trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Bạn có tự hỏi vì sao mình hay sợ hãi? Đây là lý do khiến bạn ngỡ ngàng…
Bài viết 26/09/2020

Trong cuộc sống có rất nhiều nỗi sợ hãi, người sợ chuột, sợ gián, người lại sợ bóng tối,… Sự sợ hãi ấy có thể trói buộc, cản trở những cơ hội tốt trong công việc hay gây bất tiện trong cuộc sống. Theo góc nhìn đạo Phật, nguồn gốc và bản chất của sợ hãi là gì? Và làm sao để vượt qua rào cản sợ hãi? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua lời giảng trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây.

Khi nào chúng ta cảm thấy sợ hãi?

Trong buổi vấn đáp Phật Pháp, Sư Phụ chia sẻ một số trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất, Sư Phụ đưa dẫn chứng: “Chúng ta sợ ma vì không biết ma như nào. Hay chúng ta bị đầy đi một vùng nào đó, mình không biết vùng ấy ra sao, không biết thế nào là mình sợ. Cho nên, ta thường sợ khi ta không hiểu biết về đối tượng”.

Trường hợp thứ hai, Sư Phụ chia sẻ: “Điều thường làm chúng ta sợ, đó là có việc gì xảy ra, ta không làm chủ được. Ví dụ như bào thai trong bụng của người mẹ, người mẹ không làm chủ được. Đứa con phát triển như nào không biết nên lo sợ. Hay ta đi xe ô tô, mình có làm chủ được tài xế, làm chủ được cả tuyến đường đâu, không biết sẽ va quệt như thế nào. Cho nên ngồi trên xe, ta nơm nớp lo sợ. Ngồi trên máy bay mình không biết, không điều khiển, không kiểm tra được, là phó thác cho số phận”. Từ phân tích trên, Sư Phụ khẳng định: “Chúng ta sợ là vì mình không hiểu biết, không làm chủ được nó. Chúng ta sợ, lo lắng cho tương lai, không biết tương lai mình thế nào, rất nhiều cái sợ”.

>>> Học cách làm chủ bản thân – chìa khóa của mọi thành công trong cuộc sống

Chúng ta thường sợ hãi khi không hiểu biết về đối tượng và không làm chủ được sự việc sắp xảy ra

Chúng ta thường sợ hãi khi không hiểu biết về đối tượng và không làm chủ được sự việc sắp xảy ra

Bản chất và nguồn gốc của sợ hãi dưới góc nhìn nhà Phật

Về bản chất, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Bản chất của sợ hãi là chúng ta mê lầm về ngã chấp, từ nhận thức sai lầm về tự ngã của mình. Ai cũng nghĩ: “tôi có một cái ngã”, hay “cái ngã, cái tôi” là có thật. Vì có “cái ngã, cái tôi” là thật cho nên việc gì mà ảnh hưởng đến “cái tôi”, nguy hiểm đến “cái tôi” là “tôi” sợ hãi”. Qua giảng giải trên Sư Phụ, chúng ta thấy “cái tôi” là không có thật. Chúng ta cứ chấp “cái ngã, cái tôi” này là thật cho nên khổ vì nó.

Trong buổi giảng Pháp, Sư Phụ giảng giải nguồn gốc của nỗi sợ là cái “ngã chấp”, còn “cái ngã” là còn sợ (ảnh minh họa)

Trong buổi giảng Pháp, Sư Phụ giảng giải nguồn gốc của nỗi sợ là cái “ngã chấp”, còn “cái ngã” là còn sợ (ảnh minh họa)

Để đại chúng hiểu hơn “cái ngã” sẽ sinh ra ngã ái, tham chấp và sợ hãi, Sư Phụ giảng giải: “Biểu hiện là người còn tham luyến, còn chấp trước là còn sợ hãi. Chúng ta chấp vào tài sản thì khi mất tài sản là ta sợ. Ta tham luyến tài sản: Tài sản của tôi. Tại sao bao nhiêu người khác mất, mình không sợ? Vì “cái này là của tôi”, vì có chữ “tôi”. Cho nên mất của của tôi thì tôi sợ”.
Ví như khi thấy nhiều người mất xe, mình không sợ vì đó không phải xe của mình; xe mình mất mình mới sợ. Con mình đi học thì ở nhà ngóng trông, nhà của tôi bị phá mất, địa vị của tôi bị lung lay thì tôi mới lo sợ.

Vậy nên, theo góc nhìn của đạo Phật, Sư Phụ khẳng định về nguồn gốc của sợ hãi: “Đối với đạo Phật, bản chất của sự sợ hãi là chấp ngã. Chúng ta còn ngã chấp thì còn sợ. Còn ngã và ngã ái, tức là những “cái ngã yêu thích”, những “cái tôi yêu thích”, “cái của tôi” thì chúng ta còn lo sợ. Không bao giờ hết được. Nếu chưa đoạn tận được “cái tôi” này thì không hết được sợ. Cho nên đã là phàm phu luân hồi thì còn đầy sợ hãi. Làm vua cũng sợ, ai cũng còn sợ. Vì còn “cái ngã” là còn sợ. Đấy là gốc của sợ hãi”.

Phương pháp vượt qua nỗi sợ hãi theo góc nhìn đạo Phật

Một số nhà tâm lý đưa ra cách vượt qua nỗi sợ như nắm chặt tay, hét thật to, hoặc hít thở sâu,...Theo góc nhìn đạo Phật, Sư Phụ chia sẻ phương pháp diệt trừ tận gốc sự sợ hãi: “Tu tập đến bao giờ đạt dứt hết ngã chấp, mà dứt hết ngã chấp thì phải chứng A-la-hán mới hết sợ hãi. Cho nên, chứng A-la-hán quả mới dứt hết mọi nguyên nhân, gốc gác của sợ hãi. Cho nên nhà Phật gọi “vô ngã là Niết bàn”, đạt được vô ngã là Niết bàn. Niết bàn là an lạc, không còn lo sợ gì nữa. Vào Niết bàn là không còn lo sợ một điều gì, không ai làm cho mình lo sợ”.

Thiền định của đạo Phật là một phương pháp giúp phá trừ ngã chấp và vượt qua sự sợ hãi (ảnh minh họa)

Thiền định của đạo Phật là một phương pháp giúp phá trừ ngã chấp và vượt qua sự sợ hãi (ảnh minh họa)

Qua chỉ dạy trên Sư Phụ, mong rằng bạn đọc có được tri kiến về nguyên nhân, bản chất của sợ hãi. Chúc cho quý độc giả an lạc, thực hành lời Phật dạy để mang lại niềm vui cho bản thân và gia đình.

Hạnh Ngân