trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Chùa Ba Vàng, ngày 14/03/Giáp Thìn

Thứ Ba, 23/4/2024

tức 15/3 Giáp Thìn

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Tôi được nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo: "Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã...

19/6/2021

-
aa
+

Tôi được nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Vườn Lộc Uyển (Isipatana) gần Ba La Nại (Bénarès). Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
"Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã. Nếu sắc là ta thì sắc sẽ không gây đau khổ (bệnh tật) và đối với thân thể ta có thể ra lệnh: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì thân thể không phải là ta, nên nó không tránh khỏi bệnh tật và không ai có thể ra lệnh cho thân thể: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, cảm thọ không phải là ta, là tự ngã. Nếu cảm thọ là ta thì cảm thọ sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với sự cảm thọ ta có thể ra lệnh: "Cảm thọ của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì cảm thọ không phải là ta, nên nó không tránh khỏi đau khổ phiền não và không ai có thể ra lệnh cho cảm thọ: "Cảm thọ của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, tri giác không phải là ta, là tự ngã. Nếu tri giác là ta thì tri giác sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với tri giác ta có thể ra lệnh: "Tri giác của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì tri giác không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho tri giác: "Tri giác của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, tâm tư không phải là ta, là tự ngã. Nếu tâm tư là ta thì tâm tư sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với tâm tư ta có thể ra lệnh: "Tâm tư của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì tâm tư không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho tâm tư: "Tâm tư của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, ý thức không phải là ta, là tự ngã. Nếu ý thức là ta thì ý thức sẽ không gây đau khổ phiền não và đối với ý thức ta có thể ra lệnh: "Ý thức của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì ý thức không phải là ta, nên nó không tránh khỏi khổ đau phiền não và không ai có thể ra lệnh cho ý thức: "Ý thức của tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". 

Này các thầy, các thầy nghĩ sao? Sắc là thường hay vô thường?
- Sắc là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Các thầy nghĩ sao? Cảm thọ là thường hay vô thường?
- Cảm thọ là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Các thầy nghĩ sao? Tri giác là thường hay vô thường?
- Tri giác là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Các thầy nghĩ sao? Tâm tư là thường hay vô thường?
- Tâm tư là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Các thầy nghĩ sao? Ý thức là thường hay vô thường?
- Ý thức là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Cái gì vô thường là khổ hay sướng?
- Là khổ, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn. 

Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta". 

Cũng thế, tất cả những gì thuộc cảm thọ, tri giác, tâm tư và ý thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta". 

Khi nhận định sự vật như thế, này các thầy, người hành giả thông minh xa lìa và nhàm chán sắc thân, xa lìa và nhàm chán cảm thọ, tri giác, tâm tư và ý thức. Do nhàm lìa nên vị ấy không còn ham muốn. Do hết ham muốn nên được giải thoát. Khi được giải thoát, trí huệ khởi lên: "Đây là sự giải thoát" và vị ấy biết: "Tái sinh chấm dứt, phạm hạnh đã thành, điều nên làm đã làm, không còn trở lại thế gian này nữa".

Khi Đức Thế Tôn nói xong, năm vị Tỳ Kheo đều hoan hỷ: Trong lúc đang nghe giảng, tâm của năm vị được hoàn toàn giải thoát khỏi ái luyến và ô nhiễm.

Xem thêm

Kinh Di Giáo - Năm Giác Quan

Văn kinh🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Như bị giặc cướp làm hại, chỉ khổ một đời này thôi, nhưng bị giặc năm căn gây hại, khổ nạn kéo dài nhiều kiếp, lại rất nặng nề, không thể không thận trọng.

Kinh Di Giáo - Giữ Giới

Văn kinh🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Văn kinh 🞄 17/3/2024

Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Bài kinh: Tại Gia - Xuất Gia

Văn kinh🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Tại gia nhiều trần nhiễm, xuất gia tốt đẹp. Tại gia đủ sự trói buộc, xuất gia vô ngại. Tại gia nhiều cấu uế, xuất gia xả ly. Tại gia thâu nhập cái ác, xuất gia được thâu nhập cái thiện. Tại gia ngập sâu trong sình lầy ái dục, xuất gia viễn ly ái dục. Tại gia chung cùng phàm tình, xuất gia chung cùng trí tuệ.

Bài kinh: Văn Thù Vấn Phật

Văn kinh🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Văn kinh 🞄 09/3/2024

Người tại gia ở chỗ náo nhiệt, người xuất gia ở chỗ thanh tịnh. Người tại gia ở chỗ thấp hèn, người xuất gia ở chỗ cao thượng, người tại gia bị phiền não nung nấu, người xuất gia tiêu diệt phiền não. Người tại gia thường lo toan cho kẻ khác, người xuất gia thì lo tu sửa bản thân. Người tại gia lấy khổ làm vui, người xuất gia lấy giải thoát làm vui. Người tại gia nuôi dưỡng gai góc, người xuất gia diệt trừ gai góc.

Bài Kinh: Nghiệp Báo Sai Biệt

Văn kinh🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 17/02/2024

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Trúc Lâm...

Kinh Trợ Duyên Cho Người Hấp Hối

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị tr...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakàla, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị tr...

Kinh Tuổi Xế Chiều

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi c...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra. Lúc bấy giờ vào buổi c...

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Văn kinh🞄 16/02/2024

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Kinh Có Sinh Ắt Có Diệt

Kinh Chiêm Bái Thánh Tích

Văn kinh🞄 16/02/2024

Một thời Thế Tôn trú tại Kusinàrà, rừng Sàlà dạy Tôn giả Ananda: Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ t...

Văn kinh 🞄 16/02/2024

Một thời Thế Tôn trú tại Kusinàrà, rừng Sàlà dạy Tôn giả Ananda: Này Ananda, có bốn Thánh tích, kẻ t...

Kinh Quả Báo

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Ma Kiệt Đà, tại tịnh xá Trúc Lâm...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở thành Ma Kiệt Đà, tại tịnh xá Trúc Lâm...

Kinh Nguồn Gốc Khổ Đau

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạc...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Bạc...

Kinh Hàng Ma

Văn kinh🞄 15/02/2024

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Như vầy tôi nghe. Một thời Tôn giả Mahāmoggallāna trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumāragira, rừng...

Kinh Nhân Quả

Văn kinh🞄 15/02/2024

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội...

Văn kinh 🞄 15/02/2024

Một hôm, Tôn giả A Nan Đà, ở trên hội Linh Sơn cùng với một ngàn hai trăm năm mươi đại Tỳ Kheo câu hội...

Bài kinh: Châu Báu (Ratana Sutta)

Văn kinh🞄 28/01/2024

Cao thượng, biết cao thượng, cho đem lại cao thượng, bậc Vô thượng thuyết giảng, pháp cao thượng thù thắng, như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu, mong với sự thật này, được sống chân hạnh phúc.

Văn kinh 🞄 28/01/2024

Cao thượng, biết cao thượng, cho đem lại cao thượng, bậc Vô thượng thuyết giảng, pháp cao thượng thù thắng, như vậy, nơi đức Phật, là châu báu thù diệu, mong với sự thật này, được sống chân hạnh phúc.

Bài kinh: Cội Phước

Văn kinh🞄 12/01/2024

Một thời, Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do sự có mặt của ba pháp...

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Một thời, Thế Tôn trú tại Gomagga, trong khu rừng Simsapà, dạy các Tỷ kheo: Do sự có mặt của ba pháp...

Bài kinh: Người Mang Hạnh Phúc Cho Nhân Loại

Văn kinh🞄 12/01/2024

Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Có một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư thiên và loài người.

Bài kinh: Bỏ Ác, Làm Lành

Văn kinh🞄 12/01/2024

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm? Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán...

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm? Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán...

Bài kinh: Bổn Phận Người Gia Chủ

Văn kinh🞄 12/01/2024

Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ kheo; hộ trì chúng Tỷ kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.

Văn kinh 🞄 12/01/2024

Ở đây, này gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ kheo; hộ trì chúng Tỷ kheo với y, với đồ ăn khất thực, với sàng tọa, với dược phẩm trị bệnh.