trực tuyến
Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Bảy, 27/4/2024

tức 19/3 Giáp Thìn

14 ý nghĩa mô hình tiểu cảnh chào xuân Nhâm Dần tại chùa Ba Vàng có thể bạn chưa biết!

Mỗi tiểu cảnh, mỗi mô hình sáng tạo và sinh động sẽ góp phần mang sức sống Tết đến ngôi chùa Ba Vàng một cách chân thật, thu hút, nhằm “giữ chân” du khách

03/02/2022

-
aa
+

Mục Lục [Ẩn]

Mỗi tiểu cảnh, mỗi mô hình sáng tạo và sinh động sẽ góp phần mang sức sống Tết đến ngôi chùa Ba Vàng một cách chân thật, thu hút, nhằm “giữ chân” du khách khi đến chùa tham quan, lễ Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về ý nghĩa của 14 mô hình tiểu cảnh được kỳ công tạo dựng tại ngôi chùa Ba Vàng.

Để cùng tìm hiểu, mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây.

#1 Gia đình hổ - Biểu trưng cho không khí sum họp, quây quần trong gia đình

Hổ là loài gắn liền với danh hiệu Chúa sơn lâm, được nhiều loài khác kính nể bởi sức mạnh và các đặc tính đặc trưng của chúng. Khu vực ngã 7 chùa Ba Vàng bày trí 5 chú hổ là hình ảnh đặc trưng trong dịp Tết Nhâm Dần này.

Hổ sống trong rừng xanh, là loài vật có móng vuốt sắc nhọn, bộ cơ khỏe mạnh, di chuyển linh hoạt. Hổ là loài vật thông minh trong chiến thuật săn mồi, không dễ gì có thể thoát khỏi nanh vuốt của loài hổ.

Biểu tượng loài hổ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, đa mưu túc trí, là hình tượng của những vị tướng cầm quân ra trận oai phong lẫm liệt. Hổ còn tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền, vua chúa.

Tuy oai phong, mạnh mẽ như vậy nhưng hổ cũng gắn liền với hình tượng về tình mẫu tử và đi vào tục ngữ của dân tộc Việt như “Hổ dữ không ăn thịt con”, “Hổ phụ sinh hổ tử”. Hai câu tục ngữ này vừa thể hiện được sự dịu dàng của hổ mẹ lại vừa thể hiện sự mạnh mẽ oai phong của hổ cha trong gia đình.

Mô hình tiểu cảnh gia đình nhà hổ đặt tại ngã 7 chùa Ba Vàng

Mô hình tiểu cảnh gia đình nhà hổ đặt tại ngã 7 chùa Ba Vàng

Tiểu cảnh gia đình hổ (5 con hổ) thể hiện không khí sum họp, quây quần trong gia đình nhân ngày Tết Nguyên đán của dân tộc và chúng còn được bài trí chung vui hoan hỷ đón tết với các loài vật khác, làm nổi bật lên thông điệp từ bi, yêu thương, hóa giải hận thù. Bên cạnh đó, tiểu cảnh cũng thể hiện được bức tranh tâm sống động. Trong tâm của mỗi chúng sinh phàm, đều có đầy đủ mạnh, yếu,… và mỗi chúng sinh cần điều hoà, chiết phục để được hưởng sự mát mẻ, an lành của nguồn tâm yêu thương, từ - bi - hỷ - xả.

Đây cũng chính là tâm tư của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh muốn gửi gắm đến du khách: Hy vọng khi ngắm nhìn tiểu cảnh trên, quý vị sẽ tô bồi thêm tình cảm gia đình để yêu thương đùm bọc và trợ duyên cho nhau tu học Phật Pháp, tạo nhiều công đức phước báu để vững vàng và có “sức mạnh” trong năm Nhâm Dần.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giới thiệu ý nghĩa tiểu cảnh hổ cho toàn thể đại chúng

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giới thiệu ý nghĩa tiểu cảnh hổ cho toàn thể đại chúng

#2 Tiểu cảnh hoa sen - Vẻ đẹp thanh tịnh tượng trưng cho sự giải thoát

Hoa sen được mọi người biết đến với sự gắn liền với đạo Phật, vì có nhiều đặc tính cao đẹp: tính vô nhiễm, tính trừng thanh, tính kiên nhẫn, tính viên dung, tính thanh lương, tính hành trực, tính ngẩu không và tính nhân quả đồng thời.

Thứ nhất, khi hoa sen ở trong bùn càng hôi, càng dơ thì sen mọc càng tốt và tỏa hương rất thanh khiết. Cho nên người ta thường nói hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Thứ hai, hoa sen có tính trừng thanh. “Trừng thanh” tức là lắng trong, “trừng” là dừng lại, “thanh” tức là trong. Ở đầm nước đục ngầu mà chúng ta trồng hoa sen thì nước sẽ tự nhiên lắng trong, trong sạch.

Thứ ba là đặc tính kiên nhẫn. Khi kết thúc mùa hạ thì hoa sen tàn, chỉ còn củ sen. Và khi đó, trải qua bốn mùa, củ sen cứ kiên nhẫn nằm yên trong bùn, đến khi thu qua hạ tới thì những củ sen vươn lên, đâm chồi nảy lộc, tưng bừng sức sống.

Thứ tư đó là viên dung. Tức là bông sen rất tròn đầy, chúm chím, đầy đặn, lớp trong lớp ngoài khá kín đáo. Có những bông hoa thì vừa nở đã thấy hết nhụy; nhưng hoa sen thì cánh trong, cánh ngoài e ấp bao nhiêu ngày mới nở, bao bọc nhau rất kín đáo.

Thứ năm là tính thanh lương. Bởi mùi hương của hoa sen rất mát mẻ, dịu nhẹ. Khi chúng ta ngửi mùi sen, dường như tâm hồn trở nên dịu lắng, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Thứ sáu là tính hành trực: “Đa phần cọng sen, ngó sen rất thẳng. Đó gọi là hành trực, ngay thẳng là cây sen”.

Thứ bảy là tính ngẩu không. “Ngẩu không” tức là thân hoa sen bị rỗng ở bên trong. Cho dù bao nhiêu nước chảy qua thân sen, nhưng nó đều trút đi hết, không đọng lại.

Đặc tính cuối cùng của hoa sen cũng là đặc tính đặc biệt nhất của loài hoa này đó là nó có nhân và quả đồng thời; hoa, quả cũng đồng thời.

Tiểu cảnh hoa sen tạo nên một bức tranh rực rỡ nơi cổng Tam Quan chùa Ba Vàng

Tiểu cảnh hoa sen tạo nên một bức tranh rực rỡ nơi cổng Tam Quan chùa Ba Vàng

Chính từ các đặc tính này của hoa sen nên trong Phật giáo, hoa sen thường gắn liền với hình ảnh của các Đức Phật, các vị Bồ Tát,… đó là những bậc cao quý, tôn kính, giải thoát, các Ngài thành tựu thanh tịnh giải thoát ngay tại thế gian ngũ trược phiền não này và các Ngài trao truyền giáo pháp giải thoát cứu chúng sinh thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử, khổ; cũng như hoa sen từ nơi bùn lầy hôi thối mà thành, luôn toả hương thơm cho đời và có các hữu dụng cho sức khoẻ của con người.

Với ý nghĩa đó, năm nay, cổng tam quan chùa Ba Vàng được bày trí mô hình hoa sen làm chủ đạo để cầu bình an và giải thoát và nhắc nhở người đệ tử Phật, năm mới này cần học ở hoa sen tính không chấp trước, dễ buông bỏ chuyển hoá khi đối trước những bất như ý của cuộc đời, để bản thân được thanh mát, cuộc sống trở nên tốt đẹp và giá trị hơn.

Tiểu cảnh hoa sen mừng xuân Nhâm Dần trở nên thật lung linh, nổi bật khi về đêm

Tiểu cảnh hoa sen mừng xuân Nhâm Dần trở nên thật lung linh, nổi bật khi về đêm

Và đây cũng là thông điệp gửi đến cho du khách rằng, chư Tăng là những người sinh ra từ nơi đời đầy đủ ngũ dục sung mãn của thời hiện đại này nhưng không nhiễm dục, hàng ngày miệt mài nơi rừng núi trau dồi giới đức, chánh niệm thiền tuệ, tỏa hương giới đức, làm phước điền, mang hạnh phúc đến cho chúng sinh.

Tựu chung, với 8 đặc tính trên, mà Tết Nhâm Dần năm nay, chùa Ba Vàng lựa chọn hình tượng hoa sen đặt ở cổng tam quan nội để du khách và quý Phật tử không những chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa sen; mà nó còn có ý nghĩa lớn lao từ tâm của Sư Phụ và chư Tăng, mong muốn mọi người hãy vun bồi “chất sen” trong tâm, để sống một cuộc đời bình an, đẹp đời tốt đạo.

#3 Xuân Từ Bi - Vun trồng tâm từ bi để đẩy lùi dịch bệnh, cuộc sống trở nên bình an

Xuân đã về trên Ba Vàng - Thành Đẳng, ngàn cây đua nhau khoe sắc, vạn vật căng tràn sự sống. Và mùa xuân của đạo Pháp cũng đang nở rộ tại nơi đây. Đến với Ba Vàng mùa xuân, tại vị trí trung tâm của sân Chính điện nguy nga, hùng tráng, quý du khách Phật tử có thể chiêm ngưỡng tiểu cảnh hoa sen đại đóa cùng nét chữ thư Pháp “Xuân từ bi” mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Xuân từ bi là mô hình tiểu cảnh được đặt tại trung tâm sân Chính điện chùa Ba Vàng

Xuân từ bi là mô hình tiểu cảnh được đặt tại trung tâm sân Chính điện chùa Ba Vàng

Tâm từ bi nằm trong Tứ vô lượng tâm của đạo Phật, đó là: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm, xả vô lượng tâm. Từ bi trong đạo Phật là luôn ban vui, cứu khổ cho mọi người, xuất phát sự bao dung, rộng lượng, không toan tính và không phân biệt. Từ Bi không chỉ là hạnh của Bồ Tát, chư Phật mà còn là nhân của sự giải thoát; giác ngộ. Gần gũi hơn, từ bi chính là trí tuệ giác ngộ, là sự bao dung; tha thứ, là hòa bình, là sự cảm phục những tâm ác,... Ở đâu xuất hiện người mang tâm từ thì ở đó luôn có bình an. Đó được ví như hào quang lan tỏa khắp nơi làm cho mọi người và mọi vật đều cảm thấy vui tươi, an hòa. Chính vì vậy có thể nói, tinh thần từ bi chính là yếu chỉ, sứ mạng của đạo Phật để ban vui cứu khổ cho chúng sanh.

Hoa sen và tâm từ bi đều là những nét đặc trưng của Phật giáo, chính vì vậy khi kết hợp cùng nhau lại càng mang nét đẹp trí tuệ rạng ngời. “Xuân từ bi” trong lòng hoa sen là xuân của hạnh phúc, của bình an. Tâm từ bi sẽ hóa giải được tất cả phiền muộn, khổ đau, cảm hóa được muôn loài và mang đến sự bình an nơi tâm hồn. Chính vì vậy, trong thời gian qua, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, với tinh thần từ bi cứu khổ, Phật Pháp đồng hành cùng dân tộc của người con Phật, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng nói riêng đã tích cực đã chia sẻ yêu thương, đóng góp nguồn lực cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, mua sắm vật tư, thiết bị y tế ủng hộ các bệnh viện, xung phong vào các tuyến đầu chống dịch đồng thời làm các thiện Phật sự để hướng về vùng tâm dịch nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng dịch cũng như thể hiện tinh thần đoàn kết của cả dân tộc trong hoạn nạn.

Trong những ngày đầu năm, cùng cả nước đón “Xuân từ bi”, mong rằng mỗi người cũng sẽ nuôi lớn, vun trồng tâm từ bi của chính mình để dịch bệnh sớm được đẩy lùi, cuộc sống của người dân được trở lại bình an.

Trong sắc xuân ngập tràn tươi vui, hòa cùng sức sống của vạn Pháp, chúc cho quý du khách Phật tử có một mùa xuân ấm áp bên gia đình, cuộc sống thêm an hòa, nhà nhà thêm hạnh phúc.

#4 Chữ “Thân” - Biểu trưng cho tinh thần hòa hợp, đoàn kết

Tại vị trí góc trái sân Chính Điện, là hình ảnh nổi bật của chữ “Thân”trong tiểu cảnh trang trí bằng những cây hoa cúc được trồng trên các khung hình khối bằng tre.

“Thân” là một trong bốn chữ mà người đệ tử Phật cần phải tu tập rèn sửa để đạt được giải thoát, gọi là pháp tu Tứ niệm xứ.Hoa cúc là biểu tượng cho lòng thuỷ trung và đoàn kết; tre là biểu tượng cho con người Việt Nam chất phác, mộc mạc, kiên trung. Tiểu cảnh giữa tre và hoa cúc tạo thành chữ “Thân” gửi đến cho du khách thông điệp mong cho mọi người sống hoà hợp, đoàn kết, nắm tay nhau đưa đất nước phát triển, nhưng luôn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Mô hình tiểu cảnh chữ “Thân” nổi bật ngay tại sân Chính điện

Mô hình tiểu cảnh chữ “Thân” nổi bật ngay tại sân Chính điện

Tu thân đối với người đệ tử Phật, luôn phải quán biết về sự thật của thân này là bất tịnh từ nơi chín khiếu. Thân này bị vô thường, già, bệnh, chết chi phối, từ đó dứt trừ đi sự tham đắm sắc mình, sắc người. Do sự giác ngộ về sự thật của thân, nên hành giả tu tập dễ dàng kiểm soát được các hành động của thân, ngăn trừ các việc ác, sinh khởi các việc thiện, đoạn trừ các dục trên thân để đắc thành giải thoát.Tiểu cảnh này cũng nhằm nhắc nhở người đệ tử Phật tại gia phải sống đời sống đạo đức, giữ gìn những nét đẹp của dân tộc; đệ tử xuất gia chăm chuyên quán niệm thân để đạt được giải thoát làm chỗ nương tựa, đem đến hạnh phúc cho thế gian. Theo phẩm 225 trong kinh Pháp Cú, Đức Phật có chỉ dạy:

“Bậc hiền không hại ai,

Thân thường được chế ngự,

Ðạt được cảnh bất tử,

Ðến đây, không ưu sầu.”

#5 Chữ “Thọ” - Biểu trưng cho tinh thần an lạc và sống thọ

Tiểu cảnh đặc biệt: dàn nón treo buông xuống ruộng, hồ nước lúa, với chữ “Thọ” lung linh sắc sáng. “Thọ” với thế gian là cao tuổi, sống lâu.Tiểu cảnh được kết hợp hài hoà giữa các hình tượng: nón, ánh điện sáng, ruộng lúa, ruộng hoa sen, hoa súng, toát lên nét đẹp văn hoá lúa nước của dân tộc Việt Nam, chứa đựng mong nguyện năm mới, mùa màng được bội thu, kinh tế được phát triển, con người được che chở bình an trong thời tiết mưa thuận gió hoà, tuổi thọ được gia tăng.

Chữ “Thọ” nổi bật tại một khu vực của sân Chính điện

Chữ “Thọ” nổi bật tại một khu vực của sân Chính điện

“Ai ở cõi đời này

Trường thọ và tốt đẹp

Kiếp trước không sát sinh

Lòng từ luôn rộng mở

Tự xét các lỗi lầm

Từ bỏ không tái phạm”

(Kinh Nikaya - Phẩm Trường thọ và đoản thọ)

Chữ “Thọ” trong Phật Pháp là một trong bốn của pháp tu Tứ Niệm Xứ. Có hai loại cảm thọ đó là “Thọ lạc” và “Thọ khổ”, hành giả tu tập phải nhận biết rõ ràng để không bị vướng mắc vào hai loại cảm thọ này. Tu tập để làm chủ các cảm thọ, vượt thoát khỏi sự ràng buộc của các cảm thọ dục lạc, đạt tới hỷ lạc,an lạc giải thoát, là nhiệm vụ, là hướng tới của hành giả thực hành thiền Tứ Niệm Xứ.

“Người hiền bỏ tất cả

Người lành không bàn dục

Dầu cảm thọ lạc khổ

Bậc trí không vui buồn”

(Kinh Pháp Cú, phẩm Hiền Trí, câu 83)

Qua tiểu cảnh này, chùa Ba Vàng không chỉ tái hiện ước muốn sống thọ, sống bình an sung túc của con người và điều đặc biệt là nhắc nhở người đệ tử Phật, phải chăm chuyên tu học Phật Pháp, khai ngộ tri kiến Phật, để thoát khỏi sự khổ đau ràng buộc của các khổ thọ, sớm đạt tới lạc thọ tịnh tĩnh tuyệt đối Niết bàn.

#6 Chữ “Tâm” - Vun bồi đóa hoa “tâm” để tỏa hương cho đời

Tết đến xuân về, nhà nhà đều dạy con cháu, năm mới tô bồi thêm tâm, thêm đức. Đi du xuân, chúc xuân thường mang về chữ tâm thư pháp để treo trong nhà, mong muốn gia đình sống hiểu nhau, làm ăn gặp được người tâm đức. Mừng xuân Nhâm Dần năm nay, tiểu cảnh mang nhiều màu sắc của vô số các loài hoa kết thành nổi bật lên chữ Tâm. Tâm con người vốn cũng rất nhiều sắc thái, nhưng chỉ ở hai trạng thái thanh cao hoặc hạ liệt, hay tốt hoặc xấu; hoa cũng có muôn vàn loài hoa mang nhiều sắc hương, nhưng cũng chỉ được nhận xét bởi hai nét: đẹp hoặc xấu, hay tươi hoặc héo.

Chữ

Chữ "Tâm" được tạo dựng với thông điệp mong mọi người tu bồi tâm đức, để dâng đóa hoa tâm tỏa ngát hương thơm cho đời

Tâm thiện dâng hiến cho đời, được Đức Phật ví vượt trội hơn hương của tất cả các loài hoa:

“Hương các loài hoa thơm

Không bay ngược chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay”

(Kinh Pháp Cú, phẩm Hoa, câu 54)

Quán “Tâm” là một trong bốn pháp tu Tứ Niệm Xứ. Hành giả tu tập quán tâm cần nhận rõ tâm, tâm sở, thấy rõ được sự vô thường, sinh diệt của Tâm, từ đó làm chủ, loại trừ chuyển hoá được các tâm bất thiện dục nhiễm, an trụ trong tâm giải thoát, an tịnh, tịch tĩnh, vô cùng sáng suốt diệu dụng.

“Thường dùng đức từ bi

Thanh tịnh như Phật dạy.

Biết đủ và biết dừng

Sẽ vượt qua sinh tử”.

Qua tiểu cảnh này, chùa Ba Vàng muốn nhắn gửi tới quý khách tham quan thông điệp: mong năm nay, mỗi người luôn luôn tươi trẻ chăm tu bồi tâm đức, để dâng đóa hoa tâm tỏa ngát hương thơm cho đời, cũng như răn dạy đệ tử Phật tại gia, chăm sóc vườn tâm theo chánh pháp Phật làm lợi ích cho mình, đệ tử Phật xuất gia, chăm tu tâm giải thoát làm lợi ích cho nhân thiên.

#7 Chữ “Pháp” - Mong nguyện năm mới mọi người được mọi sự tốt đẹp, giác ngộ chân lý tối thượng

Đầu xuân năm mới mọi người đi lễ chùa, lễ bái thường mong muốn cho mình được may mắn, bình an, thành đạt, sức khoẻ,… tức là mong muốn cho mình có những phương pháp tốt nhất trong mọi lĩnh vực để gặt hái được các thành công tốt đẹp trong tất cả các phương diện của cuộc sống.“Bồ đề” có nghĩa là giác ngộ. Tiểu cảnh hình lá Bồ Đề bên trong là chữ “Pháp”, làm nổi bật góc phải sân chính điện chùa Ba Vàng, chuyển đến thông điệp mong muốn của Sư Phụ và chư Tăng đến cho du khách, năm nay có được phương pháp tốt đẹp nhất, để đạt được lợi ích cho mình và số đông. Chữ “Pháp” trong pháp tu Tứ Niệm Xứ, nói tới tất cả các pháp là Vô Ngã. Hành giả thực hành thiền Tứ Niệm Xứ phải nhận biết được các pháp, do các duyên vô số duyên tạo thành, không có cái gì, không có pháp nào là duy nhất, là riêng.

Chữ

Chữ "Pháp" mang thông điệp mong muốn cho mọi người được nhiều thắng duyên, mọi sự mọi việc được tốt đẹp và giác ngộ chân lý tối thượng

Tiểu cảnh này là tiểu cảnh cuối cùng trong chuỗi tiểu cảnh chuyển tải pháp Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, nhắc hành giả chăm nghe học Phật Pháp.

“Như hồ nước sâu thẳm,

Trong sáng, không khuấy đục,

Cũng vậy, nghe chánh pháp,

Người trí hưởng tịnh lạc.”

Mong muốn cho quý khách năm nay được nhiều thắng duyên, mọi sự mọi việc được tốt đẹp, giác ngộ chân lý tối thượng - là thông điệp mà Sư Phụ và chư Tăng chuyển tải đến cho du khách gần xa và đệ tử Phật qua tiểu cảnh hết sức sinh động này.

#8 Thân, Thọ, Tâm, Pháp: Sự gắn bó bền chặt giữa văn hóa dân gian truyền thống với giá trị tâm linh của Phật giáo

Trong kinh Đức Phật có dạy: “Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạc, giải thoát và Niết Bàn.” Đây là Pháp tu căn bản mà Đức Phật dạy cho hàng đệ tử ý thức về bản thân cũng như đoạn trừ phiền não, đạt được giác ngộ và giải thoát.

Với mong muốn xiển dương pháp tu Tứ Niệm Xứ, nhân dịp Tết Nhâm Dần năm nay, chùa Ba Vàng đã tạo dựng mô hình Tứ Niệm Xứ gồm 4 chữ Thân - Thọ - Tâm - Pháp tại khu vực sân chính điện chùa Ba Vàng. Đây là bố cục trang trí nổi bật của chùa trong năm nay với mong nguyện mọi người luôn nhớ về Tứ Niệm Xứ để ít nhiều thành tựu trong việc tu tập và phận sự, chúng sinh nâng cao tâm từ bi trong đại dịch Covid-19.

4 mô hình tiểu cảnh: Thân, thọ, tâm, pháp tại sân Chính điện chùa Ba Vàng (nguồn internet)

4 mô hình tiểu cảnh: Thân, thọ, tâm, pháp tại sân Chính điện chùa Ba Vàng (nguồn internet)

Được tạo nên bởi những nguyên liệu đơn sơ, gần gũi như nón lá, tre, cây hoa,... mô hình 4 chữ Thân - Thọ - Tâm - Pháp còn thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa văn hóa dân gian truyền thống với giá trị tâm linh của Phật giáo: Trải qua hơn 2000 năm lịch sử, Phật Pháp luôn đồng hành với sự phồn vinh của dân tộc, đem đến sự an lạc, hạnh phúc cho nhân dân và bình an cho đất nước. Tuy được tạo dựng với những kiểu dáng, nguyên, vật liệu khác nhau nhưng tất cả đã cùng tạo nên nét đẹp hài hòa không thể tách rời, góp phần tô điểm cho sắc xuân Ba Vàng thêm thắm tươi, rực rỡ.

Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, thông qua cảnh trí về Tứ Niệm Xứ, chùa Ba Vàng mong nguyện quý Phật tử và du khách thập phương sẽ luôn nhớ nghĩ về sự thật của kiếp sống nhân sinh: Quán Thân bất tịnh để thấy rõ sự tan hoại của thân, biết thân này không chắc thật, thân này bị vô thường, già, bệnh, chết chi phối, từ đó dứt trừ đi sự tham đắm sắc mình, sắc người; do sự giác ngộ về sự thật của thân, nên hành giả tu tập dễ dàng kiểm soát được các hành động của thân, ngăn trừ các việc ác, sinh khởi các việc thiện, đoạn trừ các dục trên thân. Quán Thọ là khổ để thấy rõ việc thuận theo và thỏa mãn dục lạc là con đường đi đến đau khổ, tai họa; từ đó biết làm chủ các cảm thọ, vượt thoát khỏi sự ràng buộc của các cảm thọ dục lạc, đạt tới hỷ lạc, an lạc giải thoát, là nhiệm vụ, là hướng tới của hành giả thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Quán Tâm vô thường để thấy rõ được sự vô thường, sinh diệt của Tâm, từ đó làm chủ, loại trừ chuyển hoá được các tâm bất thiện dục nhiễm, an trụ trong tâm giải thoát, an tịnh, tịch tĩnh, vô cùng sáng suốt diệu dụng.

Quán Pháp vô ngã để nhận biết được các pháp, do các duyên vô số duyên tạo thành, không có cái gì, không có pháp nào là duy nhất, là riêng. Từ đó mà mỗi người đều nỗ lực ứng dụng, thực hành Tứ Niệm Xứ để dần đoạn trừ các tâm bất thiện, buông bỏ tham dục và phiền não, sống từ bi, yêu thương, không bị dao động, ảnh hưởng bởi cảm thọ vui, buồn, phát tâm tinh tấn tu tập, được nhiều lợi ích.Hy vọng, khi về chiêm ngưỡng cảnh sắc Ba Vàng, chiêm ngưỡng cảnh trí Thân - Thọ - Tâm - Pháp trong dịp đầu xuân năm mới, mỗi người sẽ khởi được nhiều thiện tâm, được kết duyên lành với Tam Bảo, tinh tấn tu học Phật Pháp để đạt được nhiều an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

#9 Câu đối tại đàn lễ Dược Sư - Tinh thần nhập thế của chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng

Nằm tại vị trí sân khấu trung tâm giữa sân chùa rộng lớn, câu đối tại Đàn lễ Dược sư cầu quốc thái dân an đã tạo thành một điểm ấn tượng của Chùa Ba Vàng trong xuân Nhâm Dần 2022.

“Thành Đẳng non thiêng hưng đạo Pháp

Quốc gia hồng phúc vĩnh tường xuân”.

Câu 1: “Thành Đẳng non thiêng hưng đạo Pháp”

Hơn 300 năm trước, Thiền sư Tuệ Bích Phổ Giác đã về nơi núi rừng Thành Đẳng, cất am tu tập tại nơi đây, độ cho đông đảo chư Tăng, nhân dân, Phật tử, đem lại an bình cho vùng Đông Bắc. Năm 2007, Thầy Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm về trụ trì chùa Ba Vàng, quyết tâm trùng tu, xây dựng tứ chúng, tiếp nối dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do chư Tổ truyền trao tại nơi rừng thiêng nước độc này. Chùa Ba Vàng ngày nay không chỉ được biết đến là một khu di tích tâm linh, mà còn là một trong những trung tâm tu học và hoằng dương Phật Pháp lớn nhất ở Việt Nam. Chư Tăng Ni tại chùa thực hành hạnh đầu đà, luân phiên nhau vào rừng chuyên tu như thời Đức Phật còn tại thế để thành tựu chí nguyện giải thoát của mình. Bên cạnh đó, Sư Phụ cùng chư Tăng cũng nỗ lực không dừng nghỉ để xây dựng chùa Ba Vàng trở thành một môi trường rèn luyện đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn cho nhân dân, Phật tử và đặc biệt là các bạn trẻ, thông qua các khóa tu học. Bởi vậy, có thể nói, hơn 300 năm qua, từ Thành Đẳng sơn, Phật Pháp đã và đang được lan rộng đi khắp nơi, đến với mọi tầng lớp nhân dân - cả trong và ngoài nước, theo hạnh nguyện độ sinh của chư Tổ, của Sư Phụ cùng chư Tăng chùa Ba Vàng.

Câu đối tại đàn lễ Dược Sư thể hiện tinh thần nhập thế của chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng

Câu đối tại đàn lễ Dược Sư thể hiện tinh thần nhập thế của chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng

Câu 2: “Quốc gia hồng phúc vĩnh tường xuân”

Nếu một đất nước có phúc lớn thì sẽ luôn phát triển, vững mạnh. Mà đất nước muốn phát triển thì người dân trong nước phải sống có đạo đức, thiện lương, nỗ lực cống hiến và mong muốn làm đẹp cho cuộc đời; như ông cha ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Chư Tăng chùa Ba Vàng với thực hành hạnh nguyện "Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh".

Bởi vậy, với mong nguyện làm lợi lạc cho quốc gia, xã tắc, ngoài việc tu tập để mang lại lợi ích giải thoát cho mình, chư Tăng còn hằng ngày dốc lòng cống hiến, chuyển tải giá trị đạo đức thông qua lời Phật dạy đến cho mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, để từ đó, mọi người rèn luyện đạo đức và phát triển nhân cách tốt đẹp của mình, ý thức được về trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Câu đối trên khẳng định rõ về tinh thần tu tập và những giá trị thiết thực mà chùa Ba Vàng mong muốn mang lại cho đất nước Việt Nam, giúp đất nước được phồn vinh, phát triển như thời Lý, thời Trần. Chư Tăng chùa Ba Vàng tinh nghiêm tu tập không chỉ mang lại lợi ích giải thoát cho mình và chúng sinh, mà còn với bổn phận tâm linh, báo đền ân quốc gia theo như lời Đức Phật dạy, mong cho nước nhà tăng phúc, dân tộc trung kiên, luôn được bình an, thịnh vượng lâu dài.

Hằng năm, tại chùa Ba Vàng, Sư Phụ cùng chư Tăng tổ chức các chương trình tu tập cầu quốc thái dân an đúng với tinh thần từ bi của đạo Phật. Điển hình, qua các thời điểm đất nước trải qua các nạn thiên tai và chiến đấu với dịch bệnh Covid-19, ngoài việc đồng hành cùng với đất nước thông qua các hoạt động từ thiện, với niềm tin tâm linh về nhân quả, chư Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng còn nỗ lực tu tập theo lời Đức Phật dạy, cầu nguyện để chuyển hóa các nạn xấu về thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,...

Chính vì thế, có thể nói, hình ảnh rồng - biểu tượng của đạo Pháp cao quý và gần gũi với dân tộc, oai nghiêm bay lên trong mây trắng cùng câu đối đỏ tại sân chính điện Chùa Ba Vàng không chỉ là một điểm nhấn về cảnh quan mà còn thể hiện tinh thần nhập thế của chư Tăng Ni, Phật tử Chùa Ba Vàng, cũng như nói lên vai trò của Phật giáo trên bước đường “phụng sự” nhân sinh.

#10 Khu điều ước - Hiện thực hóa ước mơ nếu biết áp dụng lời Phật dạy

Vào mỗi dịp đầu năm, nhân dân, Phật tử thường đi lễ chùa với những mong cầu, ước nguyện về một năm mới bình an, hạnh phúc và thành công. Với mong muốn những mong cầu ấy được gửi gắm và có thể trở thành sự thật, năm nay tại chùa Ba Vàng đã tạo riêng một địa điểm khu nguyện ước đầy ý nghĩa và đặc sắc, không thể bỏ qua khi đi du xuân vãn cảnh dịp Xuân Nhâm Dần 2022.

Khu nguyện ước công danh - nơi du khách thập phương gửi gắm ước nguyện của mình để công việc hanh thông, công danh thăng tiến,....

Khu nguyện ước công danh - nơi du khách thập phương gửi gắm ước nguyện của mình để công việc hanh thông, công danh thăng tiến,....

Là nơi gửi gắm những ước mơ, mong cầu của của nhân dân, Phật tử trong năm mới. Nằm giữa hậu cung Chính Điện và Nhà thờ Tổ chùa Ba Vàng, khu nguyện ước nổi bật với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc cùng hàng nghìn dải điều ước đỏ bay phấp phới trong gió. Khu nguyện ước được chia làm hai khu vực là nguyện ước công danh và nguyện ước hạnh phúc. Tại mỗi khu nguyện ước, các điều ước được viết vào dải đỏ và treo lên cao tạo ra một không gian gửi gắm ước mơ đầy ý nghĩa.

Khu nguyện ước hạnh phúc - nơi các bạn trẻ và du khách thập phương gửi gắm ước nguyện của mình về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình,....

Khu nguyện ước hạnh phúc - nơi các bạn trẻ và du khách thập phương gửi gắm ước nguyện của mình về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình,....

Trong số những ước mơ đó, có những ước mơ hồn nhiên, trong sáng từ các mầm non Phật Pháp của CLB La Hầu La, từ các chủ nhân tương lai của đất nước trong CLB Tuổi trẻ Ba Vàng. Mỗi ước mơ tốt đẹp được viết lên là mỗi hạt giống thiện lành được nảy nở từ sự hướng thiện, mong cầu chân chính về hạnh phúc và thành công.

Khi đến nơi đây, du khách và nhân dân Phật tử có thể chọn cho mình những điều ước phù hợp với bản thân để treo lên khu nguyện ước, cầu mong cho một năm mới nhiều điều tốt lành.

Là nơi hé lộ những bí kíp biến ước mơ thành sự thật qua lời Đức Phật dạy để những ước mơ của nhân dân Phật tử có thể trở thành sự thật, xung quanh khu nguyện ước được đặt những bài kinh Đức Phật dạy về nhân quả như: Nhân quả đẹp và xấu, bí quyết hạnh phúc, kinh doanh thành công… giúp cho mọi người hiểu và biết cách ứng dụng lời Phật dạy để hiện thực hóa ước mơ, thành tựu những mong cầu của mình.

Bạn trẻ gửi gắm ước nguyện của mình lên cây trúc điều ước

Bạn trẻ gửi gắm ước nguyện của mình lên cây trúc điều ước

Qua đó, không chỉ đem lại hạnh phúc cho mọi người mà còn góp phần lan tỏa giá trị thiết thực của Phật Pháp giúp con người thành tựu được lời cầu nguyện khi thực hành theo đúng nhân quả. Như lời Đức Phật dạy về 5 nhân duyên chính để thành tựu lời cầu nguyện, đó là:

1. Đối tượng cầu nguyện: cầu nguyện trước chư Phật, chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng

2. Lời cầu nguyện: thiện lành như cầu bình an, sức khỏe, thăng tiến sự nghiệp,... đem lại lợi ích cho cá nhân, cho cộng đồng.

3. Tâm thành cầu nguyện: chí thành, chí kính, thanh tịnh cầu nguyện thì có thể cảm ứng với chư Phật, bồ Tát, chư Thiên gia hộ.

4. Lập nguyện chuyển hóa: tinh tấn thực hành, tu tập lời Phật dạy

5. Phúc báu dự trữ: phúc báu có trong quá khứ; phúc báu này cùng với phúc báu mới gây tạo là nhân duyên để lời nguyện sớm được viên thành.

5 điều trên chính là “công thức” giúp lời cầu nguyện được thành tựu, hiện thực hóa những ước mơ trong chính đời hiện tại.Khu nguyện ước tại “Nhà Lớn” Ba Vàng không chỉ là nơi nhân dân Phật tử được gửi gắm ước mơ mà còn là nơi hiện thực hóa những ước mơ khi chúng ta biết áp dụng lời Phật dạy, gieo nhân thiện để gặt hái quả tốt đẹp.

#11 Nơi rút thẻ lộc, tháp thờ xá lợi Phật - mong nguyện mọi người được phước lành, bình an

“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu” - lời Đức Phật dạy cao quý, siêu việt, mang lại hạnh phúc cho chúng sinh. Thời Đức Phật tại thế, ai nhận được lời dạy của Ngài cũng đều được lợi ích, hạnh phúc và nay - khi Đức Phật đã nhập diệt, nhưng sự linh ứng của Ngài luôn hiển hiện đối với những ai có lòng tin với Ngài. Chính vì thế, mong muốn du khách về chùa được tiếp cận với những lời dạy của Đức Phật nên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã từ bi tổ chức cho du khách được thỉnh lời dạy của Ngài để thực hành theo, khiến cả năm được tăng trưởng phước lành.

Để xin lời Phật dạy, du khách sẽ hướng lên tháp thờ Xá Lợi Phật để đọc bài khấn. Sở dĩ như vậy, vì tháp thờ Xá Lợi có ý nghĩa là ở nơi đó có sự hiện diện của Đức Phật. Như Đức Phật đã từng dạy rằng: có 3 sự kiện khiến cho có sự hiện diện của Đức Phật, thứ nhất là cây Bồ đề - dấu ấn cho sự thành đạo của Đức Phật; thứ hai là bình bát - vật ngoài thân của Đức Phật và thứ ba là Xá Lợi - kim thân của Đức Phật được kết tinh từ công đức Ba-la-mật, từ trí tuệ vô thượng của Ngài.

Chính vì thế, khi chúng ta thành kính đảnh lễ xá lợi Phật thì cũng như được đảnh lễ Đức Phật; thành kính hướng lên tháp thờ Xá Lợi để cầu nguyện thì cũng như đang hướng về Đức Phật để xin Ngài chứng tri cho tâm thành của chúng ta.

Tại khu vườn xuân tâm linh, Sư Phụ xin lời Phật dạy và đọc cho đại chúng cùng nghe.

Tại khu vườn xuân tâm linh, Sư Phụ xin lời Phật dạy và đọc cho đại chúng cùng nghe.

Nhân dân thập phương bạch Phật tại vườn xuân tâm linh để xin lời Phật dạy đầu năm

Nhân dân thập phương bạch Phật tại vườn xuân tâm linh để xin lời Phật dạy đầu năm

Nếu với tâm thành kính hướng về Đức Phật thì quý du khách sẽ được sự linh ứng nhiệm màu của tâm linh. Vì Đức Phật thấy biết hết căn duyên của tất cả chúng sinh, nên từ nơi oai lực của Đức Phật, của Tam Bảo, nơi hạnh nguyện của chư Tăng bổn tự, cùng tâm thành của du khách, du khách sẽ đủ duyên biết về nghiệp duyên của mình. Khi du khách nương lời Đức Phật dạy trong tấm thẻ “Lời Phật dạy” để rèn luyện tâm, làm các việc thiện lành thì du khách sẽ được tăng phước mà được an lành, khiến cho bản thân và gia đình chuyển hóa nghiệp, được cuộc sống an vui. Và cũng nhân duyên lễ Xá Lợi Phật và nương tựa vào lời Đức Phật dạy mà phúc lộc đầu năm của mọi người sẽ được tăng trưởng, từ đó các công việc sẽ được hanh thông, gặp nhiều may mắn và thành công.

Tại cung thờ Xá lợi Phật, Sư Phụ và chư Tăng thành kính dâng hoa và dâng lời tác bạch

Tại cung thờ Xá lợi Phật, Sư Phụ và chư Tăng thành kính dâng hoa và dâng lời tác bạch

Với tấm lòng từ bi, những năm qua Sư Phụ cùng chư Tăng chùa Ba Vàng đã uyển chuyển với nhiều phương tiện độ sinh, khiến du khách đến chùa có được công đức, phước lành khi chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Phật, cũng như trải nghiệm được sự linh ứng trong lời Phật dạy, được nhiều an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.Năm nay, mô hình tháp thờ Xá lợi Phật đã được nhập khẩu nguyên chiếc, bảo đảm tính thẩm mĩ và trang nghiêm, mong rằng nhân dân, du khách về chùa tham quan, lễ Phật sẽ khởi tâm cung kính, đảnh lễ mà được nhiều phước báu, hạnh phúc, an vui.

#12 Ý nghĩa tổng thể tiểu cảnh Tết 2022 - Phật Pháp đồng hành cùng dân tộc Việt Nam

Trước làn sóng dịch bệnh ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tình trạng khó khăn về mọi mặt đã khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Những tấm lòng từ bi, yêu thương trong đại dịch đã và đang lan tỏa, làm dịu đi những đau thương và mất mát.

Thích ứng với tình hình dịch bệnh đang diễn ra, nhằm phát huy và gìn giữ những nét đẹp văn hóa mà Tết cổ truyền mang lại, chùa Ba Vàng đã chuẩn bị các công tác để đón xuân an toàn, tuyên dương những giá trị tốt đẹp mà Phật Pháp mang lại.

Sự kết hợp giữa nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền và Phật Pháp đã tạo nên những tiểu cảnh độc đáo như: Gia đình nhà hổ tượng trưng cho cách sống hòa chung của mỗi loài, từ đây làm nổi bật lên thông điệp từ bi, yêu thương, hóa giải hận thù; Tứ niệm xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạc, giải thoát và Niết Bàn; Hoa sen - Xuân từ bi biểu tượng cho sự vô nhiễm cấu trần, thanh khiết của đạo đức, từ bi và trí tuệ khi tu theo Phật pháp; Giàn điều ước là nơi gửi gắm và hiện thực hóa những ước mơ khi chúng ta biết áp dụng lời Phật dạy,... Giữa không gian linh thiêng của chốn thiền môn Ba Vàng, từng tiểu cảnh như được thổi hồn dân tộc và giá trị đạo Pháp, gợi nhắc những đến tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật, thể hiện mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp này tới mọi người trong mùa dịch.

Trải qua hơn 2.000 năm với những bước thăng trầm của lịch sử, nhưng Phật Pháp luôn giữ một vai trò quan trọng, là điểm tựa tâm linh, mang đến bình an và hạnh phúc cho đất nước, phồn vinh cho dân tộc. Đây cũng chính là tâm nguyện của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng chùa Ba Vàng, thông qua các tiểu cảnh Tết để làm nổi bật tinh thần Phật Pháp đồng hành cùng dân tộc Việt Nam.

#13: 18 pho tượng La Hán - cung kính đảnh lễ các Ngài, nguyện mong an vui, hạnh phúc

Chùa Ba Vàng được biết tới là điểm hẹn tâm linh nổi tiếng của nhân dân và Phật tử thập phương. Khuôn viên của chùa được thiết kế công phu, tạo cảnh quan đẹp. Từ cổng Tam Quan nội đi về phía Chính Điện, có thể thấy hai bên là hai dãy hành lang La Hán với bộ tượng đá 18 vị La Hán được bày trí hài hòa.

Trong Phật giáo, A La Hán là quả vị cao nhất trong tứ Thánh quả. Đức Phật và A La Hán đều là những người hoàn toàn đoạn tận buồn phiền của tam giới, vĩnh viễn ra khỏi luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, Đức Phật là một vị A La Hán đặc biệt, sự giác biết của Ngài vượt lên trên tất cả. Các vị A La Hán là đệ tử của Đức Phật, thành tựu quả vị giác ngộ dưới sự giáo dưỡng của Ngài. Hai dãy hành lang La Hán tại chùa Ba Vàng biểu trưng cho cánh cửa của mỗi người khi tìm về với sự trong sạch, phạm hạnh thanh cao nơi bậc Thánh giải thoát.

18 pho tượng La Hán này được tạc bằng đá, và dát vàng 99,98%. Mỗi vị La Hán với tên gọi khác nhau, mang những nét đặc trưng về thân thế, công phu tu hành, cũng như công lao cứu độ chúng sinh. Có thể kể đến như:

La Hán Trường Mi: Ngài tên là Ajita có lông mày dài rủ xuống. Khi xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng A-la-hán, nên gọi Ngài là La Hán Trường My. Ngài cũng là một trong những thị giả của Đức Phật. Vua và nhân dân nước Đạt-ma-tất-thiết-đế không tin Phật Pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi; Ngài độ cho vua và nhân dân, làm cho Phật Pháp hưng thịnh.

La Hán Trầm Tư: Tên Ngài là Rāhula (La-hầu-la). Con trai của Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật), xuất gia từ năm 7 tuổi. Ngài tu hạnh nhẫn nhục, khiêm cung, chứng quả A-la-hán, đạt danh hiệu là Mật Hạnh Đệ Nhất.

La Hán Tọa Lộc: Tên Ngài là Pindolabhradvja, là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Sau khi xuất gia chứng quả, Ngài cưỡi hươu về độ cho vua và nhân dân, nên gọi Ngài là La-hán Cưỡi Hươu.Một bậc Sa Môn hành trì 250 giới phải thành tựu được sự học hỏi về giới - định - tuệ, dứt sạch tham - sân - si thì mới chứng được quả vị A La Hán.

Trong kinh Tăng Chi Bộ nói về vị A la hán như sau: “Và đối với một đệ tử đã được giải thoát như thế, tâm đã an tịnh, không cần gì thêm vào những gì đã được làm, vị ấy không còn phải làm gì nữa. Giống như một tảng đá của một khối thạch, không bị lay chuyển vì gió, không sắc, không hương, không vị, không xúc, không sở dục, không vô sở dục nào có thể làm cho vị ấy dao động. Tâm vị ấy vững chãi, sự giải thoát đã được đạt”.

Cho nên, hình tượng của các vị La Hán, nhắc nhở chúng ta rằng sự chân thật tu tập đúng Pháp sẽ đạt được kết quả trí tuệ, từ bi, giải thoát. Các Ngài là những người đi trước, là minh chứng cho thấy quyết chí tu hành, giữ vững đạo tâm không thoái chuyển nhất định sẽ đạt được Thánh quả. Vì vậy, những ai muốn được thành tựu quả vị A La Hán thì hãy học theo gương các Ngài, để được hạnh phúc, an vui. Trong kinh Đức Phật đã dạy: cung kính bậc đáng kính sẽ sinh ra cho chúng ta vô lượng phước báu. Các bậc A La Hán là những bậc đáng tôn kính, cho nên chúng ta cung kính, đảnh lễ, cúng dường các Ngài sẽ là nhân khiến chúng ta sinh ra vô lượng quả phúc an lành.

Đến với chùa Ba Vàng dịp Tết Nhâm Dần năm nay, quý vị hãy dành thời gian dừng chân tại khu vực thờ 18 vị La Hán, chắp tay cung kính đảnh lễ các Ngài, nguyện mong các Ngài gia hộ để đón năm mới với nhiều an vui, hạnh phúc.

#14 Cầu vàng - cây cầu mang hương vị giải thoát mà chư Tăng Ni chùa Ba Vàng đang hướng tới

Theo con đường dẫn lên ngôi Bảo Quang Tự, từ dưới chân núi, nhân dân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây cầu vàng uốn lượn giữa núi Thành Đẳng. Trên nền cây xanh, cây cầu vàng rực rỡ, tươi sáng vô cùng bắt mắt. Ví như con đường của mỗi người tu phải đi qua, Cây cầu vàng được đặt gần vườn thư Pháp, bắt nguồn từ con dốc và đi ra ngoài không trung rồi kết thúc tại một điểm bằng phẳng khác. Đây không chỉ là một địa điểm check in lý tưởng cho nhân dân, du khách thập phương khi đến với chùa Ba Vàng nhân dịp đầu xuân, mà cây cầu vàng được dựng lên với ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi người tu hành.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng tham quan cây cầu vàng - một địa điểm mới tại chùa Ba Vàng trong dịp Tết Nhâm Dần

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng tham quan cây cầu vàng - một địa điểm mới tại chùa Ba Vàng trong dịp Tết Nhâm Dần

Với ý tưởng thể hiện con đường đạo của tu sĩ Phật giáo, cây Cầu vàng được bắt nguồn từ đầu con dốc, đi ra xa dần phía ngoài không trung. Từng bước đi trên cây cầu được ví như từng bước đi trên con đường cầu đạo, nếu vững tâm, không sợ hãi, lo lắng thì sẽ dễ dàng đi qua cây cầu và có thể thưởng thức cảnh đẹp ở phía xa, không bị ngăn ngại bởi cây cối, rừng núi,... Ngược lại, nếu chỉ nhìn xuống, thấy hiểm nguy, trắc trở mà sợ hãi thì sẽ không thể thưởng thức được cảnh đẹp và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Cũng vậy, trên con đường đạo, với sự sợ hãi, náo loạn, chúng ta sẽ chẳng thể cảm nhận được hương vị của thiền, hương vị của sự giải thoát trên từng bước tu tập.

Bởi cây cầu được đi ra giữa không trung nên khi khí hậu thay đổi, chúng ta sẽ cảm nhận rõ ràng sự mát mẻ, thoải mái hoặc những cơn gió buốt lạnh, sương giá, nắng gắt,.... Điều đó giống như trên bước đường tu hành, người tu sĩ sẽ có những thuận duyên, nghịch duyên; hoặc những lời tán thán, ca tụng, hoặc bị mắng chửi, làm nhục, hoặc bị vu oan,... tất cả đều là những yếu tố giúp người tu thành tựu trên con đường đạo.

Xuất phát từ dốc và điểm cuối dẫn vào con đường tới khu thờ Bồ tát Quán Thế Âm, một nơi bình yên, an tĩnh, điểm tới của cây Cầu Vàng được ngụ ý rằng, với định tâm, định tĩnh, người tu hành sẽ vượt qua biển sinh tử, cảm nhận được niềm hỷ lạc khi đặt chân tới cõi Phật, đến với bến bờ thanh lương.

Cây cầu vàng là một trong những địa điểm thu hút đông khách tham quan

Cây cầu vàng là một trong những địa điểm thu hút đông khách tham quan

Tại chùa Ba Vàng, chư Tăng Ni tinh nghiêm tu tập, thực hành pháp khổ hạnh đầu đà ở trong rừng như thời Đức Phật còn tại thế. Với lý tưởng giải thoát cho mình và cứu độ chúng sinh các cõi, dù ngoại cảnh về thời tiết, hay những chướng duyên cản trở tu tập như bị phỉ báng, vu oan,..., chư Tăng vẫn ngày đêm tu tập, thực hành thiền định, quán sát tâm mình, loại trừ các dục hướng tới quả vị giải thoát tối thượng, vượt qua cây cầu sinh tử, đến điểm cuối của hạnh phúc bất diệt.

Con đường đạo là con đường đẹp, con đường sáng mà chư Phật, Bồ Tát, các bậc Hiền Thánh đã đi trước. Từng bước trên cây cầu vàng là trải nghiệm vô cùng lý thú bởi phần nào cảm nhận được chút ít niềm hạnh phúc, hỷ lạc của người tu trên con đường đạo, trên con đường mà các bậc Hiền Thánh đã đi.

Mong rằng, khi về với chùa Ba Vàng, đi trên cây cầu vàng, quý Phật tử và các bạn có thể hoàn toàn trải nghiệm được vẻ đẹp của núi non, của đất trời nơi đây và hơn nữa, có thể phần nào nếm được hương vị của sự giải thoát mà chư Tăng Ni chùa Ba Vàng đang hướng tới.

Hy vọng qua hành trình “du xuân” chùa Ba Vàng mà Ban Quản Trị gửi tới ở trên, quý vị có thể cảm nhận vẻ đẹp sống động cũng như hiểu về ý nghĩa sâu xa qua mỗi tiểu cảnh mà Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh muốn gửi gắm, truyền tải tới mọi người. Chúc quý vị năm mới mạnh khỏe, bình an, mọi điều tốt đẹp!

Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Nhà trong rừng của sư chùa Ba Vàng: Hé lộ một đời sống kỳ lạ

Bài viết🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?

Bài viết 🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?