Mục Lục [Ẩn]
(Chia sẻ của anh Trần Anh Tuấn, làm việc tại Tổ chức Tư vấn Quốc tế Singapore liên quan đến lĩnh vực quy hoạch kiến trúc và thiết kế đô thị)
-------
“Rời phố về chùa” - hơn cả một điểm đến, đó là một cuộc hành trình với những nhân duyên đầy quý báu.

Về chùa với hai chữ “Nhân duyên”
Một nhân duyên đã đến vào những ngày đầy bận rộn cuối năm, cộng sự lâu năm của tôi là kiến trúc sư (KTS) Phùng Ngọc Thắng đã ngỏ ý mời tôi hỗ trợ chuyên môn cho dự án giới thiệu đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng (Quảng Ninh).
Với niềm đam mê trong các lĩnh vực liên quan đến bản sắc văn hóa, bảo tồn di sản cũng như những giá trị của Phật giáo, đây có lẽ tạo ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ thu hút tôi đến dự án đặc biệt này.
Tôi nhận ra rằng, Phật giáo có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người Việt chúng ta, những giá trị này được trao truyền, tiếp nối qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang sống trong sự hội nhập, thế giới ngày càng phẳng, mong muốn được hiểu về Phật Pháp như một ánh sáng dẫn lối thôi thúc tôi càng muốn về chùa để tìm hiểu sâu hơn về dự án.
Sau quãng đường hơn 100km, tôi cùng một số cộng sự có mặt tại chùa. Thời tiết se lạnh, cảnh chùa sạch sẽ, thanh bình, khói hương thoang thoảng cùng những thanh âm nhẹ nhàng khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Khung cảnh nơi đây thật sự rất đẹp, từ đường nét kiến trúc cho tới cảnh quan, không gian.

Sự yêu thương từ hai chữ "Tận tâm"
Tận tâm từ sự giúp đỡ
Bắt tay vào việc, tôi bất ngờ khi thấy đây là một ngôi chùa gần như “có được tất cả”, một “hệ sinh thái” đầy thú vị. Trong chùa có các ban chuyên làm tượng, chuyên về điện, trang trí, may mặc, nấu nướng,... và nhiều lĩnh vực khác. Tôi rất ấn tượng khi trong quá trình thi công, nếu chúng tôi cần bất kỳ một sự hỗ trợ nào từ các ban này, mọi người đều sẵn sàng đến và hỗ trợ nhiệt tình.
Điều này khiến tôi đánh giá rất cao, bởi nó cho thấy sự to lớn về mặt quy mô tổ chức mà lại có kết nối vô cùng chặt chẽ, giống một đại gia đình khổng lồ - một đại gia đình có sự yêu thương lẫn nhau rất lớn. Có lúc, tôi nói vui với mọi người, ngôi chùa này như ngôi nhà thứ hai vậy.
Trước đây, tôi từng tưởng tượng, khi về già sẽ sống trong bốn bức tường với những hoạt động nhàm chán lặp lại hàng ngày. Nhưng ở đây, tôi thấy mọi người được cùng nhau sinh hoạt, làm việc; rồi cùng nghe những bài giảng Pháp ý nghĩa thì quả thật rất hạnh phúc.

Mọi người - sống và làm việc rất tự nhiên, ấm cúng
Tận tâm từ những điều nhỏ nhất
Tôi thường không nhìn vào những điều quá lớn lao mà thường quan sát tinh tế về đời sống, cử chỉ người Phật tử. Ở chùa, mọi người có nếp sống rất gọn gàng, quy củ; đặc biệt có thể thấy rõ trong những bữa ăn, cách mọi người trang nghiêm khi khất thực, trân trọng từng món ăn.... Tôi nghĩ những chi tiết rất nhỏ như vậy đã tạo nên một giá trị lớn hơn của cộng đồng Phật tử tại đây.
Trước khi đến chùa, tôi thường ít khi ăn hết phần thức ăn của mình trong một bữa. Nhưng sau những bữa ăn tại chùa, tôi đã tránh những sự lãng phí thức ăn, nước uống. Nếu chúng ta có con trẻ, tôi nghĩ môi trường tại chùa là nơi giáo dục có tính nhân văn cao bằng việc hiểu được sự cung kính, lễ nghi trong giao tiếp, hay sự tự giác trong những việc nhỏ như rửa bát, dọn dẹp lao động đều sẽ là những trải nghiệm quý giá.
Khai sáng trong hai chữ “Hài hòa”
Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng có những cái tôi, ham muốn thể hiện, khẳng định bản thân. Trong thiết kế cũng vậy, thậm chí có phần mạnh mẽ và rõ nét, mỗi tác giả đều mong muốn thể hiện cá tính, triết lý của mình trong mỗi dự án.

Tôi (mặc áo đen bên trái) cùng KTS. Phùng Ngọc Thắng trao đổi và làm việc với nhau
Nhân duyên được tiếp xúc với Phật tử Phạm Thị Yến đã khiến tôi nhận ra rằng: Khi chúng ta tạo nên những thứ "hài hòa" với xung quanh, thì tự khắc mọi thứ sẽ trở nên đẹp hơn, không cần có sự áp chế, lấn át, chỉ đơn giản là sự "hài hòa" một cách tự nhiên nhất có thể, đây có thể như là âm và dương luôn cùng song hành, luôn tương hỗ mà lại trọn vẹn.

Tôi (mặc áo trắng) cùng các cộng sự trao đổi với Phật tử Phạm Thị Yến
Giải pháp thiết kế cho không gian giới thiệu đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng cũng xuất phát từ chính triết lý “hài hòa” mà tôi đã học được, những vật liệu sẵn có như tre, vải đều là những thứ rất thân thiện với môi trường, kết hợp sự cô đọng, tinh giản có tính thời đại, gợi mở qua các lớp ánh sáng dẫn lối như đưa chúng ta trở về một khu rừng tre, có phần chông gai, nhưng bền bỉ như những ý chí của những người tu sĩ, hòa vào đó là sự hài hòa giữa thiên nhiên, con người và đất trời.

Sự hài hòa, gợi mở qua các lớp ánh sáng giúp không gian trở nên thu hút và độc đáo

Hình ảnh những bước chân hành thiền của Thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh được trưng bày trong khu "Tu sĩ và núi rừng"
Thế mới ngẫm, ở Tây Phương có nhiều kiến trúc sư có dấu ấn cá nhân, nổi tiếng ai cũng biết, mà ở Đông Phương thì đâu có mấy ai nhớ được tên của những kiến trúc sư nổi tiếng. Không phải chúng ta không có kiến trúc sư giỏi, mà mỗi thứ chúng ta tạo ra đều dựa trên sự hài hòa với tự nhiên, môi trường sống, và mỗi công trình đều được cả một cộng đồng xây dựng, kiến tạo nên. Có lẽ vì vậy mà cộng đồng dân tộc chúng ta mới có sự gắn kết, vững mạnh, và bền bỉ như vậy.
Cảm phục hai chữ "Tu sĩ"
Tôi đã tham gia nhiều dự án tại các đình làng, chùa chiền; nhưng chưa bao giờ thực hiện một dự án thực tế chuyên sâu về đời sống tu tập của chư Tăng; chưa thật sự hiểu những tu sĩ, chư Tăng có một lối sống, hoạt động tu tập như thế nào.
Về đây, khi nghe những câu chuyện kể về đời sống tu tập của chư Tăng chùa Ba Vàng, như có một tiếng chuông đánh mạnh vào tâm thức, tôi bị ấn tượng mạnh.

Dù chông gai nhưng các Thầy vẫn bền chí vượt qua…
Sự tự nhiên, chân thật trong những bức ảnh tái hiện sự tu tập khổ hạnh của chư Tăng ở trong rừng đã chạm đến cảm xúc của tôi.

Đôi chân trần nứt nẻ, chai sạn kiên cường vượt mọi giông tố trên bước đường tu tập
Tăng chúng không ở trong ngôi chùa to lớn khang trang này, mà có cuộc sống tu hành thực sự khắc khổ. Tôi chưa bao giờ thấy sự tu tập như vậy! Và tôi cũng chưa thể tưởng tượng nếu là mình, chỉ đơn giản là ngủ ngoài trời vài đêm thì sẽ khó khăn thế nào.
Sự khắc nghiệt của thời tiết cũng không ngăn được bước chân giải thoát của các quý Thầy

Sự khắc nghiệt của thời tiết cũng không ngăn được bước chân giải thoát của các quý Thầy
Những bộ ảnh mà tôi xem và chứng kiến về quá trình tu tập đôi khi nó không phải những giá trị vật chất, đó là những giá trị vô hình nhưng đã đem lại cho tôi một nguồn năng lượng tâm linh mạnh mẽ. Những nhận thức về giá trị, sự tu hành của các Thầy sẽ giúp tôi có thể tìm đến được sự giải thoát, hạnh phúc, bình yên; cũng như có được bài học rất quý trong cuộc sống.
Bình yên trong hai chữ "Núi rừng"
Sáng sớm trước khi trở về, ngồi dưới cây Bồ Đề linh thiêng trên ngọn núi Thành Đẳng, ngắm những hàng mây nhẹ nhàng di chuyển, nhìn mặt trời từ từ ló rạng, một cảm giác bình yên len lỏi trong tâm trí tôi, cuộc sống trước mắt vốn thật đẹp và nhẹ nhàng, thật đáng trân quý.
Trải nghiệm “rời phố về chùa” đã mang nhiều năng lượng tích cực và sự bình yên đến cho tôi. Sau này, nếu có duyên về chùa Ba Vàng, để tiếp tục có những trải nghiệm và kiến thức mới, tôi sẽ sẵn sàng trở về ngôi nhà mà tôi coi là thứ hai này, về chùa “CHẬM lại một nhịp để ĐƯỢC nhiều hơn”.
Xin gửi lời tri ân tới Thầy Thích Trúc Thái Minh đã tạo môi trường để tôi có duyên làm phận sự, cảm ơn tới các ban trong chùa đã rất chu đáo, tận tâm, cùng với các cộng sự KTS. Phùng Ngọc Thắng, Vi Thị Nguyệt, Hoàng Quốc Huy đã đồng hành trong suốt quá trình thực hiện dự án ý nghĩa này.
---------
Dưới đây là một số hình ảnh về khu giới thiệu đời sống tu tập của chư Tăng tại chùa Ba Vàng.







Bài viết🞄 26/9/2023
Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.
Bài viết 🞄 26/9/2023
Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.
Bài viết🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết 🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết🞄 20/9/2023
Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.
Bài viết 🞄 20/9/2023
Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.
Bài viết🞄 12/9/2023
Trung Thu diễn ra vào ngày 15/8/ Âm lịch hằng năm. Theo như bảng lịch năm 2023, Tết Trung Thu sẽ rơi vào thứ 6, ngày 29/09/2023 dương lịch.
Bài viết 🞄 12/9/2023
Trung Thu diễn ra vào ngày 15/8/ Âm lịch hằng năm. Theo như bảng lịch năm 2023, Tết Trung Thu sẽ rơi vào thứ 6, ngày 29/09/2023 dương lịch.
Bài viết🞄 10/9/2023
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu tại sao không kiểm soát được cơn sân giận và biết cách kiềm chế cảm xúc tức giận hiệu quả. Mời quý bạn đọc cùng...
Bài viết 🞄 10/9/2023
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu tại sao không kiểm soát được cơn sân giận và biết cách kiềm chế cảm xúc tức giận hiệu quả. Mời quý bạn đọc cùng...
Bài viết🞄 07/9/2023
Bài viết sẽ lý giải cho các bạn về việc có kiếp sau không.. Đức Phật là bậc toàn giác. Ngài thấy rõ con người không phải chỉ có một kiếp sống này.
Bài viết 🞄 07/9/2023
Bài viết sẽ lý giải cho các bạn về việc có kiếp sau không.. Đức Phật là bậc toàn giác. Ngài thấy rõ con người không phải chỉ có một kiếp sống này.
Bài viết🞄 07/9/2023
Những bài nhạc trung thu không chỉ mang đến không khí vui tươi, sôi động mà còn gợi lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ của mỗi người
Bài viết 🞄 07/9/2023
Những bài nhạc trung thu không chỉ mang đến không khí vui tươi, sôi động mà còn gợi lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ của mỗi người
Bài viết🞄 04/9/2023
Làm sao trả hết nợ nghiệp duyên để cuộc sống hôn nhân trở nên hạnh phúc, ấm êm? Để biết câu trả lời, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bài viết 🞄 04/9/2023
Làm sao trả hết nợ nghiệp duyên để cuộc sống hôn nhân trở nên hạnh phúc, ấm êm? Để biết câu trả lời, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Bài viết🞄 25/8/2023
Vô cảm hay còn gọi là lãnh cảm. “Lãnh” tức là lạnh (ví dụ từ “lãnh cung” để chỉ nơi giam hãm những tội nhân bị đày vào ngục lạnh, không giao tiếp được với ai)
Bài viết 🞄 25/8/2023
Vô cảm hay còn gọi là lãnh cảm. “Lãnh” tức là lạnh (ví dụ từ “lãnh cung” để chỉ nơi giam hãm những tội nhân bị đày vào ngục lạnh, không giao tiếp được với ai)
Bài viết🞄 20/8/2023
Bài viết này sẽ cung cấp phương pháp giải bùa ngải tận gốc, giúp những ai đã và đang bị “ngải quật” thoát khỏi vòng vây đau khổ, tìm được lối thoát của cuộc đời.
Bài viết 🞄 20/8/2023
Bài viết này sẽ cung cấp phương pháp giải bùa ngải tận gốc, giúp những ai đã và đang bị “ngải quật” thoát khỏi vòng vây đau khổ, tìm được lối thoát của cuộc đời.
Bài viết🞄 20/8/2023
Trong không khí lắng đọng của “Đêm văn nghệ: Vu Lan báo hiếu thâm ân | Vu Lan 2023”, hàng ngàn người dân, Phật tử đã cùng dâng ánh hoa đăng lên cúng dường Tam Bảo, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh...
Bài viết 🞄 20/8/2023
Trong không khí lắng đọng của “Đêm văn nghệ: Vu Lan báo hiếu thâm ân | Vu Lan 2023”, hàng ngàn người dân, Phật tử đã cùng dâng ánh hoa đăng lên cúng dường Tam Bảo, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh...
Bài viết🞄 11/8/2023
Ăn chay có được ăn trứng? Đối với việc ăn trứng, chúng ta có thể ăn các loại trứng công nghiệp. Bởi, trứng công nghiệp là trứng không có trống...
Bài viết 🞄 11/8/2023
Ăn chay có được ăn trứng? Đối với việc ăn trứng, chúng ta có thể ăn các loại trứng công nghiệp. Bởi, trứng công nghiệp là trứng không có trống...
Bài viết🞄 04/8/2023
Admin rất muốn biết, với những sự kiện đặc biệt trong bài viết dưới đây, quý vị sẽ sắp xếp về chùa tham dự được những sự kiện nào? Hãy bình luận nhé!
Bài viết 🞄 04/8/2023
Admin rất muốn biết, với những sự kiện đặc biệt trong bài viết dưới đây, quý vị sẽ sắp xếp về chùa tham dự được những sự kiện nào? Hãy bình luận nhé!
Bài viết🞄 02/8/2023
Linh hồn có thực sự tồn tại như nhiều người nghĩ? Làm thế nào để vong linh được siêu thoát? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bài viết 🞄 02/8/2023
Linh hồn có thực sự tồn tại như nhiều người nghĩ? Làm thế nào để vong linh được siêu thoát? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.