trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Tìm hiểu về lễ Vu Lan báo hiếu
Bài viết 16/07/2023

Lễ Vu Lan không chỉ là một lễ lớn trong nhà Phật mà còn là dịp để những người con được báo hiếu cha mẹ, tìm về suối nguồn yêu thương. Như truyền thống của người Việt bao đời, chữ “Hiếu” luôn được đề cao và coi trọng. Vì thế, ngày Vu Lan đã trở thành nét đẹp nhân văn đầy ý nghĩa trong truyền thống của dân tộc chúng ta.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết về ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của ngày lễ đặc biệt này. Cùng tìm hiểu qua lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây.

Lễ Vu Lan là gì?

Vu Lan hay Vu Lan Bồn có âm tiếng Phạn là “Ullambana”, dịch ra chữ Hán là “Giải đảo huyền”. “Giải đảo huyền” tức là hóa giải tội bị treo ngược. Chữ “đảo” là lộn ngược; chữ “huyền” là treo lên. Chữ “treo ngược” đại diện cho những sự khổ ở trong địa ngục. 

Cụ thể, chúng sinh khi hết kiếp ở cõi người, nếu tội nặng thì đọa vào trong địa ngục. Khi vào địa ngục thì chắc chắn không thể thoát khỏi những hình phạt tra tấn: treo ngược tội nhân lên, trói chân treo dốc đầu xuống và đánh đập tra tấn, cắt da xẻo thịt, đâm chém xay giã. Cho nên, “Giải đảo huyền” nghĩa là hóa giải tội nhân bị treo ngược.

Thầy Thích Trúc Thái Minh thuyết giảng về Vu Lan báo hiếu. (Ảnh minh họa)

Thầy Thích Trúc Thái Minh thuyết giảng về Vu Lan báo hiếu. (Ảnh minh họa)

Như vậy, lễ Vu Lan (hay còn gọi là lễ Giải đảo huyền) là cứu khổ, cứu nạn các vong nhân đang bị đọa địa ngục. Họ là những người khi còn ở trên dương thế đã tạo các tội lỗi rất nặng nề.  

Đặc biệt hơn, đây còn là một nghi lễ thiêng liêng, là cơ hội giúp chúng ta thực hành báo hiếu cha mẹ, tổ tiên hiện đời này và nhiều đời nhiều kiếp trước. 

Lễ Vu Lan là ngày bao nhiêu trong năm?

Lễ Vu Lan báo hiếu thường diễn vào ngày Rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) hằng năm. 

Rằm tháng bảy hàng năm gợi nhắc đến ý nghĩa báo hiếu cha mẹ, ông bà tiên tổ

Rằm tháng bảy hàng năm gợi nhắc đến ý nghĩa báo hiếu cha mẹ, ông bà tiên tổ

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc của ngày Vu Lan xuất phát từ câu chuyện Ngài Mục Kiều Liên - vị đệ tử thần thông bậc nhất của Đức Phật Thích Ca, cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ bị đọa vào ngạ quỷ đói khát trong địa ngục đã dùng thần thông để xuống dâng cơm lên cho mẹ

Ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ bị đọa vào ngạ quỷ đói khát trong địa ngục đã dùng thần thông để xuống dâng cơm lên cho mẹ

Khi còn sống, bà Thanh Đề không có lòng tin kính, phỉ báng Tam Bảo, keo rít bỏn xẻn, lại thường xúc phạm và làm nhục chúng Tăng. Khi mẹ mất, vì thương xót mẹ nên Ngài Mục Kiều Liên đã dùng thiên nhãn soi khắp cõi người, cõi trời để tìm mẹ mà không thấy.

Đến khi Ngài nhìn xuống cõi ngạ quỷ thì thấy mẹ đang đọa là một con quỷ đói, bụng to như cái trống mà cổ nhỏ như cái kim, rất khổ sở. Vì thương xót mẹ, Tôn giả đi khất thực xin một bát cơm đầy rồi dùng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng cơm cho mẹ. Khi thấy bát cơm, bà Thanh Đề sợ chúng ngạ quỷ xung quanh cướp mất nên vội vàng lấy tay che bát cơm lại trực ăn một mình. Nhưng bất ngờ, bát cơm lập tức biến thành than hồng khiến bà không thể ăn được. 

Dù rất thương mẹ nhưng Tôn giả Mục Kiều Liên dùng hết sức thần thông của mình cũng không thể cứu được bà Thanh Đề nên Ngài đã về bạch Phật xin lời chỉ dạy. Đức Phật có chỉ dạy Ngài rằng đến tháng bảy, ngày chư Tăng tự tứ thì sắm sửa vật thực cúng dường tứ sự (thuốc men, ăn uống, y phục, chỗ nằm) đến chúng Tăng. Và lấy phước báu đó cùng sự chú nguyện của chư Tăng hồi hướng cho mẹ thì mẹ sẽ hết tội và được sinh thiên. 

Vâng lời Đức Phật, vào ngày chư Tăng tự tứ Ngài Mục Kiều Liên đã thiết đại lễ cúng dường trai Tăng. Ngài cũng thỉnh chư Tăng chú nguyện hồi hướng công đức phúc báu cho mẹ. Nhờ đó, bà Thanh Đề cùng rất nhiều ngạ quỷ và tội nhân trong địa ngục đã được sinh thiên.

Từ đó, Đức Phật dạy rằng: “Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này”. Lễ Vu Lan bồn cũng từ đó mà ra đời.

Ý nghĩa lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan chính là ngày mà Phật tử trên khắp mọi miền Tổ quốc, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới bày tỏ tấm lòng hiếu đạo với ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Dù là một đứa trẻ nhỏ tuổi hay một người đã khôn lớn, trưởng thành thì cũng phải luôn ghi nhớ công ơn dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Đây là truyền thống đạo hiếu được lưu truyền từ ngàn đời nay, từ thế hệ này đến thế hệ khác và là nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong những năm tháng gần đây, đạo Phật được phát triển thì tinh thần ngày Vu Lan cũng được lan tỏa mạnh mẽ.

Phật tử thực hành hạnh hiếu rửa chân cho cha mẹ nhân mùa Vu Lan

Phật tử thực hành hạnh hiếu rửa chân cho cha mẹ nhân mùa Vu Lan

Không những thế, Vu Lan còn là ngày chư Tăng tự tứ, kết thúc ba tháng an cư kiết hạ. Chư Phật dạy hàng Phật tử tại gia có tín tâm với Tam Bảo, phát tâm cúng dường Tam Bảo và chúng Tăng, hồi hướng phước báu cho gia tiên quyến thuộc quá vãng thì họ sẽ được hưởng phúc báu, tiêu trừ nghiệp chướng. Nghiệp chướng từ nặng thành nhẹ, từ nhẹ đến hết, nhẹ hơn thì sẽ được siêu lên. 

“Siêu lên” không phải là hương linh được bay lên trời, mà là từ cõi thấp, trong trạng thái rất đau khổ tại địa ngục, hương linh bớt khổ hơn. Có thể từ ngàn vạn năm giảm xuống chỉ còn vài trăm năm ở trong địa ngục, nhẹ hơn thì có thể được ra khỏi địa ngục và tái sinh sang cõi ngạ quỷ hoặc súc sinh, nhẹ hơn nữa thì từ cõi ngạ quỷ hoặc súc sinh được tái sinh lên làm người, thậm chí có trường hợp từ ngại quỷ có thể sinh lên chư Thiên. 

Đấy đều được gọi là siêu thăng, “siêu” nhẹ lên, “thăng” là bay lên (còn gọi là lễ cầu siêu). Cho nên tháng bảy Vu Lan còn mang ý nghĩa là cứu khổ trong cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ cho những chúng sinh bị đọa đầy.

Chư tôn đức Tăng Ni cùng đại diện các Phật tử trong CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa dâng lời tri ân Sư Phụ (Ảnh năm 2021)

Chư tôn đức Tăng Ni cùng đại diện các Phật tử trong CLB Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa dâng lời tri ân Sư Phụ (Ảnh năm 2021)

Kinh Vu Lan

Kính mời quý vị cùng tham khảo bài: Kinh Vu Lan báo hiếu

Thông báo Lễ Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu phả độ gia tiên năm 2023

Phát huy truyền thống hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam, hằng năm, cứ đến tháng bảy âm lịch, chùa Ba Vàng lại tổ chức Lễ Vu Lan để quý Phật tử, nhân dân thập phương vun bồi tấm lòng thơm thảo, hướng về Tam Bảo làm các việc phúc thiện, tu tập công đức để hồi hướng báo đền ân đức của ông bà, cha mẹ,... còn ở hiện đời hay đã quá vãng. 

Năm nay, chùa Ba Vàng sẽ tổ chức Lễ Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu phả độ gia tiên vào ngày mùng 4-5/7/Quý Mão với nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa. Quý vị có thể tham dự trực tiếp hoặc hướng tâm tham gia các chương trình trực tuyến trên các kênh truyền thông của chùa.

Hình ảnh lễ Trai đàn chẩn tế cầu siêu phả độ gia tiên (Ảnh năm 2021)

Hình ảnh lễ Trai đàn chẩn tế cầu siêu phả độ gia tiên (Ảnh năm 2021)

Phật tử thành kính sớt bát cúng dường chư Tăng nhân mùa Vu Lan. (Ảnh năm 2021)

Phật tử thành kính sớt bát cúng dường chư Tăng nhân mùa Vu Lan. (Ảnh năm 2021)

Phật tử trang nghiêm tu tập tạo lập công đức hồi hướng cho ông bà, tiên tổ hiện đời và nhiều đời.

Phật tử trang nghiêm tu tập tạo lập công đức hồi hướng cho ông bà, tiên tổ hiện đời và nhiều đời.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, quý vị sẽ hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan. Từ đó, chúng ta có thể thực hành hạnh hiếu, góp phần xây dựng nền đạo đức xã hội - nền tảng của một đất nước vững mạnh, hùng cường. 

Kính chúc quý Phật tử và gia đình một mùa Vu Lan ý nghĩa với nhiều việc làm thiện lành, ứng dụng lời Phật dạy để từ đó tăng trưởng công đức, đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình. 

Hãy cùng chia sẻ những tình cảm gửi gắm tới hai đấng sinh thành hay những dự định thiện lành bạn sẽ làm nhân mùa Vu Lan tháng bảy năm nay nhé!