trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Rửa tay phòng chống dịch bệnh Covid-19 có sợ bị quả báo sát sinh?
Bài viết 17/03/2020

Để chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng tối thiểu trong 20s. Việc rửa tay bằng xà phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có thể phòng tránh sự lây lan của virus. Tuy nhiên, cũng có một số người thắc mắc không biết việc rửa tay có tạo nghiệp giết hại chúng sinh và bị quả báo hay không? Để hiểu rõ hơn về điều này, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sát sinh dưới góc nhìn của Phật giáo?

Đạo Phật là đạo của tình thương, từ bi và lòng cảm thông sâu sắc. Đạo Phật luôn tôn trọng sự sống, sinh mạng của muôn các loài chúng sinh. Trong kinh Thập Thiện, Đức Phật có dạy: “Nếu xa lìa sát sinh thời được thành tựu mười pháp không bức não”.
Đức Phật dạy tất cả chúng hữu tình đều có sự sống, nếu cố ý đoạt mạng sống của chúng thì đều là tội sát sinh. Tuy nhiên rửa tay phòng chống virus thì lại không phải là tội sát sinh và không mang quả báo của nghiệp sát sinh. Bởi trong nghiệp sát sinh phải bao gồm: đối tượng giết, đối tượng bị giết, nhân duyên của sự chết.

Tất cả chúng hữu tình đều có sự sống, nếu cố ý đoạt mạng sống của chúng thì đều là tội sát sinh

Tất cả chúng hữu tình đều có sự sống, nếu cố ý đoạt mạng sống của chúng thì đều là tội sát sinh

Hiểu đúng về sát sinh qua lời Phật dạy

Để hiểu đúng về việc sát sinh, xin được trích dẫn câu chuyện trong kinh nói về nhân duyên chư Tăng dùng vải để lọc nước uống. Duyên là khi ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn, thấy trong nước có nhiều vi trùng; Ngài đã không uống nước, rồi đến bạch Phật sự tình. Nghe xong, Đức Phật dạy Tôn giả Mục Kiền Liên nên dùng nhục nhãn khi uống nước, chứ không nên dùng thiên nhãn. Khi Tôn giả Mục Kiền Liên dùng nhục nhãn để lấy nước thì không còn thấy con vi trùng nữa. Từ duyên này Đức Phật dạy chư Tăng khi lấy nước phải dùng vải để lọc nước trước khi uống.
Qua câu chuyện ta thấy rằng để cấu thành tội sát sinh phải gồm: Nhân duyên của sự chết là đối tượng giết phải nhìn thấy đối tượng bị giết bằng nhục nhãn (mắt thường); tự giết hoặc xui người giết.

Lại nữa, câu chuyện của Ngài A Na Luật cũng là một ví dụ rất cụ thể. Khi Ngài chứng A La Hán, nhưng đôi mắt (nhục nhãn) của Ngài đã bị mù. Một hôm, trong khi đi kinh hành, Ngài đã dẫm chết rất nhiều con mối. Các Tỳ-kheo chưa chứng đắc thấy vậy, liền bạch Phật với ý chê bai Ngài A Na Luật đã chứng thiên nhãn thông nhưng không những không nhìn thấy những con mối mà lại dẫm chết chúng nữa. Nghe vậy, Đức Phật dạy các vị Tỳ-kheo: “Tất cả các con mối mà Ngài A Na Luật dẫm phải đều do đến duyên nên sau khi chết chúng đều được sinh lên cõi trời”.

Câu chuyện về Ngài A Na Luật là một dẫn chứng điển hình cho chúng ta thấy về mối quan hệ nhân - duyên - quả. Nhân duyên của sự chết là Ngài A Na Luật không nhìn thấy các con mối bằng mắt (nhục nhãn). Vì không cố ý giết những con mối, nên Ngài A Na Luật không phạm vào giới sát sinh. Nhân duyên khiến các con mối sau khi chết được sinh thiên là do từ các kiếp trước chúng đã tạo được nhiều phúc báu, nhưng vì một duyên nào đó mà bị sinh làm kiếp súc sinh (loài mối) trong khoảng thời gian ngắn như vậy và nghiệp mà chúng đã tạo trước kia có cả nghiệp duyên về cách chết là bị dẫm chết. Cũng giống như trường hợp của Mạt Lợi phu nhân, bà rất chăm tu, nhưng còn một duyên nghiệp tà dâm do ngại ngùng mà không sám hối, nên sau khi chết bà bị sinh xuống địa ngục 7 ngày, hết 7 ngày bà lại theo phước đã tạo mà được sinh về cõi Trời.

>>> Tích lũy phước báu để chuyển hóa vận mệnh

Mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều không nằm ngoài mối quan hệ nhân - duyên - quả

Mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều không nằm ngoài mối quan hệ nhân - duyên - quả

Còn một duyên nữa khiến những con mối được sinh lên cõi Trời là Ngài A Na Luật không cố ý giết, chúng được chuyển hóa do nghiệp của chúng nhưng lại được kết duyên với các vị Thánh đã đoạn tận tham sân si, tâm đã hoàn toàn vô nhiễm. Vậy là khi những con mối đó chết, thì chỉ còn nghiệp của chúng mà thôi. Trong câu chuyện nhân duyên này, các đối tượng đều không có mối liên hệ về tâm đối với nhau: đối tượng gây ra cái chết không nhìn thấy đối tượng bị chết; không cố ý giết: tự giết hoặc sai người giết.

Rửa tay phòng chống virus có sợ bị quả báo sát sinh?

Qua các câu chuyện và lời dạy của đức Thế Tôn về nghiệp sát sinh. Ta có thể khẳng định rằng: Tất cả những việc như rửa tay phòng bệnh, uống thuốc, tiêm thuốc phòng hoặc chữa bệnh đều không mang tội sát sinh và không phải chịu quả báo của nghiệp sát sinh.

Việc rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh không mang tội sát sinh

Việc rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh không mang tội sát sinh

Là người học Phật, chúng ta cần tin sâu nhân quả, chăm chỉ tu tập, làm nhiều việc thiện lành và tham gia nghiêm túc các việc phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho mình và cho cộng đồng.
Chúc quý Phật tử tinh tấn, cùng chung tay hóa giải dịch bệnh Covid-19!

Các bài viết nên xem: