Kinh Chuyện Sống Hòa Hợp (Tiền Thân Sammodamàna) - Bất Kính Bậc Trí Dẫn Đến Phá Hòa Hợp - Gieo Nhân Đề Bà Đạt Đa
28/5/2022
Này Ðại vương, các bà con không nên tranh cãi nhau. Trong thời quá khứ, các loài thú khi sống hòa hợp đã chiến thắng được kẻ thù; còn khi sống bất hòa,
28/5/2022
Câu chuyện này, khi ở tại Vườn Cây bàng gần Ca-tỳ-la-vệ, lúc bấy giờ, bậc Ðạo Sư bảo vua và các bà con:
- Này Ðại vương, các bà con không nên tranh cãi nhau. Trong thời quá khứ, các loài thú khi sống hòa hợp đã chiến thắng được kẻ thù; còn khi sống bất hòa, đã bị nạn diệt vong lớn.
Theo yêu cầu của hoàng tộc, bà con, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
Thuở xưa, khi vua Phạm Thọ (Brahmadatta) trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh làm con chim cun cút đầu đàn, được vây quanh với hàng ngàn chim cun cút, sống ở trong rừng. Lúc bấy giờ, một thợ săn chim đi đến vùng cun cút, nhờ bắt chước tiếng kêu của loài cun cút, kẻ ấy biết được chỗ tụ họp của đàn chim. Người thợ săn liền quăng lưới lên trên đàn chim, chận lại các đường viền, tóm tất cả đàn chim cút thành một mối, bỏ vào giỏ đi về nhà, đem bán và nuôi sống với số tiền ấy.
Một hôm, Bồ-tát nói với các con chim cun cút:
- Người thợ săn chim này giết hại nhiều bà con chúng ta; nay ta có một phương kế khiến kẻ ấy không thể bắt chúng ta được. Từ nay trở đi, khi kẻ ấy vừa quăng lưới trên đầu các ngươi, mỗi một chim cút chui đầu vào một lỗ của lưới, nhấc bổng lưới lên, mang lưới đến chỗ các ngươi muốn, và hạ xuống trên một bụi gai. Làm như vậy, chúng ta sẽ trốn thoát khỏi nhiều mẻ lưới!
Tất cả chúng đều vâng theo. Vào ngày hôm sau, khi lưới được quăng trên đàn chim, chúng liền nhấc bổng lưới lên như lời Bồ-tát dặn và thả xuống trên một bụi gai, rồi trốn thoát theo ngã phía dưới. Người thợ săn chim đang còn gỡ lưới khỏi bụi gai, thì trời đã xế chiều, nên đi về với tay không.
Nhiều ngày kế tiếp, các con chim cun cút đều làm như vậy. Người thợ săn chim cứ loay hoay cho đến khi mặt trời lặn, chỉ lo gỡ lưới, không bắt được gì và đi về nhà tay không.
Người vợ tức giận nói:
- Ngày lại ngày, ông về hai tay không. Tôi nghĩ rằng có lẽ ông có một chỗ nuôi dưỡng khác!
Thợ săn chim nói:
- Này bà, ta không có chỗ nuôi dưỡng nào khác. Nhưng các con chim cun cút sống hòa hợp với nhau. Chúng mang đi lưới ta quăng, và thả xuống một bụi gai rồi bỏ đi. Nhưng chúng sẽ luôn luôn không sống hòa hợp được. Bà chớ lo. Khi chúng tranh cãi nhau, lúc ấy, ta sẽ bắt gọn tất cả chúng, nụ cười sẽ trở lại trên môi bà!
Rồi kẻ ấy nói lên bài kệ với người vợ:
Khi chung sống hòa hợp,
Các chim mang lưới đi,
Khi chúng tranh cãi nhau,
Chúng rơi vào tay ta.
Vài ngày trôi qua, khi một con chim cun cút đậu xuống chỗ ăn, vô ý bước trên đầu một con chim khác. Chim ấy tức giận nói:
- Ai bước trên đầu ta?
- Chính tôi vô ý bước. Ðừng giận tôi!
Tuy vậy, con chim ấy vẫn giận, tiếp tục nói:
- Ngươi nghĩ rằng chỉ một mình ngươi nhấc bổng lưới lên chăng?
Khi chúng tranh cãi nhau, Bồ-tát suy nghĩ: "Khi tranh cãi nhau thì không có an toàn. Nay bọn chim sẽ không nhấc bổng lưới lên nữa. Do vậy, bọn cun cút sẽ gặp đại nạn, người thợ săn chim sẽ nắm được cơ hội. Ta sẽ không sống ở chỗ này nữa!". Rồi Bồ-tát đem đàn chim của mình đi đến một chỗ khác. Người thợ săn chim lại đến, sau một vài ngày, bắt chước giọng chim cun cút, và quăng lưới lên trên chỗ chúng đang tụ họp. Một con chim cun cút nói:
- Nghe nói, khi ngươi nhấc bổng lưới lên, lông trên đầu rơi xuống. Vậy nay hãy nhấc bổng lên!
Một con chim khác nói:
- Nghe nói, khi ngươi nhấc bổng lưới lên, lông hai cánh của ngươi rơi xuống. Vậy hãy nhấc bổng lên!
Như vậy, khi đàn chim cun cút đang tranh cãi nhau, người thợ săn chim nhấc bổng lưới lên, bắt tất cả đàn chim nhét đầy vào một cái giỏ, đem về nhà và hy vọng đem lại thật nhiều nụ cười cho bà vợ.
Bậc Ðạo Sư nói:
- Như vậy, thưa Ðại vương, các bà con không nên tranh cãi nhau. Tranh cãi là nguồn gốc diệt vong.
Thuyết pháp thoại này xong, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân như sau:
- Thời ấy, con chim cun cút vô trí là Ðề-bà-đạt-đa, còn con chim cun cút có trí là Ta vậy.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(Trích soạn từ: kinh Tiểu Bộ)
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.