Đức Phật bảo: Những điều các ông bàn luận toàn là con đường đưa đến lo sợ, oán thù, bại vong, không phải là pháp mãi mãi,...
16/11/2021
Thuở xưa, đức Phật trú tại tinh xá nước Xá-vệ. Lúc ấy, có bốn vị tân học Tỳ-kheo đưa nhau đến dưới một gốc cây nại để tọa thiền hành đạo. Cây nại đang mùa hoa nở, sắc hoa tươi đẹp, hương hoa nồng nàn. Nhân xúc cảnh sinh tình bốn vị Tỳ-kheo mới bàn nhau:
- Vạn vật trên đời, điều gì khả ái, hoan lạc hơn cả.
Một người nói:
- Vào tháng trọng xuân, cỏ cây xanh tốt, hoa tươi khoe sắc, nếu được dạo chơi đây đó thật là điều vui nhất.
Người thứ hai nói:
- Bà con hội họp, chén tác chén thù, tai được nghe âm nhạc, mắt thưởng thức múa ca, đó mới là vui nhất.
Người thứ ba nói:
- Tiền của có thật nhiều, cần gì có nấy. Xe ngựa quần áo, đồ trang sức thật lộng lẫy hơn hẳn mọi người. Ra vào sang trọng khiến mọi người phải trố mắt nhìn. Đó mới thật là vui nhất.
Người thứ tư nói:
- Vợ đẹp hầu non với lụa là gấm vóc, son phấn ngát hương khiến ta có thể mặc tình vui chơi. Đây mới là vui nhất.
Đức Phật biết bốn vị Tỳ-kheo này có thể độ được, chẳng qua do thất niệm để tâm ý giong ruổi theo lục dục mà không xét đến lẽ vô thường. Ngài bèn gọi bốn vị đó lại hỏi:
- Các ông ngồi dưới cội cây đang luận bàn chuyện gì?
Bốn vị ấy thành thật kể lại hết những điều đã bàn luận về thú vui.
Đức Phật bảo:
- Những điều các ông bàn luận toàn là con đường đưa đến lo sợ, oán thù, bại vong, không phải là pháp mãi mãi an ổn, tuyệt đối an vui. Các ông phải nên xét vạn vật xuân thì tươi tốt, sang thu đông lại tàn tạ. Bà con sum vầy vui vẻ rồi phải chịu cảnh chia ly. Tài sản xe ngựa là của chung năm nhà. Thê thiếp xinh đẹp là đầu mối yêu ghét. Kẻ phàm phu ở đời cứ luôn chuốc lấy tai họa nguy thân diệt tộc, nên lo sợ dẫy đầy. Ba đường tám nạn, muôn mối khổ đau đều do đây mà ra. Vì vậy, bậc Tỳ-kheo xả tục cầu đạo chí hướng vô vi không ham danh lợi sẽ tự nhiên đạt đến Niết-bàn. Đây mới chính là chỗ tuyệt đối, là an vui.
Bấy giờ, đức Thế Tôn liền nói kệ:
Tham vui sinh ra lo
Tham vui sinh ra sợ
Nếu không có tham vui
Đâu còn lo và sợ.
Tham hưởng lạc sinh lo
Tham hưởng lạc sinh sợ
Nếu không tham hưởng lạc
Đâu còn lo và sợ.
Tham dục sinh ra lo
Tham dục sinh ra sợ
Giải thoát không tham dục
Đâu còn lo và sợ.
Người ngăn được không tham
Chí thành biết tàm quý
Tu hành gần với đạo
Được mọi người kính yêu.
Tham dục không phát khởi
Nghĩ đúng rồi mới nói
Tâm không còn tham ái
Vượt thoát vòng sinh tử
Đức Phật bảo bốn vị Tỳ-kheo:
- Thuở xưa, có một vị vua tên là Phổ An. Ông kết bạn với bốn ông vua lân cận. Một hôm, ông mời bốn ông vua bạn sang dự yến tiệc suốt một tháng, với đủ các món ăn uống ngon lạ, các trò giải trí vui vẻ không gì bằng. Đến ngày chia tay, vua Phổ An mới hỏi bốn ông vua bạn:
- Người ta sống trên đời cái gì là vui nhất?
Một ông đáp:
- Dạo chơi là vui nhất.
Ông thứ hai nói:
- Thân thuộc hội họp, đàn ca xướng hát là vui nhất.
Ông thứ ba nói:
- Của cải thật nhiều, muốn gì thỏa nấy là vui nhất.
Ông cuối cùng nói:
- Ái dục được mặc tình thỏa mãn là điều vui nhất.
Vua Phổ An bảo:
- Những điều các ông nói là gốc của khổ não, là nguồn của lo sợ, trước vui sau khổ. Sầu bi muôn mối đều do đây mà ra. Chi bằng tịch tĩnh, vô cầu vô dục, đạm bạc thủ đạo là an vui nhất.
Bốn ông vua nghe xong vui mừng tin hiểu hết lời tán thán.
Đức Phật bảo bốn vị Tỳ-kheo:
- Vua Phổ An thuở đó chính là ta ngày nay, còn bốn vị vua bạn là bốn người các ông. Thuở xưa, ta đã vì các ông giảng rõ mà nay vẫn chưa thông hiểu. Sinh tử mênh mang biết ngày nào mới chấm dứt?
Bốn vị Tỳ-kheo một lần nữa được nghe pháp nghĩa này, hổ thẹn ăn năn, tâm chợt khai ngộ, vọng tưởng chấm dứt, tham dục không còn chứng quả A-la-hán.
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.