trực tuyến
🔴 [TRỰC TIẾP] Chu kỳ 8 - Năm 2024: Tụng kinh theo 3 tháng an cư của chư Tăng | Ngày 19/6/Giáp Thìn

Thứ Bảy, 27/7/2024

tức 22/6 Giáp Thìn

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

15/02/2024

-
aa
+

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Đại Mục Kiều Liên (Mahāmoggallāna) trú giữa dân chúng Ba-ga (Bhagga), tại Sum-su-ma-ra-gi-ra (Sumsumāragira), rừng Be-sa-ka-la-va-na (Bhessakalāvana), vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Đại Mục Kiều Liên đang đi kinh hành ngoài trời.

Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Đại Mục Kiều Liên, ở trong bao tử. Rồi Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nghĩ như sau: “Nay sao bụng của ta lại nặng nặng như có gì chồng chất quá đầy?” Rồi Tôn giả Đại Mục Kiều Liên từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào tự viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

Sau khi ngồi, Tôn giả Đại Mục Kiều Liên tự chánh niệm. Tôn giả Đại Mục Kiều Liên thấy Ác ma, sau khi đi vào trong bụng, đang ở trong bao tử. Thấy vậy, Tôn giả liền nói với Ác ma:
- Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!

Rồi Ác ma suy nghĩ: “Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai, và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài.” Chính vị Bổn sư cũng chưa biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?”

Rồi Tôn giả Đại Mục Kiều Liên lại nói với Ác ma như sau:
- Này Ác ma, ta biết ngươi. Đừng có nghĩ rằng: “Vị ấy không biết ta.” Ngươi là Ác ma. Này Ác ma, ngươi nghĩ như sau: “Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!” Chính vị Bổn sư cũng không biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?”

Rồi Ác ma suy nghĩ như sau: “Vị Sa-môn này biết ta, thấy ta và nói như sau: “Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài””.

Rồi Ác ma từ miệng Tôn giả Đại Mục Kiều Liên bước ra, và đứng dựa nơi cửa miệng. Tôn giả Đại Mục Kiều Liên thấy Ác ma đứng dựa nơi cửa miệng, bèn nói Ác ma:
- Ác ma, ở đây, ta cũng thấy ngươi. Ngươi chớ có nghĩ rằng: “Vị ấy không thấy ta”. Này Ác ma, nay ngươi đang đứng dựa nơi cửa miệng.

Này Ác ma, thuở xưa, ta là Ác ma tên là Du-si (Dūsī), và chị ta tên là Ka-li (Kālī). Ngươi là con trai chị ta. Như vậy ngươi là cháu ta.

Này Ác ma, lúc bấy giờ, Thế Tôn Câu Lưu Tôn (Kakusandha), bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ra đời. Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có hai vị đệ tử tên là Vi-du-ra (Vidhura), và San-di-va (Sañjīva), hai bậc tối thượng, hai bậc Hiền giả. Này Ác ma, đối với các vị đệ tử của Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không một ai ở đây có thể bằng Tôn giả Vi-du-ra về thuyết pháp. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Vi-du-ra được gọi là Vi-du-ra (Vô Song). Còn Tôn giả San-di-va là vị đi rừng, đi gốc cây, đi các chỗ không người và chứng Diệt thọ tưởng định không khó khăn gì.

Này Ác ma, thuở xưa, Tôn giả San-di-va đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả San-di-va đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây, thấy vậy liền nói với nhau như sau: “Thật vi diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi. Chúng ta hãy hỏa táng ngài!” Rồi này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành liền thâu lượm cỏ, củi và phân bò chồng lên thân Tôn giả San-di-va, đốt lửa và bỏ đi.

Này Ác ma, Tôn giả San-di-va, sau khi đêm ấy đã tàn, liền xuất định, phủi áo, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào làng khất thực. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả San-di-va đang đi khất thực, thấy vậy liền nghĩ: “Thật vi diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi, nay được sống lại”. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả San-di-va được xưng danh là San-di-va, San-di-va.

Này Ác ma, rồi Ác ma Du-si nghĩ như sau: “Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: “Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lỵ, thống trách và nhiễu hại bởi các người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Du-si mới có dịp để chi phối họ.”

Rồi này Ác ma, Ác ma Du-si nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau: “Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền”. Và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền”; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền” và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: “Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền”, và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền". Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:
“- Này các Tỷ-kheo, những Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Du-si nhập vào và nói: “Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các người, các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Du-si mới có dịp để chi phối họ”.

Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân; biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi…; biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ…; biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Rồi Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ không vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân; biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi…; biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ…; biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này Ác ma, rồi Ma-ra (Māra) Du-si suy nghĩ như sau: “Làm như vậy, ta không thể biết chỗ đến hay chỗ đi của các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Vậy ta hãy nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: “Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh này. Do được tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Du-si mới có dịp để chi phối họ”.

Rồi này Ác ma, Ác ma Du-si nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói: “Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Du-si mới có dịp để chi phối họ”. Rồi này Ác ma, những Bà-la-môn gia chủ, bị Ác ma Du-si xâm nhập, tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Này Ác ma, sau một thời gian những vị này mạng chung và phần lớn sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới và đời này.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:
“- Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Du-si xâm nhập và nói như sau: “Các ngươi hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Du-si mới có dịp để chi phối họ”. Này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy sống quán bất tịnh trên thân, quán tưởng nhàm chán đối với các món ăn, quán tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành”.

 Và này Ác ma, những Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Câu Lưu Tôn khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ trống vắng, sống quán (tánh) bất tịnh trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các món ăn, (quán) tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, buổi sáng đắp y, mang y bát, với Tôn giả Vi-du-ra là thị giả, đi vào làng để khất thực.

Rồi này Ác ma, Ác ma Du-si nhập vào một đứa trẻ, cầm một hòn đá, đánh trên đầu Tôn giả Vi-du-ra khiến bể đầu. Rồi này Ác ma, Tôn giả Vi-du-ra với đầu bị bể và với máu chảy, vẫn đi sau lưng Thế Tôn Câu Lưu Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Rồi này Ác ma, Thế Tôn Câu Lưu Tôn bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nhìn xung quanh với cái nhìn con voi chúa1 và suy nghĩ như sau: “Thật vậy, Ác ma Du-si không biết sự vừa phải”. Này Ác ma, khi Thế Tôn nhìn xung quanh, thì Ác ma Du-si liền từ chỗ ấy từ trần và sinh vào cõi địa ngục.

Này Ác ma, địa ngục ấy được ba tên gọi: Sáu xúc xứ địa ngục, Thiết qua địa ngục, Biệt thọ khổ địa ngục. Rồi các người giữ địa ngục đến ta và nói như sau: “Này Tôn giả, khi cọc sắt sẽ gặp cọc sắt trong tim của ngươi, ngươi mới hiểu như sau: “Ta sẽ bị trụng nước sôi một ngàn năm ở địa ngục.”

Và ta, này Ác ma, ta bị trụng nước sôi, trải nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm trong địa ngục. Trải qua một vạn năm trong đại địa ngục ấy, ta bị nấu sôi và cảm thọ cảm giác gọi là Vu-tha-ni-ma (Vutthanima). Do vậy, này Ác ma, thân của ta là như vậy, thân như con người, và đầu ta là như vậy, đầu như con cá.

1. Địa ngục ấy thế nào,
Du-si bị nấu sôi,
Vì đánh Vi-du-ra,
Đệ tử Câu Lưu Tôn.

2. Có trăm loại cọc sắt,
Tự cảm thọ riêng biệt,
Địa ngục là như vậy,
Du-si bị nấu sôi,
Vì đánh Vi-du-ra,
Đệ tử Câu Lưu Tôn.

3. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha (Kanha) chịu khổ thọ!

4. Dựng lên giữa biển cả,
Cung điện trải nhiều kiếp,
Bằng ngọc chói lưu ly,
Huy hoàng cùng chiếu diệu,
Tiên nữ múa tại đây,
Trang sức màu dị biệt.

5. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha chịu khổ thọ!

6. Ai Thế Tôn khuyến khích,
Được chư Tăng chứng kiến,
Với ngón chân rung chuyển,
Lâu đài Mi-ga-ra (Migara)!

7. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha chịu khổ thọ!

8. Với ngón chân rung chuyển,
Lâu đài Ve-da-dan-ta (Vejayanta),
Đầy đủ thần thông lực,
Chư Thiên cũng hoảng sợ.

9. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha chịu khổ thọ!

10. Ai hỏi vị Thích Ca (Sakka),
Tại Ve-da-dan-ta,
Hiền giả, người có biết,
Chứng ái tận giải thoát?
Thích Ca đã chân thành,
Trả lời câu được hỏi.

11. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha chịu khổ thọ!

12. Ai từng hỏi Phạm Thiên,
Tại hội chúng Thiện pháp:
“Hiền giả nay vẫn chấp,
Các tà kiến thuở xưa,
Có thấy cảnh huy hoàng,2
Phạm Thiên, cảnh Thiên giới?”

13. Phạm Thiên (Brahma) đã chân thành,
Tiếp tục đáp câu hỏi:
“Tôn giả, tôi không chấp,
Các tà kiến thuở xưa!

14. Tôi thấy sự huy hoàng,
Phạm Thiên, cảnh Thiên giới,
Sao nay tôi nói được,
Tôi thường hằng thường tại?”

15. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha chịu khổ thọ!

16. Ai với sự giải thoát,
Cảm xúc Cao sơn đảnh,
Rừng3 Đông Vi-đề-ha (Videha),4
Và người nằm trên đất.5

17. Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy,
Vì ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kan-ha chịu khổ thọ!

18. Thật sự lửa không nghĩ:
“Ta đốt cháy kẻ ngu”,
Kẻ ngu đột kích lửa,
Tự mình bị thiêu cháy.

19. Cũng vậy, này Ác ma,
Ngươi đột kích Như Lai,
Tự mình đốt cháy mình,
Như kẻ ngu chạm lửa.

20. Ác ma tạo ác nghiệp,
Do nhiễu hại Như Lai,
Ngươi nghĩ chăng, Ác ma,
“Ác quả không đến ta”.

21. Điều ác Ác ma làm,
Chất chứa đã lâu rồi,
Ác ma, hãy tránh Phật,
Chớ vọng tưởng Tỷ-kheo!

22. Tỷ-kheo chống Ác ma,
Tại Be-sa-ka-la (Bhesakalā),
Vị Dạ xoa thất vọng,
Biến mất tại chỗ ấy. 

(Nguồn: Kinh Tạng Nam Truyền, Trung Bộ Kinh 1, Phẩm Tiểu Song Đối, Kinh Hàng Ma, tr.580, Việt dịnh: Hòa thượng Thích Minh Châu)

Chú thích:
- 1: Nghĩa là không phải xoay cổ phía này phía kia mà xoay toàn thân.

2: Nghĩa là hào quang của Ngài Sāriputta, Moggallāna, Mahākassapa... Khi các vị này ngồi trong hào quang của đức Phật, tại Phạm Thiên giới.
- 3: MN-a 2.423 [MN-a 49] Jambudipa (Ấn-độ).
- 4: Tây Ngưu Hóa châu.
- 5: Chỉ cho người ở Tây Ngưu Hóa châu và Bắc Cu-lô châu.

Xem thêm

Bài kinh: Quy Y Tam Bảo - Đệ Nhất Đức

Văn kinh🞄 23/7/2024

Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.

Văn kinh 🞄 23/7/2024

Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.

Bài kinh: Ba Hạng Con Trai

Văn kinh🞄 23/7/2024

Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh.

Văn kinh 🞄 23/7/2024

Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh.

Bài kinh: Lòng Tin

Thư viện kiến thức🞄 23/7/2024

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.

Thư viện kiến thức 🞄 23/7/2024

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.

Bài kinh: Pháp Tăng Thượng Tâm Thứ Ba - Nhớ Nghĩ Đến Tăng

Văn kinh🞄 16/7/2024

Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả.

Văn kinh 🞄 16/7/2024

Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả.

Bài kinh: Nhiều Lợi Ích

Văn kinh🞄 13/7/2024

Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?

Văn kinh 🞄 13/7/2024

Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?

Bài kinh: Pháp Tăng Thượng Tâm Thứ Hai - Nhớ Nghĩ Đến Pháp

Văn kinh🞄 13/7/2024

Lại nữa, Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.

Văn kinh 🞄 13/7/2024

Lại nữa, Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.

Bài kinh: Lợi Ích Của Lòng Tin Và Quy Y Tam Bảo

Thư viện kiến thức🞄 08/6/2024

Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng

Thư viện kiến thức 🞄 08/6/2024

Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng

Bài kinh: Đế Thích (Sakka)

Văn kinh🞄 04/6/2024

Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp hơn chư Thiên khác: thiên thọ mạng, thiên oai lực, thiên an lạc, thiên danh dự, thiên thù thắng, thiên sắc, thiên thanh, thiên hương, thiên vị, thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ.

Văn kinh 🞄 04/6/2024

Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp, đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp hơn chư Thiên khác: thiên thọ mạng, thiên oai lực, thiên an lạc, thiên danh dự, thiên thù thắng, thiên sắc, thiên thanh, thiên hương, thiên vị, thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ.

Bài kinh: Đức Tin Nơi Tam Bảo Và Quả Báu

Văn kinh🞄 04/6/2024

Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cun-di, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Văn kinh 🞄 04/6/2024

Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cun-di, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Bài kinh: Người Nghèo

Văn kinh🞄 02/6/2024

Người ấy do chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh tiếng.

Văn kinh 🞄 02/6/2024

Người ấy do chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh tiếng.

Bài kinh: Tín, Hay Ngôi Chợ

Văn kinh🞄 02/6/2024

Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.

Văn kinh 🞄 02/6/2024

Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.

Bài kinh: “Nước Tắm Từ Hư Không” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh

Văn kinh🞄 07/5/2024

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này A Nan, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ.”

Văn kinh 🞄 07/5/2024

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này A Nan, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ.”

Bài kinh: Sự Kiện Hy Hữu “Chư Thiên Nâng Đỡ” Khi Đức Phật Đản Sinh

Văn kinh🞄 07/5/2024

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Văn kinh 🞄 07/5/2024

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người”, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Kinh Di Giáo - Năm Giác Quan

Văn kinh🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Kinh Di Giáo - Giữ Giới

Văn kinh🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Bài kinh: Tại Gia - Xuất Gia

Văn kinh🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Bài kinh: Văn Thù Vấn Phật

Văn kinh🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Bài Kinh: Nghiệp Báo Sai Biệt

Văn kinh🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...