trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 06/3/Giáp Thìn

Thứ Sáu, 19/4/2024

tức 11/3 Giáp Thìn

Làm công quả trong ngày tu Bát quan trai - cơ hội quý giá để tăng trưởng phước báu

28/6/2020

Đã bao giờ bạn tự hỏi với số lượng người về chùa đông như vậy thì công tác chuẩn bị thế nào? Và việc tham gia phận sự ngày Bát quan trai mang...

28/6/2020

-
aa
+

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng dạy rằng: “Người có tâm phụng sự, muốn đem niềm vui, đem các giá trị chân thật đến cho mọi người, người ấy sẽ được báo đáp tốt đẹp. Khi có tâm phụng sự là tạo ra phước báu cho chính mình. Tâm biết vì người sẽ sinh ra phước báu”.

Một tháng trôi qua thật nhanh, ngày tu Bát quan trai tháng 5 đã đến. Trong niềm hân hoan, háo hức của buổi tu học ngày 08/5/Canh Tý (tức 28/6/2020) hàng ngàn Phật tử tại khắp các tỉnh thành lại được tề tựu về mái già lam Ba Vàng tham gia buổi tu học Bát quan trai.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi với lượng người tham dự đông như vậy thì công tác chuẩn bị đã được diễn ra thế nào? Và việc tham gia phận sự ngày Bát quan trai mang lại những lợi ích và phước báu gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Các Phật tử hân hoan về chùa Ba Vàng tu học từ sáng sớm

Các Phật tử hân hoan về chùa Ba Vàng tu học từ sáng sớm

Phật tử hạnh phúc khi được về chùa dâng hoa cúng dường Tam Bảo

Phật tử hạnh phúc khi được về chùa dâng hoa cúng dường Tam Bảo

Tinh thần phụng sự của Phật tử chùa Ba Vàng trong ngày tu học Bát quan trai

Với tâm hộ trì Tam Bảo, ngay từ chiều hôm trước, đông đảo các Phật tử đang sinh hoạt tại các Đạo tràng đã hoan hỷ về chùa làm phận sự, phục vụ khóa tu. Theo sự cắt cử của chư Tăng và sự phân công của Ban Điều hành, các Phật tử đã cùng nhau sắp xếp chăn gối gọn gàng; dọn dẹp, lau sàn Đại giảng đường, chuẩn bị hàng ngàn khay đựng thức ăn, lắp đặt hệ thống màn led,... một cách cẩn thận, chu đáo nhất.
Trong ngày tu học Bát quan trai, các Phật tử chia thành các nhóm phân luồng xe tại các bãi đỗ xe; chuẩn bị hàng ngàn suất ăn sáng, ăn trưa; ổn định đại chúng tại các địa điểm diễn ra thời khóa thọ giới, quy y, khất thực, ngồi thiền, thính Pháp,...

Phật tử trong đạo tràng hoan hỷ chuẩn bị thực phẩm cho buổi tu học Bát quan trai ngày mùng 8

Phật tử trong đạo tràng hoan hỷ chuẩn bị thực phẩm cho buổi tu học Bát quan trai ngày mùng 8

Các Phật tử hăng say làm việc để chuẩn bị thực phẩm phục vụ cho ngày tu học

Các Phật tử hăng say làm việc để chuẩn bị thực phẩm phục vụ cho ngày tu học

Với tinh thần “phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, nên dù thời tiết có oi nóng nhưng trên khuôn mặt ai cũng ánh lên niềm hoan hỷ, những nụ cười rạng rỡ luôn thường trực trên môi. Không những thế, các Phật tử còn giúp đỡ, phối hợp với nhau để công việc sớm được hoàn thành trên tinh thần: người đã biết tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho người chưa biết; người chưa biết hoan hỷ lắng nghe và cố gắng thực hành. Đúng như lời Sư Phụ từng chỉ dạy: “Tất cả các Phật tử ở muôn phương đều là con của một nhà. Chúng ta cùng bắt tay nhau đoàn kết, tinh tấn tu hành, xây dựng ngôi nhà Phật Pháp ngày ngày càng hưng thịnh”.

Phật tử chuẩn bị nước dùng để chế biến thức ăn phục vụ đại chúng

Phật tử chuẩn bị nước dùng để chế biến thức ăn phục vụ đại chúng

Lợi ích khi làm công quả trong ngày tu học Bát quan trai

Trong lục độ Ba-la-mật thì bố thí đứng đầu. Có thể nói, bố thí là hạnh đầu tiên mà mỗi hành giả tu Phật đều phải huân tập và tinh tấn thực hành. Như ba đời chư Phật, chư Tổ cũng đã phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp thực hành hạnh bố thí.
Trong nhà thiền có câu chuyện rất nổi tiếng của Ngài Lục Tổ Huệ Năng. Trước khi được Ngũ Tổ truyền y bát, Ngài được phân xuống bếp hàng ngày giã gạo gánh nước hầu Thầy, phục vụ đại chúng. Sau nhiều năm gian khổ, rèn luyện ý chí vững bền, Ngài được Ngũ Tổ truyền y bát trở thành vị Tổ thứ sáu trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa. Từ đó, chúng ta có thể thấy bố thí là hạnh tối quan trọng đối với người tu Phật. Nhưng bố thí cũng cần có trí, người có trí dù làm một việc nhỏ cũng tăng trưởng phước báu; cũng lại có người thiểu trí dù bố thí rất nhiều nhưng phước báu lại không được bao nhiêu.

Nhờ công quả phụng sự đại chúng, Ngài Lục Tổ Huệ Năng khai mở trí tuệ, tỏ ngộ đạo lý

Nhờ công quả phụng sự đại chúng, Ngài Lục Tổ Huệ Năng khai mở trí tuệ, tỏ ngộ đạo lý

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật dạy:
“Bố thí cơm ăn cho trăm kẻ ác, chẳng bằng bố thí cơm ăn cho một người thiện.
Thí cho ngàn người thiện, chẳng bằng thí cho một người giữ năm giới cấm.
Thí cho vạn người giữ năm giới cấm, chẳng bằng cúng dường một vị Tu-đà-hoàn...”.
Trong ngày tu học Bát quan trai rất nhiều người được quy y Tam Bảo trở thành Phật tử và thọ trì ngũ giới. Vào ngày này, cũng có hàng ngàn quý Phật tử thọ nhận tám giới Bát quan trai, tu học và nghe lời Phật dạy qua sự giảng giải của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh. Cho nên, từ bài kinh Tứ Thập Nhị Chương, chúng ta thấy rằng việc các Phật tử phụng sự trong ngày tu Bát quan trai sẽ tích được rất nhiều phúc báu. Không chỉ bản thân các Phật tử được thọ trì Bát quan trai giới mà còn được phục vụ cho hàng nghìn người quy y Tam Bảo, thọ nhận Bát quan trai giới. Ngoài ra, việc các Phật tử phụng sự trong ngày này còn tạo duyên cho những người con Phật trở về chùa được tăng trưởng thiện tâm với Tam Bảo, tinh tấn tu tập, thực hành thiện Pháp. Từ đó mang lại an lạc hạnh phúc cho chính mình và những người xung quanh. Như lời Sư Phụ từng chỉ dạy: “Người có tâm phụng sự, muốn đem niềm vui, đem các giá trị chân thật đến cho mọi người, người ấy sẽ được báo đáp tốt đẹp. Khi có tâm phụng sự là tạo ra phước báu cho chính mình. Tâm biết vì người sẽ sinh ra phước báu”.

Hàng nghìn Phật tử về tu Bát quan trai giới

Hàng nghìn Phật tử về tu Bát quan trai giới

Các Phật tử trong ban Tri sự vận chuyển khay cơm phục vụ cho ngày tu học

Các Phật tử trong ban Tri sự vận chuyển khay cơm phục vụ cho ngày tu học

Để một khóa tu diễn ra thành công là công sức, đóng góp của rất nhiều người. Chính nhờ sự tận tụy, tinh thần phụng sự ấy mà chúng ta có nơi tu học sạch sẽ, khang trang, môi trường lành mạnh để rèn sửa thân tâm, tìm hiểu Phật Pháp. Đặc biệt hơn hết, phía sau những người con Phật sẵn sàng phụng sự ấy là Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh - người Thầy đã truyền trao cho hàng đệ tử Phật tinh thần nhiệt huyết, tinh thần sống vị tha vì người vì muôn loài chúng sinh.

Các Phật tử trong ban Hành đường phục vụ phần ăn trưa

Các Phật tử trong ban Hành đường phục vụ phần ăn trưa

Hy vọng qua bài viết trên đây, quý Phật tử sẽ hiểu được lợi ích to lớn từ việc phụng sự trong ngày tu học Bát quan trai. Từ đó, tinh tấn hơn trong các duyên làm phận sự để tích lũy công đức phước báu cho bản thân.

Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Nhà trong rừng của sư chùa Ba Vàng: Hé lộ một đời sống kỳ lạ

Bài viết🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?

Bài viết 🞄 04/12/2023

Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?