trực tuyến
Chu kỳ 1, Phần 5: Thời khóa tụng kinh Chương trình tu mùa hạ | Ngày 21/5/Ất Tỵ

Thứ Năm, 03/7/2025

tức 9/6 Ất Tỵ

Kinh Phật Khen Sự Thọ Trì Bát Quan Trai Của Mạc Lợi Phu Nhân

11

Đem trân bảo số nhiều khắp mười sáu nước lớn trong thiên hạ ra bố thí, công đức này so với công đức Mạc-lợi phu nhân một ngày một đêm trì bát quan trai giới...

20/6/2021

11
-
aa
+

Thuở xưa, đức Phật mới đắc đạo, giáo hóa tại thành La-duyệt-kỳ rồi chuyển đến nước Xá-vệ. Vua nước Xá-vệ và quần thần vô cùng tôn kính đức Phật. Lúc đó, có một vị đại thương gia tên là Ba-lợi cùng năm trăm thương khách ra biển tìm châu báu. Giữa biển, đoàn thương buôn gặp vị Hải thần, trong tay ông có một vốc nước ngọt. Ông ta đưa vốc nước ra trước mặt Ba-lợi rồi hỏi:
- Nước biển nhiều hay nước trong vốc tay ta nhiều?
Ba-lợi đáp:
- Vốc nước này nhiều. Vì sao? Nước biển tuy nhiều mà vô ích, lúc cần không thể cứu cho người đói khát. Vốc nước này tuy ít mà gặp kẻ khát đem cho họ có thể cứu được mạng sống. Nhờ đó, đời đời hưởng phước không thể tính đếm.
Hải thần nghe xong, hoan hỉ khen lành thay, rồi cởi xâu chuỗi hương anh làm bằng thất bảo trên thân biếu cho Ba-lợi hộ tống thuyền trở về nước Xá-vệ bình yên vô sự. Về nước, Ba-lợi mang xâu chuỗi hương anh dâng lên vua Ba-tư-nặc, kể rõ đầu đuôi câu chuyện, rồi thưa:
- Xâu chuỗi hương anh này không phải là món đồ trang sức của người bình thường. Nên nay tôi đem dâng lên vua, xin Ngài hãy nhận cho. 
Vua nhận được chuỗi ngọc rất lấy làm kỳ lạ, liền cho gọi các phu nhân ra trình diện, vị nào đẹp nhất sẽ cho xâu chuỗi hương anh này. Tất cả các Phu nhân đều trang điểm thật lộng lẫy cùng bước ra, nhưng lại thiếu Mạc-lợi phu nhân. Vua hỏi: "Mạc-lợi phu nhân sao vắng mặt?"
Quần thần đáp rằng: "Tâu bệ hạ! Hôm nay là ngày Rằm. Mạc-lợi phu nhân thọ trì bát quan trai giới, không trang điểm nên phu nhân không ra." 
Vua liền nổi giận sai người đến nói với phu nhân rằng:
- Trì trai giới mà dám trái lệnh của vua sao?
Gọi ba lần như vậy, Mạc-lợi phu nhân mới bước ra. Bà không trang điểm, chỉ mặc đơn sơ, song đứng giữa mọi người, sắc đẹp và phong cách lại sáng rỡ như mặt trời mặt trăng, gấp bội lúc bình thường. Vua giật mình kính nể hỏi:
- Khanh nhờ công đức gì mà thần sắc rạng rỡ đặc biệt như thế?
Phu nhân thưa:
- Thiếp tự nghĩ, mình thiếu phước nên phải chịu mang thân người nữ. Những tâm lý xấu xa, nhỏ nhen chất chứa như núi. Mạng người ngắn ngủi sợ đọa vào tam đồ, nên hằng tháng Thiếp xin phụng trì trai giới, cắt ái học đạo, để đời đời hưởng phước. 
Vua nghe xong rất hoan hỉ liền ban cho phu nhân xâu chuỗi hương anh. Phu nhân từ tạ:
- Thiếp nay trì bát quan trai giới nên không thích hợp đeo đồ trang sức. Thiếp tạ ơn Bệ hạ và xin Bệ hạ ban cho vị khác.
Vua nói:
- Ta vốn có ý tặng chuỗi ngọc này cho người đẹp nhất. Nay khanh đẹp nhất, lại biết trì trai phụng đạo, ý chí cao thượng nên ta tặng cho khanh. Nếu khanh không chịu nhận ta sẽ cất đi. Phu nhân đáp:
- Xin vua đừng buồn, hãy cùng Thiếp đến chỗ Phật dâng chuỗi ngọc này lên cúng dường, để nhận được lời giáo huấn của bậc Thánh sẽ hưởng phước lạc muôn đời. 
Vua đồng ý, liền cho thắng xa giá đến chỗ Phật, đỉnh lễ rồi ngồi qua một bên, thưa với Phật rằng:
- Bạch đức Thế Tôn! Đây là chuỗi ngọc hương anh của hải thần tặng cho Ba-lợi. Ông ấy đem dâng lên cho con. Sáu muôn Phu nhân không ai không thích, nhưng Mạc-lợi phu nhân được tặng lại không nhận, do vì trì bát quan trai giới, tâm không tham dục. Nay chúng con thành tâm dâng lên đức Thế Tôn, xin Ngài hãy thùy từ nạp thọ. Bạch đức Thế Tôn, đệ tử Phật kiên tâm gìn giữ trai giới, tín tâm kiên cố như vậy, có phước đức chăng?
Lúc đó, đức Thế Tôn vì lòng thành của Vua và Phu nhân nên nhận chuỗi ngọc, rồi nói kệ khai thị:

Làm ra nhiều hoa báu
Kết thành tràng đẹp tươi
Tích chứa nhiều hương đức
Mỗi đời hạnh phúc hơn.
Hoa thơm hay cỏ lạ
Không ngược gió xông hương
Người đức hạnh gần đạo
Hương tỏa khắp muôn phương. 
Gỗ chiên đàn thơm ngát
Hoa sen xanh ngạt ngào
Tuy rằng hương thơm thật
Sao sánh được giới hương?
Hương hoa chẳng bao nhiêu
Giá trị không thật nhiều
Hương trì giới thù diệu
Đến cõi trời cao siêu!
Giới thành tựu đầy đủ
Hạnh giữ chẳng buông lung
Ý an định giải thoát
Lìa xa hẳn đường ma. 

Đức Phật nói kệ xong, lại bảo vua:
- Công đức phước báo của trai giới thật đáng ca ngợi rộng rãi. Dầu cho đem trân bảo số nhiều khắp mười sáu nước lớn trong thiên hạ ra bố thí, công đức này so với công đức Mạc-lợi phu nhân một ngày một đêm trì bát quan trai giới trong Phật pháp không bằng trong muôn một, như hạt đậu sánh với núi Tu-di, trì trai tích phước tu tuệ có thể đến Niết-bàn.
Vua cùng phu nhân và quần thần nghe xong ai ai cũng hoan hỉ y giáo phụng hành.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

(Nguồn: kinh Pháp Cú Thí Dụ)

11
Xem thêm

Cách Tu Tập Cho Người Tại Gia Được Quả Tu Đà Hoàn - Kinh Ưu-Bà-Tắc

Văn kinh🞄 26/6/2025

- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.

Văn kinh 🞄 26/6/2025

- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.

Pháp Tăng Thượng Tâm Thứ Tư Nhớ Nghĩ Đến Giới - Kinh Ưu-Bà-Tắc

Văn kinh🞄 26/6/2025

Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.

Văn kinh 🞄 26/6/2025

Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.

Kinh Trường Trảo - Chấp Thủ - Tà Kiến Khiến Chánh Pháp Thành Phi Pháp

Văn kinh🞄 22/6/2025

Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Văn kinh 🞄 22/6/2025

Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.

Hý Luận Sinh Luân Hồi - Phật Nói Kinh Tà Kiến

Văn kinh🞄 22/6/2025

Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.

Văn kinh 🞄 22/6/2025

Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.

Kinh 'Như Lý Tác Ý” - Pháp Làm Tăng Trưởng Chánh Kiến

Văn kinh🞄 21/6/2025

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.

Văn kinh 🞄 21/6/2025

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.

Kinh Tứ Thánh Đế

Văn kinh🞄 21/6/2025

Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.

Văn kinh 🞄 21/6/2025

Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.

Kinh Chấp Nhận - Chánh Kiến Nhân Sanh Cõi Trời - Tà Kiến Nhân Sanh Địa Ngục

Văn kinh🞄 15/6/2025

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.

Văn kinh 🞄 15/6/2025

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Về Thiện Và Bất Thiện

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Về Thức Ăn

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Đoạn Diệt 12 Nhân Duyên

Văn kinh🞄 13/6/2025

Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Đoạn Diệt Lậu Hoặc

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Chánh Tri Kiến - Tuệ Tri Về Tứ Diệu Đế

Văn kinh🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Kinh Nguyên Nhân Khiến Cho Tổn Giảm - Người Có Chánh Kiến Thì Tà Kiến Bị Tổn Giảm

Văn kinh🞄 13/6/2025

Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.

Kinh Du Sĩ Ngoại Đạo - Quán Tưởng, Tác Ý Khiến Tăng Trưởng, Diệt Trừ Tham Sân Si Tà Kiến

Văn kinh🞄 13/6/2025

Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1

Kinh Lohicca (Kinh Lô-Già) - Tà Kiến - An Trú Hại Tâm “Không Nên Chia Sẻ Pháp”

Văn kinh🞄 13/6/2025

Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác

Kinh Tệ-túc - Tức Giận, Lừa Gạt, Tự Trọng - Nguyên Nhân Khiến Chấp Chặt Vào Tà Kiến

Văn kinh🞄 13/6/2025

Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2

Kinh Tưởng Điên Đảo - Bốn Tưởng Điên Đảo, Tâm Điên Đảo, Kiến Điên Đảo - Tà Kiến Si Mê

Văn kinh🞄 13/6/2025

Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn? Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn? Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1

Kinh Do Tham Sân Si

Văn kinh🞄 13/6/2025

Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.

Kinh Tà Kiến

Văn kinh🞄 13/6/2025

Tà kiến lại chia ra làm hai loại: thường kiến (sassata diṭṭhi) và đoạn kiến (uccheda diṭṭhi). Kinh Trường Bộ

Văn kinh 🞄 13/6/2025

Tà kiến lại chia ra làm hai loại: thường kiến (sassata diṭṭhi) và đoạn kiến (uccheda diṭṭhi). Kinh Trường Bộ