trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Chủ Nhật, 24/11/2024

tức 24/10 Giáp Thìn

Về chùa đón Tết - sắc xuân ngập tràn trên non thiêng Thành Đẳng!

20/01/2020

Từ những ngày đầu tháng Chạp, Chư Tăng Ni và Phật tử đã cùng tạo dựng nên những mô hình vườn hoa, đầm sen,...rất sáng tạo, độc đáo

20/01/2020

-
aa
+

Chùa Ba Vàng luôn là một điểm hẹn tâm linh hấp dẫn; bởi nơi đây mang vẻ đẹp tuyệt sắc, hài hòa giữa phong cách cổ kính xen kẽ nét đẹp hiện đại khiến những ai đặt chân đến đều không thể nào quên. Đặc biệt vào dịp Tết đến xuân về, chùa Ba Vàng như “khoác” lên một màu áo mới. Với tâm mong mỏi những ai về chùa du xuân đều được kết duyên lành với Tam Bảo nên ngay từ những ngày đầu tháng Chạp, chư Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng đã cùng tạo dựng nên những mô hình vườn hoa, đầm sen,...rất sáng tạo, độc đáo tại các điểm xung quanh chùa. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm hiểu về cảnh sắc xuân ngập tràn trên non thiêng Thành Đẳng nhé!

Chùa Ba Vàng đã khoác lên mình một màu áo mới, chào đón xuân Canh Tý

Chùa Ba Vàng đã khoác lên mình một màu áo mới, chào đón xuân Canh Tý

Non thiêng Ba vàng rực rỡ sắc xuân

Ngay từ cổng đá dọc theo đoạn đường lên chùa, những lá cờ Phật giáo được treo hai bên tung bay trong gió như đang đón chào một mùa xuân tươi đẹp đang gần kề. Đến khu vực Ngã 7 được ví nổi bật như phố cổ Hội An thu nhỏ với những dây đèn lồng rực rỡ nhiều sắc màu tỏa ánh sáng nhẹ nhàng, thơ mộng trong đêm tối vô cùng bắt mắt. Đèn lồng được coi là biểu tượng cho những điều may mắn, vẹn tròn và hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà trong năm mới. Trong đạo Phật ánh sáng của ngọn đèn lồng còn tượng trưng cho trí tuệ để thắp sáng vườn tâm, đánh thức ngọn lửa tuệ giác và hơi ấm tình thương trong mỗi con người. Dừng chân tại khu vực cổng Tam Quan Nội uy nghi, tráng lệ là hình ảnh ba ngôi báu tỏa sáng giữa muôn hoa đang khoe sắc thắm chào đón xuân Canh Tý 2020. Hình ảnh đó thay cho lời chào từng bước chân, nụ cười rạng rỡ của du khách thập phương và Phật tử từ khắp muôn nơi về chùa du xuân, lễ Phật đầu năm.

Những lá cờ Phật giáo được treo hai bên đường đi lên cổng Tam Quan Nội 

Những lá cờ Phật giáo được treo hai bên đường đi lên cổng Tam Quan Nội 

Hình ảnh ba ngôi báu tỏa sáng giữa ngàn muôn sắc hoa trước cổng Tam Quan Nội

Hình ảnh ba ngôi báu tỏa sáng giữa ngàn muôn sắc hoa trước cổng Tam Quan Nội

Hai chú chim khổng tước được trang trí ngay tại cổng Tam Quan Nội

Hai chú chim khổng tước được trang trí ngay tại cổng Tam Quan Nội

Bước lên sân chính điện du khách sẽ rất bất ngờ với những cảnh sắc được trang trí vô cùng độc đáo. Ngay chính sân là tiểu cảnh bình hoa màu vàng rực được bày trí xen kẽ bởi màu trắng của hoa cúc họa mi, màu vàng của hoa cúc mâm xôi, màu đỏ của hoa trạng nguyên và ở giữa là cây đào lớn đang khoe sắc thắm. Dọc theo hành lang La Hán về phía Lầu chuông chúng ta sẽ thấy hình ảnh của những bánh xe rất đặc biệt. Chư Tăng, Ni và Phật tử tại chùa đã khéo léo mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Bắc về với non thiêng Thành Đẳng.

Tiểu cảnh bình hoa vàng rực rỡ tại sân chính điện

Tiểu cảnh bình hoa vàng rực rỡ tại sân chính điện

Hình ảnh những chiếc bánh xe đặc biệt được trang trí dọc dãy hành lang La Hán

Hình ảnh những chiếc bánh xe đặc biệt được trang trí dọc dãy hành lang La Hán

Dọc dãy hành lang La Hán là những tiểu cảnh hoa được trang trí vô cùng đặc sắc

Dọc dãy hành lang La Hán là những tiểu cảnh hoa được trang trí vô cùng đặc sắc

Hình ảnh bánh xe nước khổng lồ được làm bằng thân tre gộc rất chắc chắn cùng hàng trăm “nan hoa” tạo thành một bộ khung vững vàng. Bánh xe chậm rãi quay những vòng quay đều đều, hòa cùng những tiếng nước róc rách, trầm bổng kết hợp với sắc hồng của giàn hoa treo khiến lòng người cảm thấy thư thái hơn. Đưa mắt sang cạnh là hình ảnh bánh xe Pháp nổi bật giữa những đóa sen hồng, chậu cúc vàng cam đang chen nhau đua nở ở cạnh Lầu chuông. Với những người con Phật, bánh xe Pháp mang ý nghĩa vô cùng cao quý và thiêng liêng, như một lời nhắc nhở người đệ tử Phật phải luôn hằng ghi nhớ công ơn của Đức Thế Tôn đã khổ công tu hành để đem giáo Pháp nhiệm màu cứu khổ chúng sinh. Bên cạnh đó, hình ảnh những chiếc nón lá cổ truyền của dân tộc qua đôi bàn tay sáng tạo của các Phật tử đã khoác lên mình những màu áo mới: xanh, đỏ, trắng, vàng... nổi bật giữa đầm sen thanh mát.

Hình ảnh bánh xe nước khổng lồ được làm bằng thân tre gộc

Hình ảnh bánh xe nước khổng lồ được làm bằng thân tre gộc

Những chiếc lá nón cổ truyền dân tộc được trang trí đủ sắc màu

Những chiếc lá nón cổ truyền dân tộc được trang trí đủ sắc màu

Trước sân nhà thờ Tổ là những nhành hoa giấy, những chậu hoa dạ yến thảo trải dài đủ màu sắc khiến ai đi qua cũng phải dừng bước ngắm nhìn. Tiếp đến là khu vườn xuân tâm linh phía dưới tượng A Di Đà được trang trí với điểm nhấn là những chậu hoa mai, hoa đào đang bung nở rực rỡ. Tại nơi đây du khách thập phương cũng có thể xin lời Phật dạy để áp dụng vào cuộc sống, đem lại những niềm hạnh phúc, an lạc cho năm mới. Từ đây nhìn xuống, du khách sẽ ngắm được toàn cảnh chùa Ba Vàng và thành phố Uông Bí từ trên cao. Tất cả những điều ấy tạo thành một bức tranh xuân Ba Vàng vô cùng lung linh và rực rỡ hương sắc hoa.

Địa điểm check - in lý tưởng tại đỉnh núi Ba Vàng

Địa điểm check - in lý tưởng tại đỉnh núi Ba Vàng

Xuân sang và những con người thầm lặng

Để có được sắc xuân tuyệt vời như vậy trên non thiêng Thành Đằng, không thể không kể đến sự làm việc hăng say, nhiệt tình, tinh thần phụng sự Tam Bảo không mệt mỏi của chư Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng. Dù tiết trời ngày giáp Tết lạnh giá, nhiều hôm làm việc đến đêm muộn, quần áo lấm lem nhưng sự nhiệt tình của các Phật tử chưa bao giờ tắt, niềm hỷ lạc, nụ cười hạnh phúc vẫn luôn rạng rỡ trên gương mặt như Tết xuân đang về.

Phật tử làm việc trong đêm để nhanh chóng hoàn thiện các công trình trang trí

Phật tử làm việc trong đêm để nhanh chóng hoàn thiện các công trình trang trí

Sư Phụ từng chia sẻ: “Chuẩn bị Tết, các Thầy trang trí chùa làm sao tươi đẹp, trang nghiêm mà lại ấm cúng để ngôi chùa thật sự trở thành trái tim của làng xã hoặc cộng đồng một khu vực, để mọi người đến chùa là thấy “cái hồn” của mình ở đây rồi! Công việc chuẩn bị khánh tiết của các Thầy cũng khá vất vả. Mặc dù bận rộn, mệt nhưng nghĩ tới ngày xuân, nhân dân thập phương đến chùa được thấy cảnh chùa đẹp đẽ, trang nghiêm là quý Thầy, cư sĩ Phật tử lại thấy vui, vì mình được chia sẻ và đem niềm vui đến mọi người. Đó cũng là tinh thần Phật dạy: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Vì thế, tất cả Tăng, Ni và các Phật tử của chùa, ai cũng rất hồ hởi để chuẩn bị các công tác chào đón Tết”.

Phật tử chùa Ba Vàng ai nấy đều hoan hỷ khi được phụng sự Tam Bảo

Phật tử chùa Ba Vàng ai nấy đều hoan hỷ khi được phụng sự Tam Bảo

Khi du khách thập phương cũng như Phật tử về chùa Ba Vàng du xuân Canh Tý không chỉ được ngắm cảnh sắc núi rừng, thiên nhiên tươi đẹp mà còn được tận hưởng bầu không khí trong lành giúp xua tan được những phiền não, xô bồ, mệt mỏi của cuộc sống thường ngày; tìm lại sự an lạc, hạnh phúc trong tâm hồn. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tâm nguyện của trên Sư Phụ cùng đại Tăng chùa Ba Vàng luôn mong muốn bất kì ai về chùa cũng được kết thiện duyên với Tam Bảo và chính Pháp của Phật. Từ đó tinh tấn tu tập để tìm cầu hạnh phúc chân thật của sự giác ngộ, giải thoát.
“Thiền môn thanh tịnh đón xuân sang
Người vui cảnh đẹp gió nhẹ nhàng”.

Mong rằng, tất cả Phật tử, nhân dân cùng du khách thập phương về chùa lễ Phật đầu xuân sẽ có được những giây phút an lạc trong không gian thanh tịnh, ngập tràn sắc xuân ở chốn thiền môn Ba Vàng.

Nguyễn Hằng 

Xem thêm

Những phong tục tập quán ngày Tết - Lưu ý quan trọng để năm mới an lành

Bài viết🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Bài viết 🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ người dân tái thiết sau bão Yagi

Bài viết🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Bài viết 🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Giàu - nghèo: Cách để có tài sản theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

Bài viết 🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

11 điều giúp phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, sống an lạc hạnh phúc

Bài viết🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Bài viết 🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Quan điểm tích lũy tài sản của người đệ tử Phật

Bài viết🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Bài viết 🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Nhân duyên đặc biệt giữa Tổ Sư khai sơn và Thầy trụ trì chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Bài viết 🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Tổng hợp những lời chúc Vu Lan chạm đến trái tim dành tặng cha mẹ

Tin tức🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Tin tức 🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Top các bài hát vu lan báo hiếu khiến bạn xúc động khi nhớ về cha mẹ

Bài viết🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Bài viết 🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Lý giải về tháng cô hồn: Điều kiêng kỵ tháng cô hồn có đúng không?

Bài viết🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Bài viết 🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Cách cúng Rằm tháng 7 - Cúng thế nào để mang lại bình an cho gia chủ?

Bài viết🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Bài viết 🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Vu Lan báo hiếu: Cơ hội tạo phước lớn để thực hành báo hiếu cha mẹ

Bài viết🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Bài viết 🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Phật dạy khi bị người khác nói xấu - Cách ứng xử để tránh tổn thương

Bài viết🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Bài viết 🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Tính kiên nhẫn là gì? 03 cách ứng dụng Phật Pháp để kiên nhẫn hơn

Tin tức🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Tin tức 🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Công đức tu Bát quan trai - Được phước báu, nhiều đời sống hạnh phúc

Bài viết🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Bài viết 🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Đạo lý vợ chồng - 10 điều nên làm để gia đình được hạnh phúc bền lâu

Bài viết🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Bài viết 🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ không phải ai cũng biết - Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Bài viết🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Bài viết 🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

Bài viết 🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

5 phương pháp cai nghiện game hiệu quả: Ứng dụng Phật Pháp để thay đổi

Bài viết🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bài viết 🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Nhận biết về những giấc mơ điềm báo - Cách để có giấc ngủ an lành

Bài viết🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...

Bài viết 🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...