trực tuyến
Chương trình số 4: Ngày 2 - Tụng kinh kính mừng Phật đản

Thứ Hai, 20/5/2024

tức 13/4 Giáp Thìn

Biến đồ cũ thành thời trang tái chế: Chiêm ngưỡng 54 bộ trang phục chúng con tự tay làm

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng các bạn khóa sinh khóa tu mùa hè đã có những bộ trang phục hết sức độc đáo và ấn tượng

-
aa
+

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng các bạn khóa sinh khóa tu mùa hè đã có những bộ trang phục hết sức độc đáo, ấn tượng trong chương trình “Bảo vệ môi trường - Thời trang tái chế hướng về cội nguồn”.

Không chỉ giúp các bạn khóa sinh biết tận dụng những vật đã qua sử dụng, đây còn là cơ hội giúp các bạn ấy tìm hiểu về cội nguồn, về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc.

Và hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những “siêu phẩm” dưới đây nhé!

Hương Thảo: “Đóa sen cao nguyên”

Ý chí kiên cường, bất khuất của người dân tộc Ê-đê chính là nguồn cảm hứng đằng sau bộ trang phục. Điểm nhấn của trang phục là một bông hoa sen - biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mang vẻ đẹp thanh cao dù mọc nơi bùn lầy giống như người Ê-đê từ gian nan mà quật khởi, như những đóa hoa sen nơi cao nguyên.

Thông qua các bộ trang phục này, các bạn nhóm Hương Thảo mong muốn thể hiện tinh thần yêu nước, lưu giữ những nét văn hóa dân tộc bằng hình thức sáng tạo như làm đồ bằng cách tái chế nguyên liệu như nilon, giấy…

Bên cạnh đó, các bạn khóa sinh còn mang đến thông điệp bảo vệ môi trường là: “Biến rác thành vàng, bảo vệ thiên nhiên, làm đẹp văn hóa.”

Empty

Bằng Lăng Tím: “Sen vàng giữa bùn sâu” và “Bồ đề nối hạnh nguyện”

Với hoạ tiết chủ đạo là hoa sen - loài hoa quen thuộc trong Phật giáo, hình ảnh bông sen vàng đã tạo thành điểm nhấn độc đáo trên bộ trang phục “Sen vàng giữa bùn sâu”. Ấp ôm lấy từng cánh sen là lá sen tròn xanh mát được làm từ vải màn cũ, thân áo dài được làm từ bao tải và tạo hiệu ứng bởi vải màn.

Còn trên chiếc áo của bạn nam, những chiếc lá Bồ Đề trên áo dài cách tân nam cùng phong cách hiện đại với mong muốn thể hiện ý nghĩa Phật Pháp sẽ được truyền thừa khi có những người nối tiếp hạnh nguyện Bồ đề như Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng.

Qua đây nhóm Bằng Lăng Tím mong muốn truyền cảm hứng đến tất cả mọi người, giúp cho mọi người đều nâng cao ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, và đây cũng là điều mà Đức Phật đã chỉ dạy cho tất cả mọi người.

Empty

Thiết Mộc Lan: “Hồn thiêng đất Việt”

Khi nói về cội nguồn của con dân đất Việt, chúng ta không thể không nhắc đến truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên”, với Mẹ u Cơ và Cha Lạc Long Quân. Đây là tiền đề mở ra trang sử hào hùng của dân tộc.Tập thể Thiết Mộc Lan đã cùng nhau tái chế những vật liệu đã qua sử dụng để sáng tạo nên bộ trang phục với tên gọi “Hồn thiêng đất Việt”.

Lấy cảm hứng từ 2 họa tiết chủ đạo là trống đồng và hạc cổ, cùng những nguyên liệu chính từ bao tải, vải vụn, vỏ lon bia, bìa cắt tông… kết hợp với tông màu chủ đạo vàng, xanh, trắng, những bộ trang phục không đơn giản chỉ là các hình ảnh trang trí, mà còn có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa.

Bộ trang phục của Tổ Mẫu gồm váy dài truyền thống cùng họa tiết hoa sen tô đậm vẻ dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam xưa.Bọc trăm trứng trên tay u Cơ nở ra 100 người con, là tổ tiên của dân tộc Việt, thể hiện tinh thần đoàn kết một lòng, khẳng định 54 dân tộc đều cùng một mẹ sinh ra, là anh em một nhà.

Empty

Tường Vi Đỏ: Dân tộc H’Mông

Các bạn đã sử dụng những mảnh vải và bao tải cũ, cắt dán những bông hoa để trang trí làm nổi bật lên bộ trang phục của người con gái. Cùng với đó là bộ trang sức mang nét riêng biệt của dân tộc H’mong, là những chiếc vòng tay được làm từ sợi ruy băng mềm mại.

Tường Vi Đỏ đã tái hiện trang phục của người con trai H’Mông từ bao tải cũ và trang trí thêm bằng các nét vẽ nhiều màu sắc. Các vật dụng thường xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt của người H’Mông nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung là cuốc, giỏ, dao,… cũng đang được tái hiện trên sân khấu.

Empty

Mai Anh Đào: Áo tứ thân Hương Liên

Bộ sưu tập tái chế thời trang chủ đề áo tứ thân từ nhóm Mai Anh Đào mang tên “Hương Liên” được trang trí, các điệu bằng những chi tiết hoa sen giản dị, thoát tục, tinh khiết, thanh tao.

Thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống không bao bì ni lông, không rác thải công nghiệp, lan toả văn hoá uống nước nhớ nguồn, nối tiếp cha ông, phát triển đất nước, góp phần phát huy, bảo tồn những nét đẹp văn hóa và đem những di sản Việt Nam vươn cao tầm thế giới.

Empty

Lan Hồ Điệp: Chèo cổ Quan Âm Thị Kính

Thị Kính là người phụ nữ có những phẩm chất tốt đẹp nhưng bị mang tiếng oan mà phải giả trai nương nhờ cửa Phật.

Trang phục của Thị Kính là một bộ quần áo tu được làm từ vải cũ với gam màu chủ đạo là màu nâu. Bộ trang phục đơn sơ, giản dị đã khắc họa phần nào lối sống thiểu dục tri túc của người tu.

Trang phục của Thị Mầu với các gam màu sắc rực rỡ cùng điểm nhấn là phụ kiện mô phỏng chiếc quạt - biểu tượng của nghệ thuật chèo cổ Việt Nam.

Lớp Lan hồ Điệp hy vọng qua những bộ trang phục này sẽ phần nào tái hiện được nét độc đáo của nghệ thuật Chèo vào những năm thế kỉ 17 -18, giới thiệu đến thế hệ trẻ một truyền thống đẹp và độc đáo của đất nước Việt Nam. Từ đó gợi nhắc về đức từ bi nhẫn nhục, yêu thương chúng sinh của người con Phật.

Empty
Empty

Cát Tường: “Vàng son một thời”

Dưới ánh đèn sân khấu, những người mẫu lớp Cát Tường đang trình diễn bộ trang phục tái chế “Vàng son một thời” với thông điệp “Kế thừa và phát huy Phật giáo thời Trần”.

Trang phục cổn miện nhà vua đang mang trên mình là bộ trang phục cao quý nhất của bậc quân chủ Á Đông chỉ dành cho những dịp đại lễ quan trọng. Lễ phục bao gồm bao gồm mũ Miện kết hợp với áo Cổn họa tiết phong phú.

Bên cạnh nhà vua là hình ảnh hoàng hậu đang khoác lên mình bộ trang phục thướt tha với điểm nhấn là những bông hoa cúc vàng. Đây là hình ảnh tượng trưng cho pháp lục hòa mà CLB Cúc Vàng chùa Ba Vàng đang thực hành và cũng là pháp mà vua quan, nhân dân thời Trần thực hành.Những bộ trang phục đặc trưng của thời Trần, như đưa chúng ta trở về hàng trăm năm trước - những năm tháng vàng son của lịch sử dân tộ. Từ đó khơi dậy lòng biết ơn đến công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Empty

Sen đá: “Mùa nước lên”

Lớp Sen Đá mang đến chương trình hôm nay bộ trang phục bà ba mang tên “Mùa Nước Lên”.

Không biết từ bao giờ, khi nhắc đến chiếc áo bà ba thì người ta lại nghĩ ngay đến nét đằm thắm, dịu dàng nhưng không kém phần duyên dáng của những cô gái vùng đất Tây Nam Bộ.

Với trang phục nữ sử dụng vải vụn xanh, vỏ lon, thùng xốp,... để tái hiện dòng sông với hoa súng, những dãy dừa, cánh đồng lúa chín vàng bát ngát và đàn cò trắng sải cánh bay.

Còn trang phục nam tái hiện những món vật có thể gọi là đặc sản dân dã mộc mạc vùng Tây Nam Bộ như lúa, dừa, lụa,...

Sen Đá còn mang đến một thông điệp: Chúng ta hãy bảo vệ môi trường. Vì môi trường của chúng ta ngày càng trở lên ô nhiễm. Đặc biệt là môi trường nước.

Vì thế hành động phóng sinh như nhắc nhở chúng ta biết bảo vệ môi trường cũng như Đức Phật đã dạy phải biết trân trọng mạng sống của tất cả sinh vật.

Empty

Phượng Đỏ: Nhiếp Chính Ỷ Lan

Các bạn khóa sinh với những nhạc cụ dân tộc thường thấy trong nghệ thuật hát cải Lương gồm: đàn tranh, đàn cò, đàn nguyệt; được làm từ những vật dụng tái chế như bìa cát tông, bao tải.

Những bộ trang phục tái hiện từ vở cải lương Nhiếp Chính Ỷ Lan, với khối hoa sen lớn thể hiện sự thanh cao, thoát tục của một người phụ nữ uy quyền đã 2 lần nhiếp chính thay vua trị vì đất nước mang lại thái bình thịnh vượng cho dân tộc, tích cực hoằng dương Phật Pháp, giúp đỡ dân nghèo, giúp đất nước ấm no thịnh trị.

Bên cạnh đó, nghệ thuật cải lương hầu hết mang tính giáo dục cao, đề cập đến các câu chuyện về hiếu, trung, tín, lễ, tiết, nghĩa; đưa ra những bài học giúp con người hướng thiện.

Qua đây, lớp Phượng Đỏ muốn truyền tải những giá trị văn hoá cha ông để lại, tái hiện phần nào nét văn hóa đặc sắc của nghệ thuật cải lương. Cũng như mong thế hệ trẻ hiểu về lịch sử trong các vở cải lương để noi gương những nhân vật lịch sử hiếu, trung, tín, lễ, tiết, nghĩa và trở thành những người có đạo đức, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho xã hội.

Empty
Empty

Tulip xanh: Trang phục Lạc Long Quân và Âu Cơ

Với chủ đề trang phục Lạc Long Quân và Âu Cơ, hình ảnh bọc trăm trứng gắn với truyền thuyết con rồng cháu tiên nổi tiếng của dân tộc Việt Nam ta; Tulip xanh mang đến bộ trang phục Lạc Long Quân với khí phách oai hùng của một vị vua đầy sức mạnh và quyền lực. Nguyên liệu để tạo ra bộ trang phục này đến từ những vật liệu đã qua sử dụng.

Bên cạnh đó bộ trang phục Quốc mẫu Âu Cơ toát lên vẻ yêu kiều, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Bộ trang phục mang đầy những hoạ tiết của người Việt cổ, những đường nét uyển chuyển, mềm mại, toát lên khí chất thanh cao, quý phái.

Đặc biệt tông màu chủ đạo của hai bộ trang phục được lấy ý tưởng từ lá Quốc kỳ Việt Nam là màu đỏ và vàng, vừa hướng về cội nguồn, vừa toát lên khí phách hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Qua những bộ trang phục, nhóm Tulip xanh muốn truyền tải thông điệp hãy luôn ghi nhớ, biết ơn và kế thừa những truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc như Bác Hồ đã dạy “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Empty

Bồ Công Anh: Trang phục quan họ

Hình ảnh trang phục quan họ Bắc Ninh thướt tha với chiếc nón quai thao và dải yếm mềm mại. Kết hợp với đó là hình ảnh hoa sen biểu tượng của sự thuần khiết, không bị nhiễm ô mọi thứ xung quanh.

Trang phục của các liền anh cũng không kém phần nổi bật với bộ trang phục với chất liệu được sử dụng là lụa truội. Đầu liền anh đội khăn xếp tạo nên vẻ đẹp truyền thống.

Những bộ trang phục ấy với mục đích duy trì và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu quý nguồn gốc văn hóa của mình. Thêm vào đó, các bạn khóa sinh muốn quảng bá rộng rãi hình ảnh dân tộc đến với bạn bè quốc tế thông qua những bộ trang phục cách tân độc đáo này. Điều này phần nào thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ đối với các cường quốc năm châu.

Empty

Lan Rừng: Tình bạn và địa vị

Lấy cảm hứng từ câu chuyện Lưu Bình - Dương Lễ, một trong bảy vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam được nhóm Lan Rừng tái hiện lại rất đặc sắc.

Đầu tiên là bộ trang phục quan Dương Lễ, lấy ý tưởng từ những tấm bìa carton được sơn màu và vải thừa, bao dứa,… cùng giấy màu các loại. Xung quanh thân áo được vẽ những hình họa tiết của trang phục vua quan ngày xưa như rồng, đồng tiền…

Tiếp sau đó là bộ trang phục của Lưu Bình, với nguyên liệu chủ yếu là bao dứa và giấy màu, Anh chính là người được Dương Lễ giúp đỡ thi đỗ trạng nguyênTiếp đến là bộ trang phục Châu Long - người vợ vâng lời chồng Dương Lễ đã ra đi giúp đỡ Lưu Bình học tới ngày thi đỗ đạt. Lấy ý tưởng từ trang phục của người con gái quý tộc ngày xưa cùng với các nguyên liệu vải màu, nilon, giấy báo…

Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, cho đến nay, nghệ thuật Chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, và trở thành một trong những môn nghệ thuật truyền thống tiêu biểu, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Với những bộ trang phục tái chế thể hiện nghệ thuật chèo, lớp Lan Rừng mong muốn chuyển tải thông điệp: Tuổi trẻ chúng ta là những người đi sau, hãy luôn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cha ông, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Empty

Cúc Hướng Dương: Trang phục thời Trần

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, nhà Trần là một nốt son nổi bật nhất về công cuộc gìn giữ và phát triển Phật giáo. Ở thời điểm ấy, cả nước Nam ta tu pháp Tu Lục Hòa. Đặc biệt, vua và hoàng hậu nhà Trần là những Phật tử tu tập tinh tấn, cũng là những tấm gương sáng cho nhân dân Đại Việt.

Tái hiện lại hình ảnh đó, bộ y phục của nhóm Cúc Hướng Dương được tái chế từ bao tải và những mảnh vải vụn với màu sắc vô cùng độc đáo và bắt mắt. Điểm xuyết lên bộ trang phục là những họa tiết được lấy ý tưởng từ những bông cúc - một trong những biểu tượng của thời Trần. Hoa cúc nổi bật lên với đặc tính dù có héo cũng không rời nhuỵ tượng trưng cho sự đoàn kết và tính quân tử.

Cùng với đó, chiếc lá Bồ đề mang hình dạng như hình trái tim ấm áp, dạt dào tình cảm, thể hiện cho tình thương, sự từ bi của Đức phật dành cho con người.

Thông qua hai bộ trang phục này, các bạn muốn gửi tới thông điệp truyền tải việc bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng một trái đất xanh. Cùng với đó, thế hệ trẻ cũng vô cùng tự hào khi được tái hiện lại những bộ trang phục truyền thống của cha ông thời nhà Trần, càng thêm trân quý và biết ơn những giá trị truyền thống, lịch sử hào hùng của cha ông ta.

Empty

Trúc Quân Tử: Nét sen Việt và Khí trúc ngàn năm

Áo dài không chỉ là di sản văn hoá mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt duyên dáng trong tà áo dài đã làm siêu lòng biết bao tâm hồn Việt cũng như bạn bè khắp năm châu.

Từ những nguyên liệu đã qua sử dụng, gây ô nhiễm môi trường như bao tải, chai nhựa, bìa các tông… thì Trúc Quân Tử đã cùng nhau tạo nên những bộ trang phục áo dài để hướng về nguồn cội, lan toả tình yêu quê hương đất nước đến tất cả mọi người.

Và điều đặc sắc làm nên ý nghĩa của tà áo dài chính là bông sen và khóm tre. Hoạ tiết khóm tre được vẽ cẩn thận và tỉ mỉ, tôn lên vóc dáng khoẻ khoắn của phái mạnh.

Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng dòng chảy thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, là văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Empty

Hoa SaLa: “Kinh Bắc - nét đẹp trường tồn”

Chiếc áo tứ thân bao gồm: Khăn mỏ quạ, áo yếm, váy đụp, nón quai thao, áo tứ thân, guốc mộc. Từ những nguyên liệu tưởng chừng như bỏ đi: vỏ lon, áo mưa, bao tải,... đã mang đến vẻ đẹp của bộ trang phục tứ thân mang tên “Kinh Bắc - nét đẹp trường tồn”.

Bên cạnh đó, bộ trang phục nam với mô hình 9 con rồng trong trang phục được tượng trưng cho hình ảnh 9 rồng phun nước tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa khi Ngài vừa đản sinh.

Những bộ trang phục của lớp hoa Sala muốn truyền tải thông điệp rằng hãy yêu thương và bảo vệ môi trường; hãy sống với lòng biết ơn, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Empty

Mai Chiếu Thủy: Bước chân thời gian

Nói đến trang phục truyền thống của người dân Việt, đặc biệt là người Kinh Bắc, thì không thể thiếu chiếc áo tứ thân.

Bộ trang phục nữ được thiết kế chủ yếu từ vải vụn, bìa carton,...; với chiếc nón quai thao đặc trưng của trang phục áo tứ thân. Còn trang phục nam giới được tái chế từ bao tải, chúng con vẽ lên đó những hình ảnh quen thuộc của văn hóa Việt Nam như cây đa, cổng làng, bến nước.

Tên gọi tứ thân mang hàm ý tứ thân phụ mẫu, nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội. Chính bởi lẽ đó, lớp Mai Chiếu Thủy đã thiết kế những bộ trang phục này với mong muốn nhắc nhở chính bản thân và người mặc nhớ ơn thế hệ trước, kính trọng, biết ơn ông bà cha mẹ để tiếp nối truyền thống văn hoá tốt đẹp dân tộc.

Empty

Dạ Yến Thảo: Trang phục Lạc Long Quân - Âu Cơ

Từ thuở hồng hoang, truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở ra trăm người con đã giải thích nguồn gốc dân tộc Việt. Bộ trang phục của Dạ Yến Thảo được thiết kế theo kiểu mẫu truyền thống kết hợp với những cách tân mới mẻ, với gam màu chủ đạo đỏ và vàng, tạo nên sự uy nghi, cao quý của cha Rồng mẹ Tiên.

Với trang phục cha Lạc Long Quân, họa tiết trống đồng ở giữa ngực được chúng con thêu tay chi tiết và tỉ mỉ trên phần áo làm bằng bao tải. Phần khố và áo choàng được trang trí bằng chim lạc biểu trưng cho những ước mơ bay cao, bay xa của những người con đất Việt, là một biểu tượng gắn liền với hàng nghìn năm lịch sử Việt Nam.

Còn với mẹ Âu Cơ, điểm nhấn của bộ trang phục là đôi cánh tiên được các bạn khóa sinh thiết kế từ bìa cát tông làm khung, xốp mềm và lon nước ngọt làm lông vũ uốn lượn thành những đường cong tinh tế, mềm mại dịu dàng - là đức tính chung của những người mẹ Việt từ ngàn đời nay.

Từ các nguyên liệu rất khác nhau nhưng khi kết hợp, chúng lại tạo ra một tác phẩm hòa hợp, đẹp mắt và rất ý nghĩa. Đó cũng chính là thông điệp mà Dạ Yến Thảo muốn truyền tải rằng tất cả dân tộc Việt Nam đều cùng chung dòng máu, đều là những người con của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên sẽ cùng nhau yêu thương, quan tâm và đoàn kết.

Empty

Thu Hải Đường: Trang phục dân tộc H’mông

Muốn hiểu rõ về một nền văn hoá thì phải bước vào nền văn hoá đó và tìm hiểu. Vậy nên chúng ta hãy “Cùng bước qua ranh giới của dòng chảy văn hoá” để hòa mình vào bản sắc văn hoá dân tộc H’Mông được tái hiện qua 2 trang phục của lớp Thu Hải Đường.

Những hoạ tiết có tuổi đời đến 35 năm và kết hợp với các trang sức, phụ kiện được tái chế từ giấy và vỏ chai. Chỉ với 4 màu chủ đạo: Xanh, Đỏ, Vàng và Trắng mà hoạ tiết của trang phục đã tỏa ra muôn màu sắc, tạo cảm giác trầm ấm. Những nét vẽ uyển chuyển, đường cắt tinh tế kết hợp với sự đoàn kết và tinh thần đồng đội, lớp Thu Hải Đường đã mang đến 2 bộ trang phục nhằm tôn vinh dân tộc H’Mông cũng như tự hào về những văn hoá lịch sử hào hùng được hình thành từ xa xưa.

Bộ trang phục có tên Nét đẹp H’Mông sử dụng các đồ cũ được thu gom như: chai nhựa, túi nilon, bao tải. Lớp Thu Hải Đường muốn mang đến thông điệp “ Hãy bảo vệ môi trường cho chính chúng ta và cho thế hệ mai”và tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc được hình thành từ xa xưa giúp đất nước ngày càng phát triển tốt đẹp.

Empty

Osaka: "Long Phụng Liên Hoa"

Lớp Osaka đã tái hiện lại bộ y phục thời Trần mang tên "Long Phụng Liên Hoa". Nhà Trần là một triều đại hưng thịnh và phát triển về kinh tế.Bên cạnh đó, nhà Trần còn là một triều đại cực kỳ coi trọng Phật giáo và được thể hiện qua hình ảnh bánh xe chuyển pháp luân trên mũ miện của đức vua.

Đó là sự luân chuyển không ngừng của Phật Pháp; mà tiêu biểu nhất ở thời Trần, đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập dòng tiền Trúc Lâm Yên Tử và mang giáo Pháp hoằng truyền muôn nơi.

Thông qua bộ y phục "Long Phụng Liên Hoa", lớp Osaka mong muốn khuyến khích các bạn khoá sinh tái chế rác thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sáng tạo ra những bộ quần áo từ các vật liệu như vải vụn, bao bì, các chai lọ đã qua sử dụng. Đồng thời, chúng con mong muốn các bạn luôn nhớ về cội nguồn của mình vì một đất nước không thể tồn tại nếu thế hệ trẻ không nhớ về lịch sử dân tộc.

Empty

Trạng Nguyên: "Quan họ - nét đẹp dân ca Kinh Bắc"

Bằng việc sử dụng những nguyên liệu đã qua sử dụng như: bao bì, nilon, bìa, vải vụn, giấy... các bạn khóa sinh đã hoàn thành bộ trang phục quan họ - nét đẹp dân ca Kinh Bắc của nhóm mình với những ý nghĩa đặc biệt.

Qua những bộ trang phục này, các bạn mong muốn các bạn trẻ nhớ về cội nguồn biết ơn và đền ơn. Ngoài ra, tuổi trẻ cũng cần phải gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc nước nhà đồng thời lan tỏa tới bạn bè năm châu quốc tế.

Empty

Nha Đam: “Nét đẹp truyền thống của trang phục quan họ Việt Nam”

Lớp Nha Đam mang đến bộ trang phục quan họ mang tên: “Nét đẹp truyền thống của trang phục quan họ Việt Nam”.

Qua hình ảnh chiếc áo mớ 3 mớ 7 đã khiến người con gái trở nên duyên dáng, thướt tha. Lại càng đặc biệt hơn khi bộ trang phục này được làm nên từ những mảnh vải thừa, vải vụn.

Đối với bộ trang phục áo dài của liền anh được tái chế từ vải cũ nhưng rất hài hoà, thanh tao. Khăn xếp tạo hình đơn giản từ bìa cát tông và vải vụn; mang ý nghĩa biểu tượng cho người quân tử.

Trang phục quan họ từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sư Phụ Thái Minh đã chỉ dạy tuổi trẻ chúng con phải luôn nhớ về cội nguồn của mình, giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, luôn sống trong tâm niệm biết ơn và đền ơn góp phần đắp xây cuộc đời tươi đẹp.

Vâng lời Sư Phụ, các bạn khóa sinh dù có học hỏi tiếp thu bao nhiêu điều mới lạ nhưng vẫn sẽ luôn yêu quý, phát triển những giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc. Đặc biệt là sáng tạo tái chế những nguyên liệu thừa khó phân huỷ thành những sản phẩm ý nghĩa, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường sống xinh tươi.

Empty

Ban Tây Bắc: Back to the Nature - Trở về cội nguồn

Bộ trang phục “Back to the Nature” (mang nghĩa “Trở về cội nguồn”) lấy nguồn cảm hứng từ hình ảnh đôi Long Phượng quyền uy, cao quý. Các bạn khóa sinh vừa mong muốn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, vừa tôn vinh lên bản sắc hào hùng của dân tộc Việt Nam bởi những chiếc áo dài đang được xuất hiện trên sân khấu.

Bộ áo dài nữ mang nguồn cảm hứng từ một trong bốn linh thú của Việt Nam: Phượng Hoàng - được mệnh danh là loài chim thần với đôi cánh bay lượn như đang hòa mình vào điệu múa của vũ trụ.

Tiếp theo đó là bộ áo dài Nam được lấy ý tưởng từ dòng giống rồng tiên, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp, tính nhân văn, tinh thần cao thượng, sức mạnh và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam.

Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Empty

Mimosa: “Bạch Sóng Kỳ Đằng” - “Nhất Liên Chi Sa”

Bộ trang phục đầu tiên của lớp Mimosa có tên gọi “Bạch Sóng Kỳ Đằng”, tái hiện những cơn sóng cuộn trào trên sông Bạch Đằng. Từ những vật liệu vô cùng đơn giản như bao bố, bìa carton, vải vụn, lớp Mimosa mong muốn tái hiện lại chiến thắng hào hùng của dân tộc - là chiến thắng quân Nam Hán nổi tiếng trên sông Bạch Đằng.

Qua bộ trang phục này, lớp Mimosa muốn khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong lòng các bạn trẻ, và nhắc nhớ về công ơn của ông cha xuyên suốt chiều dài lịch sử.

Từ xưa cho đến ngàn đời sau, Phật Pháp luôn đồng hành cùng dân tộc, và hình ảnh mái chùa cũng rất gần gũi với người Việt Nam. Vì vậy, lớp Mimosa đã tạo nên bộ trang phục mang tên “Nhất Liên Chi Sa”, lấy ý tưởng từ chùa Một Cột.

Qua hai bộ trang phục được làm từ những vật liệu tái chế này, nhóm Mimosa muốn truyền tải thông điệp: Tuổi trẻ hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc Việt thông qua việc rèn luyện đạo đức và trí tuệ.

Empty

Cẩm Tú Cầu: “Hòa nhập thời đại” - “Lan tỏa đặc sản” - “Phát triển kinh tế”

Áo bà ba - trang phục truyền thống của người dân miền Tây Nam Bộ chính là chủ đề được lớp Cẩm Tú Cầu mang đến. Thông qua trang phục này, các bạn khóa sinh muốn lan tỏa tinh thần tuổi trẻ nhớ về cội nguồn, bản sắc dân tộc, phát triển đất nước.

Bộ bà ba mang tên: “Hòa nhập thời đại”. Ý tưởng từ hình ảnh chiếc khăn rằn người miền Tây làm nên chiếc tà váy hòa nhập, cách tân với thời đại mới, tô điểm thêm những chiếc nơ đỏ làm từ dây ruy băng để chiếc váy trở nên nổi bật hơn nhưng vẫn giữ nét bản sắc của dân tộc.

Empty

Bộ trang phục thứ hai mang tên: “Lan tỏa đặc sản”. với chất liệu làm nên bộ áo bà ba này chủ yếu từ bao tải. Điểm nhấn của Trang phục này lấy từ hình ảnh Bánh pía - một món ăn đặc sản vô cùng nổi tiếng ở miền Tây.

Với mong muốn mang đặc sản vùng miền nói chung, đặc sản miền Tây nói riêng được biết đến rộng rãi bạn bè quốc tế hơn nữa.

Empty

Trang phục cuối cùng mà các bạn mang đến trong buổi trình diễn mang tên “Phát triển kinh tế”. Điểm nhấn của trang phục là chiếc thuyền làm từ xốp và bìa cát tông được trang trí thêm họa tiết cây bèo tây. Lấy ý tưởng từ sự giao thương buôn bán trên những dòng sông, một bản sắc văn hóa vô cùng đặc biệt của người dân miền Tây như chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ, Cái Bè - Tiền Giang; Long Xuyên - An Giang, v.v.

Empty

Dù thời đại kinh tế phát triển, nhưng những bản sắc dân tộc từ xa xưa vẫn luôn được giữ lại qua hình ảnh chiếc áo bà ba giao thương mua bán trên những con thuyền ấy.

Tùng Bách Xanh “: "Sông nước Cửu Long - Hoa sen Đồng Tháp"

Với những họa tiết cuộn sóng trải dài bảo bọc quanh vai và phần thân của trang phục nam, bộ trang phục “Sông nước Cửu Long” không chỉ mang theo hơi thở địa lý vùng miền mà còn làm sống dậy cả nét anh hùng rắn rỏi của dân tộc ta.

Cùng với đó, phần thân trước của bộ trang phục nữ “Hoa sen Đồng Tháp” được giữ nguyên với hai vạt buông và đường thắt eo duyên dáng. Bộ trang phục mang dấu ấn của thời đại hội nhập và ẩn khuất trong đó cũng là những vệt sóng của lịch sử thăng trầm mà hiên ngang thời đại trước. Điểm nhấn của bộ trang phục hẳn phải là bông hoa sen nở rộ phía sau lưng của bộ trang phục. Hoa sen muôn đời nay vẫn vậy, vẫn bao dung hồn dân tộc, vẫn nâng niu nét giản dị vượt thời gian của người con gái miền đồng bằng Sông Cửu Long.

Bộ trang phục đã mang cả dòng chảy thời gian lịch sử và cả quá trình cách tân tiên tiến đến với Khóa tu mùa hè. Tuy vậy, thế hệ trẻ vẫn luôn thấm nhuần tư tưởng "Hoà nhập nhưng không hoà tan" - " Kế thừa và phát huy những nét đẹp văn hoá nguyên bản". Đó là ý nghĩa quan trọng nhất Tùng Bách Xanh mong muốn truyền tải.

Empty

----

Các bạn ấy thật sáng tạo phải không? Hãy cũng bình luận cảm xúc khi theo dõi các bộ trang phục trên dưới đây nhé!

Bài liên quan
Xem thêm

Đằng sau những điều tuyệt vời tại khóa tu mùa hè là…

Hoạt động khóa tu🞄 06/8/2023

Đằng sau những bữa ăn ngon, giấc ngủ an lành và những giờ sinh hoạt bổ ích của các bạn khóa sinh là…

Hoạt động khóa tu 🞄 06/8/2023

Đằng sau những bữa ăn ngon, giấc ngủ an lành và những giờ sinh hoạt bổ ích của các bạn khóa sinh là…

Đài truyền hình VTV1 đưa tin về “Hành trình con khôn lớn” tại khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng

Hoạt động khóa tu🞄 03/8/2023

Đài truyền hình VTV1 đưa tin về “Hành trình con khôn lớn” tại khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng

Hoạt động khóa tu 🞄 03/8/2023

Đài truyền hình VTV1 đưa tin về “Hành trình con khôn lớn” tại khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng

Độc lạ: Gần 50 bộ trang phục thời trang tái chế với chủ đề 'Hòa bình thế giới'

Hoạt động khóa tu🞄 29/7/2023

Từ bìa carton, vải vụn, vỏ lon,... các bạn khóa sinh khóa tu mùa hè lần 04 năm 2023 đã tạo nên những bộ trang phục độc đáo có 1-0-2tr

Hoạt động khóa tu 🞄 29/7/2023

Từ bìa carton, vải vụn, vỏ lon,... các bạn khóa sinh khóa tu mùa hè lần 04 năm 2023 đã tạo nên những bộ trang phục độc đáo có 1-0-2tr

Tri ân các anh hùng liệt sĩ - khóa sinh Khóa tu mùa hè dọn dẹp Nghĩa trang liệt sỹ phường Thanh Sơn, Uông Bí

Tin tức🞄 27/7/2023

Các bạn khóa sinh Khóa tu mùa hè lần 4 năm 2023 đã thực hành tâm biết ơn qua hoat động dọn dẹp Nghĩa trang liệt sỹ phường Thanh Sơn, Uông Bí.

Tin tức 🞄 27/7/2023

Các bạn khóa sinh Khóa tu mùa hè lần 4 năm 2023 đã thực hành tâm biết ơn qua hoat động dọn dẹp Nghĩa trang liệt sỹ phường Thanh Sơn, Uông Bí.

15 năm những chuyện chưa kể: Khóa tu mùa hè - thước phim tươi đẹp nhất của tuổi trẻ!

Bài viết🞄 23/7/2023

Thời gian dần trôi với nhiều điều đổi thay, nhưng khi nhắc về những khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng, chính là nhắc về những ký ức của tuổi thanh xuân đẹp đẽ

Bài viết 🞄 23/7/2023

Thời gian dần trôi với nhiều điều đổi thay, nhưng khi nhắc về những khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng, chính là nhắc về những ký ức của tuổi thanh xuân đẹp đẽ

Bế mạc khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng 2023 và hành trình 15 năm nhìn lại

Hoạt động khóa tu🞄 22/7/2023

Mời quý phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Hoạt động khóa tu 🞄 22/7/2023

Mời quý phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Đặt bát - Truyền thống ba đời của chư Phật | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023

Videos🞄 22/7/2023

Đặt bát - Truyền thống ba đời của chư Phật | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023

Videos 🞄 22/7/2023

Đặt bát - Truyền thống ba đời của chư Phật | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023

Bảo vệ môi trường - Thời trang tái chế hướng đến hòa bình thế giới | Thắp sáng trí tuệ

Hoạt động khóa tu🞄 21/7/2023

Bảo vệ môi trường - Thời trang tái chế hướng đến hòa bình thế giới | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023, ngày 21/7/2023

Hoạt động khóa tu 🞄 21/7/2023

Bảo vệ môi trường - Thời trang tái chế hướng đến hòa bình thế giới | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023, ngày 21/7/2023

Pháp thoại: Món quà vô giá | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023

Hoạt động khóa tu🞄 21/7/2023

Pháp thoại: Món quà vô giá | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023, ngày 21/7/2023. Mời quý phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Hoạt động khóa tu 🞄 21/7/2023

Pháp thoại: Món quà vô giá | Thắp sáng trí tuệ - Khóa tu mùa hè lần 4 - 2023, ngày 21/7/2023. Mời quý phật tử và các bạn cùng theo dõi video.

Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng - Nơi thắp sáng trí tuệ

Hoạt động khóa tu🞄 20/7/2023

Khóa tu mùa hè đã thắp sáng trí tuệ cho thế hệ trẻ như thế nào? | Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng năm 2023

Hoạt động khóa tu 🞄 20/7/2023

Khóa tu mùa hè đã thắp sáng trí tuệ cho thế hệ trẻ như thế nào? | Khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng năm 2023

Đã có công thức sườn non chay chua ngọt: Món ăn khiến hàng vạn khóa sinh Khóa tu mùa hè “truy tìm”

Bài viết🞄 20/7/2023

Khi tham gia khóa tu mùa hè, món chà bông rắc vừng (mà các bạn khóa sinh hay gọi là sườn non chua ngọt) đã lọt “TOP những món ăn được khóa sinh yêu thích nhất”.

Bài viết 🞄 20/7/2023

Khi tham gia khóa tu mùa hè, món chà bông rắc vừng (mà các bạn khóa sinh hay gọi là sườn non chua ngọt) đã lọt “TOP những món ăn được khóa sinh yêu thích nhất”.

An nhiên thiền thư thái - Thắp sáng trí tuệ

Hoạt động khóa tu🞄 19/7/2023

Những khoảnh khắc thật đáng trân quý giúp mỗi bạn trẻ có thời gian để thấy rõ về mình, thắp lên ánh sáng trí tuệ, tư duy thông suốt.

Hoạt động khóa tu 🞄 19/7/2023

Những khoảnh khắc thật đáng trân quý giúp mỗi bạn trẻ có thời gian để thấy rõ về mình, thắp lên ánh sáng trí tuệ, tư duy thông suốt.

Kỷ niệm khó quên tại khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng 'Kết bạn bốn phương' 2023

Hoạt động khóa tu🞄 19/7/2023

Cùng ngồi lại đây và kể cho nhau nghe những kỷ niệm khó quên của gần 6000 bạn khóa sinh và tình nguyện viên tại khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng lần 2 năm 2023.

Hoạt động khóa tu 🞄 19/7/2023

Cùng ngồi lại đây và kể cho nhau nghe những kỷ niệm khó quên của gần 6000 bạn khóa sinh và tình nguyện viên tại khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng lần 2 năm 2023.