Ta từng nghe lời tạc như vầy:
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ,
Xá Vệ thành Kỳ thụ viên trung,
Mục Liên mới đặng Lục thông,
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
Công dưỡng dục thâm ân dốc trả,
Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,
Làm con hiếu hạnh vi tiên,
Bèn dùng tuệ nhãn dưới trên kiếm tầm. (1 chuông)
Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỷ,
Không uống ăn tiều tụy hình hài,
Mục Liên thấy vậy bi ai!
Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu,
Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu,
Thấy cơm, mẹ rất lo âu,
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn. (1 chuông)
Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt,
Sợ chúng ma cướp giật của bà,
Cơm đưa chưa đến miệng đà,
Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu. (1 chuông)
Thấy như vậy âu sầu thê thảm,
Mục Kiền Liên bi cảm xót thương,
Mau mau về tới giảng đường,
Bạch cùng Sư Phụ tìm phương giải nàn.
Phật mới bảo rõ ràng căn cội:
Rằng mẹ Ông gốc tội rất sâu,
Dầu Ông thần lực nhiệm mầu,
Một mình không thể ai cầu được đâu. (1 chuông)
Lòng hiếu thảo của Ông dầu lớn,
Tiếng vang đồn thấu đến cửu Thiên,
Cùng là các bậc Thần kỳ,
Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên vương.
Cộng ba cõi sáu phương tụ tập,
Cũng không phương cứu tế mẹ ngươi,
Muốn cho cứu được mạng người,
Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng. (1 chuông)
Pháp cứu tế Ta toan giảng nói,
Cho mọi người thoát khỏi ách nàn.
Bèn kêu Mục thị đến gần,
Truyền cho diệu Pháp ân cần thiết thi.
Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ,
Mười phương Tăng đều dự lễ này,
Phải toan sắm sửa chớ chầy,
Thức ăn trăm món, trái cây năm màu. (1 chuông)
Lại phải sắm giường nằm nệm lót,
Cùng thau, bồn, đèn, đuốc, nhang, dầu,
Món ăn tinh sạch báu mầu,
Ðựng trong bình bát vọng cầu kính dâng.
Chư Ðại đức mười phương thọ thực,
Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng,
Lại thêm cha mẹ hiện tiền,
Ðặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn. (1 chuông)
Vì ngày ấy Thánh Tăng đầy đủ,
Dầu ở đâu cũng tụ hội về,
Như người thiền định sơn khê,
Tránh điều phiền não chăm về Thiền-na.
Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả,
Công tu hành nguyện thỏa vô sanh.
Hoặc người thọ hạ kinh hành,
Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng. (1 chuông)
Hoặc người được Lục thông tấn phát,
Và những hàng Duyên-giác, Thanh-văn,
Hoặc chư Bồ-tát mười phương,
Hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh,
Ðều trì giới rất thanh, rất tịnh,
Ðạo đức dày chánh định chân tâm.
Tất cả các bậc Thánh, phàm,
Ðồng lòng thọ lãnh bát cơm Lục hòa.
Người nào có sắm ra vật thực,
Ðặng cúng dường Tự tứ Tăng thời,
Hiện tiền phụ mẫu của người,
Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn. (1 chuông)
Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi,
Cảnh thanh nhàn hưởng thọ tự nhiên,
Như còn cha mẹ hiện tiền,
Nhờ đó cũng được bách niên thọ trường;
Như cha mẹ bảy đời quá vãng,
Sẽ hóa sinh về cõi Thiên cung.
Người thời tuấn tú hình dung,
Hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân. (1 chuông)
Phật dạy bảo mười phương Tăng chúng,
Phải tuân theo thể thức sau này:
Trước khi thọ thực đàn chay,
Phải cầu chú nguyện cho người tín gia.
Cầu thất thế mẹ cha thí chủ,
Ðịnh tâm thần quán đủ đừng quên,
Cho xong định ý hành thiền,
Mới dùng phẩm vật đàn tiền hiến dâng. (1 chuông)
Khi thọ dụng, nên an vật thực,
Trước Phật đài hoặc tự tháp trung.
Chư Tăng chú nguyện viên dung,
Sau rồi tự tiện thọ dùng bữa trưa. (1 chuông)
Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt,
Mục Liên cùng Bồ-tát chư Tăng,
Ðồng nhau tỏ dạ vui mừng,
Mục Liên cũng hết khóc than rầu buồn. (1 chuông)
Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy,
Kiếp khổ về ngạ quỷ được tan,
Mục Liên bạch với Phật rằng:
Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn.
Lại cũng nhờ oai thần Tam Bảo,
Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra.
Như sau đệ tử xuất gia,
Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sanh.
Ðộ cha mẹ còn đương tại thế,
Hoặc bảy đời có thể được không? (1 chuông)
Phật rằng: Lời hỏi rất thông,
Ta vừa muốn nói, con thời hỏi theo.
Thiện nam tử, Tỳ-kheo nam nữ,
Cùng Quốc vương, Thái tử, Ðại thần,
Tam công, Tể tướng, Bá quan
Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần. (1 chuông)
Như chí muốn đền ơn cha mẹ,
Hiện tại cùng thất thế tình thâm.
Ðến Rằm tháng Bảy mỗi năm,
Sau khi kiết hạ chư Tăng tựu về,
Chính ngày ấy Phật Ðà hoan hỷ,
Phải sắm sanh bá vị cơm canh,
Ðựng trong bình bát tinh anh,
Chờ giờ Tự tứ, chúng Tăng cúng dường.
Ðặng cầu nguyện song đường trường thọ,
Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi,
Cùng cầu thất thế đồng thì,
Lìa nơi ngạ quỷ sinh về nhơn thiên. (1 chuông)
Ðặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp,
Lại xa lìa nạn khổ cực thân.
Môn sanh Phật tử ân cần,
Hạnh tu hiếu thuận phải cần phải chuyên.
Thường cầu nguyện thung huyên an hảo,
Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sinh,
Ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm,
Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền. (1 chuông)
Lễ cứu tế chí thành sắp đặt,
Ngỏ cúng dường chư Phật, chư Tăng.
Ấy là báo đáp thù ân,
Sanh thành dưỡng dục song thân buổi đầu,
Ðệ tử Phật lo âu gìn giữ,
Mới phải là Thích tử Thiền môn.
Vừa nghe dứt Pháp Lan Bồn,
Môn sanh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan.
Mục Liên với bốn ban Phật tử,
Nguyện một lòng tín sự phụng hành.
Trước là trả nghĩa sinh thành,
Sau là cứu vớt chúng sanh muôn loài.
NAM MÔ ÐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT! (3 lần. 3 chuông)
Văn kinh🞄 25/3/2023
Chúng sanh nầy thời quá khứ ở thành Vương Xá làm người bắt cá. Do tội kia nên đọa vào địa ngục chịu vô lượng khổ, tội báo địa ngục còn sót lại nên nay vị ấy phải mang cái thân nầy và tiếp tục chịu khổ.
Văn kinh 🞄 25/3/2023
Chúng sanh nầy thời quá khứ ở thành Vương Xá làm người bắt cá. Do tội kia nên đọa vào địa ngục chịu vô lượng khổ, tội báo địa ngục còn sót lại nên nay vị ấy phải mang cái thân nầy và tiếp tục chịu khổ.
Văn kinh🞄 25/3/2023
Này bạn Pa-du-na, ta đau khổ vì bà con ta. Khi ta, một bậc giữ giới bị đau buồn, làm sao bạn lại không làm trời mưa? Vì ta, dầu sanh ra trong loài phải ăn thịt bà con, từ thuở ban đầu là con cá nhỏ, ta cũng không bao giờ ăn một con cá chỉ bằng hột gạo, cũng không bao giờ đoạt mạng sống của một sanh vật khác. Với sự thật này, hãy làm cho trời mưa và giải thoát bà con ta thoát khỏi đau khổ!
Văn kinh 🞄 25/3/2023
Này bạn Pa-du-na, ta đau khổ vì bà con ta. Khi ta, một bậc giữ giới bị đau buồn, làm sao bạn lại không làm trời mưa? Vì ta, dầu sanh ra trong loài phải ăn thịt bà con, từ thuở ban đầu là con cá nhỏ, ta cũng không bao giờ ăn một con cá chỉ bằng hột gạo, cũng không bao giờ đoạt mạng sống của một sanh vật khác. Với sự thật này, hãy làm cho trời mưa và giải thoát bà con ta thoát khỏi đau khổ!
Văn kinh🞄 25/02/2023
Thợ sắt Thuần Đà, sau khi đêm đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà các món ăn thượng thị, loại cứng và loại mềm và nhiều thứ Su-ka-ra-ma-da-ve, và báo tin cho Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng".
Văn kinh 🞄 25/02/2023
Thợ sắt Thuần Đà, sau khi đêm đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà các món ăn thượng thị, loại cứng và loại mềm và nhiều thứ Su-ka-ra-ma-da-ve, và báo tin cho Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng".
Văn kinh🞄 23/02/2023
Lúc đó đại chúng buồn thương cung kính dùng bạch điệp tốt che tay đỡ Như Lai vào trong kim quan đổ đầy dầu thơm, nắp kim quan liền đóng kín lại.
Văn kinh 🞄 23/02/2023
Lúc đó đại chúng buồn thương cung kính dùng bạch điệp tốt che tay đỡ Như Lai vào trong kim quan đổ đầy dầu thơm, nắp kim quan liền đóng kín lại.
Văn kinh🞄 23/02/2023
Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Văn kinh 🞄 23/02/2023
Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Văn kinh🞄 16/02/2023
Mình bị trói muốn mở trói người, Như kẻ mù dẫn đám tối mắt. Mình khỏi trói mới mở trói người, Như kẻ sáng mắt mới dẫn đường. Hay thay Tôn giả nay tráng kiện, Mau phải xuất gia nguyện viên thành. Đem lại lợi ích cõi trời, người...
Văn kinh 🞄 16/02/2023
Mình bị trói muốn mở trói người, Như kẻ mù dẫn đám tối mắt. Mình khỏi trói mới mở trói người, Như kẻ sáng mắt mới dẫn đường. Hay thay Tôn giả nay tráng kiện, Mau phải xuất gia nguyện viên thành. Đem lại lợi ích cõi trời, người...
Văn kinh🞄 11/02/2023
Tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, tự mình bị bệnh, tự mình bị sầu, tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm, tìm cầu cái không già, không bệnh, cái bất tử, không sầu, không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Văn kinh 🞄 11/02/2023
Tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, tìm cầu cái vô sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, tự mình bị bệnh, tự mình bị sầu, tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị già, bị bệnh, bị chết, bị sầu, bị ô nhiễm, tìm cầu cái không già, không bệnh, cái bất tử, không sầu, không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Văn kinh🞄 06/01/2023
Khi Thiên chủ Ðế Thích còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc...Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Ðế Thích được địa vị Thiên chủ
Văn kinh 🞄 06/01/2023
Khi Thiên chủ Ðế Thích còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc...Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Ðế Thích được địa vị Thiên chủ
Văn kinh🞄 06/01/2023
Với mọi quan tâm, kẻ có lòng, Phải dâng lễ cúng các gia tông, Các vong linh những người thân thuộc, Cùng với chư Thiên lẫn thổ thần.
Văn kinh 🞄 06/01/2023
Với mọi quan tâm, kẻ có lòng, Phải dâng lễ cúng các gia tông, Các vong linh những người thân thuộc, Cùng với chư Thiên lẫn thổ thần.
Văn kinh🞄 21/12/2022
Đức Phật Gotama hóa ra con đường kinh hành bằng bảy loại ngọc báu chạy từ hướng Đông sang hướng Tây ở khoảng giữa của Bảo tọa chiến thắng (aparajitapallaṅka) và nơi Đức Phật nhìn cây Bồ Đề không chớp mắt.
Văn kinh 🞄 21/12/2022
Đức Phật Gotama hóa ra con đường kinh hành bằng bảy loại ngọc báu chạy từ hướng Đông sang hướng Tây ở khoảng giữa của Bảo tọa chiến thắng (aparajitapallaṅka) và nơi Đức Phật nhìn cây Bồ Đề không chớp mắt.
Văn kinh🞄 21/12/2022
Ðây là nơi chư Phật đã đoạn tận mọi dục tham của trần thế nên không ai có thể vượt qua được, dù cho đó chính là Ðế Thích (Sakka) Thiên chủ đi nữa.
Văn kinh 🞄 21/12/2022
Ðây là nơi chư Phật đã đoạn tận mọi dục tham của trần thế nên không ai có thể vượt qua được, dù cho đó chính là Ðế Thích (Sakka) Thiên chủ đi nữa.
Văn kinh🞄 21/12/2022
Sở dĩ suốt bảy ngày đêm Như Lai không rời tòa ngồi, chăm chú nhìn cây, vì bảy ngày đêm đó nhìn cây Bồ-đề, Như Lai cảm hóa bảy mươi ức chúng sinh khiến họ phát khởi đạo tâm. Suy nghĩ vắng lặng. Đất chấn động sáu cách.
Văn kinh 🞄 21/12/2022
Sở dĩ suốt bảy ngày đêm Như Lai không rời tòa ngồi, chăm chú nhìn cây, vì bảy ngày đêm đó nhìn cây Bồ-đề, Như Lai cảm hóa bảy mươi ức chúng sinh khiến họ phát khởi đạo tâm. Suy nghĩ vắng lặng. Đất chấn động sáu cách.
Văn kinh🞄 21/12/2022
Đức Phật đưa tay phải lên đầu nhổ ít sợi tóc gọi là “Xá lợi tóc” ban cho hai anh em lái buôn. Họ vô cùng hoan hỷ, cúi đầu cung kính đưa hai bàn tay đón nhận Xá lợi tóc xong, hai anh em lái buôn đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi xin phép ra đi.
Văn kinh 🞄 21/12/2022
Đức Phật đưa tay phải lên đầu nhổ ít sợi tóc gọi là “Xá lợi tóc” ban cho hai anh em lái buôn. Họ vô cùng hoan hỷ, cúi đầu cung kính đưa hai bàn tay đón nhận Xá lợi tóc xong, hai anh em lái buôn đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi xin phép ra đi.
Văn kinh🞄 20/12/2022
Này A-nan, sau khi Ta nhập Niết-bàn, các đệ tử dù nam hay nữ nhớ tới khi Phật giáng sanh, có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo, có những thần lực như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật sắp diệt độ có những lời di chúc như thế; rồi mỗi người đều nên đi đến bốn nơi đó. Sau khi lễ kính, xây dựng chùa tháp, thì sau khi thác đều được sanh về cõi trời, trừ những người đắc đạo.
Văn kinh 🞄 20/12/2022
Này A-nan, sau khi Ta nhập Niết-bàn, các đệ tử dù nam hay nữ nhớ tới khi Phật giáng sanh, có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo, có những thần lực như thế, khi Phật chuyển Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật sắp diệt độ có những lời di chúc như thế; rồi mỗi người đều nên đi đến bốn nơi đó. Sau khi lễ kính, xây dựng chùa tháp, thì sau khi thác đều được sanh về cõi trời, trừ những người đắc đạo.