Đức Phật nói kệ xong, bảo với Phạm Chí rằng: Không có ai ngu tối như ông, ban ngày lại cầm đuốc đi vào nước lớn.
17/11/2021
Thuở xưa, đức Phật trú tại tịnh xá Mỹ Âm nước Câu-siểm-ni vì tứ chúng đệ tử giảng nói chính pháp. Lúc ấy, có một vị Phạm Chí thông minh học rộng, hiểu biết rất nhiều kinh sách không việc gì mà không thông. Ông ta nhân đó cống cao ngã mạn cho là thiên hạ không ai bằng mình. Ông đi khắp nơi tìm người tranh luận, nhưng không ai dám tranh luận với ông.
Một hôm, giữa ban ngày ông cầm đuốc đi vào trong thành. Mọi người lấy làm lạ hỏi:
- Ông vì sao ban ngày cầm đuốc đi đường?
Phạm Chí đáp:
- Trên đời đều là người ngu tối, mắt không trông thấy gì cả, cho nên tôi cầm đuốc để soi sáng cho họ. Tôi đã đi tìm khắp nơi mà chẳng thấy có ai dám cùng tôi biện luận.
Đức Phật biết Phạm Chí có phước duyên đời trước, có thể độ được. Song nếu ông ta cống cao ngã mạn, tâm cầu danh lợi, không nghĩ đến vô thường, cậy mình khinh người như vậy sẽ đọa vào địa ngục vô số kiếp khó mong ra khỏi. Ngài liền hóa ra một nhà hiền triết ngồi giữa chợ, gọi vị Phạm Chí lại hỏi:
- Vì sao ông lại làm như vậy?
Vị Phạm Chí đáp:
- Vì mọi người ngu tối, ngày đêm không thấy ánh sáng nên tôi cầm đuốc soi sáng cho họ.
Nhà hiền triết lại nói:
- Trong kinh có nói đến bốn pháp sáng suốt, ông đã nghe qua chưa?
Đáp rằng:
- Tôi chưa nghe qua.
Nhà hiền triết nói:
- Bốn pháp đó như sau:
Một là: Hiểu thông thiên văn địa lý và sự điều hòa bốn mùa.
Hai là: Hiểu thông tinh tú và chuyển vận ngũ hành.
Ba là: Nắm vững cách trị nước an dân.
Bốn là: Nắm vững việc cầm quân giữ nước.
Ông là Phạm Chí có thông thạo bốn pháp này không?
Phạm Chí nghe nói trong lòng rất hổ thẹn, ném đuốc bỏ đi, rồi chắp tay cung kính, thầm biết rằng mình còn kém cỏi. Đức Phật biết tâm ông đã thuần liền hiện lại thân Phật, hào quang rực rỡ tỏa khắp đất trời, rồi nói kệ:
Nếu hiểu biết chút ít
Tự cao, khinh khi người
Như đuốc, kẻ mù cầm
Người sáng, mình tối tăm.
Đức Phật nói kệ xong, bảo với Phạm Chí rằng:
- Không có ai ngu tối như ông, ban ngày lại cầm đuốc đi vào nước lớn. Sự hiểu biết của ông thật nhỏ nhoi, như hạt cát trong sa mạc.
Phạm Chí nghe xong tỏ vẻ hổ thẹn, cúi đầu đỉnh lễ xin làm đệ tử. Đức Phật nhận lời cho ông làm Sa-môn. Nhờ tâm trí khai sáng, vọng tưởng dứt hết, tâm an định nên ông liền chứng quả A-la-hán.
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.