trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Chương trình tu tập theo ba tháng an cư kiết hạ của chư Tăng

A. Hướng Dẫn

Chương trình dành cho các đạo tràng tổ chức tu tập theo ba tháng an cư kiết hạ của chư Tăng.

I. Kinh Tụng Và Phân Chia Thời Gian Tụng

1. Khai Đàn: Tụng theo chương trình.

2. Tu Tập Hàng Ngày: Các loại kinh:
Sám Hồng Danh: 7 ngày.
Lương Hoàng Bảo Sám: tụng 40 ngày (Các chương ngắn, có thể tụng một buổi từ hai đến 3 chương; các chương dài có thể chia nhỏ, để tụng từ hai đến ba buổi).
– Kinh Quán Âm Quảng Trần: tụng 7 ngày.
– Kinh Pháp Hoa: tụng 28 ngày, mỗi ngày tụng một phẩm.
– Kinh Địa Tạng: 6 ngày, một ngày tụng từ hai đến ba phẩm, tùy theo phẩm dài hoặc ngắn.
Kinh Vu Lan: 3 ngày.

3. Kết Đàn: tụng theo chương trình.
Lưu ý: Các trường hợp không có thời gian tu tập theo cả chương trình hết ba tháng, thì nên cố gắng tu vào ngày nghỉ trong tuần. Mỗi bộ kinh đọc một lần hoặc những bộ kinh dài đọc một vài phần.

II. Hình Thức Tu Tập:

1. Khai Đàn:
- Khai đàn tại đạo tràng:
+ Địa điểm: gia đình Phật tử.
+ Thành phần tham gia: Ban cán sự đạo tràng, các Phật tử (tùy duyên).
+ Đồ lễ: Cơm chay, thí thực
- Khai đàn tại các nhóm tu tập:
+ Địa điểm: gia đình Phật tử.
+ Thành phần tham gia: tất cả Phật tử trong nhóm.
+ Đồ lễ: Cơm chay, thí thực
- Khai đàn cá nhân tu tập: (trường hợp chưa vào đạo tràng)
+ Địa điểm: gia đình Phật tử.
+ Thành phần tham gia: cá nhân Phật tử
+ Đồ lễ: Cơm chay, thí thực

2. Tu Tập Hàng Ngày
- Các buổi tụng kinh, sắp lễ ba bát cơm trắng (bát nhỏ) và ba cốc nước chè.
- Các bài kinh đảnh lễ Phật sám hối (Sám Hồng Danh,...) thì cúng cơm sau khi đảnh lễ hết danh hiệu Phật.
- Khi tu tập hết một bộ kinh, chuyển sang kinh mới, không cần khai đàn, mà chỉ bạch lễ tụng kinh theo hướng dẫn trong văn khấn.
- Không cần phải tụng hết bộ kinh, mới thay đổi địa điểm tụng kinh.
- Khi di chuyển sang địa chỉ khác tu tập, tùy duyên của chủ nhà: nếu muốn làm cơm chay và thí thực để cúng, thì sắm lễ cúng; nếu không đủ duyên để sắm lễ, thì chỉ sắp lễ cúng là ba bát cơm và ba chén nước.
Lưu ý khi tụng kinh: Trong bộ kinh nào ghi là: "Đệ tử con tên là..." thì quý đạo hữu chỉ đọc "đệ tử con" bỏ hai từ "tên là" và không đọc họ tên của mình. Ví dụ: Văn kinh: "Đệ tử con tên là... thành tâm xin sám hối", thì quý đạo hữu đọc là: Đệ tử con thành tâm xin sám hối.

3. Kết Đàn: 
– Kết đàn tại đạo tràng
– Kết đàn tại các nhóm.

III. Tâm Linh:
– Thỉnh mời và cúng dường:

+ Các đàn lễ đều thỉnh mời: Chư Hộ Pháp, chư Thiên, chư Thần linh ủng hộ pháp hội. Các Phật tử tham dự, tùy duyên phát tâm cúng dường Tam Bảo hồi hướng (có hoặc không; hoặc ít, hoặc nhiều)
+ Các đàn lễ tụng kinh mời hương linh: gia tiên, oan gia trái chủ của cả gia đình, của các Phật tử tham gia pháp hội.
+ Các Phật tử tùy duyên đặt tịnh tài cúng dường để hồi hướng cho các hương linh có duyên với mình, để các hương linh có phúc lành thọ thực, nghe kinh (có hoặc không; hoặc ít, hoặc nhiều). Tịnh tài phát nguyện cúng dường hồi hướng để riêng thành hai phần:
(1) chư Hộ Pháp, chư Thiên, chư Thần;
(2) hương linh….
+ Sau khi di chuyển địa điểm tụng kinh, thì chuyển số tịnh tài đó về đạo tràng. Đạo tràng để bạch lễ cúng dường vào buổi kết đàn tại chùa (thời gian chuyển: tùy họp bàn của đạo tràng).
– Hồi hướng: đọc tên hồi hướng cho các gia đình nặng nghiệp (đạo tràng, nhóm tự đề xuất).

IV. Hướng Dẫn Kết Hợp Nghi Thức Của Chương Trình Với Từng Bài Kinh, Sám

1. Sám Hồng Danh
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (Sám kinh).
+ Mười hạnh Phổ Hiền (Sám kinh).
+ Cúng cơm (chương trình).
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (chương trình).

2. Lương Hoàng Bảo Sám
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, bạch Phật: theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật: Tại sám kinh. Thực hành nghi thức đảnh lễ Phật tại phần sau chú đại bi, khoảng trang 44. Nội dung: Đại từ, đại bi mẫn chúng sinh... Di Lặc Tôn Phật.
+ Cúng cơm.
+ Kệ khai Kinh.
+ Đầu quyển (nếu là Việt dịch thì tụng, nếu là âm Hán Việt, thì không tụng, vì tụng không hiểu).
+ Chương (mỗi khóa lễ, tụng một chương).
+ Cuối quyển (nếu là Việt dịch thì tụng, nếu là âm Hán Việt, thì không tụng, mà tụng luôn vào chương).
+ Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân (thay kinh Bát Nhã vì âm Hán Việt nên tụng không hiểu).
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy theo chương trình.

3. Kinh Quán Âm Quảng Trần
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Tán Phật, tán Pháp, lễ hạnh nguyện Đức Quán Thế Âm, Nguyện cho chúng con (theo kinh)
+ Cúng cơm (theo chương trình)
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (theo chương trình)

4. Kinh Pháp Hoa.
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, bạch Phật theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (tại phần đầu: nghi thức sám hối):
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô thập phương hư không giới nhất thiết Chư Phật. (1 chuông. 1 lễ)
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô thập phương hư không giới nhất thiết Tôn Pháp. (1 chuông. 1 lễ)
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô thập phương hư không giới nhất thiết Hiền Thánh Tăng. (1 chuông. 1 lễ)
+ Cúng cơm (theo chương trình)
+ Bài khai kinh, bài ca ngợi kinh (theo kinh).
+ Quyển, phẩm (theo kinh).
+ Phần cuối của quyển (nhất hoặc nhì hoặc ba...).
Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân (thay kinh Bát Nhã vì âm Hán Việt nên tụng không hiểu).
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy theo chương trình.

5. Kinh Địa Tạng
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (Kinh)
+ Cúng cơm (chương trình)
+ Tán pháp (Kinh (bỏ phần văn phát nguyện))
+ Thân kinh... Mười Hạnh Phổ Hiền.
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (chương trình).

6. Kinh Vu Lan
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (Kinh)
+ Cúng cơm (chương trình)
+ Tán pháp (Kinh (bỏ phần tán lư hương và thần chú))
+ Thân kinh... Mười Hạnh Phổ Hiền.. Phát nguyện Bồ Đề.
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (chương trình).

V. Lợi Ích Của Việc Tu Tập Theo an Cư Kiết Hạ Của Chư Tăng:

– Học tập, gieo duyên công đức an cư kiết hạ của chư Tăng: Chư Tăng ba tháng an cư thực hành pháp lục hòa, trau dồi giới đức, học và luận bàn thánh giáo của Đức Phật, nên Phật tử cùng nhau tu tập sám hối tụng kinh, sách tấn nhau tu học giới pháp để khai mở trí tuệ, tăng trưởng công đức, đó chính là thân cận Phật, thân cận Pháp, thân cận Tăng. Đây là nhân lành, khiến nhiều đời nhiều kiếp sau chúng ta được thân cận Tam Bảo tu hành cho tới ngày thành Phật.
– Từ công đức của sự tu tập, giữ giới, học Pháp hồi hướng khiến các chúng sinh trong cõi vô hình nghe kinh dễ được giác ngộ siêu thoát, từ đó đem đến lợi ích cho gia đình.
– Tăng trưởng công đức Bồ Đề: lợi ích chúng sinh.

B. Nghi Thức Tu Tập

– Có 7 nghi thức (Phật tử ấn vào tên nghi thức để vào bài cần tụng):
Nghi thức khai đàn của đạo tràng
Nghi thức khai đàn của nhóm
Nghi thức khai đàn tại nhà
Nghi thức tụng kinh hàng ngày các nhóm trong đạo tràng
Nghi thức tụng kinh hàng ngày (tu tại nhà)
Nghi thức kết đàn của đạo tràng (sẽ có sau)
Nghi thức kết đàn của nhóm (sẽ có sau)

C. Tu Tập Kết Hợp Với Bài Số 8 Hoặc Chương Trình Khác

I. Tu Kết Hợp Với Bài Số 8
- Trường hợp có thời gian: tu tập hai thời, một thời bài 8 và một thời chương trình này.
- Trường hợp không có thời gian: thì dừng bài số 8 và tu tập theo chương trình này. Sau khi kết thúc chương trình này, thì tiếp tục tu tập theo bài số 8.
- Khấn bạch với các hương linh tại nhà về việc cúng dường và hồi hướng công đức tu tập tại nhóm cho các hương linh.

II. Tu Tập Kết Hợp Với Các Chương Trình Khác
1. Nặng Nghiệp (điên, Ung Thư, Trầm Cảm,...):
- Nếu đang tu tập ngày hai thời, thì tu tập một thời chương trình này, một thời chương trình bài 8 và bỏ một chương trình đã hướng dẫn. Sau khi kết đàn chương trình này, thì tiếp tục tu tập như hướng dẫn từ trước.
- Nếu đang tu ngày ba hoặc bốn thời, thì tùy duyên thay thế một thời bằng chương trình này (giữ nguyên chương trình số 8). Sau khi kết đàn chương trình này, thì tiếp tục tu tập như hướng dẫn từ trước.
2. Mang Thai:
- Nếu ngày một thời thì thay bằng chương trình này.

- Nếu ngày hai thời thì một thời chương trình này, một thời chương trình đã được hướng dẫn hoặc một thời chương trình này và hồi hướng.
3. Trong Tuần Thất 49 Ngày Của Người Mới Mất:

- Nếu ngày một thời thì thay bằng chương trình này.
- Nếu ngày hai thời thì một thời chương trình này, một thời tuần thất hoặc một thời chương trình này và cúng cơm cho hương linh.
4. Các Trường Hợp Khác, Cũng Tùy Duyên Áp Dụng Như Trên

Bài liên quan