trực tuyến
🔴 [TRỰC TIẾP] Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Tư, 24/4/2024

tức 16/3 Giáp Thìn

Lương Hoàng Sám - Phần 9

Lại nữa, chúng con xin nhờ công đức nhân duyên lễ bái sám hối hôm nay để cởi mở oán kết. Nguyện xin chư vị Hòa thượng, các bậc A xà lê...

22/8/2021

-
aa
+

Chương Thứ 9
Giải Oan Thích Kiết

(Trang 287)

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, hết thảy Hiền Thánh lực, khiến vô lượng oán thù ba đời, hoặc oán thù hay không phải oán thù và hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới, đều phát tâm sám hối, cởi mở oán kết; tất cả oán thù đều xả bỏ, không còn phân biệt oán thân, tất cả đều hòa hiệp như nước với sữa, tất cả đều hoan hỷ như ở Sơ địa, tất cả đều vô ngại như hư không. Từ nay cho đến ngày thành Phật, hằng làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi, như chư Bồ Tát.
Lại nữa, chúng con xin nhờ công đức nhân duyên lễ bái sám hối hôm nay để cởi mở oán kết. Nguyện xin chư vị Hòa thượng, các bậc A xà lê, đồng đàn Tôn chứng, các vị đồng học và hết thảy quyến thuộc của các bậc thượng, trung, hạ tòa, có oán thù, cho đến các chúng sanh trong bốn loài sáu đường, mỗi mỗi đều có oán thù ba đời, chưa được giải thoát, ngày nay hoặc còn ở trong thiên đạo, ở trong tiên đạo, còn ở trong a tu

(Trang 288)

la đạo, còn ở trong địa ngục đạo, còn ở trong ngạ quỷ đạo, còn ở trong súc sinh đạo, còn ở trong nhân đạo hay còn ở trong bà con quyến thuộc, mười phương ba đời oán thù như vậy, hoặc oán thù hay không phải oán thù, mỗi người ấy và bà con quyến thuộc của các người ấy, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tất cả tội chướng, nguyện đều tiêu diệt, tất cả oán thù hoàn toàn giải thoát, kiết tập phiền não hằng được thanh tịnh; tránh xa bốn ác thú, tự tại thọ sinh, niệm niệm giải thoát, tâm tâm tự tại, sáu ba la mật đầy đủ trang nghiêm, hạnh nguyện Thập địa, hoàn toàn viên mãn, được mười trí lực của Phật, thần thông vô ngại, chứng quả Bồ đề, thành bậc Chánh giác.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, biết rõ trên đây đã vì oán thù ba đời mà giải oan thích kết rồi. Từ đây trở xuống, riêng từng cá nhân phải tự trong sạch, phải hết lòng cùng nhau tự xét. Vì sao mà không được giải thoát?
Nghĩ về trước, không thấy được Đức Phật đối diện thọ ký cho mình, suy về sau

(Trang 289)

cũng không nghe được một pháp âm của Phật phô diễn. Bởi vì tội nghiệp sâu dày, oán kết kiên cố cho nên không những không thấy được Phật đời trước, Phật đời sau, các vị Bồ Tát và Hiền Thánh, mà còn sợ e không nghe được âm thanh truyền hưởng, vang dội của Tam Tạng kinh điển nữa là khác. Xa cách Phật pháp thì ác đạo và thù oán không do đâu mà giải thoát. Bỏ thân mạng này rồi chìm xuống biển khổ luân chuyển ba đường, trải khắp ác thú, biết bao giờ trở lại được thân người!
Suy nghĩ như vậy mới thật là đau lòng, tâm tư như vậy mới thật là khổ trí.
Chúng con được hạnh phúc may mắn, mong nhờ thuần phong của Phật, nên cắt ái từ thân, xả gia ly tục, không còn tưởng nhớ gì nữa, há lại không tranh thủ thời gian, để cầu giải thoát! Nếu ý chí không kiên cường, quyết liệt chịu khổ, không lòng lo sợ, thoạt vậy thân lâm trọng bệnh, thân trung ấm hiện ra, thì ngưu đầu, ngục tốt, la sát, a bàng, hình tướng dễ sợ, thình lình tìm đến, gió phong đao xẻ thân, tinh thần sợ hãi, tán loạn, bà con khóc lóc cũng không hay biết.

(Trang 290)

Ngay lúc bấy giờ sinh một niệm thiện tâm, cầu lễ sám như ngày nay cũng không thể được, chỉ thấy vô lượng đau khổ trong ba đường ác hiện ra.
Ngày nay đại chúng đều phải nỗ lực tu tập cho kịp thời, nếu cứ tùy ý phóng túng thì chí hướng thượng phải chậm trễ, cho nên phải cố gắng chịu khổ mà dõng mãnh tiến lên.
Vì thế trong kinh có dạy: “Từ bi là đạo tràng vì nhẫn nhục chịu khổ vậy. Phát tâm tu theo đạo tràng này thì mọi việc đều xong xuôi”.
Vậy nên biết rằng: Vạn thiện được trang nghiêm đều nhờ sự cố gắng nhẫn nại, cũng như muốn qua bể cả, phải nương nhờ ghe thuyền. Nếu có tâm cầu an vui mà không làm việc gây nhân cầu an vui thì không thể có kết quả an vui. Lý và sự phải đi đôi với nhau. Người hết lương thực mà chỉ mơ tưởng cao lương mỹ vị, tưởng suông như vậy nào có ích gì cho sự đói khát, cần phải làm thế nào cho có cao lương mỹ vị thật sự mới được.

(Trang 291)

Vậy muốn cầu có quả tốt đẹp nhiệm mầu quyết phải lý và sự đồng hành, không thể thiếu một.
Đại chúng phải cùng nhau sinh tâm tăng thượng, phát ý hổ thẹn mà sám hối diệt tội giải các oán kết. Trái lại cứ mê mờ theo thói cũ thì chưa biết ngày nào tỏ ngộ. Nếu mọi người đều giải thoát mà ta còn trầm luân thì ăn năn không kịp.
Đại chúng nhất tâm đầu thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Định Nghĩa Phật.
Nam mô Thí Nguyện Phật.
Nam mô Bảo Chúng Phật.
Nam mô Chúng Vương Phật.
Nam mô Du Bộ Phật.
Nam mô An Ổn Phật.
Nam mô Pháp Sai Biệt Phật.
Nam mô Thượng Tôn Phật.
Nam mô Cực Cao Đức Phật.
Nam mô Thượng Sư Tử Âm Phật.
Nam mô Lạc Hý Phật.
Nam mô Long Minh Phật.

(Trang 292)

Nam mô Hoa Sơn Phật.
Nam mô Long Hỷ Phật.
Nam mô Hương Tự Tại Vương Phật.
Nam mô Đại Danh Phật.
Nam mô Thiền Lực Phật.
Nam mô Đức Man Phật.
Nam mô Long Thủ Phật.
Nam mô Thiện Hành Ý Phật.
Nam mô Nhân Trang Nghiêm Phật.
Nam mô Trí Thắng Phật.
Nam mô Vô Lượng Nguyệt Phật.
Nam mô Thực Ngữ Phật.
Nam mô Nhật Minh Phật.
Nam mô Dược Vương Bồ Tát.
Nam mô Dược Thượng Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo, đệ tử chúng con tên... tích tập tội chướng sâu dày hơn đại địa, bị vô minh che lấp tâm tánh, trong đêm dài mù mịt, do ba độc mà tạo nhân thù oán, nên mê muội, chìm sâu trong ba cõi không có ngày ra.

(Trang 293)

Ngày nay nhờ sức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ Tát mới mong giác ngộ, sinh tâm hổ thẹn, chí thành cầu xin tỏ bày sám hối. Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ Tát rũ lòng từ bi thâu nhiếp chúng con, đem sức đại trí huệ, sức bất tư nghì, sức vô lượng tự tại, sức hàng phục tứ ma, sức diệt trừ phiền não, sức giải oan kết, sức độ thoát chúng sanh, sức an ổn chúng sanh, sức  giải thoát địa ngục, sức tế độ ngạ quỷ, sức cứu vớt súc sinh, sức nhiếp hóa a tu la, sức nhiếp thọ nhân đạo, sức tận chư Thiên chư Tiên hữu lậu, sức vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô tận trí huệ, nhờ những sức lực ấy khiến các chúng sanh có oán thù trong bốn loài sáu đường, đồng đến đạo tràng thọ lãnh sự sám hối của chúng con hôm nay.
Chúng con tên... xả bỏ tất cả sự thù oán, không còn tư tưởng oán thù. Những nghiệp oán thù đã kết đều được giải thoát. Hằng lìa tám nạn khổ, không còn bốn ác thú, thường gặp được chư Phật, nghe Pháp, ngộ Đạo, phát tâm Bồ đề, tu nghiệp xuất thế. Tứ Vô lượng tâm, sáu Ba la mật hết lòng tu tập, tất cả hạnh nguyện đều được viên mãn, đồng

(Trang 294)

lên Thập địa, đồng vào Kim cang, đồng thành Chánh giác.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên nhận thấy rằng: Oán thù theo nhau đều do ba nghiệp đày đọa con người tu hành phải chịu khổ báo, khó chứng đạo quả.
Đã biết nguồn gốc đau khổ, đều do ba nghiệp thì phải dõng mãnh diệt trừ ba nghiệp. Điều kiện thiết yếu dùng để diệt khổ, duy chỉ có phương pháp sám hối. Cho nên trong kinh Phật khen ngợi rằng: “Ở đời chỉ có hai hạng người mạnh nhất: Một là hạng người không tạo tội, hai là người tạo tội rồi, mà biết ăn năn, sám hối”.
Ngày nay đại chúng muốn sám hối, thân tâm đều phải trong sạch, y phục chỉnh tề, sinh lòng hổ thẹn, buồn thảm ảo não, sinh hai niệm tâm thì tội gì cũng diệt, phước gì cũng sinh.
Những gì là hai?
Một là biết hổ, hai là biết thẹn. Hổ là xấu hổ với trời. Thẹn là thẹn thùng với người. Hổ là tự mình hay sám hối, diệt trừ các oán thù. Thẹn là hay dạy bảo người cởi mở các

(Trang 295)

sự trói buộc. Hổ là hay làm các điều thiện. Thẹn là hay tùy hỷ các việc thiện của người. Hổ là tự xấu hổ trong tâm. Thẹn là phát lồ, tỏ bày tội lỗi với người.
Nhờ hai pháp ấy mà người tu hành được pháp an vui vô ngại.
Ngày nay đã sinh tâm đại hổ thẹn, làm lễ đại sám hối, nên phải hết lòng cầu xin tứ sinh lục đạo. Vì sao vậy?
Vì trong kinh Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều là bà con quyến thuộc với nhau, hoặc đã từng làm cha mẹ, hoặc đã từng làm Sư trưởng, cho đến hoặc đã từng làm anh em chị em với nhau. Hết thảy chúng sanh đều như thế. Bởi vô minh che lấp chơn tánh nên không biết nhau. Vì không biết nên hay sinh ra xúc não và oán thù nhau mãi mãi”.
Ngày nay đại chúng đã hiểu biết ý ấy, nên phải hết lòng thành khẩn tha thiết dụng tâm, quyết khiến một niệm tâm cảm mười phương Phật, một lạy đoạn trừ vô lượng oán thù.
Đại chúng nhất tâm đầu thành đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

(Trang 296)

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Định Ý Phật.
Nam mô Vô Lượng Hình Phật.
Nam mô Minh Chiếu Phật.
Nam mô Bảo Tướng Phật.
Nam mô Đoạn Nghi Phật.
Nam mô Thiện Minh Phật.
Nam mô Bất Hư Bộ Phật.
Nam mô Giác Ngộ Phật.
Nam mô Hoa Tướng Phật.
Nam mô Sơn Chủ Vương Phật.
Nam mô Đại Oai Đức Phật.
Nam mô Biến Kiến Phật.
Nam mô Vô Lượng Danh Phật.
Nam mô Bảo Thiên Phật.
Nam mô Trú Nghĩa Phật.
Nam mô Mãn Ý Phật.
Nam mô Thượng Tán Phật.
Nam mô Vô Ưu Phật.
Nam mô Vô Cấu Phật.
Nam mô Phạm Thiên Phật.

(Trang 297)

Nam mô Hoa Minh Phật.
Nam mô Thân Sai Biệt Phật.
Nam mô Pháp Minh Phật.
Nam mô Tận Kiến Phật.
Nam mô Đức Tịnh Phật
Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin Tam Bảo đồng gia tâm nhiếp thọ chúng con.
Chúng con tên... cầu xin: Những điều sám hối đều được diệt trừ, đều được thanh tịnh.
Lại nguyện xin cho những người đồng sám hối hôm nay, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, tất cả oán thù đều được giải thoát, tất cả thống khổ đều được tiêu diệt hoàn toàn; kiết tập phiền não hằng được thanh tịnh. Xa lìa bốn ác thú, tự tại thọ sinh, đích thân hầu hạ chư Phật, được

(Trang 298)

Phật thọ ký, lục độ, tứ đẳng, nhất thời đồng tu, đủ bốn biện tài, được mười trí lực, tướng tốt nghiêm thân, thần thông vô ngại, vào Kim cang tâm, thành bậc Chánh giác.

Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp
Quyển Thứ Năm
Hết

===
Quyển Thứ Sáu
Chương Thứ Chín
Giải Oan Thích Kiết
(Tiếp Theo)

(Trang 310)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng trước hết là hướng về nơi tứ sinh lục đạo mà sám hối ác nghiệp của thân.
Kinh dạy rằng:
“Có thân thời có khổ, không thân thời không khổ”.
Thế thì thân này là nguồn gốc của khổ.
Những ác báo khốc liệt trong ba đường dữ đều do thân mà có. Chứ chưa thấy việc gì người làm mình chịu, hay mình làm người chịu. Mình làm mình chịu, mình gây nhân mình tự chịu quả.
Nếu tạo thành một nghiệp, tội đã không bờ bến, huống nữa chung thân làm ác, tội biết bao nhiêu!
Nay ta chỉ biết có thân ta, không biết có thân người, chỉ biết có ta đau khổ, không biết có người đau khổ.

(Trang 311)

Chỉ biết có ta cầu an vui, không biết người cũng cầu an vui.
Vì ngu si nên chúng ta sinh tâm bỉ ngã, sinh tưởng oán thân, nên có oán thù cùng khắp lục đạo.
Nếu không giải oán kiết thì biết lúc nào ra khỏi lục đạo; cứ ở mãi trong ấy kiếp này sang kiếp khác, há không đau lòng sao!
Hôm nay đại chúng khởi tâm dõng mãnh sinh đại hổ thẹn, làm lễ đại sám hối, quyết lòng khiến một niệm cảm mười phương Phật, một lạy đoạn trừ vô lượng oán kiết.
Đồng nhau một lòng tha thiết đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Nguyệt Diện Phật.
Nam mô Bảo Đăng Phật.
Nam mô Bảo Tướng Phật.
Nam mô Thượng Danh Phật.
Nam mô Tác Danh Phật.
Nam mô Vô Lượng Âm Phật.
Nam mô Vi Lam Phật.
Nam mô Sư Tử Thân Phật.
Nam mô Minh Ý Phật.

(Trang 312)

Nam mô Vô Năng Thắng Phật.
Nam mô Công Đức Phẩm Phật.
Nam mô Nguyệt Tướng Phật.
Nam mô Đắc Thế Phật.
Nam mô Vô Biên Hạnh Phật.
Nam mô Khai Hoa Phật.
Nam mô Tịnh Cấu Phật.
Nam mô Kiến Nhất Thế Nghĩa Phật.
Nam mô Dõng Lực Phật.
Nam mô Phú Túc Phật.
Nam mô Phước Đức Phật.
Nam mô Tùy Thời Phật.
Nam mô Quảng Ý Phật.
Nam mô Công Đức Kỉnh Phật.
Nam mô Thiện Tịch Diệt Phật.
Nam mô Tài Thiên Phật.
Nam mô Khánh Âm Phật.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Nguyện xin nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ Tát lực và hết thảy Hiền Thánh lực, khiến

(Trang 313)

tất cả chúng sanh có oán thù trong tứ sinh lục đạo đồng đến đạo tràng. Mọi người trong đại chúng đều sám tạ, tâm niệm, miệng nói lời như thế này:
Chúng con tên... từ vô thỉ vô minh trú địa trở lại cho đến ngày nay, do vì nhân duyên ác nghiệp của thân, hoặc đối với các cõi trời, cõi người mà gây thù kết oán, hoặc đối với loài a tu la, loài địa ngục mà gây thù kết oán, nguyện nhờ Phật lực, Pháp lực, Bồ Tát lực và hết thảy Hiền Thánh lực, khiến các chúng sanh có tâm oán hận ba đời, ở trong tứ sinh lục đạo, hoặc có oán thù hay không phải oán thù, hoặc khinh hoặc trọng, nhờ sự sám hối hôm nay mà tội lỗi đều tiêu diệt, thân tâm được thanh tịnh, không còn chịu đau khổ trong ba cõi. Sinh ra nơi nào cũng thường gặp được chư Phật.
Lại nữa, những người hiện đồng sám hối hôm nay, từ vô thỉ sinh tử trở lại cho đến ngày nay, vì nhân duyên ác nghiệp của thân mà gây oán kết thù với hết thảy chúng sanh trong ác đạo; hoặc do vì sân hận, hoặc do vì tham ái, hoặc do vì ngu si, từ ba độc căn ấy mà sinh ra mười ác nghiệp: ưa giết

(Trang 314)

hại cầm thú, đoạn mạng trâu dê v.v... hoặc vì ruộng vườn, hoặc vì nhà cửa, hoặc vì tiền tài, trở lại giết hại lẫn nhau. Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay hoặc vì lợi dưỡng mà giết lầm chúng sanh, hoặc giả làm thầy thuốc châm chích bách tính, những tội như vậy, oán thù vô lượng, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc làm chúng sanh đói khát, hoặc giựt lương thực của người, hoặc bức ép chúng sanh uống mặn, nuốt đắng, hoặc đoạn nước uống của người; bao nhiêu nghiệp ác như vậy, sinh ra oán thù, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, xa lìa minh sư, thân cận bạn ác, do thân ba nghiệp tạo bao nhiêu tội, buông lòng giết hại người vô tội cách yểu uổng; hoặc phá triệt ao hồ, bít lấp ngòi rãnh, não hại các loài lớn bé dưới nước, hoặc thiêu đốt núi rừng, hoặc bủa giăng chài lưới sát hại tất cả chúng sanh dưới nước. Oán thù như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.

(Trang 315)

Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tâm không từ bi, hạnh không bình đẳng, vặn cân bẻ móc, vào già ra non (đong đầy gạt lưng), xâm lấn người hèn hạ, hoặc phá hoại làng xóm của người, giành giựt cướp đoạt, cắp trộm của người để cung cấp cho mình, thiếu lòng thành tín, sát hại lẫn nhau. Những oán thù như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, tâm không từ bi, hạnh không từ bi, đối với chúng sanh trong sáu đường làm đủ mọi điều khổ sở, hoặc đánh đập bà con, không kể đạo tình quyến thuộc, hoặc trói buộc giam cầm ngục tối, hoặc tra khảo ngửa nghiêng, đâm bắn thương tích, hủy hoại thân thể, chém chặt tàn hại, lột da xẻ thịt, nấu nướng chiên xào. Những oán thù như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, do ba ác nghiệp của thân, bốn ác nghiệp của miệng, ba ác nghiệp của ý, tạo ra những tội tứ trọng, ngũ nghịch bao nhiêu điều ác đều làm hết.

(Trang 316)

Tự ỷ mình tuổi cao mạng lớn, không sợ quỷ thần, chỉ sợ mình không hơn người, sợ người hơn mình, hoặc ỷ thế cao dòng lớn họ mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy, hoặc ỷ mình nghe nhiều hiểu rộng mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy hoặc vì văn chương, kỹ nghệ mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy, hoặc vì khoe giàu, xa xỉ mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy, hoặc vì ăn nói sắc sảo mà khinh người ngạo vật, gây ra oán thù như vậy.
Những oán thù ấy hoặc đối bên hình tượng Phật Thánh không tâm cung kỉnh mà sinh ra, hoặc đối với Hòa thượng, A xà lê mà sinh ra, hoặc đối với các bậc thượng tọa, trung tọa, hạ tọa chung ở với nhau mà sinh ra, hoặc với quyến thuộc của những người đồng tu học mà sinh ra, hoặc đối với cha mẹ bà con thân thích mà sinh ra.
Những oán thù như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại đến ngày nay, hoặc đối với các loài trời, loài người mà sinh thù kết oán, hoặc đối với loài a tu la,

(Trang 317)

loài địa ngục mà sinh thù kết oán, hoặc đối với các loài súc sinh, loài ngạ quỷ mà sinh thù kết oán, rộng ra cho đến đối với hết thảy các loài chúng sanh trong mười phương mà gây thù kết oán.
Những tội ác ấy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, chúng con tên... từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, hoặc vì tật đố, hoặc vì siểm khúc để cầu cho mình hơn người, hoặc vì danh dự, hoặc vì quyền lợi mà theo ngoại đạo tà kiến không biết hổ thẹn. Gây thù kết oán như vậy, hoặc nặng hoặc nhẹ, tội nhân khổ quả, số lượng nhiều ít, chỉ có chư Phật, chư đại Bồ Tát mới thấy hết, biết hết.
Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ Tát rũ lòng thương xót chúng con. Như chúng con từ vô thỉ trở lại đây đã tạo ra bao nhiêu tội lỗi, hoặc tự làm, hoặc dạy người làm, hoặc thấy người làm sinh tâm tùy hỷ, hoặc chúng con tự lấy của Tam Bảo, hoặc dạy người lấy của Tam Bảo, hoặc thấy người lấy mà sinh tâm tùy hỷ, hoặc có che giấu, hoặc không che giấu các tội nói trên. Như chỗ chư Phật, chư đại Bồ Tát đã thấy, đã biết, tội lượng

(Trang 318)

nhiều ít, đáng đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, sa vào các đường ác, biên địa hạ tiện để chịu oán thù, ngày nay chúng con sám hối nguyện xin trừ diệt hết.
Thần lực của chư Phật không thể nghĩ bàn, xin Phật rũ lòng từ bi cứu vớt hết thảy chúng sanh.
Chúng con tên... nay hướng về tứ sinh lục đạo, cha mẹ, Sư trưởng, hết thảy bà con quyến thuộc mà sám hối tội đã làm, cởi mở oán thù. Nguyện xin Tam Bảo khiến hết thảy chúng sanh trong lục đạo, có tâm oán thù chúng con, đều hoan hỷ xả bỏ tất cả oán thù, không còn sinh tâm phân biệt oán thân, đối với nhau đều vô ngại, như hư không.
Nguyện xin từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, đoạn trừ hết kiết tập phiền não.
Ba nghiệp thanh tịnh không còn oán hận, tùy ý sinh lên thiên cung bảo điện. Tứ vô lượng tâm, lục ba la mật, thường hay tu hành trăm phước nghiêm thân, vạn thiện đầy đủ, an trú vào nơi đại định Thủ lăng nghiêm, chứng thân Kim cang. Trong

(Trang 319)

khoảng một niệm, hiện thân khắp sáu đường, tế độ hết thảy chúng sanh, đồng lên đạo tràng thành bậc Chánh giác.
Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng đã sám hối được thân tội, thì thân nghiệp được thanh tịnh. Còn lỗi của khẩu nghiệp nay phải sám hối. Khẩu nghiệp là cái họa môn của hết thảy oán thù. Cho nên các Đức Phật đều dạy không được nói hai lưỡi, nói lời hung ác, nói dối, nói thêu dệt. Nên biết lời nói dua nịnh quanh co, hoa mỹ hay đem lại thị phi, tai họa, không phải là ít, mắc phải quả báo rất nặng.
Than ôi! người đời, tâm ôm lòng ác độc, miệng nói lời ác độc, thân làm việc ác độc. Do ba điều ấy mà hại chúng sanh, chúng sanh bị độc hại liền kết oán hận, thề quyết báo thù hoặc đời này toại nguyện, hoặc chết rồi mang theo. Chúng sanh kết oán như vậy khắp cả lục đạo để báo thù nhau, không bao giờ cùng tận.
Báo thù nhau như vậy đều do túc nghiệp đời trước đã gây ra, chớ không phải vô cớ, không có nguyên nhân.

(Trang 320)

Thân ba nghiệp, miệng bốn nghiệp. Những nghiệp ấy mới thật là nguồn gốc của tội ác.
Người tại gia không trung hiếu, chết vào núi Thái Sơn, chịu sự thảm khốc của lửa nóng, nước sôi. Người xuất gia không vì Phật pháp, sau sẽ sinh về chỗ của người ác thường ở để chịu oán thù. Oán thù theo nhau như thế đều do ba nghiệp.
Trong ba nghiệp ấy khẩu nghiệp nặng nhất, cho nên phải mắc đủ thứ quả báo đau khổ, trong đêm dài mù mịt mà không hay không biết.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng biết rằng chúng ta sở dĩ luân hồi mãi trong lục đạo đều do khẩu nghiệp, hoặc buông lời khinh khi thô tháo, miệng nói sắc sảo, biện bác xảo lanh, nói lời phù phiếm, dối trá quỷ quyệt, lời nói không đi đôi với việc làm, nên mắc phải ác báo nhiều kiếp không thôi. Vậy đại chúng đâu có thể không sợ hãi, không hết lòng sám hối, không tẩy trừ tội lỗi ấy đi.
Chúng con từ khi có thần thức trở lại cho đến ngày nay, khẩu nghiệp bất thiện, không tốt đối với tứ sinh lục đạo, cha mẹ,

(Trang 321)

Sư trưởng, tất cả bà con, không có điều ác gì của các người ấy mà chúng con không tuyên truyền. Chúng con nói lời thô xẵng, phát tiếng bạo hoạnh, hủy báng chê bai, bạn bè chơi nhảy, nhóm họp mà nói xấu, nói lời vô nghĩa. Chỉ không nói có, chỉ có nói không, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, nghe nói không nghe, không nghe nói nghe, làm nói không làm, không làm nói làm.
Nói ngược nói xuôi như vậy, đảo lộn trời đất, để lợi mình hại người, dèm chê lẫn nhau.
Nói đến mình thì bao nhiêu phước đức đều quy tụ về cho mình. Nói đến người thì bao nhiêu đều ác độc đều đổ xô về cho người. Cho đến khen chê tố cáo Thánh Hiền, so lường vua tôi, cân nhắc cha con, cơ hiềm Sư trưởng, hủy báng thiện tri thức, vô đạo, vô nghĩa, không ngó lại tai nạn u ách ở đời, tán hình mất mạng, đời sau thống khổ vĩnh kiếp mắc phải quả báo ác.
Vả chăng vừa cười giỡn đó, trong khoảnh khắc liền chịu vô lượng trọng tội, huống nữa, dùng lời ác mà làm hại cho tất cả.

(Trang 322)

Đệ tử chúng con, cùng nhau từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay do khẩu ác nghiệp, đối với các loài trời, loài người mà có oán thù, đối với loài a tu la, loài địa ngục mà oán thù, đối với loài ngạ quỷ, loài súc sinh mà có oán thù, đối với cha mẹ, Sư trưởng và tất cả bà con mà có oán thù, đệ tử chúng con tên... do lòng từ bi, đồng tu như Bồ Tát, đồng nguyện như Bồ Tát, xin thay thế cho tất cả chúng sanh mà đảnh lễ quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Xem thêm

Kinh Di Giáo - Năm Giác Quan

Văn kinh🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Kinh Di Giáo - Giữ Giới

Văn kinh🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Bài kinh: Tại Gia - Xuất Gia

Văn kinh🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Bài kinh: Văn Thù Vấn Phật

Văn kinh🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Bài Kinh: Nghiệp Báo Sai Biệt

Văn kinh🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Kinh Trợ Duyên Cho Người Hấp Hối

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị tr...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị tr...

Kinh Tuổi Xế Chiều

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi c...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi c...

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Văn kinh🞄 16/02/2024

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Kinh Chiêm Bái Thánh Tích

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời Thế Tôn trú tại Kusinàrà, rừng Sàlà dạy Tôn giả Ananda: Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ t...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời Thế Tôn trú tại Kusinàrà, rừng Sàlà dạy Tôn giả Ananda: Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ t...

Kinh Quả Báo

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Ma Kiệt Đà, tại tịnh xá Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Ma Kiệt Đà, tại tịnh xá Trúc Lâm...

Kinh Nguồn Gốc Khổ Đau

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạc...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạc...

Kinh Hàng Ma

Văn kinh🞄 15/02/2024

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

Kinh Nhân Quả

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội...

Bài kinh: Châu Báu (Ratana Sutta)

Văn kinh🞄 28/01/2024

Cao thượng, biết cao thượng, cho đem lại cao thượng, bậc Vô thượng thuyết giảng, pháp cao thượng thù thắng, như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu, mong với sự thật này, được sống chân hạnh phúc.

Văn kinh 🞄 28/01/2024

Cao thượng, biết cao thượng, cho đem lại cao thượng, bậc Vô thượng thuyết giảng, pháp cao thượng thù thắng, như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu, mong với sự thật này, được sống chân hạnh phúc.

Bài kinh: Cội Phước

Văn kinh🞄 12/01/2024

Một thời, Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do sự có mặt của ba pháp...

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Một thời, Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do sự có mặt của ba pháp...

Bài kinh: Người Mang Hạnh Phúc Cho Nhân Loại

Văn kinh🞄 12/01/2024

Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.

Bài kinh: Bỏ Ác, Làm Lành

Văn kinh🞄 12/01/2024

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm? Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán...

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm? Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán...

Bài kinh: Bổn Phận Người Gia Chủ

Văn kinh🞄 12/01/2024

Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ kheo; hộ trì chúng Tỷ kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ kheo; hộ trì chúng Tỷ kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.