Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, Ta đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ.
02/01/2022
Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế Tôn ở thành Xá Vệ (Savatthi), tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), vườn ông Cấp Cô Ðộc (Anathapindika).Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đến thành Xá Vệ để khất thực.
Có một số đông Tỷ-kheo đến chỗ tôn giả A Nan ở, thỉnh xin được gặp Đức Phật, mong Đức Phật thuyết pháp. Tôn giả A Nan hẹn các thầy Tỳ-kheo hãy đến tịnh thất của Bà-la-môn Ram-ma-ka, sau khi Đức Phật khất thực xong, Tôn giả A Nan sẽ bạch thỉnh Đức Phật về tịnh thất của Bà-la-môn Ram-ma-ka để thuyết Pháp cho các Tỳ-kheo và các Bà-la-môn.
…Rồi Thế Tôn, khất thực ở thành Xá Vệ xong, sau buổi ăn trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến tịnh thất của Bà-la-môn Ram-ma-ka và các thầy Tỳ-kheo thỉnh Thế Tôn ngồi lên chỗ đã được soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, Ta đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ.
Ta đến chỗ A-la-ra Ka-la-ma ở, khi đến xong liền thưa với A-la-ra Ka-la-ma: “Hiền giả Ka-la-ma, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này”. Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, A-la-ra Ka-la-ma nói với Ta: “Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng.
Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “A-la-ra Ka-la-ma tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú”. Chắc chắn A-la-ra Ka-la-ma biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú”. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ A-la-ra Ka-la-ma ở, sau khi đến Ta nói với A-la-ra Ka-la-ma: “Hiền giả Ka-la-ma, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?” Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, A-la-ra Ka-la-ma tuyên bố về Vô sở hữu xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có A-la-ra Ka-la-ma có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có A-la-ra Ka-la-ma mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có A-la-ra Ka-la-ma mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có A-la-ra Ka-la-ma mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có A-la-ra Ka-la-ma mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà A-la-ra Ka-la-ma tuyên bố: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú”.
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ A-la-ra Ka-la-ma ở, sau khi đến, Ta nói với A-la-ra Ka-la-ma: “Này Hiền giả Ka-la-ma, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?” - “Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy.” "Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy.” "Thật lợi ích thay cho chúng tôi, thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!”
Như vậy, này các Tỷ-kheo, A-la-ra Ka-la-ma là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ”. Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uất Đầu Lam Phất (Uddaka Ramaputta), khi đến xong Ta nói với Uất Đầu Lam Phất: “Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uất Đầu Lam Phất nói với Ta: “Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú”. Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng.
Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: “Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú”. Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú”. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uất Đầu Lam Phất ở, sau khi đến Ta nói với Uất Đầu Lam Phất: “Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?” Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uất Đầu Lam Phất tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: “Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: “Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú”.
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uất Đầu Lam Phất ở, sau khi đến, Ta nói với Uất Đầu Lam Phất: “Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?” - “Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy.” "Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy.” "Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!”
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uất Đầu Lam Phất là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: “Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Ma Kiệt Đà (Magadha) và đến tại tụ lạc Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn”. Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: “Thật là vừa đủ để tinh tấn”.
…rồi Đức Phật tuần tự thuyết về sự chứng đạt giác ngộ, thuyết về nhân duyên Phạm thiên Sa-ham-pa-ti thỉnh cầu thuyết giảng chính pháp và thuyết về sự Khai giảng chuyển bánh xe pháp cho nhóm năm Tỷ-kheo.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
(Trích soạn từ KINH TRUNG BỘ - KINH THÁNH CẦU – Pāsarāsi Sutta)
Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Văn kinh🞄 25/8/2024
Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...
Văn kinh 🞄 25/8/2024
Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?
Văn kinh🞄 09/8/2024
"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."
Văn kinh 🞄 09/8/2024
"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."
Văn kinh🞄 30/7/2024
...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh 🞄 30/7/2024
...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh🞄 30/7/2024
"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."
Văn kinh 🞄 30/7/2024
"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."
Văn kinh🞄 23/7/2024
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Văn kinh 🞄 23/7/2024
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Văn kinh🞄 23/7/2024
Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?
Văn kinh 🞄 23/7/2024
Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?
Thư viện kiến thức🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Thư viện kiến thức 🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Văn kinh🞄 16/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...
Văn kinh 🞄 16/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...
Văn kinh🞄 13/7/2024
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?
Văn kinh 🞄 13/7/2024
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?
Văn kinh🞄 13/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Văn kinh 🞄 13/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Thư viện kiến thức🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Thư viện kiến thức 🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Văn kinh🞄 04/6/2024
Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...
Văn kinh🞄 04/6/2024
Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh🞄 02/6/2024
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết
Văn kinh 🞄 02/6/2024
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết