Như thế này tôi nghe, một thuở đức Thế Tôn ở Tinh xá Đại Lâm nơi thành Tỳ-xá-ly. Lúc đó Bà-la-môn tên là Tỳ-lê-da Bà-la-đậu-bà-giá đang đi tìm bò lạc. Buổi sáng ông vừa mua một con bò cho sữa, còn thiếu tiền chưa trả, thì ngay chiều hôm đó, đã bị lạc mất bò! Ông đi tìm khắp nơi suốt sáu ngày không gặp.
Trên đường đi tìm bò, vị Bà-la-môn này đến Tinh xá Đại Lâm. Từ xa ông trông thấy đức Thế Tôn an tọa bên dưới một gốc cây, dung nghi thực đĩnh đạc, các căn đều thanh tịnh vì trong tâm vắng lặng, thành tựu chỉ quán thiền. Thân Thế Tôn vàng kim tỏa hào quang sáng rỡ. Khi trông thấy như vậy, vị Bà-la-môn liền đến trước đức Thế Tôn, dùng kệ thưa hỏi Phật:
Vì sao chẳng có tìm cầu
Các căn vắng lặng vào sâu cõi thiền
Một mình trong cảnh lặng yên
Mà được hạnh phúc an nhiên thế này?
Bấy giờ đức Thế Tôn nghe thưa hỏi như vậy, mới dùng kệ trả lời:
Được mất… cảnh có bất đồng
Cũng không loạn được cõi lòng Như Lai
Này Bà-la-môn có hay?
Như Lai giải thoát không ai sánh bằng
Người lo được mất lăng xăng
Thân không tự tại tâm hằng bất an.
Vị Bà-la-môn này nghe đức Phật đáp xong, lại dùng kệ trình thưa:
Phạm Chí tối thắng là đây
Nghe Tỳ-kheo nói lời này đúng thay
Nay tôi xin được giải bày
Lời chân việc thật mong Ngài nghe cho!
Sa-môn chắc chắn không lo
Đi tìm bò lạc mất cho sáu ngày!
Người đời phiền não, ai hay?
Người tu an lạc ngày ngày thảnh thơi.
Sa-môn sống khác với đời
Không trồng mè đậu hôm mai bận lòng
Không lo cỏ mọc đầy đồng
Nên an lạc sống giữa vòng thế gian!
Sa-môn có cuộc sống nhàn
Không lo nắng hạn, sợ khan nước đồng
Lá vàng lúa chết uổng công
Không sợ không tiếc trong lòng thường vui.
Sa-môn không con phải nuôi
Gả bảy con gái, chồng xuôi về trời
Con côi mẹ góa rối bời
Không có con gái, thảnh thơi ai bì.
Sa-môn không phải sầu bi
Con trai bảy đứa vô nghì ăn chơi
Nợ nần mang tiếng với đời
Không con nên mới thảnh thơi tu hành.
Sa-môn không nợ vây quanh
Không sợ chủ nợ đứng canh trước nhà!
Ba y một bát không nhà
Không lo tiền bạc thực là bình an.
Sa-môn không phải tính toan
Có nhiều chăn đệm, trướng màn thế gian
Suốt ngày bắt rệp rộn ràng
Đời tu đơn giản, thân an tâm nhàn.
Sa-môn không vướng cô nàng
Thành bà vợ dữ, tóc vàng, mắt xanh
Suốt ngày bị mắng bị hành,
Sao bằng tu sĩ an lành, thảnh thơi.
Sa-môn không bận việc đời
Sợ lo kho trống chuột chơi cả bầy
Được thua thành bại bao vây
Người tu buông xả ngày ngày an vui.
Bấy giờ đức Thế Tôn nghe vị Bà-la-môn này đã trình bày như vậy, liền dùng kệ đáp rằng:
Ta nay chắc chắn không lo
Đi tìm bò lạc mất cho sáu ngày!
Người đời phiền não, ai hay?
Người tu an lạc ngày ngày thảnh thơi.
Ta nay sống khác với đời
Không trồng mè đậu hôm mai bận lòng
Không lo cỏ mọc đầy đồng
Nên an lạc sống giữa vòng thế gian!
Ta nay có cuộc sống nhàn
Không lo nắng hạn, sợ khan nước đồng
Lá vàng lúa chết uổng công
Không sợ không tiếc trong lòng thường vui.
Ta nay không con phải nuôi
Gả bảy con gái, chồng xuôi về trời
Con côi mẹ góa rối bời
Không có con gái thảnh thơi ai bì.
Ta nay không phải sầu bi
Con trai bảy đứa vô nghì ăn chơi
Nợ nần mang tiếng với đời
Không con nên mới thảnh thơi an lành.
Ta nay không nợ vây quanh
Không sợ chủ nợ đứng canh trước nhà!
Ba y một bát không nhà
Không lo tiền bạc thực là bình an.
Ta nay không phải tính toan
Có nhiều chăn đệm trướng màn thế gian
Suốt ngày bắt rệp rộn ràng
Đời tu đơn giản thân an tâm nhàn.
Ta nay không vướng cô nàng
Thành bà vợ dữ tóc vàng mắt xanh
Suốt ngày bị mắng bị hành
Nên Như Lai sống an lành thảnh thơi.
Ta nay không bận việc đời
Sợ lo kho trống chuột chơi cả bầy
Được thua thành bại bao vây
Như Lai buông xả ngày ngày an vui.
Chúng sinh lấy khổ làm vui
Ghét thương không bỏ trôi xuôi dòng đời
Đoạn dục ân ái xa rời
Mới được an lạc thảnh thơi mỗi ngày.
Sau đó đức Thế Tôn lại dùng mọi phương tiện chỉ dạy làm lợi ích khiến cho Bà-la-môn được vui mừng hoan hỷ. Đức Phật lần lượt nói pháp bố thí, trì giới… cho đến pháp giải thoát trong chánh pháp Như Lai để tâm được vô úy.
Bà-la-môn nghe xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay bạch Phật rằng: “Kính bạch đức Thế Tôn, không biết con có được xuất gia tu học đạo trong Chánh Pháp và Luật, trở thành vị Tỳ-kheo, tu phạm hạnh hay không?”
Bấy giờ đức Thế Tôn liền từ bi hứa khả: “Ông nay được xuất gia trong Chánh Pháp và Luật, được thọ giới cụ túc, tu phạm hạnh thanh tịnh, cho đến chứng được quả A-la-hán giải thoát.”
Bấy giờ, Bà-la-môn liền xuất gia học đạo, không lâu sau chứng được quả vị A-la-hán. Vị A-la-hán này vì tự mình chứng nghiệm được niềm vui siêu việt của Niết Bàn giải thoát, nên nói kệ sau đây:
Tôi nay hạnh phúc biết bao
Pháp bậc tối thượng bước vào tiến tu
Vui xa tham ái ngục tù
Gặp Phật không phí công phu một đời.
(Nguồn: Kinh Tạp A-Hàm, Kinh 1179. Mất Bò, Hán dịch: Tống, Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la. Việt dịch: Thích Đức Thắng)
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.