trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Bí quyết để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên mà người lãnh đạo nên biết
Bài viết 19/03/2020

Bất cứ một công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức nào cũng cần có người quản lý, người lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo là người đứng đầu, chỉ đạo nhân viên hoàn thành mục tiêu công việc đã đề ra một cách nhanh chóng và thành công nhất. Vậy nên, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong một tập thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có năng lực để trở thành người lãnh đạo tốt, được cấp dưới tin tưởng và kính mến. Vậy làm thế nào để trở thành người lãnh đạo tốt? Mời quý Phật tử và bạn đọc cùng tìm hiểu lời Đức Phật dạy người lãnh đạo nên đối xử với nhân viên như thế nào qua lời chia sẻ của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Đức Phật dạy người lãnh đạo cách đối xử với người làm công

Trong Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, trang 205, Đức Phật dạy gia chủ Singàlaka (Thi-ca-la-việt) về cách đối xử với người dưới, người làm trong nhà: “Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc tôi tớ, lao công như phương Dưới: Giao việc đúng theo sức lực của họ, lo cho họ ăn uống và tiền lương, điều trị cho họ khi bệnh hoạn, chia sẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ, thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép".
Từ bài kinh trên, Sư Phụ đã giảng chi tiết để những người đang làm lãnh đạo biết cách ứng dụng vào trong công việc, từ đó việc điều hành công ty được tốt đẹp, phát triển.

Người lãnh đạo phải biết phân công đúng người, đúng việc

Một người lãnh đạo biết được thế mạnh và giao việc đúng khả năng của nhân viên là một yếu tố quyết định dẫn đến thành công trong công ty. Bởi khi nhân viên phát huy được điểm mạnh của họ thì chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Đối với người dưới, người giúp việc cho chúng ta hay kẻ ăn người ở của ta, chúng ta phải biết giao việc đúng theo sức của họ, phù hợp với họ. Ví dụ họ gánh được 50 cân thì ta cho họ gánh 50 cân, đừng bắt họ gánh 1 tạ. Sức của họ có thể đảm đương được công việc, trách nhiệm nào thì ta giao đúng trách nhiệm đó. Đây là việc rất khó, không phải dễ. Nhiều khi chúng ta giao việc không đúng với năng lực của người ta, người ta không làm được; rồi khi đổ vỡ công việc mình lại oán trách, trách phạt họ. Nhưng vì mình không quán xét được. Cho nên người làm lãnh đạo, người bề trên phải có con mắt nhìn được người dưới, quán xét được người dưới”.

Người lãnh đạo là nguời phải biết phân chia đúng người và đúng việc

Người lãnh đạo là người phải biết phân chia đúng người và đúng việc

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng đưa ra lời khuyên hữu hiệu để giúp người lãnh đạo có thể phân phối được công việc hợp lý nhất. Đó là phải dùng kinh nghiệm để quán xét, rồi dùng ý kiến mọi người để đánh giá, sau đó giao việc cho phù hợp thì cấp dưới của mình sẽ làm tốt. Nếu người lãnh đạo khéo khuyến khích, khích lệ thì cấp dưới sẽ rất hoan hỷ làm việc. Bởi bản chất của con người là muốn cống hiến; nếu không được làm việc, không được coi trọng, họ sẽ thấy bản thân vô giá trị. Vậy nên, nếu cấp trên biết giao đúng việc, đúng người thì sẽ phát huy được tinh thần, động lực làm việc cho nhân viên của mình.

Người lãnh đạo nên chăm lo ăn uống, thù lao xứng đáng cho nhân viên

Sư Phụ cũng giảng giải: “Thứ hai là phải biết chăm lo, ăn uống thù đáp cho họ, tức là bồi dưỡng thù lao cho họ đúng mức; cho họ ăn uống đầy đủ để họ có sức lực tái sản xuất lao động. Phật dạy chúng ta phải biết lo cho người ăn, người ở ăn uống đầy đủ, có tiền lương thù đáp xứng đáng. Trong dân gian mình thường có câu: “Một ngàn đồng tiền lương, không bằng một đồng tiền thưởng”. Đồng tiền thưởng rất giá trị. Trong cái thưởng có cái vinh dự, có thể lương hàng tháng thấp một tí nhưng đến thưởng thì phải thưởng cho xứng đáng. Vì thưởng kèm theo cả vinh dự, cả sự đánh giá ở trong đó. Nếu cơ sở mình khó khăn thì lương chấp nhận có thể là thấp, nhưng thưởng cho xứng đáng thì người ta vui vẻ”.

Người lãnh đạo giỏi là người tâm lý và ghi nhận những đóng góp của nhân viên

Người lãnh đạo giỏi là người tâm lý và ghi nhận những đóng góp của nhân viên

Từ lời dạy của Sư Phụ chúng ta rút ra bài học rằng, nếu cấp trên biết trả lương, thưởng xứng đáng cho cấp dưới sẽ tạo được động lực, niềm tin, sự yêu quý đối với người lao động. Đây là điều thể hiện người quản lý sống công tư phân minh, biết quan sát và ghi nhận những đóng góp của nhân viên.

Người lãnh đạo nên biết quan tâm sức khỏe, cho nhân viên được nghỉ ngơi

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc ốm đau, bệnh tật. Khi đó, tâm lý chung của mỗi người là cần được sự quan tâm, động viên từ những người xung quanh. Nên việc chăm lo sức khỏe, thăm hỏi cấp dưới những lúc họ ốm đau là điều vô cùng cần thiết nên có ở người lãnh đạo. Sư Phụ chia sẻ: “Người chủ, người trên phải biết lo khi người ăn kẻ ở bệnh tật, mình phải biết an ủi động viên chăm sóc họ. Việc này cũng là việc rất cần thiết. Khi người dưới bệnh tật ốm đau mà người trên đến thăm hỏi động viên một câu họ thấy khỏe lên, phấn khởi lắm. Cái đó là rất quan trọng. Chăm sóc khi người ta bệnh tật ốm đau, mình hỏi han, mình bồi dưỡng những lúc ấy rất quý”.
Bên cạnh đó, Sư Phụ chia sẻ thêm: “Phật dạy: Còn phải biết cho họ được nghỉ ngơi, nghỉ phép nữa. Không phải làm suốt cả ngày, cả đêm, cả tháng, cả năm, phải có những ngày nghỉ”. Nếu người lãnh đạo là một người tâm lý, biết quan tâm, chăm sóc ân cần với nhân viên thì chắc chắn người nhân viên cũng sẽ luôn sẵn sàng, tận tụy, hết mình với công việc.

>>> Doanh nhân làm gì để tích lũy phước báu

Sư Phụ cũng mong mỏi: “Nếu các doanh nghiệp, người lãnh đạo áp dụng đúng tất cả những điều Phật dạy này, Thầy tin rằng tổ chức, cơ quan đó sẽ rất tốt. Các anh chị em sẽ thương yêu, đoàn kết với nhau. Người giám đốc, người lãnh đạo mà sống đúng với tinh thần Phật dạy, cư xử với cấp dưới của mình như này thì người ta sẽ rất quý mình, tôn trọng mình, họ sẽ hết lòng gắn bó với cơ quan, với công ty, với doanh nghiệp. Thầy rất mong các doanh nghiệp đi theo con đường này”. Nếu một người lãnh đạo mà thực hành lời Phật dạy: biết quan tâm, khuyến khích nhân viên, giao việc đúng với năng lực của họ sẽ tạo nên môi trường làm việc hòa đồng, vui vẻ, mọi người gắng sức làm việc, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển và thành công hơn.

Người lãnh đạo giỏi là người biết quan tâm đến nhân viên

Người lãnh đạo giỏi là người biết quan tâm đến nhân viên

Qua bài kinh Đức Phật dạy về những phẩm chất mà người lãnh đạo cần có cùng với sự giảng giải của Sư Phụ, chúng ta thấy Đức Thế Tôn thật gần gũi, những lời dạy của Ngài rất thiết thực, dễ áp dụng vào trong cuộc việc, cuộc sống. Và chắc chắn rằng người lãnh đạo nào thực hành được những lời Đức Phật dạy sẽ được nhiều lợi ích và nhân viên yêu quý.

Diệu Hiếu

Bài liên quan