trực tuyến
Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Bảy, 27/4/2024

tức 19/3 Giáp Thìn

Ý nghĩa 10 danh hiệu Phật

06/7/2023

Mười đức hiệu này, trong các kinh luận cũng có trường hợp gộp chung Thế Gian Giải và Vô Thượng Sĩ thành một hiệu, hoặc gộp Vô Thượng Sĩ...

06/7/2023

-
aa
+

1. Như Lai
- Như Lai (S.Tathàgata), bậc nương vào Chân như (Như) mà đến (Lai) và thành Chánh giác. Theo kinh Kim Cang, Như Lai có nghĩa là “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”, không từ đâu đến và cũng chẳng về đâu, hàm ý từ bản thể Chân như (hiện ra) và có mặt cùng khắp mọi nơi. Khi nói về mình, Phật Thích Ca xưng là Như Lai.
- Trong hồng danh này, từ “Như” có nghĩa là bất động, bất biến, không thay đổi, từ “Lai” có nghĩa là đến. Như Lai có nghĩa là tuy Đức Phật đến với cuộc đời nhưng Ngài không hề rời tự tính bất động, luôn an trụ trong tâm bất động, Ngài đến với cuộc đời rất nhiều lần, tái sinh liên tục, nhưng đời nào kiếp nào Ngài cũng an trụ trong tự tính bất động của Ngài, để thực hiện vô vàn thiện hạnh lợi ích chúng sinh.

2. Ứng Cúng
- Ứng Cúng (S.Arhat), bậc xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người. Ứng Cúng còn là một đức hiệu của các bậc thánh A-la-hán.
- “Ứng” có nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, “Cúng” có nghĩa là cúng dàng.
Ứng Cúng có nghĩa là bậc xứng đáng được thọ nhận cúng dàng.
Đức Phật có A Tăng Tỳ kiếp tu hành các thiện hạnh, nên sự viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh của Ngài cũng giống như ruộng phước điền phì nhiêu màu mỡ, hạt giống công đức cúng dàng sẽ dễ nảy mầm, đơm hoa kết trái, ứng theo những mong nguyện tâm thành của chúng sinh khi dâng phẩm vật mà được tùy nguyện viên mãn.

3. Chánh Biến Tri
- Chánh Biến Tri (S.Samyak-sambuddha), bậc có khả năng hiểu biết (Tri) đúng đắn (Chánh) và cùng khắp (Biến) tất cả các pháp.
- “Tri” là cái thấy biết, là trí tuệ.
“Chánh biến” tức là cái biết chân chính.Ngài đã giác ngộ được chân lý, tất cả quy luật trên thế gian, ví dụ quy luật về vô thường, quy luật nghiệp… Những quy luật này dù đã có từ muôn thủa nhưng không ai nhận ra cho đến khi đức Phật khai thị thuyết giảng.

4. Minh Hạnh Túc
Minh Hạnh Túc (S.Vidyà-carana-sampanna), bậc trí tuệ và phước đức vẹn toàn. Minh là trí tuệ (Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh). Hạnh là phước đức, tức các hạnh nghiệp đều toàn thiện, viên mãn. Túc nghĩa là đầy đủ, vẹn toàn.

5. Thiện Thệ
- Thiện Thệ (S.Sugata), bậc “khéo léo vượt qua mọi chướng ngại và ra đi một cách tốt đẹp”, nghĩa là sau khi chứng đạo dùng Nhất thiết trí hóa độ chúng sanh, thực hành Bát thánh đạo rồi an trú Niết-bàn.
- “Thiện” là khéo, “Thệ” là đi trong ba cõi, nên Thiện Thệ là một bậc khéo đi trong ba cõi. Chúng sinh theo nghiệp lực, bị đẩy vào cõi nào là bị trói buộc trong cõi đó. Đức Phật tuy thị hiện đản sinh trong cuộc đời khổ não ác trược nhưng Ngài không hề bị trói buộc mà hoàn toàn tự tại đi lại trong ba cõi.Thiện Thệ, tức là một bậc đi trong ba cõi nhưng không bị ràng buộc.

6. Thế Gian Giải
- Thế Gian Giải (S.Loka-vid), bậc thấu hiểu và rõ biết (Giải) tất cả từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai (Thế) ở trong mười phương thế giới (Gian).
- Thế Gian Giải có nghĩa là bậc hiểu biết trọn vẹn về các cõi thế gian - ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
Cõi Dục giới bao gồm địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, A tu la và trời Dục giới. Cõi Sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ thiền (sơ, nhị, tam, tứ thiền). Cõi Vô sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ không (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ).
Đức Phật hiểu biết trọn vẹn, ngọn ngành của nhân quả vào ra các cõi, thấu suốt ba cõi cho nên gọi Ngài bậc Thế Gian Giải.
Vì đã thấu suốt ngọn ngành, nhân quả của mỗi cõi và mỗi chúng sinh nên Đức Phật được tôn xưng là bậc “Thế Gian Giải”.

7. Vô Thượng Sĩ
- Vô Thượng Sĩ (S.Anuttara), bậc tối tôn tối thượng, không ai có thể hơn được.
- “Vô Thượng” có nghĩa là không có gì hơn. “Sĩ” tức là với nội đức tu tập từ bên trong, tích góp thiện hạnh từ nhiều đời, nên tự nơi Đức Phật tỏa ra được từ trường thanh cao, an bình, thoát tục, thoát khỏi tám mối bận tâm thế gian (đó là: mong được lợi lộc, lo sợ thua thiệt, mong được lạc thú, lo sợ khổ đau, mong được lừng danh, lo bị ghét bỏ, mong được ngợi khen, lo bị quở phạt).

8. Điều Ngự Trượng Phu
Điều Ngự Trượng Phu (S. Purusa-damya-sàrathi), bậc có khả năng dùng các phương tiện thiện xảo để điều phục, nhiếp hóa, dẫn dắt (Điều Ngự) người tu hành (Trượng Phu) khiến họ thành tựu giải thoát, chứng đắc Niết-bàn.

9. Thiên Nhân Sư
Thiên Nhơn Sư (S.Sàstà deva-manusyànàm), bậc thầy của trời và người.

10. Phật Thế Tôn
- Phật - Thế Tôn (S.Buddha-Bhagavat), bậc giác ngộ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn và được thế gian đều tôn kính.
- Sự giác ngộ của Phật gồm ba cấp độ: tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.
“Tự giác” có nghĩa là tự mình giác ngộ
“Giác tha” có nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đi chia sẻ với mọi người, là phần hành để viên mãn tự giác.
“Giác mãn” phẩm chất của “Như”, thực hành với lý thuyết, phần sự và phần lý tương ưng không lệch.
Thế Tôn tức là thế gian tôn xưng, cung kính Ngài là một bậc tôn quý trên thế gian bởi các năng lực tự giác, giác tha, giác hành viên mãn

Mười đức hiệu này, trong các kinh luận cũng có trường hợp gộp chung Thế Gian Giải và Vô Thượng Sĩ thành một hiệu, hoặc gộp Vô Thượng Sĩ và Điều Ngự Trượng Phu thành một hiệu...

Xem thêm

Nghi thức tu kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp

Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Nghi thức tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm

Nghi lễ🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi lễ 🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Tổng hợp các bài văn khấn đầy đủ trong năm 2024 mới nhất

Nghi thức cúng lễ🞄 03/01/2024

Để việc thờ cúng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và chúng sinh, chùa Ba Vàng xin gửi tổng hợp các bài văn khấn đầy đủ nhất trong năm Giáp Thìn.

Nghi thức cúng lễ 🞄 03/01/2024

Để việc thờ cúng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và chúng sinh, chùa Ba Vàng xin gửi tổng hợp các bài văn khấn đầy đủ nhất trong năm Giáp Thìn.

Nghi thức tu quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Nghi thức tu bát quan trai giới

Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Tổng hợp nghi thức tu tập sám hối lễ Ngũ Bách Danh

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Nghi thức lễ Ngũ Bách Danh (dành cho trường hợp không tu trực tuyến theo chư Tăng)

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Nghi thức tu tập cầu an

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Đức Phật chuyển Pháp luân

Nghi lễ🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Nghi lễ 🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Nghi thức làm lễ tại nhà trước khi tham dự lễ cầu siêu

Nghi thức cúng lễ🞄 10/8/2023

Đức Phật là bậc đại giác ngộ, Ngài thấy biết rõ về sự thật sự vận hành nhân quả luân chuyển trong sáu cõi của tất cả chúng hữu tình. Ngài chỉ dạy cho người thân, muốn cứu cho người mất ra khỏi cảnh khổ của cõi ngạ quỷ hương linh,

Nghi thức cúng lễ 🞄 10/8/2023

Đức Phật là bậc đại giác ngộ, Ngài thấy biết rõ về sự thật sự vận hành nhân quả luân chuyển trong sáu cõi của tất cả chúng hữu tình. Ngài chỉ dạy cho người thân, muốn cứu cho người mất ra khỏi cảnh khổ của cõi ngạ quỷ hương linh,

Tổng hợp các chương trình tu tập theo 3 tháng an cư của chư Tăng

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Nghi thức tu tập Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu rằm tháng 7

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Nhật Tụng Thiền Môn Chùa Ba Vàng

Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

Nghi thức tu tập sám hối chuyển hóa (bài tu số 8)

Nghi lễ🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi lễ 🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi thức làm lễ tại nhà trước khi tham dự lễ cầu siêu cho hương linh thai nhi

Nghi thức cúng lễ🞄 22/01/2023

Ngày 19/6 hàng năm chùa Ba Vàng có khóa lễ thường niên cầu siêu cho hương linh thai nhi. Chư Tăng chú trọng việc khai thị giác ngộ cho các linh thức hài nhi.

Nghi thức cúng lễ 🞄 22/01/2023

Ngày 19/6 hàng năm chùa Ba Vàng có khóa lễ thường niên cầu siêu cho hương linh thai nhi. Chư Tăng chú trọng việc khai thị giác ngộ cho các linh thức hài nhi.

Nghi thức tu tập kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...