trực tuyến
? [TRỰC TIẾP] Văn nghệ chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 - DL.2025 | Chùa Ba Vàng

Thứ Ba, 20/5/2025

tức 23/4 Ất Tỵ

Chuyện gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka: Sức mạnh của lòng tin mang đến hạnh phúc, an vui

7657

Câu chuyện về gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka là minh chứng cho sức mạnh của niềm tin cuộc sống, giúp chúng ta biết cách kiến tạo niềm tin, được hạnh phúc, an vui.

7657
-
aa
+

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc đổ vỡ, mất niềm tin. Tuy vậy, niềm tin lại chính là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua khó khăn, sống hạnh phúc, an vui và tiến tới thành công.

Câu chuyện về gia đình một Bà-la-môn thời Đức Phật còn tại thế là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm nghiệm sâu sắc về sức mạnh của niềm tin và cách xây dựng niềm tin trong cuộc sống để được hạnh phúc, an vui. Mời các bạn cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!

Câu chuyện về gia đình Bà-la-môn

Trong tích truyện Pháp cú, phẩm Song Yếu: Khóc đòi những chuyện trên trời kể câu chuyện như sau:

Tại thành Xá Vệ có một Bà-la-môn tên là Adinnapubbaka, có nghĩa là không cho, vì ông ta không hề cho ai vật gì. Ông có một đứa con trai duy nhất hết sức cưng quý. Ông muốn cho con một món đồ trang sức, nhưng biết rằng, hễ giao thợ bạc chạm trổ thì phải trả tiền công, nên đã tự tay đập mỏng miếng vàng, gò thành một đôi hoa tai sáng bóng đeo cho con. Do đó mà con ông có tên là Matthakundali, nghĩa là hoa tai sáng bóng.

Khi lên 16 tuổi, Matthakundali mắc bệnh vàng da. Bà mẹ nóng ruột, hối chồng mời thầy thuốc. Nhưng dù thương con, Adinnapubbaka vẫn lừng khừng không muốn vì sợ phải trả công cho thầy thuốc, kho lẫm sẽ hao hụt.

Vì vậy, ông tìm đến từng thầy thuốc, hỏi thăm các phương thuốc trị bệnh rồi đi kiếm đủ thứ vỏ cây, lá rừng,... mang về sao chế thuốc cho con. Dầu thử hết các phương pháp, bệnh tình Matthakundali ngày càng nặng, cuối cùng Adinnapubbaka đành miễn cưỡng mời thầy thuốc. Khi thấy chàng trai đã quá yếu, thầy thuốc từ chối chữa trị. Biết con sắp chết, Adinnapubbaka đau buồn nhưng vẫn giữ tính keo kiệt, ra lệnh đưa con ra ngoài thềm nhà để tránh khách đến thăm dòm ngó tài sản.

Bà-la-môn Adinnapubbaka không muốn khách đến thăm con dòm ngó tài sản nên đã để cậu bé đang ốm bệnh nằm ngoài thềm nhà (Ảnh minh họa)

Bà-la-môn Adinnapubbaka không muốn khách đến thăm con dòm ngó tài sản nên đã để cậu bé đang ốm bệnh nằm ngoài thềm nhà (Ảnh minh họa)

Hôm ấy, từ sáng sớm, Đức Thế Tôn đã xuất định đại bi để xem những ai có lập nguyện trong đời chư Phật trước, những người căn lành tròn đầy, những đạo hữu có thể xuất gia. Ngài quán sát với Phật nhãn mở rộng đến mười phương thế giới và thấy biết hết những chuyện đã, đang và sẽ xảy ra với gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka. 

Sau đó, Đức Thế Tôn cùng các Tỷ-kheo vào thành Xá Vệ khất thực. Trên đường đi, Ngài ghé nhà Adinnapubbaka. Lúc ấy Matthakundali đang nằm quay mặt vào nhà, không nhìn thấy Đức Phật. Ngài bèn phóng một luồng hào quang. Matthakundali ngạc nhiên, không biết là ánh sáng gì, quay mặt ra định hỏi thì nhìn thấy Đức Phật, liền thưa thỉnh:

- Vì cha con không hiểu biết nên con không được ân huệ đến với Đức Phật tôn quý, cũng không được hầu hạ Ngài để đặt bát cúng dường hoặc nghe Pháp. Giờ đây, tay con cũng không nhúc nhích được, con chẳng làm gì được nữa!

Nói rồi chàng đặt trọn lòng tin nơi Phật. Ðức Ðạo Sư hoan hỷ bảo: “Vậy là đủ”. Và Ngài bước đi. Khi Đức Phật xa dần khỏi tầm mắt, chàng trai tắt thở trong tín tâm. 

Sau đó, mọi chuyện xảy ra y như Đức Phật đã thấy biết từ trước: Sau khi chết, Matthakundali tái sinh lên cõi trời thứ ba mươi ba, sống trong lâu đài bằng vàng, có một ngàn thiên nữ theo hầu. Trong khi đó, Bà-la-môn Adinnapubbaka thì đem xác con trai đi thiêu rồi đứng than khóc xung quanh lò thiêu.

Matthakundali tái sinh lên cõi trời còn người cha Adinnapubbaka than khóc xung quanh lò thiêu xác con (Ảnh minh họa)

Matthakundali tái sinh lên cõi trời còn người cha Adinnapubbaka than khóc xung quanh lò thiêu xác con (Ảnh minh họa)

Lúc này, Matthakundali ở trên trời hiện thân xuống gặp và nói chuyện với cha. Adinnapubbaka thắc mắc tại sao con mình lúc còn sống, chưa làm được việc công đức gì, chưa biết bố thí, cúng dường,... lại được sinh lên cõi trời. 

Matthakundali đã kể lại mọi việc cho cha nghe. Đó là lúc còn sống, mặc dù chưa làm được một việc công đức nào nhưng khi gặp Đức Phật - một con người toàn thiện, tối thắng, trong sạch, chàng đã đặt trọn lòng tin và quy ngưỡng Ngài. Nhờ vậy, Matthakundali được sinh lên cõi trời.

Nghe vậy, Adinnapubbaka tỉnh ngộ, ngập tràn vui sướng, bắt đầu tin kính, quy y Tam Bảo và thỉnh Phật cùng Tăng chúng đến nhà để cúng dường và nghe Phật thuyết Pháp.

Lợi ích của lòng tin trong cuộc sống

Qua câu chuyện về gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka, chúng ta thấy được rằng, lòng tin hay niềm tin cực kỳ quan trọng, đem đến cho chúng ta công đức và phước báu. 

Người nào có niềm tin hay lòng tin về những điều cao quý thì tâm hồn người đó sẽ được thanh lọc, trở nên cao quý. Vì vậy, giữ vững lòng tin, niềm tin vào những sự cao quý, tốt đẹp là vô cùng cần thiết. 

Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Niềm tin là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa người vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.

Như Matthakundali khi nhìn thấy Đức Phật - một con người cao quý, vô nhiễm, trong sạch, đức hạnh, toàn thiện nên đã đặt trọn lòng tin nơi Đức Phật - tức là gieo vào tâm hồn hạt giống của lòng tin, niềm tin trong sạch nơi đấng cao quý. Nhờ hạt giống đó, Matthakundali tuy chưa làm được một việc thiện nào nhưng vẫn đủ phước báu sinh lên cõi trời.

Tựu chung lại, qua câu chuyện có thật trong lịch sử Phật giáo về gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka, chúng ta thấy rằng lòng tin rất quý, giúp định hướng và thanh lọc tâm hồn, tạo ra sức mạnh cho tâm hồn chúng ta để phấn đấu vươn lên, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Một xã hội tốt đẹp là khi xây dựng được niềm tin giữa con người với con người, tin vào những điều tốt đẹp.

3 việc cần làm để xây dựng niềm tin vào những điều cao quý, tốt đẹp 

Thứ nhất, chúng ta nên bắt đầu bằng việc sống chân thật, trung thực. Đây là đạo đức căn bản giúp chúng ta có niềm tin, vươn lên trong cuộc sống. Tin mình, tin người sẽ giúp chúng ta chiến thắng và thành công. 

Thứ hai, chúng ta phải tin rằng, xã hội yêu quý điều thiện, điều tốt đẹp cho nên đừng đánh mất niềm tin, đừng để niềm tin trong mình mai một.

Thứ ba, chọn lọc thông tin trong thời đại công nghệ thông tin phát triển. Hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin xấu độc, chưa được kiểm chứng làm đổ vỡ niềm tin. Cho nên, chúng ta cần chọn lọc để nuôi dưỡng tâm hồn thật thanh cao, đúng phẩm chất làm người.

Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về niềm tin trong cuộc sống qua câu chuyện của gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka. Hy vọng qua đó, quý bạn đọc sẽ hiểu được giá trị của niềm tin và biết cách xây dựng, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, với những điều tốt lành để được hạnh phúc, an vui.

Bài liên quan
7657
Xem thêm

Chàng trai Thiện Huệ được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký thành Phật

Nhân vật Phật giáo🞄 12/4/2025

Trong kiếp quá khứ, Thiện Huệ - tiền thân của Đức Phật Thích Ca đã thành tâm cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng. Nhờ duyên đó mà được thọ ký thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Nhân vật Phật giáo 🞄 12/4/2025

Trong kiếp quá khứ, Thiện Huệ - tiền thân của Đức Phật Thích Ca đã thành tâm cúng dường Đức Phật Nhiên Đăng. Nhờ duyên đó mà được thọ ký thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Ngài Đại Ca Diếp khất thực độ bà lão nghèo – Phước báu vô lượng từ bát cháo thiu

Thư viện kiến thức🞄 31/3/2025

Ngài Ca Diếp là bậc Thánh Tăng đệ nhất đầu đà. Ngài đã từ bi thọ nhận bát cháo thiu của bà lão nghèo, giúp bà gieo trồng phước báu, thoát khỏi cảnh khổ.

Thư viện kiến thức 🞄 31/3/2025

Ngài Ca Diếp là bậc Thánh Tăng đệ nhất đầu đà. Ngài đã từ bi thọ nhận bát cháo thiu của bà lão nghèo, giúp bà gieo trồng phước báu, thoát khỏi cảnh khổ.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Niêm hoa vi tiếu: Hiểu đúng về Pháp hội truyền thừa và bổn phận của Ngài Ca Diếp

Nhân vật Phật giáo🞄 22/3/2025

Đặc biệt, Ngài Đại Ca Diếp được Đức Phật tin cậy truyền trao bổn phận gìn giữ hạnh đầu đà và kết tập kinh điển trong tương lai qua sự kiện Niêm hoa vi tiếu.

Nhân vật Phật giáo 🞄 22/3/2025

Đặc biệt, Ngài Đại Ca Diếp được Đức Phật tin cậy truyền trao bổn phận gìn giữ hạnh đầu đà và kết tập kinh điển trong tương lai qua sự kiện Niêm hoa vi tiếu.

Kinh Mi-tiên vấn đáp, câu số 177: Đầu đà khổ hạnh có ích lợi gì? (Trích đoạn)

Văn kinh🞄 22/3/2025

Người muốn thực hành hạnh đầu đà cần có mười đức tính và 28 đức tính cao thượng siêu việt của mười ba pháp đầu đà khổ hạnh

Văn kinh 🞄 22/3/2025

Người muốn thực hành hạnh đầu đà cần có mười đức tính và 28 đức tính cao thượng siêu việt của mười ba pháp đầu đà khổ hạnh

Bữa ăn cuối cùng của Đức Phật: Ngài biết trước có độc nhưng vẫn thọ thực để giáo hóa chúng sinh

Thư viện kiến thức🞄 13/3/2025

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, biết món mộc nhĩ Cunda dâng cúng có độc nhưng Ngài vẫn thọ nhận để giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh có phước báu.

Thư viện kiến thức 🞄 13/3/2025

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật, biết món mộc nhĩ Cunda dâng cúng có độc nhưng Ngài vẫn thọ nhận để giáo hóa chúng sinh, giúp chúng sinh có phước báu.

Tôn giả A Nan bạch Phật độ người nữ xuất gia, đặt nền móng cho Ni đoàn

Thư viện kiến thức🞄 06/3/2025

Tôn giả A Nan là vị đại đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật. Ngài có công lớn trong việc giúp cho người nữ được xuất gia từ sự cầu thỉnh của Di mẫu Kiều Đàm Di.

Thư viện kiến thức 🞄 06/3/2025

Tôn giả A Nan là vị đại đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật. Ngài có công lớn trong việc giúp cho người nữ được xuất gia từ sự cầu thỉnh của Di mẫu Kiều Đàm Di.

Tôn giả Nan-đà: Từ bậc vương giả đến bước ngoặt xuất gia chứng Thánh quả

Nhân vật Phật giáo🞄 06/3/2025

Ngài Nan-đà là em trai cùng cha, khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật). Trước lễ thành hôn, Ngài đã có một bước ngoặt lớn, đó là xuất gia theo Đức Phật.

Nhân vật Phật giáo 🞄 06/3/2025

Ngài Nan-đà là em trai cùng cha, khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật). Trước lễ thành hôn, Ngài đã có một bước ngoặt lớn, đó là xuất gia theo Đức Phật.

Vua Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 05/02/2025

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Bài viết 🞄 05/02/2025

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một vị vua vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Lý giải về hoàng hậu Ma Da - người mẹ đặc biệt nhất thế gian

Nhân vật Phật giáo🞄 27/01/2025

Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Đức Phật ra đời là hiếm hoi và nhân duyên làm mẹ của Ngài cũng vô cùng hy hữu.

Nhân vật Phật giáo 🞄 27/01/2025

Hoàng hậu Maya là mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Đức Phật ra đời là hiếm hoi và nhân duyên làm mẹ của Ngài cũng vô cùng hy hữu.

Vua Tịnh Phạn - Cuộc đời và nỗi lo khi làm cha của Đức Phật

Nhân vật Phật giáo🞄 27/01/2025

Đức vua Tịnh Phạn là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Ngài là người cha đặc biệt nhất được Đức Phật chọn trước khi đản sinh.

Nhân vật Phật giáo 🞄 27/01/2025

Đức vua Tịnh Phạn là cha của Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này). Ngài là người cha đặc biệt nhất được Đức Phật chọn trước khi đản sinh.

A Dục vương: Vị vua xây dựng 8 vạn 4 ngàn Tháp Thánh vương xá lợi Phật

Bài viết🞄 25/01/2025

Vua Ashoka (hay còn gọi là vua A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 trước Tây Lịch.

Bài viết 🞄 25/01/2025

Vua Ashoka (hay còn gọi là vua A Dục) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 trước Tây Lịch.

Ngài Sivali - Vị Thánh Tăng mang đến phước báu, tài lộc dồi dào

Nhân vật Phật giáo🞄 24/01/2025

Thánh Tăng Sivali là đệ tử Tỳ kheo có phước báu về tài lộc bậc nhất của Đức Phật. Khi mong cầu sự hộ trì về tài lộc, mọi người sẽ cúng dường Ngài.

Nhân vật Phật giáo 🞄 24/01/2025

Thánh Tăng Sivali là đệ tử Tỳ kheo có phước báu về tài lộc bậc nhất của Đức Phật. Khi mong cầu sự hộ trì về tài lộc, mọi người sẽ cúng dường Ngài.

Kinh Tuần Lễ Thứ Nhất Sau Khi Đức Phật Thành Đạo - Suy Niệm Về 12 Nhân Duyên

Văn kinh🞄 29/12/2024

Ngài nhất tâm chánh niệm, xuất khỏi chánh định, ngồi nơi tòa Sư tử, đêm đầu tiên Ngài quán sát mười hai nhân duyên. Kinh Phật Bản Hạnh Tập.

Văn kinh 🞄 29/12/2024

Ngài nhất tâm chánh niệm, xuất khỏi chánh định, ngồi nơi tòa Sư tử, đêm đầu tiên Ngài quán sát mười hai nhân duyên. Kinh Phật Bản Hạnh Tập.

Hỗ trợ các công việc trong tang sự cho các gia đình nhân dân, Phật tử

CLB Cúc Vàng🞄 23/12/2024

Trên tinh thần hòa hợp của CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, các Phật tử đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ các công việc Phật sự cho gia đình.

CLB Cúc Vàng 🞄 23/12/2024

Trên tinh thần hòa hợp của CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, các Phật tử đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ các công việc Phật sự cho gia đình.

Kinh Tám Pháp Vi Diệu Của Cư Sĩ Ugga

Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024

Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4

Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024

Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại, đặc biệt nhất trong lịch sử dân tộc

Bài viết🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bài viết 🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Kinh Chuyện Pháp Tối Thượng

Văn kinh🞄 25/8/2024

Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...

Văn kinh 🞄 25/8/2024

Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...

Kinh Ma-ha-nam

Văn kinh🞄 12/8/2024

Ai quy y Phật, này Ma-ha-nam, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Ma-ha-nam, là người cư sĩ.

Văn kinh 🞄 12/8/2024

Ai quy y Phật, này Ma-ha-nam, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Ma-ha-nam, là người cư sĩ.