Trên đỉnh núi Ba Vàng, mọi người có truyền tai nhau về một cây Bồ đề rất đặc biệt! Để hiểu hơn về lợi ích của việc đảnh lễ cây Bồ đề và những linh ứng nhiệm màu về cây Bồ đề trên đỉnh núi Ba Vàng, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!
1. Đức Phật dạy về lợi ích khi đảnh lễ cây Bồ đề
Trích soạn từ bài kinh “Chuyện cây Bồ Đề và Thánh đế Kalinga” - thuộc Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tiểu bộ - Tập 8, có kể về một câu chuyện linh diệu nhờ cúng dường, lễ bái cây Bồ đề:
Một thuở nọ, trong vương quốc Ka-lin-ga (Kalinga) tại kinh thành Nại-đa-bố-la (Dantapura), con trai của vương tử Ka-lin-ga tên là Cul-la-Ka-lin-ga, được vị Tế sư của triều đình tên là Ka-lin-ga-Ba-ra-da-ja (Kàlinga - Bhàvadvàja) dạy chàng Mười Pháp mà một Chuyển luân Thánh vương phải thành tựu và chàng học tất cả mười phận sự ấy. Sau khi được kế vị ngôi vua, vào một ngày rằm, tức là ngày Trai giới, từ Ca-ka-da-ha (Cakkadaha) xuất hiện cho vua Bánh xe báu (Bảo luân), từ dòng họ U-po-sa-tha (Uposatha) xuất hiện Voi báu, từ giống quý tộc Va-là-ha (Valàha) xuất hiện Ngựa báu, từ Ve-pu-la (Veppulla) xuất hiện Bảo châu, kế là Nữ vương báu cùng đám tùy tùng thị nữ và vương tử báu dần dần xuất hiện.
Sau đó vua thống trị toàn cõi địa cầu.
Một ngày kia, ngài được đám tùy tùng hộ tống suốt ba mươi sáu dặm đường, ngự trên bảo tượng toàn thắng, cao như đỉnh núi Ke-la-sa (Kalàsa). Trong cảnh uy nghi lộng lẫy, ngài trở về thăm song thân chốn cũ. Nhưng khi muốn vượt qua vùng đất quanh cây đại Bồ-đề, bảo tọa vinh quang của chư Phật, nơi đã trở thành trung tâm điểm của vũ trụ, thì Voi báu không thể nào qua được: vua cứ thúc Voi mãi, song Voi vẫn không thể nào vượt qua. Do đó, vị Tế sư của triều đình cùng du hành với vua thầm nghĩ: "Trên không gian chẳng có gì cản trở cả, tại sao đức vua không giục Voi qua được? Ta muốn đến xem sao". Từ trên không hạ xuống, vị này chiêm ngưỡng bảo tọa vinh quang của chư Phật, và khu vực quanh cây đại Bồ-đề.
Vị Tế sư thấy trong khoảng chừng một dặm vuông ấy không có một ngọn cỏ mọc, dù chỉ bằng một sợi lông nhỏ, mặt đất như thể cát mịn, bốn bề là thảo mộc, cát đằng và đại thọ chẳng khác nào chúa tể sơn lâm sừng sững như đang chiêm ngưỡng, đầu quay mặt về hướng bảo tọa Bồ-đề. Khi vị Bà-la-môn Tế sư quan sát chỗ này, lại suy nghĩ: "Ðây là nơi chư Phật đã đoạn tận mọi dục tham của trần thế nên không ai có thể vượt qua được, dù cho đó chính là Ðế Thích (Sakka) Thiên chủ đi nữa".
Tế sư tiến về phía đức vua, thỉnh cầu Thánh vương ngự xuống Voi và tâu với vua về các đặc tính của địa phận quanh cây Bồ-đề cũng như tán thán công đức của chư Phật và ca tụng các Đức Phật hết lời.
Vua nghe nói về công đức của chư Phật, nên lòng đầy hoan hỷ, liền ban lệnh cho mọi người trần thế đem thật nhiều vòng hoa thơm đến cúng dường vùng đất quanh linh thọ Bồ-đề suốt bảy ngày đêm liền. Và vua cũng hết lời ca ngợi về sự uyên thâm của vị Tế sư và phong cho vị Tế sư danh hiệu là Quốc sư.
Kể tới đây, Bậc Ðạo sư ngâm đôi vần kệ:
Thánh thọ Bồ-đề, Vua cúng dường,Với bao âm nhạc thật du dương,Các vòng hoa đẹp thơm ngào ngạt,Vua lại xây quanh một bức tường.Sáu vạn xe hoa Vua mang tới
Sau khi đã làm lễ cúng dường trọng thể Ðại thọ Bồ-đề như trên, đức vua thăm song thân, rồi rước hai vị về thành Nại-đa-bố-la sống cùng ngài. Tại đấy ngài chuyên bố thí và làm các phận sự khác, cho đến khi mạng chung ngài được tái sinh vào cõi Trời Ba mươi ba.
Sau khi chấm dứt Pháp thoại trên, bậc Ðạo sư bảo:- Này các Tỷ kheo, vào thời ấy A-nan-đà là vua Ka-lin-ga, và Ta chính là vị quốc sư Ka-lin-ga-Ba-ra-da-ja. Đức Phật nhận diện Tiền thân.
*Sau nghe Đức Phật kể, đại chúng được hoan hỷ với việc cử hành lễ cúng dường cây Bồ-đề.
Và trong hiện kiếp này, tôn giả A-nan-đà cũng được Đức Phật cho phép trồng cây Bồ Đề tại tịnh xá Kỳ Viên, cây Bồ Đề đó được trồng từ hạt của đại thọ Bồ Đề (Đức Phật đã ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, để thiền định 49 ngày, đắc thành Chánh giác) và được mang tên là cây Bồ Đề của A-nan. A-nan và dân chúng cũng thường hay làm lễ cúng dường cây Bồ Đề này.
2. Những linh ứng có thực khi lễ bái cây Bồ đề
Trong thiết kế quần thể chùa Ba Vàng, tại đỉnh núi này sẽ xây dựng công trình Đại Bảo Tháp, thờ kinh Pháp và xá lợi Phật. Hình dạng của Bảo Tháp sẽ được tham khảo theo nguyên mẫu tại nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn độ - Bồ đề đạo tràng.
Đúng như lời Đức Phật dạy, có những người đã chuyển hóa tích cực nhờ vào việc lễ bái cây Bồ đề tại chùa Ba Vàng, như:
Chị Ngô Thị Tuyền (tỉnh Bình Phước) bị bệnh xương khớp, đau cả hai chân. Chị có cơ duyên được về chùa Ba Vàng, chị nghĩ cơ hội được về chùa rất ít, nên đã phát nguyện quyết tâm leo lên núi để đảnh lễ cây Bồ Đề. Lạ kỳ thay, nhờ tâm thành kính mà sau khi phát nguyện, chị thấy đỡ đau. Và điều kỳ diệu đã đến với chị, sau khi nhiễu quanh cây Bồ đề ba vòng, đảnh lễ cúng dường, thì từ lúc xuống núi và về nhà bệnh của chị đã tự khỏi, mỗi ngày chị đã có thể chạy bộ 5 km.
3. Cây Bồ đề và sự xuất hiện lạ kỳ giữa rừng thông Ba Vàng
Vào ngày 22 tháng 11 năm 2014, chùa Ba Vàng đã tiến hành đặt đá để khởi công xây dựng công trình Đại Bảo Tháp. Và kỳ diệu thay, vào hồi 03h15’ sáng ngày 08/4/2015, cạnh viên đá đặt trong lễ khởi công xây dựng Đại Bảo Tháp giữa rừng thông, một mầm cây Bồ đề đã tự nhiên nhú lên khỏi mặt đất. Sự kiện này được biết đến từ năng lực tu tập thiền định của chư Tăng chùa Ba Vàng. Cũng từ đây, Tăng Ni, Phật tử, nhân dân đặt tên cây là cây Bồ đề chư Thiên trồng và đặt tên núi là núi Bồ Đề.

Cây Bồ đề trên núi Ba Vàng
Sự trùng hợp chẳng phải ngẫu nhiên, đó là Tháp Đại Giác tại Ấn Độ đánh dấu Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề. Khi chùa Ba Vàng xây dựng Đại Bảo Tháp theo thiết kế của Tháp Đại Giác ở Bồ Đề đạo tràng (Ấn Độ) thì cây Bồ đề xuất hiện tại nơi đây. Cây Bồ đề là biểu tượng sự hiện diện của Đức Phật và sự giác ngộ thành Đạo của Ngài. Như vậy, sự linh diệu trong Phật Pháp là bất khả tư nghì.
Đức Phật đã từng dạy rằng: Có ba vật biểu trưng cho sự hiện diện của Đức Phật, thứ nhất là cây Bồ đề - dấu ấn cho sự thành đạo của Đức Phật; thứ hai là bình bát - vật ngoài thân của Đức Phật và thứ ba là Xá Lợi - kim thân của Đức Phật được kết tinh từ công đức Ba-la-mật, từ trí tuệ vô thượng của Ngài.
Bởi vậy, ai cung kính lễ bái, cúng dường cây Bồ đề sẽ sinh ra phước báu thù thắng trong hiện tại và nhân duyên tu hành tinh tấn giải thoát trong vị lai.
Còn nhiều câu chuyện tâm linh đặc biệt khác tại chùa Ba Vàng, kính mong quý du khách sẽ sắp xếp về ngôi chùa linh thiêng này trong dịp tới để tham quan và tìm hiểu!
Bài viết🞄 28/01/2023
Khu thiền tập chùa Ba Vàng được tạo dựng từ tâm nguyện của Thầy Trụ trì; để nhân dân, Phật tử đến chùa dịp xuân này có thể thực tập thiền, có được những giây phút quay về với thân và tâm...
Bài viết 🞄 28/01/2023
Khu thiền tập chùa Ba Vàng được tạo dựng từ tâm nguyện của Thầy Trụ trì; để nhân dân, Phật tử đến chùa dịp xuân này có thể thực tập thiền, có được những giây phút quay về với thân và tâm...
Bài viết🞄 26/01/2023
Vậy thì một điểm đến du khách không nên bỏ qua, chính là khu nguyện ước tại chùa Ba Vàng. Ở đây có điều gì đặc biệt, hãy cùng khám phá nhé!
Bài viết 🞄 26/01/2023
Vậy thì một điểm đến du khách không nên bỏ qua, chính là khu nguyện ước tại chùa Ba Vàng. Ở đây có điều gì đặc biệt, hãy cùng khám phá nhé!
Bài viết🞄 14/01/2023
Tương truyền, vào đêm giao thừa, ai có duyên uống nước Giếng Thần thì cả năm sẽ được an vui, hạnh phúc. Trong dân gian cũng có truyền tụng rằng nước Giếng Thần có khả năng chữa được bệnh tật (kể cả bệnh nan y).
Bài viết 🞄 14/01/2023
Tương truyền, vào đêm giao thừa, ai có duyên uống nước Giếng Thần thì cả năm sẽ được an vui, hạnh phúc. Trong dân gian cũng có truyền tụng rằng nước Giếng Thần có khả năng chữa được bệnh tật (kể cả bệnh nan y).
Bài viết🞄 07/01/2023
Câu chuyện rắn Thần Muchalinda đã che mưa cho Đức Phật là một trong số nhiều câu chuyện thể hiện lòng từ bi, trí tuệ của Đức Phật cảm hóa muôn loài
Bài viết 🞄 07/01/2023
Câu chuyện rắn Thần Muchalinda đã che mưa cho Đức Phật là một trong số nhiều câu chuyện thể hiện lòng từ bi, trí tuệ của Đức Phật cảm hóa muôn loài
Bài viết🞄 01/01/2023
Cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) là ngày lễ được người Việt vô cùng quan tâm. Vậy để mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ thì cần những gì?
Bài viết 🞄 01/01/2023
Cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) là ngày lễ được người Việt vô cùng quan tâm. Vậy để mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ thì cần những gì?
Bài viết🞄 31/12/2022
Những điều kiêng kỵ ngày tết: kiêng quét nhà ngày tết, nhà có tang kiêng đi chúc tết, kiêng cho lửa, cho nước đầu năm... có đúng thật không?
Bài viết 🞄 31/12/2022
Những điều kiêng kỵ ngày tết: kiêng quét nhà ngày tết, nhà có tang kiêng đi chúc tết, kiêng cho lửa, cho nước đầu năm... có đúng thật không?
Tin tức🞄 31/12/2022
Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành như thế nào để được thuận buồm xuôi gió, may mắn cả năm là nỗi băn khoăn của hầu hết người dân Việt Nam...
Tin tức 🞄 31/12/2022
Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành như thế nào để được thuận buồm xuôi gió, may mắn cả năm là nỗi băn khoăn của hầu hết người dân Việt Nam...
Bài viết🞄 27/12/2022
Cúng giao thừa sao cho phát tài phát lộc mà không sợ phạm vào đại kỵ thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây qua chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh...
Bài viết 🞄 27/12/2022
Cúng giao thừa sao cho phát tài phát lộc mà không sợ phạm vào đại kỵ thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây qua chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh...
Bài viết🞄 14/12/2022
Tỉa chân nhang làm sao đơn giản mà không phạm vào tâm linh, có nhiều tài lộc và gặp được thuận lợi trong cuộc sống,..đó là trăn trở của không ít gia đình, đặc biệt là dịp “năm hết, tết đến”.
Bài viết 🞄 14/12/2022
Tỉa chân nhang làm sao đơn giản mà không phạm vào tâm linh, có nhiều tài lộc và gặp được thuận lợi trong cuộc sống,..đó là trăn trở của không ít gia đình, đặc biệt là dịp “năm hết, tết đến”.
Bài viết🞄 14/12/2022
Thiên Ma Ba Tuần, hay còn gọi là Ma Vương hoặc vua ma. Chúng được coi là thành phần chuyên cản phá thiện Pháp, làm cho thiện Pháp không thể tăng trưởng...
Bài viết 🞄 14/12/2022
Thiên Ma Ba Tuần, hay còn gọi là Ma Vương hoặc vua ma. Chúng được coi là thành phần chuyên cản phá thiện Pháp, làm cho thiện Pháp không thể tăng trưởng...
Bài viết🞄 09/12/2022
Để hiểu thực hư tục thả cá chép trong ngày tiễn ông Công ông Táo, chùa Ba Vàng mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Bài viết 🞄 09/12/2022
Để hiểu thực hư tục thả cá chép trong ngày tiễn ông Công ông Táo, chùa Ba Vàng mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua lời giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.
Bài viết🞄 08/12/2022
Nếu ai đã theo dõi chương trình kỷ niệm sinh nhật Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Hội Diên Hồng kính già thắng giặc - Lòng từ bi chiết phục muôn dân”...
Bài viết 🞄 08/12/2022
Nếu ai đã theo dõi chương trình kỷ niệm sinh nhật Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Hội Diên Hồng kính già thắng giặc - Lòng từ bi chiết phục muôn dân”...
Bài viết🞄 02/12/2022
Thử tưởng tượng một ngày, các Phật tử được hóa trang thành vương hầu, quý tộc, quan lại, thương nhân, nông dân,... thì sẽ thú vị làm sao
Bài viết 🞄 02/12/2022
Thử tưởng tượng một ngày, các Phật tử được hóa trang thành vương hầu, quý tộc, quan lại, thương nhân, nông dân,... thì sẽ thú vị làm sao
Bài viết🞄 18/11/2022
Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các Phật tử chùa Ba Vàng chúng con xin mượn Pháp thế gian, cùng bày tỏ tấm lòng yêu kính lên Sư Phụ
Bài viết 🞄 18/11/2022
Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các Phật tử chùa Ba Vàng chúng con xin mượn Pháp thế gian, cùng bày tỏ tấm lòng yêu kính lên Sư Phụ