Thuở xưa, có một vị Phạm Chí tuổi mới hai mươi mà có thiên tài bẩm sinh, mọi việc lớn nhỏ liếc qua liền biết. Anh ta tự cho mình là minh triết, thề rằng:
– Quyết sẽ thông hiểu hết những kỹ thuật trong thiên hạ, nếu còn một nghề nào chưa thông thì chưa phải là minh triết.
Do đó, vị Phạm Chí đi du học với tất cả thầy hay giỏi, lục nghệ tạp thuật, thiên văn, địa lý, y học, thuật trấn áp núi lở, động đất, thông thạo kỹ nhạc, cắt may, thêu thùa, nấu nướng bếp núc… nói chung mọi việc trong đời đều biết. Phạm Chí tự nghĩ: “Mình giỏi như vậy, ai mà sánh bằng! Chi bằng, hãy thử đi qua các nước, thi thố tài nghệ chiết phục mọi người để danh vang bốn biển, tên tuổi lưu lại trong sử sách sau này”.
Bấy giờ, vị ấy đi khắp nơi. Đến một nước, anh vào chợ gặp một người thợ làm cung tên đang ngồi tách dây gân, chuốt mũi tên, tay làm thoăn thoắt. Mọi người chen lấn nhau mua. Phạm Chí tự nghĩ: “Sở học của ta tưởng đã đầy đủ, không ngờ coi thường không học làm cung, nếu cùng người ấy thi tài ta chắc chắn sẽ thua. Ta nên theo người này học nghề”.
Nghĩ xong, anh bèn bái vị thợ cung làm thầy, dốc lòng học hỏi. Không bao lâu, anh đã biết cách làm cung chuốt tên, khéo léo còn hơn cả thầy. Anh trả tiền công cho thầy rồi từ giã ra đi.
Đến nước khác, khi sắp qua sông anh gặp một vị thuyền sư lèo lái thuyền tới lui, qua lại, lượn vòng một cách khéo léo, nhanh nhẹn như bay, thật chưa từng thấy! Anh tự nghĩ: “Mình tuy biết nhiều nghề, song chưa từng học lái thuyền. Đây dù chỉ là một nghề mọn, ta cũng nên học qua cho biết”. Anh liền xin học nghề với vị thuyền sư. Nhờ siêng năng thờ thầy, hết lòng học tập chẳng bao lâu anh đã nắm vững mọi kỹ thuật lái thuyền, còn nhanh nhẹn khéo léo hơn cả thầy. Sau đó, anh từ giã thầy ra đi.
Vị Phạm Chí đi đến một nước khác, thấy cung điện của vua này nguy nga lộng lẫy nhất trong thiên hạ. Anh liền nghĩ: “Người thợ xây cất cung điện này thật là hay khéo. Ta sao trước giờ không chịu học môn này, nếu cùng với người thợ đó thi tài chắc chắn sẽ thua! Ta phải theo học mới vừa lòng”.
Anh xin làm đệ tử với người thợ xây cất cung điện. Nhờ tận tâm lo lắng cho thầy, chịu cực chịu khổ học nghề, chẳng bao lâu anh đã nắm vững mọi kỹ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí. Tài ba của anh còn vượt hơn cả thầy. Anh tặng thầy tất cả tiền bạc rồi ra đi.
Phạm Chí đi khắp mười sáu nước trong thiên hạ, thách mọi người thi tài mà không có ai dám. Nhân đó, Phạm Chí sinh tâm cống cao tự đại, cho rằng: “Trong đời này còn có ai hơn được ta nữa?”
Lúc ấy, đức Phật ở tinh xá Kỳ Viên xa thấy người này, biết rằng có thể độ được, Phật liền hóa ra một vị Sa-môn cầm tích trượng ôm bình bát đến trước người đó. Trong nước, lúc ấy chưa có đạo pháp, chưa từng thấy Sa-môn nên vị Phạm Chí lấy làm lạ không biết đó là hạng người gì. Ông định hỏi thăm thì Sa-môn đã đến cạnh bên. Ông liền hỏi:
– Tôi đã đi qua nhiều nước, thấy nhiều phong tục phục sức, mà chưa thấy ai ăn mặc như ông. Những vật lạ trong tông miếu tôi từng thấy qua, song không thứ nào giống bình bát ông cầm. Ông là ai mà hình dáng trang phục khác thường như vậy?
Vị Sa-môn trả lời:
– Tôi là người tự điều phục mình.
Vị Phạm Chí ngạc nhiên hỏi tiếp:
– Sao gọi là tự điều phục mình?
Bấy giờ, vị Sa-môn bèn tuỳ theo sự học tập của ông Phạm Chí mà nói kệ:
Thợ cung lo chuốt tên
Thuyền sư lo lái thuyền
Thợ mộc lo cưa đục
Người trí điều phục mình.
Như tảng đá to lớn
Gió thổi chẳng động lay
Người trí tâm an định
Khen chê chẳng đổi thay.
Như hồ nước rất sâu
Trong lặng, sáng một màu
Người trí tuệ nghe đạo
Tâm thanh tịnh hết sầu.
Vị Sa-môn nói kệ xong, bay lên hư không, hiện lại thân Phật với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm, hào quang rực rỡ chiếu khắp đất trời. Rồi đức Phật lại hạ xuống đất, nói với vị Phạm Chí:
– Đây chính là nhờ sức điều phục mình mà biến hóa ra trong đạo của ta.
Phạm Chí liền quỳ mọp sát đất đỉnh lễ, rồi hỏi:
– Xin Ngài cho biết yếu chỉ điều phục mình?
Đức Phật đáp:
– Năm giới, thập thiện, lục độ, bốn tâm bình đẳng, tứ thiền, ba môn giải thoát chính là pháp yếu điều phục mình. Các kỹ thuật như làm cung, lái thuyền, điêu khắc… đều là việc hay giỏi trong thế gian, nếu để tâm ý buông lung sẽ đi vào đường sinh tử.
Phạm Chí nghe xong, hoan hỉ xin làm đệ tử Phật. Đức Phật bảo:
– Lành thay, hãy lại đây Tỳ-kheo.
Phạm Chí râu tóc liền tự rụng, đầy đủ pháp phục thành Sa-môn.
Sau đó, đức Phật giảng cho vị ấy nghe các pháp yếu như tứ đế, bát giải thoát. Vị ấy tư duy quán chiếu liền chứng quả A-la-hán.
Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Văn kinh🞄 25/8/2024
Không có một cư sĩ nào, nam hay nữ đã quy y Ba ngôi báu, những ngôi báu đầy đủ công đức tối thượng như vậy, phải tái sanh trong các địa ngục, ngã quỷ, súc sanh; họ được thoát khỏi sanh vào đọa xứ, họ được sanh vào thế giới chư Thiên và đắc Thiền chứng lớn. Do đó, khi các ông phá vỡ quy y như vậy, và đi đến quy y ngoại đạo, các ông đã làm một việc sai lạc.
Văn kinh 🞄 25/8/2024
Không có một cư sĩ nào, nam hay nữ đã quy y Ba ngôi báu, những ngôi báu đầy đủ công đức tối thượng như vậy, phải tái sanh trong các địa ngục, ngã quỷ, súc sanh; họ được thoát khỏi sanh vào đọa xứ, họ được sanh vào thế giới chư Thiên và đắc Thiền chứng lớn. Do đó, khi các ông phá vỡ quy y như vậy, và đi đến quy y ngoại đạo, các ông đã làm một việc sai lạc.
Văn kinh🞄 09/8/2024
Chính một pháp này, này các Tỷ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.”
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Chính một pháp này, này các Tỷ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn.”
Văn kinh🞄 09/8/2024
Suốt đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu không bằng có người đối với mười phương thế giới cùng khắp mọi nơi chốn phát tâm Bồ Đề thực hành tâm đại từ làm lợi lạc cho chúng sanh, với tâm vô tướng lìa mọi phân biệt, do đó được phước báo thù thắng hơn phước báo trước.
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Suốt đời không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu không bằng có người đối với mười phương thế giới cùng khắp mọi nơi chốn phát tâm Bồ Đề thực hành tâm đại từ làm lợi lạc cho chúng sanh, với tâm vô tướng lìa mọi phân biệt, do đó được phước báo thù thắng hơn phước báo trước.
Văn kinh🞄 09/8/2024
Lại nữa, các Tỳ-kheo! Nếu có thiện nam, thiện nữ tịnh tín, có thể đối với tám tháp linh lớn này, trong đời sống này hướng về chí thành cúng dường, người này khi mạng chung mau chóng sanh về cõi Trời.
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Lại nữa, các Tỳ-kheo! Nếu có thiện nam, thiện nữ tịnh tín, có thể đối với tám tháp linh lớn này, trong đời sống này hướng về chí thành cúng dường, người này khi mạng chung mau chóng sanh về cõi Trời.
Văn kinh🞄 30/7/2024
Đức Phật bảo các thầy Tỷ-kheo: Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh 🞄 30/7/2024
Đức Phật bảo các thầy Tỷ-kheo: Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh🞄 30/7/2024
Ma-ha Ma-da nghe nói vậy rồi, sữa tự nhiên chảy ra. Bà bèn nói: Nếu chắc chắn là Tất-đạt-đa do ta đã sinh, thì khiến cho sữa chảy thẳng vào trong miệng Thái tử. Nói xong, sữa từ hai nhũ hoa chảy ra như hoa sen trắng, chảy vào trong miệng của Đức Như Lai.
Văn kinh 🞄 30/7/2024
Ma-ha Ma-da nghe nói vậy rồi, sữa tự nhiên chảy ra. Bà bèn nói: Nếu chắc chắn là Tất-đạt-đa do ta đã sinh, thì khiến cho sữa chảy thẳng vào trong miệng Thái tử. Nói xong, sữa từ hai nhũ hoa chảy ra như hoa sen trắng, chảy vào trong miệng của Đức Như Lai.
Thư viện kiến thức🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Thư viện kiến thức 🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Văn kinh🞄 16/7/2024
Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả.
Văn kinh 🞄 16/7/2024
Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả.
Văn kinh🞄 13/7/2024
Lại nữa, Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Văn kinh 🞄 13/7/2024
Lại nữa, Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Thư viện kiến thức🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Thư viện kiến thức 🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Văn kinh🞄 04/6/2024
Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp hơn chư Thiên khác: thiên thọ mạng, thiên oai lực, thiên an lạc, thiên danh dự, thiên thù thắng, thiên sắc, thiên thanh, thiên hương, thiên vị, thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ.
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp hơn chư Thiên khác: thiên thọ mạng, thiên oai lực, thiên an lạc, thiên danh dự, thiên thù thắng, thiên sắc, thiên thanh, thiên hương, thiên vị, thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ.
Văn kinh🞄 04/6/2024
Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cun-di, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cun-di, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh🞄 02/6/2024
Người ấy do chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh tiếng.
Văn kinh 🞄 02/6/2024
Người ấy do chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh tiếng.