng

Cổng Tam quan chùa Ba Vàng - chốn thiền môn thanh tịnh nơi núi rừng Thành Đẳng

Chùa Ba Vàng còn có tên chữ Hán là Bảo Quang Tự. “Tự” nghĩa là chùa, “Bảo Quang” mang nghĩa là ánh sáng quý báu. “Bảo Quang Tự” có nghĩa là ngôi chùa có ánh sáng quý báu. Hiểu theo nghĩa sâu xa, có lẽ các bậc tiền nhân mong nguyện ngôi chùa Ba Vàng sẽ lan tỏa ánh sáng chính Pháp tới muôn nơi, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau mê lầm, thành tựu trí tuệ và giác ngộ giải thoát.

Tông chỉ và phương pháp tu hành của chùa Ba Vàng

Tông chỉ tu tập của Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng là Phát Tâm Bồ đề, tu tập các công đức, hồi hướng cầu Vô Thượng Bồ Đề, chứng đắc Niết Bàn (nguyện thứ 19 trong 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà).

Về phương pháp tu hành của chùa Ba Vàng là: Thiền - Tịnh song tu

- Đây là sự kết hợp giữa các pháp tu Thiền và tu Tịnh Ðộ khiến hành giả linh hoạt ứng dụng pháp tu theo từng hoàn cảnh cụ thể để điều phục và thanh tịnh tâm. Trong thiền có tịnh trong tịnh có thiền.

- Đức Phật dạy “tâm” là gốc, Thiền hay Tịnh thì cũng đều là phương pháp quay về tu sửa tâm, khiến cho tâm ác trở nên thiện, tâm ô nhiễm trở thành thanh tịnh, tâm trói buộc được giải thoát. Tất cả Pháp tu của Phật chỉ là pháp phương tiện để đạt được cứu kính giác ngộ, giải thoát.

– Trong việc học Pháp, phải y cứ vào Tứ diệu đế, Bát chính đạo và Giới luật của Phật làm căn bản.

– Thiền định: Thiền Tứ niệm xứ, thiền đối trị.

– Tịnh độ: Căn bản của Tịnh độ là tịnh tam nghiệp.

+ Tín: Tin Phật là bậc toàn giác, đã giải thoát viên mãn và để lại giáo Pháp cho chúng ta thực hành; tin giáo Pháp của Phật nếu thực hành sẽ được kết quả hết khổ, an vui; tin chư Tăng là những người chân thật thực hành giáo Pháp và truyền giảng lại giáo Pháp cho chúng ta thực hành; tin chính mình có thể thực hành được giáo Pháp và thành tựu được kết quả như nguyện.

+ Hạnh: Thực hành Giới luật, lấy chánh kiến để thanh tịnh nghiệp, lấy sáu pháp hòa kính để thanh tịnh nghiệp, lấy công hạnh Bồ Đề để thanh tịnh nghiệp.

+ Nguyện: Hồi hướng về Vô thượng Bồ Đề.

Câu lạc bộ và đạo tràng 

Không chỉ mong nguyện xây dựng và giáo dưỡng Tăng chúng như thời Đức Phật còn tại thế, Thầy Thích Trúc Thái Minh còn quan tâm đến việc tu học Phật Pháp, rèn sửa thân tâm của hàng cư sĩ, Phật tử tại gia thông qua việc chứng minh thành lập đạo tràng. 

Các đạo tràng có nguyện vọng tu tập, sinh hoạt Phật giáo, sách tấn nhau tu tập lục hòa, hướng tới con đường cầu đạo giải thoát đã cùng nhau thành lập một số câu lạc bộ.

Các hoạt động của các Phật tử đều được định hướng theo lời Đức Phật dạy, dựa trên nền tảng là chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đảm bảo đúng Pháp luật của nhà nước; phát huy tinh thần tương thân tương ái, phụng sự cộng đồng; xa rời các tệ nạn xã hội.

1. CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa

Một tập thể, dù là tu sĩ hay Phật tử tại gia, nếu giữ được hòa hợp, đoàn kết thì tập thể đó mới có sức mạnh, mới đi đến thành công. Vào năm 2012, sau khi được chứng minh thành lập, một số đạo tràng cùng sinh hoạt theo hình thức câu lạc bộ mang tên CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa. 

CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa hoạt động với mục đích mưu cầu hạnh phúc, giảm trừ phiền não khổ đau, lấy sự chuyển hóa để xây dựng lòng tin chân thật với giáo Pháp của Đức Như Lai, áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống hàng ngày. 

Đây là môi trường thiện lành, là nơi gắn kết tình đồng đạo giúp các Phật tử trưởng dưỡng thân tâm, tu tập sáu pháp hòa kính, thực hành công hạnh Bồ Đề tiến tới thành tựu giải thoát trong vị lai.

CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa là môi trường thiện lành giúp các Phật tử rèn luyện, phát triển thân tâm, trở nên hướng thiện hướng thượng

CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa là môi trường thiện lành giúp các Phật tử rèn luyện, phát triển thân tâm, trở nên hướng thiện hướng thượng

Từ khi mới thành lập cho đến nay, CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã có các đạo tràng đang tu tập tại nhiều tỉnh thành trong và ngoài nước.

Sau một thời gian tu tập, Phật tử CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa nhận thấy những giá trị thiết thực mà Phật Pháp mang lại qua sự chuyển hóa thân tâm và có được cuộc sống tích cực hơn. Bên cạnh đó, các Phật tử cũng mong muốn có một tập thể Phật tử tại gia tu học bài bản đúng phương châm hộ trì Tam bảo mà Chư vị Tổ sư đã chỉ dạy, cần phải nương tựa vào oai đức của đại Tăng để có sự vững chãi trên con đường tu học. 

Cho nên, các Phật tử đã cầu thỉnh Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa làm cố vấn, chứng minh cho CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa. Lễ ra mắt ban Cố vấn câu lạc bộ diễn ra tại chùa Đại Giác (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) vào ngày 31/7/2024. 

2. Đạo tràng Phật tử xa xứ 

Ngày 12/11/Canh Tý (tức 25/12/2020), nhóm Phật tử xa xứ gồm những người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài đã chính thức được chứng minh thành lập với tên gọi là “Đạo tràng Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng”. Sau 7 tháng sinh hoạt và tu học, đã có các Phật tử tại hơn 30 quốc gia trên thế giới: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc,... tham gia.

Đạo tràng Phật tử xa xứ sinh hoạt và tu tập trên 30 quốc gia trên thế giới: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc,...

Đạo tràng Phật tử xa xứ sinh hoạt và tu tập trên 30 quốc gia trên thế giới: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc,...

Đạo tràng Phật tử xa xứ là nơi kết nối những người con Việt là Phật tử đang sinh sống, học tập và làm việc tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; là nơi sẻ chia, dang rộng vòng tay giúp đỡ cộng đồng người Việt tại nước ngoài khi gặp khó khăn, trắc trở. Và các Phật tử cùng sách tấn, nâng đỡ nhau tu tập để chuyển hóa những nỗi khổ cho bản thân và gia đình, giúp mang lại cuộc sống an vui, hạnh phúc. 

Link đăng ký tham gia vào Đạo tràng Phật Tử Xa Xứ: https://bitly.com.vn/cbelr3

3. CLB Trúc Lâm Thiện Từ

Sau thời gian được chứng minh thành lập, một số đạo tràng tự tu tập, sinh hoạt Phật giáo và hình thành câu lạc bộ với tên gọi CLB Trúc Lâm Thiện Từ. “Trúc Lâm” là tên của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; “Thiện” có nghĩa là cùng làm các Pháp thiện; “Từ” là từ bi, cũng là Pháp danh của Sư Ông Thích Thanh Từ - người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. 

Với tên gọi mang đầy ý nghĩa đặc biệt, câu lạc bộ hướng tới làm nhiều việc thiện, cùng nhau tu tập thiện Pháp, xây dựng và giữ gìn Phật Pháp để làm lợi mình và lợi người. 

4. CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng

Trước khi xuất gia, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã từng là giảng viên đại học đứng trên bục giảng, giúp nhiều thế hệ trẻ tiếp cận các kiến thức, đóng góp vào việc giảng dạy và định hướng tương lai. Khi đi theo chí nguyện xuất gia tu hành, Thầy mong mỏi thế hệ trẻ được giáo dục toàn diện cả về trí tuệ và đạo đức.

Thầy Thích Trúc Thái Minh mong nguyện giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng, đạo đức và trí tuệ

Thầy Thích Trúc Thái Minh mong nguyện giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện về kỹ năng, đạo đức và trí tuệ

Sau khi tham gia tu tập, nhận ra được lợi ích từ việc áp dụng Phật Pháp vào cuộc sống, nhiều bạn trẻ có mong muốn được tham gia tìm hiểu về Phật Pháp theo hình thức câu lạc bộ. Từ đó, ngày 29/7/2017, CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng được thành lập.

Định kỳ vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng dương lịch, các bạn trẻ sẽ cùng nhau sinh hoạt, tham gia các hoạt động thiện nguyện xã hội, học hiểu giáo lý của Đức Phật, rèn sửa thân tâm, bồi đắp hiếu hạnh, hoàn thiện đạo đức và phát triển trí tuệ. 

Hy vọng rằng, những hạt giống thiện lành, tốt đẹp sẽ nảy nở và phát triển nơi mảnh vườn tâm của các bạn trẻ Ba Vàng.

CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng - nơi ươm mầm đạo đức và trí tuệ

CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng - nơi ươm mầm đạo đức và trí tuệ

5. CLB La Hầu La

Hiểu về tầm quan trọng của thế hệ trẻ đối với quốc gia dân tộc và cả tương lai của đạo Pháp, duyên lành hội đủ, ngày 21/9/2021, câu lạc bộ La Hầu La được ra đời.

Đây là câu lạc bộ dành cho con em Phật tử trong CLB Cúc Vàng với độ tuổi từ 6 - 18 tuổi. Sinh hoạt và tu học trong câu lạc bộ giúp các em có cơ hội giao lưu kết bạn, rèn luyện kỹ năng sống, trau dồi đạo đức trên nền tảng giáo lý nhân quả, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xây dựng đất nước, nhân loại tốt đẹp hơn.

CLB La Hầu La có nhiều hoạt động ý nghĩa, là một môi trường bổ ích dành cho các bạn nhỏ

CLB La Hầu La có nhiều hoạt động ý nghĩa, là một môi trường bổ ích dành cho các bạn nhỏ

Chùa Ba Vàng là một trung tâm Phật giáo, là nơi các Phật tử được thực hành lời Phật dạy giúp cuộc sống được an lạc, hạnh phúc hơn. Chùa cũng là điểm dừng chân cho những ai mong muốn tìm về với thiên nhiên hùng vĩ, khám phá giá trị văn hóa tâm linh; trở về với sự an yên và thiện lành.

Xem thêm: Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh | Kinh nghiệm khám phá từ A đến Z