trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Cầu cho người chết được siêu thoát nên làm như nào?
Bài viết 12/07/2022

Cầu siêu là việc làm để bày tỏ lòng thương tưởng, tâm biết ơn đối với những người đã mất, là việc cần thiết và duy nhất mà người sống làm được để giúp cho người đã khuất được sinh vào cảnh giới bớt khổ đau. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về cầu siêu và lợi ích của lễ cầu siêu là gì.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý vị những thắc mắc ấy.

Cầu siêu là gì?

“Cầu” là về tâm mong cầu của chúng ta, “siêu” là vượt lên, thoát ra hay có thể hiểu là thăng tiến cao hơn. “Cầu siêu” là việc giúp cho những thân nhân đã quá vãng như gia tiên, tiền tổ hoặc những hương linh hương linh có oán kết trong cõi tâm linh của chúng ta được thoát khỏi những cảnh giới đau khổ, được thăng lên những cảnh giới tốt lành hơn.

 Lễ cầu siêu phả độ gia tiên tại chùa Ba Vàng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu (ảnh năm 2021)

Lễ cầu siêu phả độ gia tiên tại chùa Ba Vàng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu (ảnh năm 2021)

Lợi ích của việc cầu siêu

Đức Phật dạy rằng nếu chúng sinh nào chưa đắc được thánh quả, sau khi chết sẽ tái sinh vào sáu cõi như sau: Thứ nhất là cõi người - như cõi chúng ta đang hiện diện, thứ hai là cõi thần Atula - là những vị thần cũng có những phước báu, những oai lực nhất định; thứ ba là cõi trời. Đối với ba cõi này nhà Phật gọi là ba cõi lành. Kế đó, chúng sinh sau khi bỏ mạng có thể bị tái sinh vào ba cõi ác. Thứ nhất là cõi súc sinh. Thứ hai là cõi ngạ quỷ hay còn gọi là cõi hương linh. Cõi khổ cuối cùng là cõi địa ngục. Đối với những người khi còn sống, họ không biết tích tập phước thiện, thường làm các việc ác, thì có thể bị đọa vào ba cõi khổ trên.

Ở trong cõi tâm linh những chúng sinh trong ba cõi khổ có thể bị chịu cái khổ của đói khát, bị lạnh, bị đâm chém, bị tra tấn hành hạ khốc liệt, không ngừng nghỉ. Bởi vậy, khi chúng ta làm lễ cầu siêu hồi hướng cho họ, họ có thể được sinh lên cảnh giới tốt đẹp hơn.

Sau mỗi khóa lễ cầu siêu, nếu hương linh đang bị đọa, phải chịu những cơn đói trong địa ngục, khi được hưởng phần phúc báu từ người thân hồi hướng, họ có thể sẽ được no đủ hơn hoặc siêu sinh lên cảnh giới ngạ quỷ. “Siêu” không có nghĩa là khi chúng ta tham dự một khóa lễ cầu siêu thì hương linh có thể được sinh lên cõi trời ngay, mà là được sinh lên cảnh giới bớt đau khổ hơn.

Phật tử dâng lời tác bạch thỉnh cầu chư Tăng tác Lễ Cầu siêu phả độ gia tiên cũng như dâng phẩm vật cúng dường trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tôn đức Tăng chùa Ba Vàng (Ảnh năm 2021).

Phật tử dâng lời tác bạch thỉnh cầu chư Tăng tác Lễ Cầu siêu phả độ gia tiên cũng như dâng phẩm vật cúng dường trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tôn đức Tăng chùa Ba Vàng (Ảnh năm 2021).

Đức Phật có dạy cách để giúp cho người sống cứu được người thân đã chết thoát khỏi cảnh khổ. Trong kinh “Vu Lan Bồn”, với câu chuyện “Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ”, rằng khi còn sống, mẹ tôn giả Mục Kiền Liên đã làm nhiều điều ác nên lúc chết đi bà bị đọa vào cõi ngạ quỷ. Ngài Mục Kiền Liên là đệ tử Phật chứng Thánh quả, Ngài thiền định và thấy cảnh khổ mà mẹ đang sinh sống trong cõi ngạ quỷ. Tôn giả liền dùng thần thông mang cơm đến dâng cho mẹ nhưng vì nghiệp lực của bà quá nặng nên khi bưng bát cơm lên miệng thì bát cơm liền hóa thành than hồng, khiến cho bà không thể thọ dụng được.

Vì rất thương mẹ nên Ngài quay về bạch Phật chỉ cho cách cứu mẹ. Đức Phật dạy: Thần lực của một vị A-la-hán, những vị Thiên Vương và cả những thầy tà ma ngoại đạo cũng không thể làm cho một hương linh siêu thoát khỏi cảnh giới khổ. Vì muốn cứu mẹ, Ngài đã chuẩn bị phẩm vật tứ sự như là ẩm thực, y phục, ngọa cụ, thuốc men hay những vật dụng sinh hoạt hộ độ cho Tăng chúng tu hành, đem những phẩm vật tứ sự đó dâng lên cúng dường chư Tăng nhân ngày tự tứ. Từ sự cúng dường này Ngài phát sinh ra những phước báu giúp cho thân nhân trong cõi Ngạ quỷ được siêu thoát, độ được cho mẹ của mình.

Trong 49 ngày, đối với người mới mất, chúng ta biết làm các việc phước thiện thì có thể hồi hướng cho người mất được tái sinh lên cõi người hoặc cao hơn là cõi trời.

Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ (nguồn ảnh internet)

Tôn Giả Mục Kiền Liên cứu mẹ (nguồn ảnh internet)

Hay trong kinh “Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện”, Đức Phật cũng dạy: “Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác. Sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ, vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả các việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó”.

Việc chúng ta cần phải hiểu khi làm phước, làm thiện và hồi hướng cho người thân thì sẽ sinh ra bảy phần công đức, một phần công đức cho người mất được hưởng, còn lại sáu phần công đức thì những người sống được hưởng. Bởi vậy, cầu siêu cho người đã mất là điều quan trọng, là việc làm duy nhất mà người sống giúp đỡ được cho người mất, vì lợi ích là mang lại phúc báu cho cả kẻ còn và người mất. Khi lên chùa dự lễ cầu siêu với lòng thương tưởng, mong muốn cứu giúp cho thân nhân quá cố chúng ta cũng được tăng trưởng phúc lành.

Trang nghiêm đàn lễ cúng thí cầu siêu phả độ gia tiên tại chùa Ba Vàng.

Trang nghiêm đàn lễ cúng thí cầu siêu phả độ gia tiên tại chùa Ba Vàng.

Giới thiệu đại lễ cầu siêu Phả độ gia tiên và hương linh thai nhi chùa Ba Vàng

1. Đại lễ cầu siêu Phả độ gia tiên

Với mục đích hướng tâm cho toàn thể Phật tử, nhân dân gần xa được thực hành hạnh hiếu theo lời Phật dạy, năm nay, chùa Ba Vàng sẽ tổ chức Đại lễ Cầu siêu Phả độ gia tiên vào ngày 10/7/Nhâm Dần.

Lễ Cầu siêu Phả độ gia tiên không chỉ hướng cho quý Phật tử tưởng nhớ, báo hiếu đến ân đức của cha mẹ trong kiếp này mà còn hướng cho Phật tử nhớ về ân đức của cha mẹ các kiếp về trước. Trong buổi lễ Cầu siêu, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng tác lễ sám hối và lễ Quy y Tam Bảo cho các hương linh là ông bà, cha mẹ của các Phật tử đang bị đọa lạc trong cảnh giới Địa ngục, ngạ quỷ. Từ đó, họ sẽ được giảm bớt khổ đau và quay về nương tựa ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

Toàn cảnh buổi lễ cầu siêu phả độ gia tiên tại chùa Ba Vàng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu (ảnh năm 2021)

Toàn cảnh buổi lễ cầu siêu phả độ gia tiên tại chùa Ba Vàng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu (ảnh năm 2021)

2. Đại lễ cầu siêu hương linh thai nhi

Đại lễ Cầu siêu hương linh thai nhi tại chùa Ba Vàng được diễn ra vào ngày 19/6 ( Âm lịch) hằng năm.

Trong buổi lễ, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh sẽ giảng giải về nhân quả, nghiệp báo của việc phá thai và hướng dẫn các tín chủ thực hành lời Phật dạy để sám hối, chuyển hóa tội nghiệp, cũng như khai thị cho hương linh thai nhi hóa giải hận thù với cha với mẹ. Sau đó, chư Tăng tác lễ cầu siêu, hồi hướng cho hương linh thai nhi có nhân duyên về trong pháp hội được thừa hưởng công đức phước báu từ sự cúng dường của tín chủ mà thọ thực no đủ, xả bỏ oán thù, phát khởi tâm Bồ đề, quy y Tam Bảo.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng đã thực hiện nghi thức cầu siêu vопg linh thai nhi

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng đã thực hiện nghi thức cầu siêu vопg linh thai nhi

Hướng dẫn đăng ký lễ cầu siêu tại chùa Ba Vàng

Để hiểu rõ hơn về cách thức làm lễ cầu siêu cho người đã mất, quý vị hãy truy cập vào đường link:

https://chuabavang.com/huong-dan-tham-gia-le-cau-sieu-tai-chua-ba-vang-d4875.html

Cầu siêu cho những người đã mất là một trong những việc để thực hành hạnh hiếu nghĩa, biết ơn, là việc làm thiết thực đem lại lợi ích cho chính bản thân mình và hương linh khắp các cõi khổ. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu hơn về lợi ích quý báu của việc cầu siêu, để thực hành cho nhiều người hơn nữa.

Quý vị hãy cùng theo dõi các kênh trang chùa Ba Vàng để được hiểu thêm những kiến thức tâm linh khác nhé!

Bài liên quan