(Trang 494)
Chương Thứ Ba Mươi Tám
Ngày nay đại chúng đã cùng nhau chịu khó nhọc, chịu cực khổ tu tập được vô lượng căn lành như vậy, bây giờ mỗi người lại nên suy nghĩ như thế này:
Chúng con tên... đã tu tập được bao nhiêu căn lành đều vì lợi ích cho hết thảy chúng sanh, khiến các chúng sanh hoàn toàn thanh tịnh.
Chúng con nhờ các căn lành tu tập, sám hối khiến chúng sanh trừ diệt được vô lượng khổ não ở các cảnh địa ngục, Ngạ quỷ, súc sinh, Diêm la vương v.v... Nguyện đem công đức sám hối này làm nhà cửa rộng lớn cho chúng sanh, khiến chúng sanh diệt trừ được khổ ấm, làm việc đại cứu hộ, khiến chúng sanh thoát phiền não; làm chỗ đại quy y; khiến chúng sanh xa lìa sợ hãi; làm chỗ đại chỉ thú, khiến chúng sanh được trí huệ; làm chỗ đại an ổn, khiến chúng sanh được chỗ cứu cánh an ổn; làm đuốc lớn soi sáng; khiến chúng sanh diệt trừ si
(Trang 495)
ám; làm ngọn đèn đại minh đăng, khiến chúng sanh được an trú hoàn toàn cảnh giới thanh tịnh; làm vị đại đạo sư, khiến chúng sanh vào pháp môn phương tiện, được thân trí thanh tịnh.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nhận thấy các pháp như vậy là các vị Bồ Tát Ma ha tát vì kẻ oán người thân mà tu hành, đem các căn lành đồng chung hồi hướng cho tất cả chúng sanh, đối với các chúng sanh bình đẳng, không sai khác, vào pháp quán bình đẳng, không có tư tưởng oán thân, thường đem con mắt từ ái mà ngó chúng sanh. Nếu chúng sanh ôm lòng oán giận Bồ Tát, sinh tâm ác nghịch, thì Bồ Tát là bậc thiện tri thức chịu khó điều phục tâm tánh của chúng sanh, bằng cách khéo nói pháp thâm diệu. Ví như biển cả, các thứ độc hại của chúng sanh không thể phá hoại.
Tâm Bồ Tát cũng vậy, những chúng sanh ngu si, không trí huệ, không biết báo ơn, không thể phá hoại tâm của Bồ Tát.
Những chúng sanh ấy sanh ra vô lượng ác độc cũng không thể làm động loạn đạo
(Trang 496)
tâm của Bồ Tát. Ví như mặt trời sáng chiếu khắp tất cả chúng sanh, mặt trời không vì kẻ mắt mù mà không chiếu. Đạo tâm của Bồ Tát cũng vậy, không vì người ác mà thối tâm. Bồ Tát không vì chúng sanh khó điều phục mà thối bỏ căn lành.
Bồ Tát Ma ha tát đối với các căn lành, lòng tin rất thanh tịnh, trưởng dưỡng đại bi, đem các căn lành ấy, dùng thâm tâm mà hồi hướng khắp cho hết thảy chúng sanh.
Bồ Tát không phải nói suông nơi miệng mà đối với các chúng sanh đều phát tâm hoan hỷ, tâm minh tịnh, tâm nhu nhuyến, tâm từ bi, tâm ái niệm, tâm nhiếp thủ, tâm nhiêu ích, tâm an lạc, tâm tối thắng, đem các căn lành hồi hướng cho chúng sanh.
Bồ Tát Ma ha tát phát tâm hồi hướng căn lành như vậy, chúng con nay cũng phải mong học phương pháp hồi hướng ấy, cho nên tâm niệm miệng nói lời này: Nếu chúng con có bao nhiêu công đức đều hồi hướng cho chúng sanh; khiến chúng sanh đồng được thanh tịnh thú, được thanh tịnh sinh, đầy đủ công đức, hết thảy các pháp thế gian không thể phá hoại, công đức
(Trang 497)
trí huệ vô cùng, vô tận, thân khẩu ý nghiệp hoàn toàn trang nghiêm, thường thấy chư Phật đem hết lòng tin, kiên cố lãnh thọ Chánh pháp; xa lìa các điều nghi ngờ; nhớ giữ không quên Chánh pháp, thân, khẩu, ý nghiệp thanh tịnh, tâm thường an trú nơi thiện căn thắng diệu, hằng xa lìa sự nghèo thiếu, đầy đủ thất thánh tài; tu học hết thảy các pháp Bồ Tát đã học, được các căn lành; thành tựu pháp bình đẳng được pháp giải thoát nhiệm mầu Nhất thiết chủng trí. Đối với các chúng sanh được mắt từ ái, thân căn thanh tịnh, lời nói biện tài, trí huệ sáng suốt, phát sinh các phép lành, tâm không đắm nhiễm; vào pháp thậm thâm, thâu nhiếp hết thảy chúng sanh, đồng an trú nơi cảnh vô sở trú của chư Phật.
Những điều hồi hướng đồng như mười phương Bồ Tát Ma ha tát đã hồi hướng, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không.
Nguyện xin cho chúng con tên... đồng được như sở nguyện mãn Bồ đề nguyện... tứ sinh, lục đạo, chúng sanh cũng đồng được như sở nguyện.
(Trang 498)
Lại nguyện xin chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Oai Đức Phật.
Nam mô Kiến Minh Phật.
Nam mô Thiện Hành Báo Phật.
Nam mô Thiện Hỷ Phật.
Nam mô Vô Ưu Phật.
Nam mô Bảo Minh Phật.
Nam mô Oai Nghi Phật.
Nam mô Nhạo Phước Đức Phật.
Nam mô Công Đức Hải Phật.
Nam mô Tận Tướng Phật.
Nam mô Đoạn Ma Phật.
Nam mô Tận Ma Phật.
Nam mô Quá Suy Đạo Phật.
Nam mô Bất Hoại Ý Phật.
Nam mô Thủy Vương Phật.
Nam mô Tịch Ma Phật.
Nam mô Chúng Thượng Vương Phật.
Nam mô Ái Minh Phật.
Nam mô Phước Đăng Phật.
Nam mô Bồ Đề Tướng Phật.
Nam mô Trí Âm Phật.
(Trang 499)
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam mô Bất Hưu Tức Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ khiến cho tâm hồi hướng của chúng con được thành tựu hoàn toàn.
Chúng con tên... nếu có đủ vô lượng tội đại ác nghiệp, đáng thọ vô lượng vô biên thống khổ trong đường ác, không thể thoát được, trái với tâm Bồ đề, trái với hạnh Bồ đề, trái với nguyện Bồ đề, nguyện xin mười phương chư đại Bồ Tát, hết thảy Thánh Hiền, vì từ bi tâm, không trái với bổn nguyện, giúp đỡ chúng con tên... ở trong ba đường ác kia cứu các chúng sanh làm cho các chúng sanh đều được giải thoát, thề không vì khổ mà bỏ chúng sanh.
Nguyện xin Bồ Tát gánh nặng cho chúng con, chúng con được mãn nguyện bình đẳng, độ thoát hết thảy chúng sanh, khỏi sanh lão bệnh tử, ưu bi khổ não, vô lượng ách nạn.
(Trang 500)
Nguyện khiến các chúng sanh đều được thanh tịnh, đầy đủ căn lành, rốt ráo giải thoát, xả bỏ ma quân, xa lìa bạn ác gần gũi bạn lành, chân thật quyến thuộc, thành tựu tịnh nghiệp, diệt hết các khổ, đầy đủ vô lượng hạnh nguyện của Bồ Tát, thấy Phật hoan hỷ, chứng nhất thiết trí, trở lại độ thoát hết thảy chúng sanh.
(Trang 501)
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã phát tâm hồi hướng rồi, thứ lại phải phát nguyện như thế này:
Luận ra: Các điều ác phát sinh đều do sáu căn. Vậy biết sáu căn là cội gốc của tai họa. Tuy vậy nếu biết dùng sáu căn, thì sáu căn cũng hay chiêu tập vô lượng phước nghiệp, cho nên Kinh Thắng Man dạy rằng: “Giữ gìn sáu căn, cho trong sạch thân khẩu ý”.
Căn cứ vào lẽ ấy để chứng minh sáu căn là cội gốc sinh ra các điều lành.
Vậy nên đối với sáu căn mà phát đại thệ nguyện:
Trước Hết Phát Nguyện Về Nhãn Căn (Con Mắt)
Nguyện ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng và hết thảy chúng sinh trong bốn loài sáu đường ở khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, mắt thường không thấy sắc huyễn
(Trang 502)
hoặc, dối trá, tham dục không nhàm chán; mắt không thấy sắc siểm nịnh khuất khúc ủy mỵ, không thấy sắc xanh vàng trắng đỏ v.v... mê hoặc người đời; mắt không thấy sắc có hình trạng xấu xa, sân hận đấu tranh, không thấy sắc đánh đập làm tổn hại người khác; mắt không thấy sắc làm người ngu si, không tin mà nghi ngờ ám muội; mắt không thấy sắc kiêu mạn, không khiêm tốn, không kính nhường; mắt không thấy sắc tà kiến của chín mươi sáu món ngoại đạo.
Nguyện cho hết thảy chúng sanh từ nay trở đi, mắt thường thấy sắc vắng lặng Pháp thân thường trú của mười phương chư Phật; mắt thường thấy ba mươi hai tướng tốt, tử ma kim sắc và tám mươi vẻ đẹp của chư Phật; mắt thường thấy sắc của chư Thiên, chư Tiên dâng ngọc báu, rải hoa trời cúng Phật; mắt thường thấy năm sắc hào quang trong miệng Phật tuôn ra thuyết pháp độ người; mắt thường thấy sắc Phật, phân thân tán thể cùng khắp mười phương; mắt thường thấy chư Phật phóng hào quang trên nhục kế cảm triệu người có duyên đến pháp hội; mắt thường thấy sắc của mười
(Trang 503)
phương Bồ Tát, Bích Chi, La hán, Thánh chúng; mắt thường được cùng với chúng sanh và quyến thuộc, quan sát sắc thân của Phật; mắt thường thấy chúng thiện vô giáo giả sắc; mắt thường thấy sắc thất giác tịnh hoa; mắt thường thấy sắc diệu quả giải thoát, mắt thường thấy sắc của đại chúng trong đạo tràng ngày nay hoan hỷ tán thán Phật pháp, đảnh lễ thọ trì; mắt thường thấy tứ chúng vây quanh Phật để nghe Pháp, sinh tâm khát ngưỡng; mắt thường thấy hết thảy người tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn; mắt thường thấy hết thảy các vị tịnh mạc, thiền tư, tu tập trí huệ; mắt thường thấy sắc của hết thảy chúng sanh được pháp vô sanh nhẫn, hiện tiền được thọ ký thì sinh tâm hoan hỷ; mắt thường thấy sắc bổ xứ của hết thảy các vị chứng được Kim cang huệ, đoạn trừ vô minh, u ám; mắt thường thấy hết thảy sắc mộc dục pháp lưu bất thối.
Đã phát nguyện về mắt rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:
(Trang 504)
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thiện Diệt Phật.
Nam mô Phạm Tướng Phật.
Nam mô Trí Hỷ Phật.
Nam mô Thần Tướng Phật.
Nam mô Như Chúng Vương Phật.
Nam mô Trì Địa Phật.
Nam mô Ái Nhật Phật.
Nam mô La Hầu Nguyệt Phật.
Nam mô Hoa Minh Phật.
Nam mô Dược Sư Thượng Phật.
Nam mô Trì Thế Lực Phật.
Nam mô Phước Đức Minh Phật.
Nam mô Hỷ Minh Phật.
Nam mô Hảo Âm Phật.
Nam mô Pháp Tự Tại Phật.
Nam mô Phạm Âm Phật.
Nam mô Diệu Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
(Trang 505)
Nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm che chở, khiến đệ tử tên... được như sở nguyện mãn Bồ đề nguyện.
Thứ Lại Phát Nguyện Về Nhĩ Căn (Lỗ Tai)
Lại nguyện ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng và rộng ra khắp hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường, ở khắp mười phương từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tai thường không nghe tiếng khóc lóc buồn rầu đau khổ; tai không nghe tiếng kêu la thống thiết trong địa ngục; tai không nghe tiếng vạc nước sôi trào vọt trong địa ngục; tai không nghe tiếng cắt xẻ, mũi nhọn, núi đao, rừng kiếm; tai không nghe tiếng vô lượng khổ sở trong mười tám ngăn địa ngục; tai không nghe tiếng nhiệt não đói khát của ngạ quỷ kiếm ăn không được; tai không nghe tiếng ngạ quỷ hành động, thân thể chi tiết bị lửa đốt vang dội như tiếng năm trăm cỗ xe kêu; tai không nghe tiếng của súc sinh, thân dài năm trăm do tuần; bị các sâu trùng nhỏ rúc rỉa khổ sở; tai không nghe tiếng kêu la đau khổ của trâu, ngựa, lừa, lạc đà v.v... thường chở nặng đi xa, bị roi, gậy đánh đập. Bởi
(Trang 506)
kiếp trước mắc nợ người không trả; tai không nghe tiếng đau thương của các cảnh ái ân ly biệt, của oán thù gặp gỡ, của tám nỗi khổ v.v... hành hạ kiếp người; tai không nghe tiếng rên siết của khổ báo do bốn trăm lẻ bốn bệnh hành hạ thân thể; tai không nghe tiếng của hết thảy điều ác hành hạ chúng sanh; tai không nghe tiếng chuông, linh, ốc, trống, cầm, sắc, không hầu, lâm, lang, ngọc bội làm mê hoặc chúng sanh.
Nguyện xin hết thảy chúng sanh từ nay trở đi, tai thường nghe được tám thứ âm thanh của chư Phật thuyết pháp; tai thường nghe được những tiếng: “Khổ, không, vô thường, vô ngã”; tai thường nghe được tám mươi bốn ngàn pháp ba la mật; tai thường được nghe nói các pháp chỉ là giả danh, không có thật thể, không có tự tánh; tai thường nghe chư Phật thuyết pháp chỉ dùng một âm thanh, mà vô lượng chúng sanh tùy theo nghiệp báo của mỗi loài mà tự hiểu; tai thường nghe nói hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh; Phật tánh ấy là Pháp thân thường trú bất diệt; thường nghe
(Trang 507)
tiếng mười phương Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục, tinh tấn; tai thường nghe nghe nói: Được pháp vô sinh giải, khéo nhập Phật huệ, vượt ra ba cõi; tai thường nghe tiếng các vị Pháp thân Bồ Tát vào dòng pháp lưu, chơn tục đồng quán, niệm niệm đầy đủ muôn hạnh; tai thường nghe tiếng của các vị Bích Chi, La Hán và bốn quả Thanh Văn thuyết pháp; tai thường nghe trời Đế Thích thuyết Bát Nhã; tai thường nghe các vị đại sĩ trên hàng Thập địa bổ xứ trên cung trời Đâu Suất thuyết pháp, bất thối chuyển địa hạnh; tai thường nghe nói vạn hạnh đồng quy về cõi Phật; tai thường nghe chư Phật khen ngợi hết thảy chúng sanh hay tu hạnh thập thiện, tùy hỷ.
Nguyện xin cho chúng sanh thường được nghe tiếng chư Phật khen ngợi: “Lành thay! Người ấy không bao lâu sẽ thành Phật”. Đã phát nguyện về nhĩ căn rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thiện Nghiệp Phật.
(Trang 508)
Nam mô Ý Vô Mậu Phật.
Nam mô Đại Thí Phật.
Nam mô Minh Tán Phật.
Nam mô Chúng Tướng Phật.
Nam mô Đức Lưu Bố Phật.
Nam mô Thế Tự Tại Phật.
Nam mô Đức Thọ Phật.
Nam mô Đoạn Nghi Phật.
Nam mô Vô Lượng Phật.
Nam mô Thiện Nguyệt Phật.
Nam mô Vô Biên Biện Tướng Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Bồ Tát.
Nam mô Nguyệt Quang Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên... được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện.
Kế Đến Nguyện Về Tỷ Căn (Lỗ Mũi)
Ngày nay nguyện xin đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng rộng ra khắp hết thảy chúng sanh trong bốn loài sáu đường,
(Trang 509)
cùng tận mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, mũi thường không nghe mùi ăn uống ngon lành do sự sát sinh hại mạng; mũi thường không nghe mùi săn bắn, thiêu đốt, sát hại chúng sanh; mũi thường không nghe mùi ba mươi sáu vật trong thân thể như đãy da hôi thối; mũi thường không nghe mùi gấm vóc lụa là mê hoặc lòng người; mũi thường không nghe mùi lột da, xẻ thịt, thui nướng trong địa ngục; mũi thường không nghe mùi ngạ quỷ đói khát ăn uống phẩn uế máu mủ tanh hôi; mũi thường không nghe mùi tanh tao bất tịnh của súc sinh; mũi thường không nghe mùi hôi hám của bệnh nhân lở loét nằm trên giường chiếu ô uế, không người trông nom săn sóc, không thể lại gần; mũi thường không nghe mùi hôi thối của thây ma sình chướng lên, sâu dòi rứt rỉa thối nát.
Nguyện xin chúng sanh trong sáu đường từ nay trở đi, mũi thường được ngửi mùi hương chiên đàn vô giá, thơm khắp mười phương thế giới, mũi thường được ngửi mùi hương thơm của hoa ưu đàm bát năm sắc; mũi thường được ngửi mùi hương thơm của
(Trang 510)
các thứ hoa trong vườn hoan hỷ của chư thiên; mũi thường được ngửi mùi hương thơm trong thời thuyết pháp ở cung trời Đâu Suất, mũi thường được ngửi mùi hương trong khi chư Thiên chơi giỡn ở Diệu Pháp đường; mũi thường được ngửi mùi hương ngũ giới, thập thiện, lục niệm của chúng sanh tu hành ở mười phương; mũi thường được ngửi mùi hương của những người tu hành thất phương tiện, thập lục hạnh; mũi thường được ngửi mùi hương phước Đức của các vị Bích Chi Phật, của các bậc hữu học, vô học trong mười phương; mũi thường được ngửi mùi hương của các bậc Tứ Hướng, Tứ Quả chứng pháp vô lậu; mũi thường được ngửi mùi hương của vô lượng Bồ Tát lên các địa vị Hoan Hỷ, Ly Cấu, Phát Quang, Diệm Huệ, Nan thắng, Hiện Tiền, Viễn Hành, Bất động, Thiện Huệ, Pháp Vân; mũi thường được ngửi mùi hương năm phần Pháp thân: Giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của các Thánh nhân; mũi thường được ngửi mùi hương Bồ đề của chư Phật; mũi thường được ngửi mùi hương của ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười hai nhân
(Trang 511)
duyên quán, và sáu pháp Ba la mật, mũi thường được ngửi mùi hương của các pháp đại bi, tam niệm, thập lực, tứ vô sở úy và mười tám pháp bất cộng của chư Phật; mũi thường được ngửi mùi hương của tám vạn bốn ngàn pháp Ba la mật; mũi thường được ngửi mùi hương của Pháp thân thường trú vô lượng nhiệm mầu cùng khắp mười phương của chư Phật.
Đã phát nguyện về tỷ căn rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ Thế gian Đại Từ Bi phụ:
Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Lê Đà Pháp Phật.
Nam mô Ứng Cúng Dường Phật.
Nam mô Độ Ưu Phật.
Nam mô Nhạo An Phật.
Nam mô Thế Ý Phật.
Nam mô Ái Thân Phật.
Nam mô Diệu Túc Phật.
Nam mô Ưu Bác La Phật.
Nam mô Hoa Anh Phật.
Nam mô Vô Biên Biện Quang Phật.
Nam mô Tín Thánh Phật.
(Trang 512)
Nam mô Đức Tinh Tấn Phật.
Nam mô Diệu Đức Bồ Tát.
Nam mô Kim Cang Tạng Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến cho đệ tử tên... được như sở nguyện, mãn Bồ đề nguyện.
Thứ Lại Phát Nguyện Về Thiệt Căn (Lưỡi)
Lại nguyện xin ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, rộng ra cho đến hết thảy chúng sanh trong sáu đường khắp mười phương, từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, lưỡi không nếm vị nơi thân thể của hết thảy chúng sanh bị thương hay bị giết; lưỡi không nếm hết thảy vị bị tự tử; lưỡi không nếm vị huyết tủy của các loài chúng sanh; lưỡi không nếm vị thuốc độc của oan gia đối đầu; lưỡi không nếm vị ngon lành hay sinh tham ái phiền não.
Nguyện xin lưỡi thường nếm trăm món cam lồ mỹ vị; lưỡi thường hay nếm vị ăn uống tự nhiên của chư Thiên; lưỡi thường
(Trang 513)
hay nếm vị cơm thơm ngon ở cõi Phật Hương Tích; lưỡi thường hay nếm các vị ăn uống của chư Phật; lưỡi thường hay nếm các vị đồ ăn do sức huân tu giới, định, huệ, của Pháp thân hiện ra; lưỡi thường hay nếm pháp hỷ, thiền duyệt thực; lưỡi thường hay nếm vị ngon ngọt điều hòa của vô lượng công đức bồi bổ tư nhuần huệ mạng; lưỡi thường hay nếm vị giải thoát bình đẳng một màu; lưỡi thường hay nếm vị thù thắng nhiệm mầu, tối thượng an vui Niết Bàn của chư Phật.
Đã phát nguyện về thiệt căn rồi, đại chúng cùng nhau chí thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:
Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Văn kinh🞄 25/8/2024
Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...
Văn kinh 🞄 25/8/2024
Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?
Văn kinh🞄 09/8/2024
"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."
Văn kinh 🞄 09/8/2024
"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."
Văn kinh🞄 30/7/2024
...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh 🞄 30/7/2024
...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh🞄 30/7/2024
"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."
Văn kinh 🞄 30/7/2024
"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."
Văn kinh🞄 23/7/2024
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Văn kinh 🞄 23/7/2024
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Văn kinh🞄 23/7/2024
Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?
Văn kinh 🞄 23/7/2024
Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?
Thư viện kiến thức🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Thư viện kiến thức 🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Văn kinh🞄 16/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...
Văn kinh 🞄 16/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...
Văn kinh🞄 13/7/2024
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?
Văn kinh 🞄 13/7/2024
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?
Văn kinh🞄 13/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Văn kinh 🞄 13/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Thư viện kiến thức🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Thư viện kiến thức 🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Văn kinh🞄 04/6/2024
Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...
Văn kinh🞄 04/6/2024
Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh🞄 02/6/2024
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết
Văn kinh 🞄 02/6/2024
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết