Tôi nghe như vầy, một thời nọ,... năm trăm vị đại Tỳ-kheo. Đức Như Lai kể lại câu chuyện khi Ngài còn trên cung trời Đâu Suất quán sát nhân duyên để đản sinh xuống cõi nhân gian.
Bấy giờ, Bồ-tát Hộ Minh biết trong chúng hội của chư Thiên nơi cung trời Đâu-suất, có một Thiên tử tên Kim Đoàn, từ trước tới nay đã từng đến cõi Diêm-phù-đề nên Ngài hỏi Kim Đoàn:
- Này Thiên tử Kim Đoàn, ông đã từng đến trong cõi Diêm-phù-đề, có lẽ ông biết rõ xóm làng thành ấp và chủng tộc các nhà vua ở nơi đó, vậy Bồ-tát còn sinh một lần nữa thì nên sinh vào nhà nào?
Thiên tử Kim Đoàn thưa:
- Bạch Tôn giả, tôi biết rất rõ việc này, xin Tôn giả khéo lãnh hội, tôi sẽ trình bày.
Bồ-tát Hộ Minh nói:
- Hay lắm!
Kim Đoàn nói:
- Cõi Tam thiên đại thiên này có một Bồ-đề đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà trong châu Diêm-phù-đề. Đây là nơi chư Phật thuở xưa thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tôn giả Hộ Minh, trong nước này có dòng sông Hằng. Phía Nam dòng sông có một dãy núi tên là Tỳ-xà-la, còn có một tên khác là Bàn-đồ Bà-tỳ Phú-la Kỳ-xà-quật, nơi đây là chỗ các Tiên nhân đời trước tu tập. Dãy núi này cùng với dòng sông liên kết nhau bao quanh lấy dải đất. Thế núi oai hùng trải một màu xanh biếc giống như khối ngọc ma-ni, phía trong núi có một làng tên là Sơn nhiêu. Lại cách núi chẳng bao xa có một đại thành tên là Vương xá, thuở xưa có vị vua tu tiên tên là Ưu-đồ-ba-lê trị vì ở thành này, chủng tộc ấy luôn luôn làm vua, chánh phi thuộc dòng họ Đại vương Thiện Kiến, sinh hạ một Thái tử tên là Bà-hề-ca, hiện đang kế nghiệp vua cha Ưu-đồ-ba-lê cai trị nước Ma-già-đà. Ngài giáng sinh đến cõi Diêm-phù-đề, có thể làm trưởng tử của vị vua này chăng?
Bồ-tát Hộ Minh bảo Kim Đoàn:
- Tuy có phần ưu điểm, nhưng phụ vương và mẫu hậu không thanh tịnh, đô thành đóng nơi biên địa, địa thế đồi núi gồ ghề không bằng phẳng, toàn là hầm hố, sỏi đá cát sạn, các loài cỏ dại gai góc um tùm, ít thấy ao hồ và những dòng sông lớn, không thấy hoa viên và vườn cây ăn quả. Do vậy ông nay có thể quan sát các vương tộc khác được chăng?
(...) Rồi thiên tử Kim Đoàn lại bạch với Bồ-tát Hộ Minh lần lượt vua các nước như vua nước Ca-thi, vua nước Kiều-tát-la, vua nước Bạc-tha, vua nước Kim cang, vua nước Ma-ba-bàn-đề, vua nước Ma-đầu-la, vua dòng Bàn-nữu ở thành Bạch tượng, vua dòng Mị-di-la, vua Nguyệt Chi cai trị một quần đảo trong biển Tỳ-nữu...
Bồ-tát Hộ Minh bảo Kim Đoàn:
- Tuy mỗi nước, mỗi vua đều có những ưu điểm, nhưng Bồ-tát nhất sinh bổ xứ không thể sinh ở các nước có vua và mẫu hậu không thanh tịnh; nước có vua bị thâm nhiễm bốn pháp tà kiến; nước có vua thuộc dòng họ thấp kém; nước mà vua có mẫu hậu không thanh tịnh ngoại tình; nước có dân chúng tâm tánh cang cường, kiêu căng ngã mạn, nghênh ngang tự thị cống cao, sống hỗn độn không biết kẻ lớn người nhỏ, tôn ti trật tự lễ nghi, tự cho mình là thông minh, chẳng cần cầu học người khác; nước có quốc vương không có một pháp khả dĩ làm mô phạm cho việc cai trị, chánh sách cai trị độc ác khắc nghiệt, không tin nhân quả; nước mà quốc vương sinh trong nhà tà kiến; nước mà vua có các con hỗn tạp, trưởng tử của vua kiếp trước là con của pháp vương Phạm thiên, người con thứ hai là con của vị Phong Thần; người con thứ ba của nhà vua là con của Đế Thích, hai người con khác là con của tinh tú A-du-na; nước có vua tuổi cao, quá già yếu, lại không có khả năng chỉnh đốn việc nước để cho quốc gia hưng thịnh; nước có nhà vua dòng dõi Bà La Môn.
(...) Thiên tử Kim Đoàn lại bạch:
- Tôi vì Tôn giả quán sát các cung điện, xóm làng, thành ấp của các nhà vua thuộc các nước trong Diêm-phù-đề này và sự cai trị, công nghiệp của các nhà vua ở trên đất nước mỗi vị. Quán sát như vậy, cho đến giờ này vô cùng mỏi mệt khổ não, tinh thần mê muội, ý chí rối loạn, không tài nào tiếp tục quán sát các chỗ khác được nữa, dầu cho có quán sát thì miệng không thể nào diễn tả hết được!
Bồ-tát Hộ Minh nói với Kim Đoàn:
- Sự thật đúng như lời ông nói. Nhưng ông hãy vì ta cố gắng tìm một nhà vua thuộc dòng thanh tịnh, có thể làm chỗ cho ta thác sinh.
Thiên tử Kim Đoàn lại bạch:
- Tôi vì Tôn giả lo lắng quán sát mọi nơi tâm sinh mỏi mệt, bỗng nhiên quên mất một vương tộc.
Bồ-tát Hộ Minh liền hỏi:
- Nhà vua ấy tên gì?
Kim Đoàn bạch:
- Có một vương tộc nguyên từ trước đến nay được dân chúng thảo luận đồng ý suy cử, dòng họ Cam Giá này đời đời làm Chuyển luân thánh vương, con cháu đời đời nối nhau làm vua, cho đến vị vua đóng đô tại thành Ca-tỳ-la-bà-tô-đô, thuộc dòng họ Thích tên là Sư Tử Giáp. Con vua Sư Tử Giáp lên ngôi hiệu là Thâu-đàn-đầu, danh tiếng vang khắp tất cả trời người trong thế gian. Vậy Tôn giả có thể đến làm con vị vua này chăng?
Bồ-tát Hộ Minh nói với Kim Đoàn:
- Hay lắm! Hay lắm! Này Thiên tử Kim Đoàn, ông khéo quán sát lựa chọn nhà vua này, ý ta cũng định sinh trong nhà ấy, những gì ta nghĩ cũng giống như lời ông nói. Này phải biết, ta quyết định sinh vào nhà ấy làm con vua Thâu-đàn-đầu.
Này Kim Đoàn, ông phải biết, gia đình của Bồ-tát bổ xứ thác sinh phải là gia đình đầy đủ sáu mươi công đức. Sáu mươi công đức đó là gì?
Một là dòng họ này từ xưa đến nay phải là dòng họ thanh tịnh tốt đẹp.
Hai là nhà này thường được chư Hiền thánh gia tâm ủng hộ.
Ba là nhà đó không làm tất cả các điều ác.
Bốn là người sinh trong nhà đó hết thảy đều được thanh tịnh.
Năm là dòng họ nhà đó phải chân chánh, không bị xen lẫn dòng máu họ khác.
Sáu là con cháu nhà đó nối nhau làm vua phải là trưởng tử, không cho gián đoạn.
Bảy là nhà đó làm vua từ xưa đến nay không có gián đoạn.
Tám là tất cả các vua sinh trong nhà này từ trước đến nay phải là người trồng nhiều căn lành.
Chín là người sinh trong nhà này thường được chư Thiên, Hiền thánh ca ngợi.
Mười là người sinh trong nhà này đầy đủ oai đức lớn.
Mười một là hết thảy vợ con trong nhà này đều tiết hạnh đoan chánh.
Mười hai là nhà này sinh nhiều con trai trí tuệ dũng mãnh.
Mười ba là người trong nhà này tâm tánh nhu hòa.
Mười bốn là người sinh trong nhà này không lẳng lơ mất nết.
Mười lăm là người sinh trong nhà này không có tâm nhút nhát.
Mười sáu là người sinh trong nhà này chưa từng có tâm khiếp nhược.
Mười bảy là người sinh trong nhà này thông minh đa trí.
Mười tám là người sinh trong nhà này giỏi nhiều nghề nghiệp.
Mười chín là người sinh trong nhà này đều sợ tội lỗi.
Hai mươi là người sinh trong nhà này không làm các nghề xảo trá thế gian, trong việc mưu sống cũng không tham lam của cải.
Hai mươi mốt là người sinh trong nhà này thường nhiều bạn bè.
Hai mươi hai là người sinh trong nhà này không lấy việc sát hại động vật để nuôi lấy thân mạng.
Hai mươi ba là dòng họ nhà này thường biết ân nghĩa.
Hai mươi tư là dòng họ nhà này thường tu khổ hạnh.
Hai mươi lăm là người sinh trong nhà này không bị người khác cảm hóa.
Hai mươi sáu là người sinh trong nhà này không ôm lòng oán hận.
Hai mươi bảy là người sinh trong nhà này không ngu si.
Hai mươi tám là người sinh trong nhà này không có tâm sợ sệt chạy theo người khác.
Hai mươi chín là người sinh trong nhà này không có tâm hiếu sát.
Ba mươi là người sinh trong nhà này không có tội lỗi.
Ba mươi mốt là người sinh trong nhà này đi khất thực được nhiều vật thực.
Ba mươi hai là người nào đến nhà này khất thực, không ai là không được cung cấp.
Ba mươi ba là người sinh trong nhà này ý chí kiên cường không ai hàng phục được.
Ba mươi tư là phép tắc nhà này được đưa ra làm mẫu mực cho mọi người.
Ba mươi lăm là nhà này thường ưa bố thí cho chúng sinh.
Ba mươi sáu là nhà này chú trọng xây dựng luật nhân quả.
Ba mươi bảy là người sinh trong nhà này là kẻ dũng mãnh trong thế gian.
Ba mươi tám là nhà này thường hay cúng dường tất cả Tiên nhân, Thánh hiền.
Ba mươi chín là nhà này thường hay cúng dường Thần linh.
Bốn mươi là nhà này thường hay cúng dường chư Thiên.
Bốn mươi mốt là nhà này thường hay cúng dường bậc Đại nhân.
Bốn mươi hai là nhà này trải qua nhiều đời không có oán thù.
Bốn mươi ba là nhà này tiếng tốt, oai thế vang lừng khắp nơi.
Bốn mươi bốn là nhà này là bậc tối thượng trong tất cả các nhà khác.
Bốn mươi lăm là người sinh trong nhà này từ đời trước đến nay đều thuộc dòng Thánh hiền.
Bốn mươi sáu là người sinh trong nhà này đối với các dòng Thánh, thuộc dòng Thánh bậc nhất.
Bốn mươi bảy là người sinh trong nhà này thường thuộc dòng Chuyển luân thánh vương.
Bốn mươi tám là người sinh trong nhà này thuộc dòng họ có oai đức lớn.
Bốn mươi chín là người sinh trong nhà này có vô lượng quyến thuộc hộ vệ chung quanh.
Năm mươi là người sinh trong nhà này quyến thuộc không tan rã.
Năm mươi mốt là người sinh trong nhà này có quyến thuộc nhiều hơn quyến thuộc người khác.
Năm mươi hai là người sinh trong nhà này đều hiếu dưỡng từ mẫu.
Năm mươi ba là người sinh trong nhà này đều hiếu dưỡng phụ thân.
Năm mươi tư là người sinh trong nhà này đều cúng dường chư Sa-môn.
Năm mươi lăm là người sinh trong nhà này đều cúng dường chư vị Bà-la-môn.
Năm mươi sáu là người sinh trong nhà này có rất nhiều ngũ cốc.
Năm mươi bảy là người sinh trong nhà này có nhiều vàng bạc, xa cừ, mã não, tất cả tài sản không thiếu một vật gì.
Năm mươi tám là người sinh trong nhà này có nhiều tôi trai tớ gái, voi, ngựa, bò, dê.
Năm mươi chín là người sinh trong nhà này chưa từng làm thuê cho kẻ khác.
Sáu mươi là người sinh trong nhà này đối với tất cả sự vật trong thế gian, hết thảy đều được đầy đủ, không thiếu một vật gì.
Này Kim Đoàn, phàm Bồ-tát bổ xứ ở trong thai mẹ, thì người mẹ đó phải có đủ ba mươi hai điều kiện mới có khả năng nhận lãnh việc Bồ-tát ở trong thai. Ba mươi hai điều kiện đó là gì?
Một là người mẹ đó được sinh trong nhà đạo đức chân chánh.
Hai là người mẹ đó tứ chi thân thể vẹn toàn.
Ba là người mẹ đó đức hạnh vẹn toàn.
Bốn là người mẹ đó được sinh trong nhà tôn quý.
Năm là người mẹ đó phải là bậc mẫu mực.
Sáu là người mẹ đó thuộc chủng tộc thanh tịnh.
Bảy là người mẹ đó hình dung đoan chánh không ai sánh bằng.
Tám là người mẹ đó địa vị và đức hạnh phải tương xứng.
Chín là người mẹ đó hình dung trên dưới cân đối.
Mười là người mẹ đó chưa từng sinh sản.
Mười một là người mẹ đó có công đức lớn.
Mười hai là người mẹ đó tâm thường nghĩ đến điều vui.
Mười ba là người mẹ đó tâm thường tùy thuận tất cả việc thiện.
Mười bốn là người mẹ đó không có tâm tà vạy.
Mười lăm là người mẹ đó ba nghiệp thân khẩu ý được điều phục.
Mười sáu là người mẹ đó không có tâm sợ sệt.
Mười bảy là người mẹ đó học rộng nhớ dai.
Mười tám là người mẹ đó rất giỏi về nữ công.
Mười chín là người mẹ đó không có tâm dua nịnh.
Hai mươi là người mẹ đó không có tâm dối gạt.
Hai mươi mốt là người mẹ đó không có tâm sân hận.
Hai mươi hai là người mẹ đó không có tâm đố kỵ.
Hai mươi ba là người mẹ đó không có tâm bỏn xẻn.
Hai mươi tư là người mẹ đó không có tâm bồng bột.
Hai mươi lăm là người mẹ đó có tâm khó có thể lay chuyển.
Hai mươi sáu là người mẹ đó có tướng mạo rất tốt.
Hai mươi bảy là người mẹ đó tâm thường giữ tính nhẫn nhục.
Hai mươi tám là người mẹ đó có tâm biết hổ thẹn.
Hai mươi chín là người mẹ đó ít dâm dục, sân hận, ngu si.
Ba mươi là việc làm của người mẹ đó không trái với nữ hạnh.
Ba mươi mốt là người mẹ đó có hạnh chiều chuộng chồng con.
Ba mươi hai là người mẹ đó phát sinh các hạnh công đức đều được đầy đủ.
Người mẹ như vậy, mới có khả năng thọ nhận hậu thân của Bồ-tát bổ xứ. Sau đó mới thác sinh vào thai mẹ. Trước khi Thánh mẫu mang thai Bồ-tát bổ xứ, cần phải tu Bát quan trai rồi sau đó Bồ-tát mới giáng thần vào thai.
Bồ-tát Hộ Minh lại nói:
- Ngày nay ta thọ thân này, chẳng phải vì tiền tài và thú vui năm dục ở thế gian. Ta thọ sinh một đời này ở nhân gian, chỉ vì thương xót chúng sinh khổ não mà đem lại sự an vui cho họ.
Chúng hội thiên chúng đều tán thán:
- Đức Bồ-tát Hộ Minh là bậc tôn quý của chúng ta.
(Trích soạn từ: Đại Tập 12 - Bộ Bản Duyên III (Số 186 - 190), kinh Phật Bản Hạnh Tập - Quyển 6, phẩm 4: Thác Sinh Cung Trời Đâu-Suất (Phần 2), Hán dịch: Đời Tùy, Tam tạng Pháp sư Xà-na-quật-đa, người Ấn Độ)
----------
Xem thêm các bài kinh:
Nghi thức tu kính mừng Phật Đản:
- Kinh Đại Bổn - Sự Kiện Đại Bồ-tát Nhập Thai
- Kinh Phổ Diệu - Hiện Hình Voi
- Kinh Đại Bổn - Sự Kiện Đại Bồ-tát Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - “Công Đức Hiếu” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - Sự Kiện “Thanh Tịnh” Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - Sự Kiện Hy Hữu “Chư Thiên Nâng Đỡ” Khi Đức Phật Đản Sinh
- Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp - “Nước Tắm Từ Hư Không” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.