Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là đệ tử là người tiếp nối dòng thiền thời Trần sau 400 năm bị thất truyền...
08/10/2020
Mục Lục [Ẩn]
Đức Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là đệ tử của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử và là người tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau hơn 300 năm bị thất truyền. Bên cạnh đó, Ngài cũng có công lao rất lớn trong công cuộc trùng tu ngôi Bảo Quang Tự được Phật hoàng Trần Nhân Tông xây dựng vào thế kỷ XIII (nay là chùa Ba Vàng - ngôi chùa có tòa chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương).
Hướng tới kỷ niệm ngày giỗ của Tổ Sư, ngày 23/8/âm lịch hàng năm, kính mời quý vị cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Ngài qua lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Thời niên thiếu của Sư Tổ
Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác có pháp danh là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác. Ngài sinh ngày 06 tháng 01 năm Mậu Tuất (1658) vào thời vua Lê Hiển Tông. Ngài xuất gia tu hành từ khi còn ít tuổi và sau đó trở thành hậu duệ của Tam Tổ Trúc Lâm.

Tôn tượng Đức Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác
Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Lê Mạt, nhà Lê là đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền, vì vậy để củng cố địa vị của mình, nhà cầm quyền phong kiến đã coi trọng Khổng giáo và coi nhẹ Phật giáo (đưa Phật giáo xuống hàng thứ hai sau Khổng giáo).
Trong thời kỳ đó, Sư Tổ đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử: Nội chiến Nam Bắc triều, Trịnh Nguyễn phân tranh,... đã đẩy lịch sử Việt Nam vào con đường tăm tối. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy cùng với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đang bị thất truyền sau 400 năm thì sự xuất hiện của Sư Tổ như ngọn đèn thắp sáng những ngày đêm u tối. Bởi Ngài mong nguyện làm sống lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đã bị lu mờ sau ba thế kỷ để đạo Pháp được sáng tỏ, đất nước bình yên.
Vậy nên, Ngài đã quyết định ly gia cắt ái, xả thân cầu đạo để thành tựu được sở nguyện tiếp nối mạng mạch Phật Pháp do chư Tổ truyền trao.

Tại ngôi chùa Ba Vàng ngày xưa từng có một thảo am thờ Phật
Sự nghiệp hoằng Pháp độ sinh của Sư Tổ
Dân gian truyền rằng, vào một đêm trong lúc tọa thiền, Ngài hướng tâm quán chiếu nhân duyên độ chúng sinh và biết rằng Thành Đẳng sơn là nơi hội tụ tinh hoa trời đất, rất thích hợp cho việc tu hành và cứu độ chúng sinh. Vì vậy, Ngài đã không màng khó khăn, gian khổ, một mình băng rừng, lội suối vượt đèo, quyết chí đến nơi đây thực hiện chí nguyện cầu đạo giải thoát. Tại đây, khi đã ngoài 40 tuổi, Ngài sống lặng lẽ một mình, dựng am để tu tập, uống nước suối, lấy rau quả làm thức ăn,... Song thân tướng và sức vóc Ngài vẫn cường tráng, đôi mắt ngời ngời sáng.
Trong suốt hơn nửa thế kỷ hành đạo, Sư Tổ luôn hướng đến sự nghiệp tiếp Tăng độ chúng. Ngài đã cứu giúp rất nhiều người, nhất là những người không nơi nương tựa và có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, để tỏ lòng tri ân cũng như hiểu giá trị Phật Pháp, nhiều người đã theo Ngài học đạo. Từ đó, số lượng học chúng ngày càng tăng, Ngài đã cho thành lập các đạo tràng để Phật tử cùng nhau tu tập.
Không những vậy, Ngài tùy thuận gieo duyên cho chúng sinh bằng việc kết hợp Tam giáo đồng nguyên là Phật giáo, Nho giáo và Khổng giáo, hình thành nên giáo lý gần gũi, dễ hiểu, phù hợp trong việc truyền tải Phật Pháp tới nhiều đối tượng. Vì thế mà dễ dàng cảm hóa chúng sinh, vì biết ơn Ngài mà rất nhiều Phật tử, nhân dân đã phát tâm cùng với Ngài trùng tu ngôi Bảo Quang Tự vào thời Vua Lê Dụ Tông (1705) khi Ngài 48 tuổi.
52 năm nhất tâm tu tập tại non thiêng Thành Đẳng, Ngài đã kiến lập, phát triển Tăng đoàn và trong số đó có gần 100 vị Thiền tăng đã thành tựu và mang giáo Pháp truyền tải khắp muôn nơi.
Mặc dù tu hành nơi núi rừng thanh vắng nhưng những người thiết tha cầu đạo thì không ai là không biết đến Ngài. Chính nhờ công đức tu hành của Ngài mà dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ngày càng phát triển rực rỡ tại Thành Đẳng sơn.
Đến năm 1757, vào một đêm trước mưa to gió lớn, bầu trời u ám, sấm chớp rền vang, cây cối ngổn ngang, đất đá chắn đường,... Lúc ấy, ai ai cũng lo lắng và cầu mong thảo am của Sư Tổ được an toàn. Ngay sáng hôm sau, từng đoàn người di chuyển lên chùa thăm Sư Tổ, khi đến nơi rất nhiều điều lạ kỳ hiện ra: ánh sáng phát ra như ánh hào quang, khói hương nghi ngút như làn mây bay lượn trên không trung,.. điều đó càng tô thêm vẻ uy nghi tráng lệ cho ngôi Bảo Quang Tự.
Tại giữa chính điện, một khung cảnh trầm lắng, da diết bao trùm tại nơi đây, hình ảnh Sư Tổ đang tọa thiền, không khí và những âm thanh tụng niệm xa gần như khác với mọi lần, một âm thanh tha thiết mang đậm một nỗi thâm trầm, sâu thẳm.Lúc sau, khi đã đông người dân lên chùa, một Sư Thầy bước ra báo tin: Sư Tổ đã an nhiên về cõi Niết bàn vào giờ Tý khi sao Khuê bừng sáng ngày 23 tháng 8 năm Đinh Sửu (1757), đời vua Lê Hiển Tông; Ngài trụ thế 100 tuổi.
Di sản Sư Tổ để lại cho hậu thế
Những ngày cuối đời, Sư Tổ lặng lẽ ra đi, an nhiên thị tịch không một lời di chúc, nhưng cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng, để lại muôn vàn ân đức cho thế gian, đặc biệt là những di sản vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá.
Những di sản vật thể mà Ngài để lại tiêu biểu như: bia đá, rùa đá, cây hương,... đến nay vẫn còn được lưu giữ tại chùa Ba Vàng.

Những hiện vật mà Sư Tổ để lại được chùa Ba Vàng trưng bày ngay ngắn trong bảo tàng

Một số cổ vật được tìm thấy và hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng chùa Ba Vàng

Một góc lưu giữ những cổ vật trong bảo tàng chùa Ba Vàng
Một trong số đó, tấm bia đá mà Ngài để lại thể hiện tinh thần và hồn cốt của Ngài. Bởi chính nhờ tấm bia đá này mà chùa Ba Vàng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nhờ đó chùa mới có thể mở rộng quỹ đất, từ 150 mét vuông lên tới 123 hecta - tăng gấp trăm nghìn lần so với diện tích đất ban đầu. Từ đó đến nay, trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Ba Vàng trở thành trung tâm Phật giáo, thu hút hàng nghìn Phật tử và nhân dân thập phương.
Bên cạnh đó, câu chuyện của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh với tấm bia đá, với Sư Tổ cũng có mối nhân duyên thật đặc biệt, lạ kỳ. Khi Sư Phụ về chùa Ba Vàng, sau khi thắp hương lễ Phật tại ban thờ và ra trước tấm bia đá Tổ Sư, Sư Phụ bỗng nhiên nghe thấy tiếng trong hư không rằng: “Phải về và chịu trách nhiệm ở nơi đây”. Sư Phụ cảm nhận đó như là lời mong nguyện và giao phó trách nhiệm của Tổ Sư dành cho Sư Phụ. Cho nên, tấm bia đá là một di chứng, không có tấm bia đá này thì không có chùa Ba Vàng. Sư Phụ cũng cảm nhận rằng trong các việc phật sự của chùa đều có sự gia hộ rất lớn của Ngài.

Tấm bia đá trên lưng rùa khắc tên Ngài Tuệ Bích
Thế nên, bổn phận của hàng hậu học là phải tri ân, giữ gìn, thừa tự tài sản mà Sư Tổ truyền trao. Đặc biệt nhất là những tài sản phi vật thể (tài sản tinh thần, đạo đức); bởi nhờ ân đức của Ngài mà hơn 300 năm về sau, chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng, với tinh thần tri ân và đền ân đã gìn giữ, tiếp nối mạng mạch Phật Pháp mà Sư Tổ để lại.
Nhìn lại tấm gương tu hành của Ngài mà ngày nay, chúng ta phải luôn bền bỉ, kiên cố, vững tâm trên con đường cầu đạo giải thoát. Đó chính là việc làm chân thật để đền ơn Tam Bảo, đền ơn Sư Tổ, hơn cả là bảo vệ Phật Pháp vững mạnh, trụ lâu dài ở thế gian.

Chư Tăng chùa Ba Vàng ngày đêm chuyên tâm tu tập, vững tâm trên con đường cầu đạo giải thoát.

Với tinh thần tri ân và đền ân, chư Tăng chùa Ba Vàng đã và đang tiếp nối mạng mạch Phật Pháp mà Sư Tổ truyền trao
Cuộc đời và sự nghiệp của Sư Tổ Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác mãi là tấm gương đạo đức sáng ngời cho hàng hậu thế sau này noi theo. Đã hơn 200 năm kể từ ngày Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác - vị Sư Tổ khai sơn chùa Ba Vàng nhập Niết bàn, nhưng những giá trị Ngài để lại cho nhân thế vẫn còn mãi.
Hoạt động Phật sự🞄 08/12/2023
Lời chào vang vang hòa trong cảm xúc nghẹn ngào, xúc động khi các Phật tử, cư sĩ tại chùa nhìn thấy những bóng huỳnh y thanh cao, quen thuộc. Sư Phụ cùng chư Tăng vừa kết thúc tốt đẹp chuyến hoằng Pháp nơi xứ Đài.
Hoạt động Phật sự 🞄 08/12/2023
Lời chào vang vang hòa trong cảm xúc nghẹn ngào, xúc động khi các Phật tử, cư sĩ tại chùa nhìn thấy những bóng huỳnh y thanh cao, quen thuộc. Sư Phụ cùng chư Tăng vừa kết thúc tốt đẹp chuyến hoằng Pháp nơi xứ Đài.
Hoạt động Phật sự🞄 08/12/2023
Nhân chuyến hoằng Pháp đến đất nước Đài Loan, Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng đã đến thăm và đảnh lễ Phật tại chùa Phật Quang Sơn.
Hoạt động Phật sự 🞄 08/12/2023
Nhân chuyến hoằng Pháp đến đất nước Đài Loan, Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng đã đến thăm và đảnh lễ Phật tại chùa Phật Quang Sơn.
Tin tức khác🞄 08/12/2023
Các bạn nhớ xem MV với Admin vào lúc 20h00 ngày 8.12.2023 nhé!
Tin tức khác 🞄 08/12/2023
Các bạn nhớ xem MV với Admin vào lúc 20h00 ngày 8.12.2023 nhé!
Hoạt động Phật sự🞄 07/12/2023
Với mong muốn đem những giá trị tốt đẹp, thiết thực của Phật Pháp đến với những người con xa xứ, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã chia sẻ một thời Pháp ý nghĩa tại trường Đại học Khoa học Công nghệ Quốc lập ở Cao Hùng, Đài Loan.
Hoạt động Phật sự 🞄 07/12/2023
Với mong muốn đem những giá trị tốt đẹp, thiết thực của Phật Pháp đến với những người con xa xứ, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã chia sẻ một thời Pháp ý nghĩa tại trường Đại học Khoa học Công nghệ Quốc lập ở Cao Hùng, Đài Loan.
Tin tức khác🞄 06/12/2023
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, kiệt xuất, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ, được nhân dân tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
Tin tức khác 🞄 06/12/2023
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, kiệt xuất, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ, được nhân dân tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
Tin tức khác🞄 04/12/2023
Từ những chi tiết tỉ mỉ; từng cánh hoa công phu; nét vẽ cẩn thận cho đến những đường kim, mũi chỉ đều được các bạn trẻ và các Phật tử khéo léo làm nên. Gương mặt ai cũng hân hoan và đầy háo hức mong chờ sự kiện đặc biệt sắp tới
Tin tức khác 🞄 04/12/2023
Từ những chi tiết tỉ mỉ; từng cánh hoa công phu; nét vẽ cẩn thận cho đến những đường kim, mũi chỉ đều được các bạn trẻ và các Phật tử khéo léo làm nên. Gương mặt ai cũng hân hoan và đầy háo hức mong chờ sự kiện đặc biệt sắp tới
Tin tức🞄 03/12/2023
Vào ngày 02/12/2023 (tức ngày 20/10/Quý Mão), chùa Ba Vàng long trọng tiếp đón phái đoàn đại biểu Hội đồng Tăng già Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam Tông Thái Lan và đại diện kiều bào tại Thái Lan.
Tin tức 🞄 03/12/2023
Vào ngày 02/12/2023 (tức ngày 20/10/Quý Mão), chùa Ba Vàng long trọng tiếp đón phái đoàn đại biểu Hội đồng Tăng già Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam Tông Thái Lan và đại diện kiều bào tại Thái Lan.
Hoạt động Phật sự🞄 03/12/2023
Dù là một hạt cơm, một mẩu bánh đặt vào bình bát chư Tăng thì đều sinh phúc báu vô lượng. Quý nhân dân, Phật tử tại Đài Trung, Đài Loan đã thành kính đặt bát cúng dường lên Sư Phụ cùng chư Tăng nhân chuyến hoằng Pháp
Hoạt động Phật sự 🞄 03/12/2023
Dù là một hạt cơm, một mẩu bánh đặt vào bình bát chư Tăng thì đều sinh phúc báu vô lượng. Quý nhân dân, Phật tử tại Đài Trung, Đài Loan đã thành kính đặt bát cúng dường lên Sư Phụ cùng chư Tăng nhân chuyến hoằng Pháp
Tin tức khác🞄 02/12/2023
Nằm ngay sau chính điện, nhà thờ Tổ là một trong những điểm check-in lý tưởng cho bạn nào thích view thành phố mà vẫn có một chút hình ảnh cấu trúc chùa vào hình.
Tin tức khác 🞄 02/12/2023
Nằm ngay sau chính điện, nhà thờ Tổ là một trong những điểm check-in lý tưởng cho bạn nào thích view thành phố mà vẫn có một chút hình ảnh cấu trúc chùa vào hình.
Hoạt động Phật sự🞄 29/11/2023
Tối ngày 15/10/Quý Mão, chùa Ba Vàng tổ chức trai đàn chẩn tế tháng 10 năm Quý Mão. Chư Tăng đã quang lâm, tác lễ phổ tế cho các chúng chư Thiên, chư thần linh, linh thần
Hoạt động Phật sự 🞄 29/11/2023
Tối ngày 15/10/Quý Mão, chùa Ba Vàng tổ chức trai đàn chẩn tế tháng 10 năm Quý Mão. Chư Tăng đã quang lâm, tác lễ phổ tế cho các chúng chư Thiên, chư thần linh, linh thần
Hoạt động Phật sự🞄 28/11/2023
Vào tối ngày 24/11/2023, nhận lời mời từ chư Tăng bổn tự, Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng đã đến tu viện Bodhgaya Bana Vihara tham dự lễ dệt y Kathina.
Hoạt động Phật sự 🞄 28/11/2023
Vào tối ngày 24/11/2023, nhận lời mời từ chư Tăng bổn tự, Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng đã đến tu viện Bodhgaya Bana Vihara tham dự lễ dệt y Kathina.
Hoạt động Phật sự🞄 27/11/2023
Chiều ngày 24/11/2023, đoàn đại biểu hội khuyến học 8 tỉnh vùng Đông Bắc: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Kạn, Cao Bằng đã đến chùa Ba Vàng tham quan, lễ Phật.
Hoạt động Phật sự 🞄 27/11/2023
Chiều ngày 24/11/2023, đoàn đại biểu hội khuyến học 8 tỉnh vùng Đông Bắc: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Kạn, Cao Bằng đã đến chùa Ba Vàng tham quan, lễ Phật.
Tin tức khác🞄 23/11/2023
Cùng chung tấm lòng tôn kính Sư Phụ, các đạo tràng Phật tử, CLB Tuổi trẻ Ba Vàng ở Việt Nam cũng dâng lời ca tiếng hát, gửi đóa hoa tâm hiếu nghĩa đến Sư Phụ.
Tin tức khác 🞄 23/11/2023
Cùng chung tấm lòng tôn kính Sư Phụ, các đạo tràng Phật tử, CLB Tuổi trẻ Ba Vàng ở Việt Nam cũng dâng lời ca tiếng hát, gửi đóa hoa tâm hiếu nghĩa đến Sư Phụ.
Tin tức khác🞄 22/11/2023
Từ sáng sớm, các Phật tử đã cùng nhau sơ chế, chế biến những món ăn hấp dẫn và tỉ mẩn bài trí đẹp mắt. Ai cũng hoan hỷ với duyên lành của các bạn trẻ khi được về chùa tổ chức lễ hằng thuận.
Tin tức khác 🞄 22/11/2023
Từ sáng sớm, các Phật tử đã cùng nhau sơ chế, chế biến những món ăn hấp dẫn và tỉ mẩn bài trí đẹp mắt. Ai cũng hoan hỷ với duyên lành của các bạn trẻ khi được về chùa tổ chức lễ hằng thuận.
Tin tức khác🞄 20/11/2023
Sáng ngày 07/10/Quý Mão, đông đảo quý Phật tử và bà con nhân dân, từ nhiều tỉnh thành đã trở về Nhà lớn Ba Vàng phát nguyện thọ nhận và tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm.
Tin tức khác 🞄 20/11/2023
Sáng ngày 07/10/Quý Mão, đông đảo quý Phật tử và bà con nhân dân, từ nhiều tỉnh thành đã trở về Nhà lớn Ba Vàng phát nguyện thọ nhận và tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm.
Tin tức khác🞄 19/11/2023
Trong mỗi dịp trở về Nhà lớn, có bao giờ các bạn để ý khung cảnh uy nghi, cổ kính, thanh thoát bởi sự kết hợp giữa hồ Bán Nguyệt - chùa Một Cột không?
Tin tức khác 🞄 19/11/2023
Trong mỗi dịp trở về Nhà lớn, có bao giờ các bạn để ý khung cảnh uy nghi, cổ kính, thanh thoát bởi sự kết hợp giữa hồ Bán Nguyệt - chùa Một Cột không?
Tin tức khác🞄 18/11/2023
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho nhân dân, Phật tử đang sinh sống tại Đài Loan những thông tin cần thiết về địa điểm, thời gian, cách thức di chuyển,... để các bạn tham gia buổi giảng Pháp được thuận tiện nhất.
Tin tức khác 🞄 18/11/2023
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho nhân dân, Phật tử đang sinh sống tại Đài Loan những thông tin cần thiết về địa điểm, thời gian, cách thức di chuyển,... để các bạn tham gia buổi giảng Pháp được thuận tiện nhất.
Tin tức khác🞄 18/11/2023
Trong chuyến hành hương Ấn Độ, các Phật tử trong đoàn 5 đã được chư Tăng dẫn đi thăm Tháp Hạnh Ngộ Chaukhandi - nơi ghi dấu Đức Phật Thích Ca gặp lại 5 anh em Kiều Trần Như sau khi Ngài từ Bồ đề đạo Tràng tiến bước về Lộc Uyển.
Tin tức khác 🞄 18/11/2023
Trong chuyến hành hương Ấn Độ, các Phật tử trong đoàn 5 đã được chư Tăng dẫn đi thăm Tháp Hạnh Ngộ Chaukhandi - nơi ghi dấu Đức Phật Thích Ca gặp lại 5 anh em Kiều Trần Như sau khi Ngài từ Bồ đề đạo Tràng tiến bước về Lộc Uyển.