trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Bảy, 23/11/2024

tức 23/10 Giáp Thìn

15 năm những chuyện chưa kể: Khóa tu mùa hè - thước phim tươi đẹp nhất của tuổi trẻ!

Thời gian dần trôi với nhiều điều đổi thay, nhưng khi nhắc về những khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng, chính là nhắc về những ký ức của tuổi thanh xuân đẹp đẽ

23/7/2023

-
aa
+

Ngày ấy - năm 2009, là năm đầu tiên diễn ra khóa tu mùa hè với chỉ khoảng gần 100 khóa sinh.

Đến bây giờ - năm 2023, khi khóa tu đã tròn 15 năm tuổi, con số ấy đã lên đến hơn 22000 khóa sinh.

Thời gian dần trôi với nhiều điều đổi thay, nhưng dù thế nào, thì khi nhắc về những khóa tu mùa hè chùa Ba Vàng, chính là nhắc về những ký ức của tuổi thanh xuân đẹp đẽ…

Hãy cùng chúng tôi trở lại năm tháng ấy qua những câu chuyện cũ chưa từng kể nhé! 

---

khoa-tu-mua-he-15-nam
chu-trong-bai-4

Tuổi thơ của mình may mắn được gắn liền với khóa tu mùa hè vào năm 2009 - khóa tu đầu tiên của chùa.

chu-trong-bai-5

Mùa hè năm 2009, mình là một cô bé học lớp 8. Ngày đó, mỗi khi Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đi phận sự về, mình là thấy hình bóng Thầy ngồi ở dãy Trai đường với những món quà.

Quà của các cô bác Phật tử là bánh gai, bánh do,...còn lũ khóa sinh chúng mình là bim bim, kẹo dẻo, thạch dừa… Dù chỉ là những món quà nhỏ thôi, mà mang trong đó rất nhiều sự quan tâm, ấm áp của Sư Phụ dành cho chúng mình.

chu-trong-bai-6

Sau này, thời gian dần trôi, mình cũng đến quãng thời gian đi học đại học. Trước khi lên Hà Nội để đi học, gia đình có đưa mình về chùa để đảnh lễ Tam Bảo và gặp Sư Phụ. Sư Phụ đã dặn dò mình, rằng đi học thì đừng quên tu tập, sắp xếp thời gian về chùa để giúp chùa, giúp Thầy các công việc phận sự.

Thế nhưng, có lẽ vòng quay của thời gian, trường lớp, của cuộc sống bên ngoài đã cuốn mình đi. Ba năm trôi qua, mình đã không trở về chùa và tham gia khóa tu mùa hè, có chăng là chỉ về vào dịp Tết cùng gia đình.

Cho đến năm 2016, khi khóa tu được mở rộng hơn, mình quyết định trở về chùa làm tình nguyện viên. Ngày trở về, mình còn nhiều điều bỡ ngỡ bởi khung cảnh thay đổi: chùa trở nên khang trang hơn, con người cũng lạ hơn. Mình cảm thấy nơi này khác quá nhiều với ký ức tuổi thơ của mình.

Buổi trưa hôm đó, mình gặp lại Sư Phụ ở gần Ban Tri Khách (nơi đón tiếp khách của chùa). Khoảnh khắc gặp lại hôm ấy vẫn y nguyên trong trí nhớ mình, như đứa con lâu ngày xa nhà mới trở về, mình đứng thẫn người và bật khóc! Nhìn từ xa, mình nhận ra nét mặt của Sư Phụ đã có nhiều dấu tích của thời gian. Sư Phụ đã không còn trẻ như trong ký ức năm xưa của mình nữa.

Mình thấy hối tiếc cho quãng thời gian trước đó, khi đã lãng quên nơi gắn liền với tuổi thơ của mình. Kể từ ấy, mình quyết định chăm chỉ về với chùa, về với khóa tu mùa hè nhiều hơn. Nhiều năm trở lại đây, không có năm nào thiếu mặt mình ở khóa tu, và mình nghĩ rằng, việc ấy sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa.

khoa-tu-mua-he-15-nam-khoa sinh-tran-dinh-chien
chu-trong-bai-7

Sau khi thi THPT Quốc gia, mình chỉ xác định sẽ làm một nghề gì đó để sống qua ngày. Bởi suy nghĩ ngày đó còn nhiều bồng bột, trẻ con. Và khóa tu mùa hè năm 2016 đã khiến cuộc sống của mình có nhiều thay đổi…

Năm ấy, chúng mình đã cùng nhau lên ý tưởng cho vở kịch “Chí Phèo - Thị Nở thời @” - một vở kịch trong phần thi tài năng của lớp mình. Khi đó, vai diễn Thị Nở là một vai khó. Mình bất ngờ khi cả lớp đã đề xuất mình đóng vai này.

Mình nhất định không đóng, bởi đó là một vai diễn rất khó, mình cũng chưa bao giờ đứng trên một sân khấu lớn, chưa từng được diễn kịch. Sau khi nói chuyện với một người anh thân thiết trong nhóm và được mọi người thuyết phục, mình đã quyết định nhận vai diễn này trong sự bối rối. Sau khi thi xong, tất cả mọi người đều bất ngờ với vai diễn thành công ấy và còn trêu là “Chiến Nở”.

Vai diễn Thị Nở đã giúp Trần Chiến quyết định trở thành một diễn viên kịch

Vai diễn Thị Nở đã giúp Trần Chiến quyết định trở thành một diễn viên kịch

Câu chuyện ấy đã vô tình trở thành dấu ấn trong cuộc đời mình. Mình đã bắt đầu nung nấu một ước mơ trở thành một diễn viên. Sau khóa tu trở về, mình đã xác định được một mục tiêu, rằng sẽ trở người một người sống có mục đích, có lý tưởng. Mình tự nhủ sau khóa tu ấy, mình phải lớn lên và trưởng thành hơn.

Và một quyết định táo bạo trong cuộc đời của mình, đó là lên Hà Nội, rời khỏi vòng tay, sự bao bọc của bố mẹ. Mình đã đăng ký thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh và trở thành Á khoa năm đó. Cho đến thời điểm này, mình vẫn đang tiếp tục bước đi trên con đường ấy.

chu-trong-bai-8

Khóa tu mùa hè đã dành tặng cho mình nhiều điều. Nhưng để dành 3 điều, mình xin nói về: sự trưởng thành - biết yêu thương - sống có ích.

chu-trong-bai-9

Đơn giản thôi, mình chưa từng đến nơi nào mà mình có thể dễ dàng chia sẻ, nói hết tất cả suy nghĩ của mình như vậy. Suốt những năm qua, mình cảm nhận về tình yêu thương, quan tâm hết mực từ trên Sư Phụ, chư Tăng cùng Cô chủ nhiệm.

Sau tất cả, mình đã coi đây như ngôi nhà của mình.

Kể từ mùa hè năm 2016 cho đến nay, năm nào mình cũng đều cố gắng sắp xếp công việc để được trở về và đồng hành với các bạn khóa sinh trong khóa tu mùa hè.

-khoa-tu-mua-he-15-nam-2
Empty

Tuy đã một khoảng thời gian gắn bó với chùa trước đó, nhưng mãi cho đến năm 2016, mình mới làm tình nguyện viên lần đầu tiên.

chu-trong-bai-2

Khóa tu năm ấy, chùa Ba Vàng vẫn đang trong thời gian xây dựng. Bởi vậy, chư Ni đã nhường lại nơi ở cho các bạn khóa sinh nữ. 

Vào một buổi trưa giữa tháng 6, khi các bạn khóa sinh vẫn đang ngủ thì bên ngoài trời mưa to như trút nước, kéo theo sấm chớp liên tục. Trời mưa khiến nước chảy xối xả từ trên cao xuống, tạo thành dòng làm nước tràn vào trong nhà. Lũ trẻ gọi nhau dậy để cùng các tình nguyện viên dùng chổi, mo hót,... hay bất cứ thứ gì có thể để gạt nước ra ngoài.

Các bạn khóa sinh cùng gạt nước dưới cơn mưa mùa hè năm ấy

Các bạn khóa sinh cùng gạt nước dưới cơn mưa mùa hè năm ấy

Nhưng điều khiến mình nhớ chính là những nụ cười. Những tiếng cười giòn tan hòa với tiếng mưa khiến cả một góc chùa bỗng trở nên rộn ràng. Khuôn mặt đứa nào cũng rạng rỡ, chúng coi những khó khăn khi đó trở thành niềm vui; mà sau này khi kể lại, đứa nào cũng cười ngặt nghẽo. 

Câu chuyện “gạt nước” dưới cơn mưa rào đã trở thành một ký ức tuyệt vời đối với những khóa sinh tham gia khóa tu mùa hè năm ấy. Chính những kỷ niệm giản đơn đã khiến cho những tình nguyện viên chúng mình cùng các bạn khóa sinh trở nên thân thiết, đoàn kết hơn rất nhiều.

chu-trong-bai-3

Ngày đó, mình làm tình nguyện viên lần đầu tiên. Dù được sự chỉ dạy tận tình trên Sư Phụ, chư Tăng và Cô chủ nhiệm CLB Cúc Vàng (lúc ấy Cô là đạo tràng trưởng đạo tràng Từ Tâm), nhưng cái gì đầu tiên bao giờ cũng bỡ ngỡ. Mình lo lắng đến nỗi sút 4kg. Sau đó, mình đã cố gắng làm đến đâu, thấy khó chỗ nào thì hỏi đến đó. Và cứ như vậy, mình đã hoàn thành các công việc được giao. 

Nhờ đó mà sau này, khi có nhân duyên làm Ban Điều Hành của khóa tu mùa hè, mình đã quen hơn với những công việc ấy, để cùng mọi người họp bàn và triển khai những sự chỉ dạy trên Sư Phụ, chư Tăng và Cô chủ nhiệm.

Đặc biệt, khi làm ở cương vị này, mình cảm nhận bản thân có nhiều sự thay đổi. Bởi mình cần có sự quan tâm, yêu thương đến các bạn khóa sinh của cả khóa tu, chứ không còn giới hạn trong một lớp nữa.

Là một tình nguyện viên hay là một thành viên trong Ban Điều Hành, tuy vai trò có khác nhau, nhưng tất cả đều là những công việc mang lại những trải nghiệm cao quý, đặc biệt đối với bản thân mình. 

---

Những khóa tu năm đó tuy mộc mạc, giản dị, nhưng đã trở thành một phần ký ức tươi đẹp trong thanh xuân của biết bao thế hệ khóa sinh, tình nguyện viên, chủ nhiệm và ban tổ chức,...

Nơi đây vẫn đang tiếp tục nuôi lớn những ước mơ, hoài bão của nhiều thế hệ, như trong tâm nguyện của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh - người nguyện dành cả cuộc đời để ươm mầm trí tuệ cho tuổi trẻ.

Hãy để khóa tu mùa hè trở thành một phần trong thanh xuân của các bạn nhé! 

Bài liên quan



Xem thêm

Những phong tục tập quán ngày Tết - Lưu ý quan trọng để năm mới an lành

Bài viết🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Bài viết 🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ người dân tái thiết sau bão Yagi

Bài viết🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Bài viết 🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Giàu - nghèo: Cách để có tài sản theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

Bài viết 🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

11 điều giúp phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, sống an lạc hạnh phúc

Bài viết🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Bài viết 🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Quan điểm tích lũy tài sản của người đệ tử Phật

Bài viết🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Bài viết 🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Nhân duyên đặc biệt giữa Tổ Sư khai sơn và Thầy trụ trì chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Bài viết 🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Tổng hợp những lời chúc Vu Lan chạm đến trái tim dành tặng cha mẹ

Tin tức🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Tin tức 🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Top các bài hát vu lan báo hiếu khiến bạn xúc động khi nhớ về cha mẹ

Bài viết🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Bài viết 🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Lý giải về tháng cô hồn: Điều kiêng kỵ tháng cô hồn có đúng không?

Bài viết🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Bài viết 🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Cách cúng Rằm tháng 7 - Cúng thế nào để mang lại bình an cho gia chủ?

Bài viết🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Bài viết 🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Vu Lan báo hiếu: Cơ hội tạo phước lớn để thực hành báo hiếu cha mẹ

Bài viết🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Bài viết 🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Phật dạy khi bị người khác nói xấu - Cách ứng xử để tránh tổn thương

Bài viết🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Bài viết 🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Tính kiên nhẫn là gì? 03 cách ứng dụng Phật Pháp để kiên nhẫn hơn

Tin tức🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Tin tức 🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Công đức tu Bát quan trai - Được phước báu, nhiều đời sống hạnh phúc

Bài viết🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Bài viết 🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Đạo lý vợ chồng - 10 điều nên làm để gia đình được hạnh phúc bền lâu

Bài viết🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Bài viết 🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ không phải ai cũng biết - Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Bài viết🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Bài viết 🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

Bài viết 🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

5 phương pháp cai nghiện game hiệu quả: Ứng dụng Phật Pháp để thay đổi

Bài viết🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bài viết 🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Nhận biết về những giấc mơ điềm báo - Cách để có giấc ngủ an lành

Bài viết🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...

Bài viết 🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...