Bài kinh: “Công Đức Hiếu” Sự Kiện Hy Hữu Khi Đức Phật Đản Sinh
18/5/2023
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này A Nan, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu-suất.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn….
18/5/2023
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Xá-vệ (Sāvatthī), Kỳ-đà-lâm (Jetavana), tại tịnh xá ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika).
…Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?
– Ở đây, bạch Thế Tôn,…Tôn giả A Nan (Ānanda) nói với chúng con như sau: “Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!” Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn.
Rồi Thế Tôn đến. Thế Tôn bảo Tôn giả A Nan:
– Do vậy, này A Nan, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.
Tôn giả A Nan đáp: Dạ! Thưa vâng.
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này A Nan, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Đâu-suất.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn….
Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Trong khi các người đàn bà khác, này A Nan, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng an lành mà sanh Bồ-tát.” Sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.
…Tôn giả A Nan nói như vậy. Bậc Đạo sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả A Nan nói.
(Trích soạn từ: Kinh Tạng Nam Truyền, Trung Bộ Kinh – Tập 3, phẩm Không Tánh, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, tr. 249 - 254, Việt dịch - Hòa thượng Thích Minh Châu)
Văn kinh🞄 11/8/2023
Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong khi đang trú tại thành Xá Vệ (Sāvatthī). Lúc ấy, chừng mười Tỷ-kheo, sau khi nhận được đề tài thực hành thiền quán từ bậc Đạo Sư, đang tìm một nơi cư trú.
Văn kinh 🞄 11/8/2023
Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong khi đang trú tại thành Xá Vệ (Sāvatthī). Lúc ấy, chừng mười Tỷ-kheo, sau khi nhận được đề tài thực hành thiền quán từ bậc Đạo Sư, đang tìm một nơi cư trú.
Văn kinh🞄 28/7/2023
Người ấy nhớ nghĩ Như Lai như vậy rồi, nếu có những ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào Như Lai, tâm tịnh được hỷ, nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt.
Văn kinh 🞄 28/7/2023
Người ấy nhớ nghĩ Như Lai như vậy rồi, nếu có những ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện nhớp nhơ, sầu khổ âu lo cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào Như Lai, tâm tịnh được hỷ, nếu có những điều ác dục, liền được tiêu diệt.
Văn kinh🞄 05/7/2023
Dừng nghỉ nghĩa là dứt tâm ý tưởng, chí tánh rõ ràng, cũng không tháo động, hằng chuyên một lòng, ý thích nhàn cư. Thường tìm phương tiện nhập định tam-muội, thường nhớ không ham hơn thua, dành địa vị trên trước.
Văn kinh 🞄 05/7/2023
Dừng nghỉ nghĩa là dứt tâm ý tưởng, chí tánh rõ ràng, cũng không tháo động, hằng chuyên một lòng, ý thích nhàn cư. Thường tìm phương tiện nhập định tam-muội, thường nhớ không ham hơn thua, dành địa vị trên trước.
Văn kinh🞄 05/7/2023
Niệm Thân nghĩa là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, tim, tỳ, thận, ruột non, ruột già, bạch mô, bàng quang, phẩn tiểu, lá lách, thương đãng, dịch vị, nước mắt, đờm dãi, mỡ máu, mỡ lá, nước miếng, đầu lâu, não. Cái nào là thân?
Văn kinh 🞄 05/7/2023
Niệm Thân nghĩa là: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, mật, gan, phổi, tim, tỳ, thận, ruột non, ruột già, bạch mô, bàng quang, phẩn tiểu, lá lách, thương đãng, dịch vị, nước mắt, đờm dãi, mỡ máu, mỡ lá, nước miếng, đầu lâu, não. Cái nào là thân?
Văn kinh🞄 05/7/2023
Niệm Chết nghĩa là chết chỗ này, sanh chỗ khác, qua lại các đường, mạng chết chẳng dừng. Các căn tan hoại, như cây hư mục, mạng căn cắt đứt, tông tộc phân ly, không hình không tiếng cũng không tướng mạo.
Văn kinh 🞄 05/7/2023
Niệm Chết nghĩa là chết chỗ này, sanh chỗ khác, qua lại các đường, mạng chết chẳng dừng. Các căn tan hoại, như cây hư mục, mạng căn cắt đứt, tông tộc phân ly, không hình không tiếng cũng không tướng mạo.
Văn kinh🞄 05/7/2023
Hơi thở ra vào nghĩa là nếu lúc hơi thở dài, cũng nên quán biết “Tôi đang thở dài”; nếu lại hơi thở ngắn, cũng nên quán biết “Tôi đang thở ngắn”; nếu hơi thở cực lạnh, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở lạnh”; nếu hơi thở lại nóng, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở nóng”.
Văn kinh 🞄 05/7/2023
Hơi thở ra vào nghĩa là nếu lúc hơi thở dài, cũng nên quán biết “Tôi đang thở dài”; nếu lại hơi thở ngắn, cũng nên quán biết “Tôi đang thở ngắn”; nếu hơi thở cực lạnh, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở lạnh”; nếu hơi thở lại nóng, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở nóng”.
Văn kinh🞄 01/7/2023
Niệm Thí: “Tôi nay bố thí, nơi vật bố thí trọn không có tâm hối tiếc, không nghĩ sẽ được đền đáp, không thích được lợi. Nếu người chửi tôi, tôi trọn không trả thù. Dù người hại tôi, dùng tay đấm, thêm dao gậy đập, ngói gạch ném vào mình, tôi sẽ khởi lòng từ, không nổi sân giận. Ý bố thí của tôi không đoạn dứt”.
Văn kinh 🞄 01/7/2023
Niệm Thí: “Tôi nay bố thí, nơi vật bố thí trọn không có tâm hối tiếc, không nghĩ sẽ được đền đáp, không thích được lợi. Nếu người chửi tôi, tôi trọn không trả thù. Dù người hại tôi, dùng tay đấm, thêm dao gậy đập, ngói gạch ném vào mình, tôi sẽ khởi lòng từ, không nổi sân giận. Ý bố thí của tôi không đoạn dứt”.
Văn kinh🞄 01/7/2023
Thánh đệ tử tự mình niệm Thí của mình: “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta, vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí”.
Văn kinh 🞄 01/7/2023
Thánh đệ tử tự mình niệm Thí của mình: “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta, vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí”.
Văn kinh🞄 01/7/2023
Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: “Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”.
Văn kinh 🞄 01/7/2023
Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: “Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”.
Văn kinh🞄 01/7/2023
Niệm Giới: “Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”.
Văn kinh 🞄 01/7/2023
Niệm Giới: “Không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô, không bị uế nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định”.
Văn kinh🞄 30/6/2023
Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.
Văn kinh 🞄 30/6/2023
Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời”.
Văn kinh🞄 29/6/2023
Do người ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Tỳ-xá-khư, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành Pháp trai giới, vị ấy sống với Pháp.
Văn kinh 🞄 29/6/2023
Do người ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Tỳ-xá-khư, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành Pháp trai giới, vị ấy sống với Pháp.
Văn kinh🞄 26/6/2023
Phàm Chính pháp, nghĩa là đối với dục cho đến vô dục, đều lìa bệnh của các ràng buộc, các che đậy. Pháp này ví như mùi các thứ hương, không có dấu vết của niệm loạn tưởng.
Văn kinh 🞄 26/6/2023
Phàm Chính pháp, nghĩa là đối với dục cho đến vô dục, đều lìa bệnh của các ràng buộc, các che đậy. Pháp này ví như mùi các thứ hương, không có dấu vết của niệm loạn tưởng.
Văn kinh🞄 20/6/2023
Một vị nữ nhân đến đảnh lễ chư Tăng với tâm đầy thành tín, kính cẩn và thiện ý. Về sau nàng từ trần được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba...
Văn kinh 🞄 20/6/2023
Một vị nữ nhân đến đảnh lễ chư Tăng với tâm đầy thành tín, kính cẩn và thiện ý. Về sau nàng từ trần được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba...
Văn kinh🞄 20/6/2023
Lúc bấy giờ, nhân ngày trăng tròn Bố tát Tự tứ, Thế Tôn ngồi giữa đại chúng, sau khi nhìn quanh đại chúng im lặng, liền bảo các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, Ta mời các ông nói lên, các ông có điều gì chỉ trích Ta hay không, về thân hay về lời nói?
Văn kinh 🞄 20/6/2023
Lúc bấy giờ, nhân ngày trăng tròn Bố tát Tự tứ, Thế Tôn ngồi giữa đại chúng, sau khi nhìn quanh đại chúng im lặng, liền bảo các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, Ta mời các ông nói lên, các ông có điều gì chỉ trích Ta hay không, về thân hay về lời nói?
Văn kinh🞄 17/6/2023
Ðó là tu hành niệm Phật, sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn.
Văn kinh 🞄 17/6/2023
Ðó là tu hành niệm Phật, sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn.
Văn kinh🞄 17/6/2023
Thế nào là thực hành mười pháp được vào Niết-bàn? Ðó là mười niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra, niệm thân, niệm chết, niệm Niết Bàn. Ðó là mười pháp, chúng sinh thực hành sẽ dứt sạch dục ái, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, vô minh liền được vào Niết-bàn.
Văn kinh 🞄 17/6/2023
Thế nào là thực hành mười pháp được vào Niết-bàn? Ðó là mười niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm hơi thở vào, niệm hơi thở ra, niệm thân, niệm chết, niệm Niết Bàn. Ðó là mười pháp, chúng sinh thực hành sẽ dứt sạch dục ái, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, vô minh liền được vào Niết-bàn.