trực tuyến
Ngày 1 - Tụng kinh cầu bình an cho Nhân dân bị nạn động đất tại Myanmar và Thái Lan | Ngày 06/3/ÂT

Thứ Sáu, 04/4/2025

tức 7/3 Ất Tỵ

Kinh Chuyện Con Cá Dùng Nguyện Lực Cứu Đồng Loại

25/3/2023

11

Này bạn Pa-du-na, ta đau khổ vì bà con ta. Khi ta, một bậc giữ giới bị đau buồn, làm sao bạn lại không làm trời mưa? Kinh Tiểu Bộ - Tập 4

11
-
aa
+

Nổi sấm, Pa-du-na...,
Câu chuyện này khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về cơn mưa do chính Ngài làm. Một thời, tại nước Câu Tát La (Kosala), trời không mưa, mùa màng khô héo, chỗ này chỗ kia, ao hồ, bể nước đều khô cạn. Ngay cả hồ Kỳ Viên cũng khô cạn nước. Các loài cá, rùa đi vào đám bùn, nằm mắc cạn. Rồi quạ, diều hâu v.v... đến, với mỏ như lưỡi giáo, mổ chúng, kéo chúng ra và ăn chúng đang còn vùng vẫy. Bậc Ðạo Sư thấy cá rùa mắc nạn ấy, với từ tâm, ngài xúc động suy nghĩ:
- Hôm nay, ta phải làm mưa.

Khi đêm đã qua, tắm rửa thân thể xong, xét đã đến giờ khất thực, với đại chúng Tỷ-kheo vây quanh, với uy nghi của một đức Phật, Ngài đi vào thành Xá-vệ để khất thực. Sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực từ Xá-vệ trở về, Ngài đi đến tinh xá đứng trên tầng cấp của hồ Kỳ Viên, bảo Trưởng lão A Nan (Ananda):
- Này A Nan, hãy đem áo tắm đến đây. Ta sẽ tắm trong hồ Kỳ Viên!

- Nhưng bạch Thế Tôn, hồ Kỳ Viên đã cạn nước. Chỉ có bùn còn lại.

- Này A Nan, Phật lực rất lớn. Hãy đem áo tắm lại.

Trưởng lão đem áo tắm và đưa cho bậc Ðạo Sư. Bậc Ðạo Sư, với một đầu áo quấn quanh thân dưới và một đầu áo che thân trên, đứng trên tầng cấp và nói:
- Ta sẽ tắm ở hồ Kỳ Viên.

Trong thời khắc ấy, chiếc ngai bằng tảng đá vàng của Thiên chủ Ðế Thích trở thành nóng. Ðế Thích tìm hiểu nguyên nhân, biết được lý do, liền cho cơn mưa không gián đoạn, và trong giây lát nước ngập đầy hồ Kỳ Viên. Khi chạm đến tầng cấp cao nhất, thì nước đứng lại. Bậc Ðạo Sư tắm trong hồ xong, mặc đôi y màu đỏ, buộc cái nịt thân, đắp đại y Thiện Thệ vào một bên vai. Với chúng Tỷ-kheo vây quanh, ngài đi đến Hương phòng, ngồi trên Phật tọa được trang hoàng đẹp đẽ, và khi chúng Tỷ-kheo làm xong phận sự, bậc Ðạo Sư đứng dậy, từ trên tầng cấp châu báu của bảo tọa, Ngài khuyên giáo chúng Tỷ-kheo và cho họ giải tán. Rồi Ngài vào Hương phòng, nằm phía hông bên phải như dáng nằm của con sư tử.
Vào buổi chiều, khi chúng Tỷ-kheo tụ hội tại Pháp đường, họ nói đến sự thành tựu đức nhẫn nhục, từ bi, lân mẫn của bậc Ðạo Sư:
- Khi mùa màng bị khô héo, khi các hồ đều ráo cạn, khi các loài cá, loài rùa gặp đau khổ lớn, vì lòng thương xót muốn cứu chúng thoát khổ, Ngài mặc áo tắm, đứng trên tầng cấp cao nhất của hồ Kỳ Viên, và chỉ trong thời gian ngắn, làm mưa xuống khiến toàn xứ Câu Tát La tràn ngập dòng nước lớn, giải thoát đại chúng khỏi đau khổ về thân, về tâm rồi trở về tinh xá.

Khi câu chuyện nói đến đó, bậc Ðạo Sư từ Hương phòng đi ra, đến Pháp đường và hỏi:
- Này các Tỷ-kheo, các ông ngồi họp lại ở đây, và đang bàn vấn đề gì?

Khi nghe câu chuyện ấy, bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Như Lai mới làm mưa cho đại chúng khỏi mệt mỏi. Thuở xưa, khi sanh làm thú vật, khi làm vua loài cá, Như Lai cũng đã làm trời mưa rồi.

Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.

*

Thuở trước, trong nước Câu Tát La, ở Xá-vệ này, tại chỗ hồ Kỳ Viên, có một hồ chằng chịt những cây leo. Bồ-tát sanh ra làm con cá, với đàn cá vây quanh sống tại đấy. Giống như nay vậy, trong xứ ấy trời không mưa, mùa màng của dân chúng bị khô héo: các ao hồ cạn nước, các con cá, con rùa bị mắc nạn. Trong hồ này, các con cá mắc cạn trong bùn, ẩn núp tại những chỗ ấy. Các con quạ đến nơi, mổ chúng với cái mỏ đem chúng lên và ăn chúng.

Bồ-tát thấy bà con mình gặp tai nạn ấy, tự nghĩ: "Ngoài ta ra, không một ai khác có thể cứu chúng thoát khỏi cảnh khổ này. Ta hãy làm một hạnh nói lên Sự thật, khiến trời mưa, và giải thoát bà con ta khỏi cảnh khổ phải chết này".

Rẽ bùn đen ra làm hai, Bồ-tát đi lên, đó là một con cá lớn, đen đủi với bùn, như một cái hộp làm bằng lõi cây mun. Bồ-tát mở mắt như hòn ngọc được rửa sạch, nhìn lên trời, và nói với Pa-du-na, vua chư Thiên:
- Này bạn Pa-du-na, ta đau khổ vì bà con ta. Khi ta, một bậc giữ giới bị đau buồn, làm sao bạn lại không làm trời mưa? Vì ta, dầu sanh ra trong loài phải ăn thịt bà con, từ thuở ban đầu là con cá nhỏ, ta cũng không bao giờ ăn một con cá chỉ bằng hột gạo, cũng không bao giờ đoạt mạng sống của một sanh vật khác. Với sự thật này, hãy làm cho trời mưa và giải thoát bà con ta thoát khỏi đau khổ!

Sau khi nói vậy, như ra lệnh cho nô tỳ hầu hạ, Bồ-tát nói với Pa-du-na, vua chư Thiên, bài kệ này:

Nổi sấm, Pa-du-na,
Chận quạ gây tai hại!
Hãy làm quạ sầu muộn,
Giúp ta khỏi sầu bi!

Như vậy Bồ-tát bảo Pa-du-na làm mưa lớn trong toàn nước Câu Tát La và giải thoát đại chúng khỏi đau khổ vì phải chết. Và khi mạng chung, Bồ-tát đi theo nguyện của mình.

*

Bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ có nay Như Lai mới làm trời mưa. Thuở trước, khi sanh làm con cá, Ta cũng đã làm trời mưa rồi.
Sau khi kể lại pháp thoại này, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân như sau:
- Thời ấy, đàn cá là hội chúng đức Phật, vua chư Thiên Pa-du-na là A Nan, và vua loài cá là Ta vậy.

(Trích soạn từ: Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tiểu Bộ - Tập 4, chương Một, phẩm Varana, Kinh Chuyện Con Cá, tr.478-483, Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu, Nxb. TP Hồ Chí Minh, PL.2545 - DL.2001)

11
Xem thêm

Ngài Đại Ca Diếp khất thực độ bà lão nghèo – Phước báu vô lượng từ bát cháo thiu

Thư viện kiến thức🞄 31/3/2025

Ngài Ca Diếp là bậc Thánh Tăng đệ nhất đầu đà. Ngài đã từ bi thọ nhận bát cháo thiu của bà lão nghèo, giúp bà gieo trồng phước báu, thoát khỏi cảnh khổ.

Thư viện kiến thức 🞄 31/3/2025

Ngài Ca Diếp là bậc Thánh Tăng đệ nhất đầu đà. Ngài đã từ bi thọ nhận bát cháo thiu của bà lão nghèo, giúp bà gieo trồng phước báu, thoát khỏi cảnh khổ.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Niêm hoa vi tiếu: Hiểu đúng về Pháp hội truyền thừa và bổn phận của Ngài Ca Diếp

Nhân vật Phật giáo🞄 22/3/2025

Đặc biệt, Ngài Đại Ca Diếp được Đức Phật tin cậy truyền trao bổn phận gìn giữ hạnh đầu đà và kết tập kinh điển trong tương lai qua sự kiện Niêm hoa vi tiếu.

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/3/2025

Đặc biệt, Ngài Đại Ca Diếp được Đức Phật tin cậy truyền trao bổn phận gìn giữ hạnh đầu đà và kết tập kinh điển trong tương lai qua sự kiện Niêm hoa vi tiếu.

Kinh Mi-tiên vấn đáp, câu số 177: Đầu đà khổ hạnh có ích lợi gì? (Trích đoạn)

Văn kinh🞄 22/3/2025

Người muốn thực hành hạnh đầu đà cần có mười đức tính và 28 đức tính cao thượng siêu việt của mười ba pháp đầu đà khổ hạnh

Văn kinh 🞄 22/3/2025

Người muốn thực hành hạnh đầu đà cần có mười đức tính và 28 đức tính cao thượng siêu việt của mười ba pháp đầu đà khổ hạnh

Bữa ăn cuối cùng của Đức Phật: Ngài biết trước có độc nhưng vẫn thọ thực để giáo hóa chúng sinh

Thư viện kiến thức🞄 13/3/2025

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, biết món mộc nhĩ Cunda dâng cúng có độc nhưng Ngài vẫn thọ nhận để giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh có phước báu.

Thư viện kiến thức 🞄 13/3/2025

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, biết món mộc nhĩ Cunda dâng cúng có độc nhưng Ngài vẫn thọ nhận để giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh có phước báu.

Tôn giả A Nan bạch Phật độ người nữ xuất gia, đặt nền móng cho Ni đoàn

Thư viện kiến thức🞄 06/3/2025

Tôn giả A Nan là vị đại đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật. Ngài có công lớn trong việc giúp cho người nữ được xuất gia từ sự cầu thỉnh của Di mẫu Kiều Đàm Di.

Thư viện kiến thức 🞄 06/3/2025

Tôn giả A Nan là vị đại đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật. Ngài có công lớn trong việc giúp cho người nữ được xuất gia từ sự cầu thỉnh của Di mẫu Kiều Đàm Di.

Tôn giả Nan-đà: Từ bậc vương giả đến bước ngoặt xuất gia chứng Thánh quả

Nhân vật Phật giáo🞄 06/3/2025

Ngài Nan-đà là em trai cùng cha, khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật). Trước lễ thành hôn, Ngài đã có một bước ngoặt lớn, đó là xuất gia theo Đức Phật.

Nhân vật Phật giáo 🞄 06/3/2025

Ngài Nan-đà là em trai cùng cha, khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật). Trước lễ thành hôn, Ngài đã có một bước ngoặt lớn, đó là xuất gia theo Đức Phật.

Vua Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 05/02/2025

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Bài viết 🞄 05/02/2025

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 27/01/2025

Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Đức Phật ra đời là hiếm hoi và nhân duyên làm mẹ của Ngài cũng vô cùng hy hữu.

Nhân vật Phật giáo 🞄 27/01/2025

Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Đức Phật ra đời là hiếm hoi và nhân duyên làm mẹ của Ngài cũng vô cùng hy hữu.

Vua Tịnh Phạn - Cuộc đời và nỗi lo khi làm cha của Đức Phật

Nhân vật Phật giáo🞄 27/01/2025

Đức vua Tịnh Phạn là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Ngài là người cha đặc biệt nhất được Đức Phật chọn trước khi đản sinh.

Nhân vật Phật giáo 🞄 27/01/2025

Đức vua Tịnh Phạn là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Ngài là người cha đặc biệt nhất được Đức Phật chọn trước khi đản sinh.

A Dục vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 25/01/2025

Vua Ashoka (hay còn gọi là vua A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 trước Tây Lịch.

Bài viết 🞄 25/01/2025

Vua Ashoka (hay còn gọi là vua A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 trước Tây Lịch.

Ngài Sivali - Vị Thánh Tăng mang đến phước báu, tài lộc dồi dào

Nhân vật Phật giáo🞄 24/01/2025

Thánh Tăng Sivali là đệ tử Tỳ kheo có phước báu về tài lộc bậc nhất của Đức Phật. Khi mong cầu sự hộ trì về tài lộc, mọi người sẽ cúng dường Ngài.

Nhân vật Phật giáo 🞄 24/01/2025

Thánh Tăng Sivali là đệ tử Tỳ kheo có phước báu về tài lộc bậc nhất của Đức Phật. Khi mong cầu sự hộ trì về tài lộc, mọi người sẽ cúng dường Ngài.

Kinh Tuần Lễ Thứ Nhất Sau Khi Đức Phật Thành Đạo - Suy Niệm Về 12 Nhân Duyên

Văn kinh🞄 29/12/2024

Ngài nhất tâm chánh niệm, xuất khỏi chánh định, ngồi nơi tòa Sư tử, đêm đầu tiên Ngài quán sát mười hai nhân duyên. Kinh Phật Bản Hạnh Tập.

Văn kinh 🞄 29/12/2024

Ngài nhất tâm chánh niệm, xuất khỏi chánh định, ngồi nơi tòa Sư tử, đêm đầu tiên Ngài quán sát mười hai nhân duyên. Kinh Phật Bản Hạnh Tập.

Hỗ trợ các công việc trong tang sự cho các gia đình nhân dân, Phật tử

CLB Cúc Vàng🞄 23/12/2024

Trên tinh thần hòa hợp của CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, các Phật tử đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ các công việc Phật sự cho gia đình.

CLB Cúc Vàng 🞄 23/12/2024

Trên tinh thần hòa hợp của CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, các Phật tử đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ các công việc Phật sự cho gia đình.

Kinh Tám Pháp Vi Diệu Của Cư Sĩ Ugga

Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024

Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4

Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024

Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại, đặc biệt nhất trong lịch sử dân tộc

Bài viết🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bài viết 🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Kinh Chuyện Pháp Tối Thượng

Văn kinh🞄 25/8/2024

Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...

Văn kinh 🞄 25/8/2024

Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...

Kinh Ma-ha-nam

Văn kinh🞄 12/8/2024

Ai quy y Phật, này Ma-ha-nam, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Ma-ha-nam, là người cư sĩ.

Văn kinh 🞄 12/8/2024

Ai quy y Phật, này Ma-ha-nam, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Ma-ha-nam, là người cư sĩ.

Kinh 10 Niệm Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát

Văn kinh🞄 09/8/2024

Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...

Văn kinh 🞄 09/8/2024

Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...