trực tuyến
🔴Chu kỳ 4 - Chương trình 5: Thời khóa tụng kinh Chương trình tu mùa hạ | Ngày 21/6/Ất Tỵ

Thứ Tư, 16/7/2025

tức 22/6 Ất Tỵ

Kinh Phật Dạy Không Có Gì Khổ Hơn Có Thân

Cái khổ trong đời không gì hơn có thân. Tất cả việc đói khát, nóng bức, sân hận, kinh sợ, sắc dục, oán họa đều do có thân. Thân là gốc các khổ, nguồn tai họa.

19/6/2021

-
aa
+

Thuở xưa, đức Phật trú tại tinh xá nước Xá-vệ, lúc ấy có bốn vị Tỳ-kheo ngồi dưới một cội cây cùng bàn với nhau:
- Trên đời này, cái gì là khổ nhất?
Một người nói:
- Cái khổ trong đời không gì hơn dâm dục. Một người khác nói:
- Sân hận mới là cái khổ lớn nhất.
Người thứ ba bảo:
- Đói khát là cái khổ lớn nhất.
Người còn lại bảo:
- Kinh sợ mới là cái khổ lớn nhất.
Vì bất đồng ý kiến, họ cứ tranh luận mãi với nhau về ý nghĩa của chữ khổ không dứt. Đức Phật biết được việc này bèn đến đó hỏi:
- Các ông đang tranh luận với nhau về việc gì?
Các Tỳ-kheo liền đứng dậy làm lễ rồi trình bày những điều đang bàn luận.
Đức Phật bảo:
- Này các Tỳ-kheo, các ông bàn luận chưa cùng tột hết ý nghĩa của chữ khổ. Cái khổ trong đời không gì hơn có thân. Tất cả việc đói khát, nóng bức, sân hận, kinh sợ, sắc dục, oán họa đều do có thân. Thân là gốc các khổ, nguồn tai họa. Vì nó mà người ta phải lao tâm mệt trí, lo sợ đủ điều. Vì nó mà chúng sinh trong tam giới xuẩn động tàn hại lẫn nhau. Chấp ngã buộc ràng, sinh tử không dứt đều do nơi thân. Vì vậy, muốn xa lìa được đau khổ trong đời phải cầu tịch diệt. Nếu nhiếp tâm gìn giữ theo đạo chính, không khởi những vọng tưởng sai lầm có thể đạt được Niết-bàn. Đây chính là chỗ vui nhất.
Bấy giờ, đức Thế Tôn liền nói kệ:

Nóng không gì hơn dâm
Độc không gì hơn giận
Khổ không gì hơn thân
Vui, Niết-bàn trên hết.
Không ham mê vui nhỏ
Luận nhỏ và tuệ nhỏ
Xét tìm điều to lớn
Mới được an lạc lớn.
Ta là bậc Thế Tôn
Giải thoát không ưu não
Đi thẳng qua ba cõi
Hàng phục được chúng ma.

Đức Phật nói kệ xong, bảo các Tỳ-kheo:
Cách đây vô số kiếp về thuở quá khứ, có một vị Tỳ-kheo đã đắc ngũ thông tên là Tinh Tấn Lực tu trong núi sâu vắng vẻ. Lúc ấy, có bốn loại chim thú nương theo bên cạnh, nên cũng được an ổn. Đó là bồ câu, quạ, rắn và nai. Bốn con này ban ngày đi kiếm ăn, đêm lại trở về một chỗ. Có một đêm, bốn con mới tự hỏi với nhau:
- Trong đời điều gì là khổ nhất?
Quạ bảo:
- Đói khát là khổ nhất, vì đói khát thân yếu mắt mờ, tinh thần bất an, lao mình vào lưới mà không ngại gươm đao. Chúng tôi sở dĩ mất mạng đều do đây mà ra. Vì vậy nên nói đói khát là khổ nhất.
Chim bồ câu nói:
- Dâm dục là khổ nhất. Sắc dục lừng lẫy che mờ tâm tính. Nó khiến người ta phải bị nguy thân mất mạng.
Rắn bảo:
- Nóng giận là khổ nhất. Ý độc ác vừa dấy khởi thì không kể gì thân sơ, có thể giết người cũng có thể giết mình.
Nai nói:
- Sợ hãi là khổ nhất. Đi trong rừng hoang tâm luôn bất an, sợ gặp sư tử, hổ dữ, sài lang. Hơi nghe động đậy đã phóng mình chạy, có lúc phải sa xuống hố hầm, khiến mẹ con phải bỏ nhau, ruột gan tan nát. Do đó, sợ hãi là khổ nhất.
Vị Tỳ-kheo đó nghe vậy liền bảo với bọn chúng rằng:
- Chỗ các ngươi bàn luận chỉ là ngọn ngành, mà chưa xét đến được cái gốc của khổ. Cái khổ trong đời không gì hơn có thân. Thân là món đồ chứa khổ, lo sợ vô lượng. Ta vì lẽ này mà xả tục học đạo, điều phục vọng tưởng, không tham chấp tứ đại. Muốn chấm dứt gốc khổ phải để tâm nơi Niết-bàn. Đạo Niết-bàn vắng lặng không hình tướng, lo buồn chấm dứt được an vui lớn. Bốn con vật nghe xong, tâm ý mở tỏ.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Vị Tỳ-kheo ấy chính là ta ngày nay. Bốn con vật thuở đó chính là bốn ông các ngươi. Đời trước, các ông đã từng nghe được ý nghĩa của gốc khổ, sao hôm nay lại còn sai lầm như thế?
Các Tỳ-kheo nghe xong hổ thẹn tự trách, đắc quả A-la-hán ngay trước Phật. 
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

(Nguồn: kinh Pháp Cú Thí Dụ)

Xem thêm

Cách Tu Tập Cho Người Tại Gia Được Quả Tu Đà Hoàn - Kinh Ưu-Bà-Tắc

Văn kinh🞄 26/6/2025

- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.

Văn kinh 🞄 26/6/2025

- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.

Pháp Tăng Thượng Tâm Thứ Tư Nhớ Nghĩ Đến Giới - Kinh Ưu-Bà-Tắc

Văn kinh🞄 26/6/2025

Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.

Văn kinh 🞄 26/6/2025

Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.

Kinh Trường Trảo - Chấp Thủ - Tà Kiến Khiến Chánh Pháp Thành Phi Pháp

Văn kinh🞄 22/6/2025

Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Văn kinh 🞄 22/6/2025

Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Hý Luận Sinh Luân Hồi - Phật Nói Kinh Tà Kiến

Văn kinh🞄 22/6/2025

Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.

Văn kinh 🞄 22/6/2025

Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.

Kinh 'Như Lý Tác Ý” - Pháp Làm Tăng Trưởng Chánh Kiến

Văn kinh🞄 21/6/2025

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.

Văn kinh 🞄 21/6/2025

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.

Kinh Tứ Thánh Đế

Văn kinh🞄 21/6/2025

Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.

Văn kinh 🞄 21/6/2025

Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.

Kinh Chấp Nhận - Chánh Kiến Nhân Sanh Cõi Trời - Tà Kiến Nhân Sanh Địa Ngục

Văn kinh🞄 15/6/2025

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.

Văn kinh 🞄 15/6/2025

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Về Thiện Và Bất Thiện

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Về Thức Ăn

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Đoạn Diệt 12 Nhân Duyên

Văn kinh🞄 13/6/2025

Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Đoạn Diệt Lậu Hoặc

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Về Tứ Diệu Đế

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Nguyên Nhân Khiến Cho Tổn Giảm - Người Có Chánh Kiến Thì Tà Kiến Bị Tổn Giảm

Văn kinh🞄 13/6/2025

Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.

Kinh Du Sĩ Ngoại Đạo - Quán Tưởng, Tác Ý Khiến Tăng Trưởng, Diệt Trừ Tham Sân Si Tà Kiến

Văn kinh🞄 13/6/2025

Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1

Kinh Lohicca (Kinh Lô-Già) - Tà Kiến - An Trú Hại Tâm “Không Nên Chia Sẻ Pháp”

Văn kinh🞄 13/6/2025

Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác

Kinh Tệ-túc - Tức Giận, Lừa Gạt, Tự Trọng - Nguyên Nhân Khiến Chấp Chặt Vào Tà Kiến

Văn kinh🞄 13/6/2025

Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2

Kinh Tưởng Điên Đảo - Bốn Tưởng Điên Đảo, Tâm Điên Đảo, Kiến Điên Đảo - Tà Kiến Si Mê

Văn kinh🞄 13/6/2025

Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn? Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn? Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1

Kinh Do Tham Sân Si

Văn kinh🞄 13/6/2025

Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.

Kinh Tà Kiến

Văn kinh🞄 13/6/2025

Tà kiến lại chia ra làm hai loại: thường kiến (sassata diṭṭhi) và đoạn kiến (uccheda diṭṭhi). Kinh Trường Bộ

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Tà kiến lại chia ra làm hai loại: thường kiến (sassata diṭṭhi) và đoạn kiến (uccheda diṭṭhi). Kinh Trường Bộ