trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Bảy, 23/11/2024

tức 23/10 Giáp Thìn

Lương Hoàng Sám - Phần 1

-
aa
+

(Trang 46)

Từ Bi Ðạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp Sám hối này.
Nhân vì cảm thấy Ðức Phật Di Lặc, rũ lòng từ bi, thương đời hiện tại và đời vị lai, ứng mộng dạy bảo, đặt tên như thế, đúng như sự thật, không dám đổi thay.
Nay vâng lời dạy bảo của Ðấng Từ Bi ấy là vì muốn hộ trì Tam Bảo: Làm cho ma quân ẩn hình, khiến người tự cao tự đại và người tăng thượng mạn phải tự chiết phục; khiến người chưa trồng căn lành phải trồng căn lành; người đã trồng rồi, thì làm cho căn lành thêm lớn; khiến người hay chấp lấy chỗ sở đắc đắm trước tà kiến, phải phát tâm xả bỏ chấp trước; khiến người ưa Tiểu thừa không nghi Đại thừa; người ưa Đại thừa sanh tâm hoan hỷ Tiểu thừa.
Vả lại, pháp Sám Từ Bi này lớn hơn tất cả các việc lành khác. Pháp này là chỗ quy y

(Trang 47)

của hết thảy chúng sanh; như mặt trời sáng ban ngày; như mặt trăng chiếu ban đêm. Pháp này là tròng con mắt, là đạo sư, là cha mẹ, là anh em, là chơn thiện tri thức của người tu hành, đồng đi đến đạo tràng.
Pháp sám này thân thích hơn huyết nhục, đời đời theo nhau, dầu đến chết cũng không rời nhau. Vì thế nên gọi Pháp sám này là Từ Bi Ðạo Tràng.
Hôm nay đại chúng ẩn thân hay hiện hình trong đạo tràng, lập ra Pháp sám này đều phát đại tâm, vì có mười hai nhân duyên lớn:
Những gì là mười hai?
1.- Một là nguyện hóa độ sáu đường chúng sanh không có hạn lượng.
2.- Hai là nguyện báo đáp tứ ân không có hạn lượng.
3.- Ba là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến chúng sanh thọ cấm giới của Phật, không sanh tâm hủy phạm.
4.- Bốn là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh, đối với các bậc tôn trưởng không sanh tâm kiêu mạn.

(Trang 48)

5.- Năm là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào cũng không khởi tâm giận hờn.
6.- Sáu là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh đối với sắc thân người khác, không khởi tâm ghen ghét.
7.- Bảy là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh, đối với các pháp trong thân, ngoài thân, không sanh tâm keo rít, mến tiếc.
8.- Tám là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh, hễ làm được phước thiện gì, đều không phải vì mình mà làm, chỉ vì những người không có ai ủng hộ, không có ai giúp đỡ mà làm.
9.- Chín là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh không vì mình mà tu pháp tứ nhiếp mà chỉ vì hết thảy chúng sanh.
10.- Mười là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh, thấy người cô độc, tù tội, tật bệnh, thì sanh tâm cứu giúp, cho họ an vui.

(Trang 49)

11.- Mười một là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến người tu hành, thấy có chúng sanh nào đáng chiết phục thì chiết phục, đáng nhiếp thọ thì nhiếp thọ.
12.- Mười hai là nguyện nhờ thần lực của Pháp sám này, khiến các chúng sanh, sanh ra nơi nào, cũng tự nghĩ nhớ đến sự phát tâm Bồ đề hôm nay, làm cho tâm Bồ đề tương tục mãi mãi không bị gián đoạn.
Ngưỡng mong đại chúng hoặc phàm hoặc Thánh, hoặc ẩn thân hay hiện hình trong đạo tràng này, đồng gia tâm phù hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên... sám hối được thanh tịnh, thệ nguyện được thành tựu, tâm đồng tâm chư Phật, nguyện đồng nguyện chư Phật. Chúng sanh trong bốn loài, sáu đường do đó mà được mãn Bồ đề nguyện.

(Trang 50)

Chương Thứ Nhất
Quy Y Tam Bảo

Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng mọi người đều nên sanh tâm giác ngộ; biết đời là vô thường, thân không sống lâu, trẻ mạnh rồi phải già yếu; chớ ỷ hình dung tốt đẹp mà không tự giữ gìn tịnh hạnh.
Vạn vật cũng vô thường thảy đều tiêu diệt. Trên trời dưới đất, không có vật gì tồn tại mãi mãi. Lúc còn trẻ, nhan sắc tốt đẹp, da thịt mịn màng, thơm tho trong sạch. Nhưng thân này cũng vô thường. Người sống có hợp có tan. Sanh già bệnh chết không hẹn mà đến, ai sẽ trừ khử khổ ấy cho ta. Tai họa thình lình đưa đến biết đâu mà tránh, không thể thoát được. Sang hèn, giàu nghèo, thảy đều nhân vậy mà chết. Chết rồi thân thể sình thối không chịu nổi. Vậy luyến tiếc thân này nào có ích gì. Nếu không lo tu nghiệp lành thù thắng, thì do đâu, mà thoát ly sanh tử.

(Trang 51)

Ðệ tử chúng con tên... tự nghĩ rằng: Hình tợ sương mai, mạng như nắng chiều; đời sống mong manh; chưa biết chết lúc nào. Lại thêm nghèo thiếu, không có phước đức đáng xưng; không có trí huệ sáng suốt, không có hiểu biết như đại nhân thần thánh; lời nói không tốt đẹp, không trung hòa, nhân nghĩa, hạnh kiểm tiến thối không có lễ độ, tôn ty. Nếu lầm lập chí như vậy, càng thêm mệt nhọc cho sự tu hành.
Ngưỡng mong đại chúng sanh lòng hổ thẹn, sợ hãi. Pháp hội này lập có kỳ hạn, nếu không lo sám hối sau luyến tiếc, hối hận cũng không thể được.
Từ nay trở đi nguyện phải nỗ lực, sớm tối chuyên tâm, phụng sự cúng dường càng thêm tinh tấn. Chỉ có việc ấy là khoan khoái, cần làm hơn hết.
Ngưỡng mong đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng, nên phải ân cần, thận trọng. Phát tâm dõng mãnh, tâm không buông lung, tâm an trú, tâm quảng đại, tâm thù thắng, tâm đại từ bi, tâm lạc thiện, tâm hoan hỷ, tâm báo ơn, tâm tế độ, tâm giữ gìn hết thảy chúng sanh; tâm cứu độ hết thảy chúng sanh, tâm đồng tâm Bồ Tát; tâm đồng

(Trang 52)

tâm chư Phật! Nhất tâm nhất ý, chí thành đảnh lễ Tam Bảo.
Nguyện xin thay thế quốc vương, đế chúa, thổ địa, nhân dân, thế cho cha mẹ, sư trưởng thượng, trung, hạ tòa, thiện ác tri thức, chư thiên, chư tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ, và hết thảy chúng sanh vô cùng vô tận, trong mười phương, có tâm linh, có thần thức, hoặc ở dưới nước, hoặc ở trên khô, hoặc ở giữa hư không; nguyện thế cho hết thảy chúng sanh ấy mà.
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật. (1 lạy)
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn pháp. (1 lạy)
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên biết vì cớ gì mà phải quy y Tam Bảo.
Vì các Ðức Phật, các vị Bồ Tát có lòng đại từ vô lượng độ thoát thế gian, có lòng đại bi vô lượng, an ủi thế gian, thương hết thảy chúng sanh như con đỏ.

(Trang 53)

Lòng đại từ đại bi ấy thường không biết mỏi mệt, hằng cầu việc lành lợi ích cho tất cả; thề dập tắt lửa tham sân si cho tất cả, giáo hóa khiến cho tất cả đều được quả Vô thượng Bồ đề. Nếu chúng sanh không chứng quả Bồ đề. Phật thề không thành Chánh giác, vì duyên cớ ấy nên đại chúng cần phải quy y Tam Bảo.
Vả lại, các Đức Phật thương xót chúng sanh quá hơn cha mẹ thương con.
Trong kinh dạy rằng: “Cha mẹ thương con chỉ một đời. Phật thương chúng sanh tâm không cùng tận. Lại nữa cha mẹ thấy con vong ân bội nghĩa, thì sanh lòng giận hờn, tình thương giảm xuống. Phật và Bồ Tát thương chúng sanh, lòng không như vậy. Thấy chúng sanh bội nghịch lòng thương của Phật và Bồ Tát càng tăng lên mãi”.
Các Ngài còn vào trong địa ngục Hỏa luân, địa ngục Vô gián mà chịu vô lượng khổ, thế cho chúng sanh.
Vì thế nên biết rằng chư Phật và Bồ Tát thương xót chúng sanh hơn cha mẹ thương con. Vậy mà chúng sanh vì vô minh che lấp trí huệ, phiền não che lấp tâm tánh, đối

(Trang 54)

với Phật và Bồ Tát không biết quay đầu lại mà quy y, không biết ngưỡng mộ. Thuyết pháp giáo hóa, chúng sanh cũng không tin, không chịu mà còn thô lỗ, phỉ báng, chưa từng phát tâm niệm ơn Phật.
Vì chúng sanh không tin nên đọa vào đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; khắp trong ba đường ác ấy, chịu vô lượng khổ.
Tội hết được ra, tạm sanh làm người, tai mắt không đủ, thân thể xấu xa, không tu thiền định, không tu trí huệ.
Chúng sanh có những quả báo chướng ngại như vậy là do không có lòng tin.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng biết tội không tin nặng hơn các tội, khiến người tu hành lâu không thấy Phật.
Hôm nay đại chúng tự phải cùng nhau khắn khái tu hành, chiết ý tỏa tình, sanh tâm tăng thượng, khởi lòng hổ thẹn, cúi đầu cầu xin sám hối tội cũ. Nghiệp lụy hết rồi, trong ngoài thanh tịnh, sau mới vận tâm quay về đức tín, phát lòng tin tưởng Tam Bảo. Nếu không khởi tâm như vậy, vận tưởng như vậy, sợ lòng tin phải cách tuyệt, chướng ngại khó thông. Một khi đã mất nẻo

(Trang 55)

xu hướng, thì mờ mịt không biết về đâu? Vậy thì chúng con không thể không tin mà phải đầu thành đảnh lễ quy y Tam Bảo, không dám nghi ngờ.
Ðệ tử chúng con tên... nay nhờ sức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ Tát mới mong hiểu biết, rất lấy làm hổ thẹn. Những tội đã làm nguyện xin trừ diệt. Những tội chưa làm không dám làm nữa.
Từ nay trở đi, cho đến ngày thành Phật, khởi lòng tin kiên cố, không dám thối lui.
Xả thân này hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vào ngạ quỷ, hoặc sanh vào súc sanh, hoặc sanh làm người, hoặc sanh làm trời, ở trong ba cõi, hoặc thọ nam thân, hoặc thọ nữ thân, hoặc thọ phi nam phi nữ thân v.v... hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc lên hoặc xuống, chịu đủ khổ não, không thể chịu nổi, chúng con xin thề: Không vì khổ ấy mà thối mất lòng tin ngày nay.
Thà chịu bao nhiêu khổ lụy trong muôn ngàn ức kiếp, chúng con xin thề: Không vì khổ mà thối mất lòng tin hôm nay.
Nguyện xin chư Phật, chư đại Bồ Tát, đồng gia tâm cứu hộ, đồng gia tâm nhiếp thọ, khiến đệ tử chúng con tên... tín tâm

(Trang 56)

được kiên cố đồng như tâm của chư Phật, đồng như nguyện của chư Phật, tà ma ngoại đạo không thể phá hoại tín tâm của chúng con.
Chúng con cùng nhau chí tâm, một lòng tha thiết, đầu thành đảnh lễ:
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật.
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn Pháp.
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng hãy lắng lòng mà nghe.
Than ôi! Cõi Trời, cõi người đều huyễn hoặc, thế giới là giả dối.
Do vì huyễn hoặc, không chân thật, nên kết quả cũng không chân thật. Giả dối mong manh nên biến hóa vô cùng.
Kết quả không chơn, sở dĩ phải chìm đắm mãi trong vòng sanh tử. Biến hóa không cùng, sở dĩ phải trôi lăn hoài trong biển ái khổ đau. Thấy chúng sanh đau khổ như vậy, Phật rất thương xót.
Kinh Bi Hoa dạy rằng: “Các vị Bồ Tát thành Phật đều có bổn nguyện”.

(Trang 57)

Ðức Thích Tôn không hiện thân sống ở đời lâu dài, thọ mạng Ngài ngắn ngủi là vì thương chúng sanh cõi này, sống yểu uổng trong nháy mắt rồi chết, như biến hóa, chìm mãi trong biển khổ không ra được. Vì thế nên Phật ở cõi này cứu chúng sanh tệ ác, phải tạm dùng lời cứng rắn khổ khắc, thiết tha mà dạy bảo.
Ngài ở trong biển khổ, cứu độ chúng sanh, chưa từng khi nào không lưu tâm đến sự hoằng hóa, tế độ, lợi ích cho chúng sanh, bằng cách ứng dụng thiện pháp làm phương tiện.
Sở dĩ Kinh Tam Muội dạy rằng: “Tâm chư Phật là tâm đại từ bi; chỗ tâm từ bi của Phật soi đến là chỗ chúng sanh đau khổ”.
Phật thấy chúng sanh chịu khổ não như tên bắn vào lòng Phật, như phá tròng mắt Phật. Thấy rồi thương xót, tâm không tạm yên. Cho nên Phật muốn diệt khổ ngay cho chúng sanh được an vui.
Lại nữa, trí huệ của chư Phật là trí huệ bình đẳng, nên Phật hóa độ chúng sanh cũng bình đẳng như Đức Thích Tôn ai cũng xưng Ngài là Ðấng Bình đẳng. Ngài dõng mãnh, chịu khổ độ thoát chúng sanh, cho nên biết ân đức Bổn sư rất nặng.

(Trang 58)

Ngài hay ở trong khổ não thuyết pháp, lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Ngày nay chúng sanh không được giải thoát là vì trước kia không nghe được âm thanh vi diệu của Phật thuyết pháp; về sau không thấy được Phật Niết bàn. Chúng sanh vì nghiệp chướng ngăn che nên xa cách lòng thương của Phật.
Bây giờ, chúng con hãy cùng nhau sinh tâm thương tiếc. Vì thương tiếc nên thiện tâm nồng hậu, ở trong đau khổ chúng con nhớ ơn chư Phật, kêu cầu thảm thiết, ảo não khóc lóc, chí thành đảnh lễ. Năm vóc sát đất, nguyện vì quốc vương và quyến thuộc của quốc vương, thổ địa, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư thiên, chư tiên, thông minh, chánh trực, thiên địa hư không, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ, cùng khắp hết thảy chúng sanh vô cùng vô tận trong mười phương mà:
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy chư Phật. (1 lạy)
● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Tôn pháp. (1 lạy)

(Trang 59)

● Quy y mười phương tận hư không giới hết thảy Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)
(Toàn thể đều quỳ chắp tay tâm niệm và tiếp tụng):

- Chư Phật đại Thánh tôn,
Thấu rõ hết thảy pháp,
Ðạo sư của Trời người,
Cho nên nguyện quy y.
- Tôn Pháp tánh thường trú,
Thanh tịnh Tu đa la
Hay trừ bệnh thân tâm,
Cho nên nguyện quy y.
- Ðại địa chư Bồ Tát
Vô trước tứ Sa môn
Hay cứu hết thảy khổ,
Cho nên nguyện quy y.
- Tam Bảo cứu thế gian,
Vì sáu đường chúng sanh,
Con nay xin đảnh lễ,
Quy y thế cho tất cả.
- Từ bi che hết thảy,
Khiến đồng được an vui.
Thương xót cả muôn loài,
Chúng con đồng quy y.

(Mọi người đều đảnh lễ sát đất và tự niệm rằng):
Nguyện xin hết thảy mười phương Tam Bảo đem từ bi lực, bổn thệ nguyện lực, bất

(Trang 60)

tư nghị lực, vô lượng tự tại lực, độ thoát chúng sanh lực, phù hộ chúng sanh lực, an ủi chúng sanh lực. Ðem những năng lực ấy khiến các chúng sanh đều giác ngộ, chúng con tên... ngày nay vì các chúng sanh ấy mà quy y Tam Bảo.
Chúng con xin nhờ công đức này có năng lực khiến các chúng sanh ấy đều được mãn nguyện.
Nếu các chúng sanh ấy hoặc ở trong loài Trời, loài Tiên thì được sạch hết nghiệp hữu lậu.
Nếu các chúng sanh ấy ở trong loài A tu la thì khiến họ xả bỏ tánh kiêu mạn.
Nếu các chúng sanh ấy ở trong loài người thì khiến cho hết khổ đau.
Nếu các chúng sanh ấy ở trong các loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì khiến cho liền được giải thoát.
Lại nữa, ngày nay người nào nghe được danh hiệu của Tam Bảo, và người không nghe được, cũng nhờ thần lực của Phật mà giải thoát, hoàn toàn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đồng với các đại Bồ Tát thành bậc Chánh giác.

(Trang 61)

Chương Thứ Hai
Dứt Nghi Ngờ

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lắng lòng mà nghe. Luận rằng:
Nhân quả ảnh hưởng lẫn nhau, cảm ứng tương sinh; đạo lý tự nhiên như vậy không sai lầm. Nhưng vì hạnh nghiệp của chúng sanh, mỗi người một khác không giống nhau, nên quả báo cũng không giống nhau; hoặc tinh thô, hoặc sang hèn, hoặc thiện, hoặc ác sai khác muôn vàn. Ðã có sai khác thì không rõ nguyên nhân sự sai khác ấy do đâu. Vì không rõ nên sanh ra nghi ngờ, lầm lạc. Hoặc nói người tinh tấn tu hành, giữ giới trong sạch, đáng lẽ được sống lâu, sao lại chết sớm. Người hàng thịt (đồ tể) đáng lẽ chết sớm sao lại sống lâu. Người thanh liêm đáng lẽ được giàu sang, sao lại thấy nghèo thiếu. Người tham lam trộm cướp, đáng lẽ nghèo thiếu khốn khổ, sao lại giàu có phong lưu!

(Trang 62)

Nghi ngờ sai lầm như vậy ai cũng có nghĩ đến không tránh khỏi. Do vì không rõ việc của mình đã làm từ bao kiếp trước, hột giống của mình đã gieo đều không thuần, nên ngày nay đem lại kết quả bất nhất như vậy.
Kinh Bát Nhã dạy rằng: “Nếu người nào đọc tụng kinh này, bị kẻ khác khinh chê, là vì người ấy đời trước có tội nghiệp nặng, đáng đọa vào đường ác. Ngày nay nhờ người khinh chê nên tội nghiệp đời trước được tiêu diệt”.
Bởi chúng sanh không hết lòng thâm tín lời Phật dạy, mới có tâm nghi ngờ. Chúng sanh bị vô minh mê hoặc, che lấp tâm tánh nên luống sanh tâm nghi ngờ điên đảo như vậy.
Chúng sanh lại cũng không tin: Còn ở trong ba cõi là khổ, ra khỏi ba cõi là vui. Những người thường say đắm thế gian đều cho đời là vui.
Chúng ta thử hỏi:
Nếu đời thật là vui, cớ sao trong tâm biết vui ấy lại có tâm biết khổ.

(Trang 63)

Ăn uống quá độ liền sanh tật bệnh: Ban sởi, ho hen, khí tức, cổ trướng, đau đớn, khó chịu.
Nói đến y phục, càng thấy khổ nhiều. Lạnh được áo mỏng thì bạc ơn người cho, lòng nghĩ nông nỗi.
Nắng được áo kép, lông chiên, khổ não càng nhiều. Nếu y phục là vui, cớ sao lại sanh khổ não.
Nếu cho gia đình quyến thuộc là vui, lẽ ra cùng nhau vui mãi, hoan lạc ca cười không dứt, cớ sao thoạt vậy vô thường, qua đời trong nháy mắt! Vừa có đó liền không đó. Sớm còn tối mất, kêu trời van đất, can trường đoạn đoạn! Chúng sanh lại cũng không tự biết mình từ đâu đến đây? Chết rồi đi đâu. Người còn khóc kẻ mất, ôm lòng thương xót, tống táng đưa nhau, thẳng đến sơn cùng, chắp tay vĩnh biệt, nhất từ vạn kiếp, đau đớn biết bao! Những điều như vậy, sầu khổ vô lượng, chúng sanh mê chấp, cho đó là vui.
Trái lại, gây nhân vui xuất thế, chúng sanh đều cho việc ấy là khổ.

(Trang 64)

Thấy người trai giới, tương dưa, nuôi thân qua buổi, không mặc lụa là, quen bận phấn tảo ăn mặc nâu sồng, chúng sanh đều cho các việc ấy là tự ép xác, khốn khổ, không biết làm như thế là gây nhân giải thoát, gieo giống an vui.
Hoặc thấy người bố thí trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, kinh hành lễ bái, tụng tập chuyên cần, chúng sanh đều cho là khổ; không biết làm như vậy là tu tâm xuất thế, để được an vui.
Thoảng hoặc thấy có người tật bệnh là chết, liền sanh tâm nghi rằng: Người ấy bắt buộc thân tâm này làm việc quá độ, trọn ngày không được tạm nghỉ. Sức lực con người không thể nào kham nổi. Nếu người tu hành không siêng năng khó nhọc thì đâu đến nỗi luống mất thân mạng với việc làm vô ích như vậy.
Hoặc có người chấp chặt lý thuyết của mình, tự cho mình là đúng, chứ không biết suy quả tầm nhân, luống sanh tâm mê chấp, luống làm việc sai lầm.
Nếu may gặp được thiện tri thức thì có thể hết mê lầm. Nếu không may, gặp phải bạn ác thầy tà thì si mê càng lắm.

(Trang 65)

Nhân vì nghi ngờ mê hoặc nên đọa vào ba đường ác, ở trong ấy, ăn năn không kịp.
Hôm nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nên hiểu rõ.
Phàm nghi ngờ như vậy có vô lượng nhân duyên.
Vả chăng hột giống nghi ngờ lầm lạc ấy, tu hành thoát ra khỏi ba cõi luân hồi còn chưa hết, huống gì thân phàm phu này làm sao trừ ngay cho được. Ðời này không lo đoạn trừ, đời sau càng thêm.
Ðại chúng cùng nhau vừa mới tu tập, đường hãy còn dài, tự tu khổ hạnh, nên căn cứ vào lời Phật dạy, đúng pháp mà tu, không nên nghi ngờ, từ chối sự mệt nhọc.
Chư Phật Thánh nhân, sở dĩ ra được khỏi sanh tử, đến bờ giải thoát bên kia, là nhờ công tích thiện, nên được quả giải thoát vô ngại tự tại.
Chúng con ngày nay chưa lìa khỏi sanh tử, nghĩ cũng tự đáng thương; làm sao còn ham muốn ở trong đời ác trược này nữa. Nay đây may được tứ đại chưa suy đồi; ngũ phước còn thạnh, tới lui thong thả, động chuyển tự do mà không nỗ lực tu hành, còn

(Trang 66)

đợi gì nữa. Ðời trước đã không thấy đạo; đời này cũng luống qua, không chứng ngộ gì, thì đời sau làm sao tế độ chúng sanh.
Xem lại tự tâm, thật cũng đau lòng. Ngày nay đại chúng chỉ nên khuyên nhau nỗ lực siêng tu, không nên nói rằng, phải có tin tức chứng ngộ gì mới chịu tu tập; vì Phật đạo lâu dài, không thể một mai mà làm xong được. Nếu cứ chờ tin tức, như vậy một mai rồi lại một mai thì biết bao giờ chứng quả.
Nay hoặc có người nhân tụng kinh, ngồi thiền, siêng tu khổ hạnh, hơi có chút tật bệnh liền nói: Vì tụng tập siêng năng khổ hạnh quá nhiều nên sanh bệnh hoạn. Người nói như thế là vì họ không tự biết. Nếu họ không làm như vậy thì cũng đã chết sớm mất rồi. Nhờ tu hành có phước đức mới mong sống đến hôm nay.
Vả lại, bốn đại tăng giảm tật bệnh là thường, cho đến già chết còn không thể tránh. Sanh ở thế gian này chung cuộc rồi ai cũng tận số. Nếu muốn được đạo, phải y lời Phật dạy mà tu. Trái lời Phật mà đắc đạo thì không có lẽ ấy.

(Trang 67)

Chúng sanh vì trái lời Phật nên xoay chuyển trong ba đường chịu đủ thống khổ. Nếu đúng như lời Phật dạy mà tu hành không thôi nghỉ, siêng năng tinh tấn, như cứu lửa cháy đầu, thì đâu đến nỗi một đời luống qua, không có lợi ích gì. Mọi người cùng nhau nhất tâm tha thiết, đầu thành đảnh lễ như Thái Sơn đổ, nguyện vì những người sau đây mà đảnh lễ thế cho họ.
Kể từ khi có tâm thức cho đến ngày nay, cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp, Hòa thượng, A xà lê, đồng đàn tôn chứng, thượng trung hạ tòa, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư thiên, chư tiên, hộ thế tứ thiên vương, chủ thiện, phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần bát bộ khắp đến mười phương vô cùng vô tận, hết thảy chúng sanh mà quy y Thế gian Đại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Duy Vệ Phật.
Nam mô Thi Khí Phật.
Nam mô Tùy Diệp Phật.
Nam mô Câu Lưu Tôn Phật.
Nam mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.

(Trang 68)
Nam mô Ca Diếp Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo, nguyện xin Tam Bảo dùng sức từ bi, đồng gia tâm nhiếp thọ; dùng sức thần thông che chở cứu vớt chúng con; khiến chúng con từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tứ vô lượng tâm, lục ba la mật thường được hiện tiền, tứ vô ngại trí, lục thần thông lực, được như ý tự tại; tu đạo Bồ Tát, vào trí huệ Phật, hóa độ mười phương, thành bậc Chánh giác.
Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng lại khéo nhiếp tâm, suy nghĩ cho kỹ: Ðã được cùng nhau sanh lòng tin rồi thì nên giữ ý thanh tịnh, lấy điều ấy làm nẻo xu hướng đối với các pháp trong thân ngoài thân chớ cho trở ngại.
Nếu không biết rõ việc lành hay tự mình không thể làm thì lúc thấy người làm việc phước thiện, chỉ nên khuyến khích, chắp tay tán thán công đức của người, không nên

(Trang 69)

sanh tâm trở ngại, khiến người tu hành phải thối chí.
Nếu người không thối chí họ cứ tinh tấn như thường, việc người không giảm, chỉ mình bị tổn phước, luống gây thị phi, đối với bản thân nào có ích gì? Nếu đối với việc lành mình không trở ngại thì có thể gọi là hợp đạo, hữu lực đại nhân. Nếu đời này mình hay trở ngại việc phước thiện của người thì đời sau làm sao thông đạt được Phật đạo.
Có lý mà suy, tổn hại ấy rất nặng. Trở ngại thiện căn của người, tội ấy rất lớn.
Như Kinh Hộ Khẩu dạy rằng:
Có một Ngạ quỷ thân hình xấu ác, thấy phải rùng mình, không ai không sợ. Thân xuất lửa dữ như đám cháy lớn. Trong miệng có sâu dòi rúc ra mãi mãi, máu mủ tanh hôi, đầy cả thân hình, mùi thối bay ra, không ai có thể đến gần. Miệng khạc ra lửa, thân phần lửa đốt, cất tiếng kêu khóc, tuôn chạy cùng khắp.
Bấy giờ, có ngài Mãn Túc La Hán hỏi Ngạ quỷ rằng:

(Trang 70)

- Xưa kia ngươi mắc phải tội gì mà nay chịu khổ như thế?
Ngạ quỷ đáp rằng:
- Tôi ngày xưa đã từng làm Sa môn, tham đắm sự nuôi sống, xan tham không bỏ, không giữ oai nghi, nói lời thô ác. Nếu thấy người giữ giới tinh tấn lại liền mắng nhiếc, liếc mắt háy nguýt, ỷ mình giàu mạnh, tưởng sống lâu không chết, tạo ra vô lượng tội ác căn bản. Ngày nay nhớ lại, hối hận cũng không ích gì. Thà cầm dao bén tự cắt lưỡi mình, kiếp này sang kiếp khác, cam tâm chịu khổ, không nên nói một lời phỉ báng việc lành của người. Nguyện xin ngài trở về dương thế, đem hình trạng xấu ác của tôi răn dạy các thầy Tỳ kheo và các Phật tử, khéo giữ gìn lỗ miệng, chớ buông lời nói ác. Dầu thấy người giữ giới hay không giữ giới cũng nên tuyên dương công đức của người.
Tôi làm quỷ đói đã vài ngàn kiếp, trọn ngày thâu đêm, chịu đủ điều đau khổ. Quả báo này hết rồi lại vào địa ngục.
Bấy giờ, Ngạ quỷ nói lời ấy rồi, cất tiếng kêu khóc, tự gieo mình xuống đất như núi Thái Sơn sụp đổ.

(Trang 71)

Ngày nay đại chúng đồng nghiệp trong đạo tràng nghe lời kinh dạy như vậy rất đáng sợ hãi.
Chỉ vì lỗi của miệng mà mang tội nhiều kiếp, huống nữa là còn bao nhiêu điều ác khác. Xả thân này thọ thân khác mà chịu khổ đều do nghiệp ác của mình đã làm. Nếu không gây nhân thì làm sao lại có chịu quả. Ðã gây nhân quyết định phải chịu trả quả. Tội phước không xa, mình làm mình chịu, như bóng theo hình, không thể rời nhau. Do vô minh mà sanh thì cũng do vô minh mà diệt. Ðời này đời sau, bao giờ cũng vậy, chưa từng thấy người tu hành buông lung, lười biếng mà được giải thoát. Trái lại, người hay tinh tấn giữ gìn tu hành, được phước đức vô lượng.
Ngày nay đại chúng đều nên biết hổ thẹn rửa sạch thân tâm, sám hối tội cũ. Tội cũ hết rồi, không gây thêm tội mới nữa thì được các Đức Phật khen ngợi. Cùng nhau từ nay trở đi, nếu thấy người làm thiện, chớ nói thành hay không thành, lâu hay không lâu. Dầu cho họ chỉ làm lành trong một niệm, một thời, một khắc, một ngày, một

(Trang 72)

tháng, nửa năm, hay một năm cũng đã hơn người không làm.
Sở dĩ Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Hoặc có người tâm tán loạn vào trong tháp miếu, xưng một câu Nam mô Phật, người ấy cũng đã thành Phật đạo”. Huống nữa có người phát tâm rộng lớn, siêng làm phước thiện. Nếu chúng ta không tùy hỷ thì Thánh nhân rất thương xót.
Chúng con tên... tự nghĩ mình từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay lẽ ra cũng đã có vô lượng ác tâm trở ngại việc lành tốt đẹp của người. Vì sao mà biết? Nếu không như vậy, cớ sao ngày nay việc lành của chúng con phần nhiều hay bị trở ngại. Thiền định không hay tập, trí huệ không hay tu. Vừa mới lễ bái liền nói khổ lắm. Vừa cầm đến kinh liền sanh nhàm chán. Trọn ngày chỉ ưa khó nhọc làm các nghiệp ác khiến cho thân này không được giải thoát, như tằm kéo kén, tự ràng, tự buộc, như phù du vào lửa, tự thiêu tự đốt. Những chướng ngại ấy vô lượng vô biên, chướng Bồ đề tâm, chướng Bồ đề nguyện, chướng Bồ đề hạnh, chướng ngại như vậy đều do ác tâm, phỉ báng việc

(Trang 73)

thiện của người. Nay mới giác ngộ, rất là hổ thẹn, cúi đầu cầu xin sám hối tội ấy.
Nguyện xin chư Phật, chư Ðại Bồ Tát, đem lòng từ bi, đồng gia thần lực khiến đệ tử tên... những điều sám đều được trừ diệt, những điều hối đều được thanh tịnh. Vô lượng chướng ngại, vô lượng tội nghiệp đều nhờ sám hối này mà được sạch hết.
Mọi người cùng nhau nhất tâm thống thiết năm vóc sát đất, quy y thế gian Ðại Từ Bi phụ:

Nam mô Di Lặc Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thiện Ðức Phật.
Nam mô Vô Ưu Ðức Phật.
Nam mô Chiên Ðàn Ðức Phật.
Nam mô Bảo Thí Phật.
Nam mô Vô Lượng Minh Phật.
Nam mô Hoa Ðức Phật.
Nam mô Tướng Ðức Phật.
Nam mô Tam Thừa Hạnh Phật.
Nam mô Quảng Chúng Ðức Phật.
Nam mô Minh Ðức Phật.
Nam mô Sư Tử Du Hí Bồ Tát.
Nam mô Sư Tử Phấn Tấn Bồ Tát.

(Trang 74)
Nam mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lại xin quy y như vậy mười phương tận hư không giới hết thảy Tam Bảo.
Ðệ tử chúng con tên... từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, chưa thể đắc đạo, thọ lấy báo thân này vì tham bốn món cúng dường chưa từng xả bỏ. Tham sân tật đố, ba độc hừng hẫy sanh ra các ác nghiệp. Thấy người bố thí, trì giới, tự mình không thể làm, không hay tùy hỷ. Thấy người nhẫn nhục tinh tấn, tự mình không thể làm, không hay tùy hỷ. Thấy người tọa thiền, tu nghiệp trí huệ, tự mình không thể làm, không hay tùy hỷ. Những tội như vậy, vô lượng vô biên ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay, thấy người làm lành, tu các công đức không hay tùy hỷ, đi đứng nằm ngồi, trong bốn oai nghi ấy không biết hổ thẹn, không nghĩ vô thường, không biết xả thân này phải vào địa ngục.
Ðối với sắc thân người khác, khởi ra điều ác. Chướng ngại người xây dựng và cúng

(Trang 75)

dường Tam Bảo, chướng ngại người tu tập hết thảy công đức.
Tội chướng như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối, nguyện xin trừ diệt.
Lại nữa, từ vô thỉ trở lại cho đến ngày nay không tin Tam Bảo là chỗ quy y, chướng ngại người xuất gia, chướng ngại người trì giới, chướng ngại người bố thí, chướng ngại người nhẫn nhục, chướng ngại người tinh tấn, chướng ngại người tọa thiền, chướng ngại người tụng kinh, chướng ngại người làm chay, chướng ngại người tạo tượng, chướng ngại người cúng dường, chướng ngại người khổ hạnh, chướng ngại người hành đạo, cho đến mảy may việc thiện của người chúng con cũng chướng ngại. Không tin xuất gia là pháp viễn ly, không tin nhẫn nhục là hạnh an lạc, không biết bình đẳng là đạo Bồ đề, không biết xa lìa vọng tưởng là tâm xuất thế.
Vì những tội ấy cho nên ngày nay sanh ra nơi nào cũng gặp nhiều chướng ngại. Tội chướng như vậy, vô lượng vô biên, chỉ có chư Phật, chư Ðại Bồ Tát mới thấy hết biết hết.
Như chỗ chư Phật và Bồ Tát đã thấy đã biết, tội lượng nhiều ít, ngày nay hổ thẹn, tỏ

(Trang 76)

bày sám hối, tất cả tội nhân, khổ quả, nguyện xin trừ diệt. Từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo tu đạo Bồ Tát, không biết nhàm chán. Tài thí, pháp thí không cùng, không tận, trí huệ phương tiện làm gì cũng được. Hết thảy người thấy, người nghe đều được giải thoát.
Chúng con cùng nhau chí tâm, đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đất nguyện xin mười phương hết thảy chư Phật, chư Ðại Bồ Tát hết thảy Hiền Thánh, rũ lòng từ bi, đồng gia thần lực, làm cho hết thảy chúng sanh trong sáu đường, nhờ sức sám hối này mà đoạn trừ được hết thảy tội khổ, xa lìa được hết thảy duyên điên đảo, không sinh ác tâm, xả nghiệp bốn thú phát sinh trí huệ, tu đạo Bồ đề không thôi không nghỉ; hạnh nguyện chóng viên mãn, mau lên ngôi Thập địa, vào tâm Kim cang thành Đẳng Chánh giác.

Xem thêm

Kinh Tám Pháp Vi Diệu Của Cư Sĩ Ugga

Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024

Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4

Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024

Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4

Kinh Chuyện Pháp Tối Thượng

Văn kinh🞄 25/8/2024

Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...

Văn kinh 🞄 25/8/2024

Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...

Kinh Ma-ha-nam

Văn kinh🞄 12/8/2024

Ai quy y Phật, này Ma-ha-nam, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Ma-ha-nam, là người cư sĩ.

Văn kinh 🞄 12/8/2024

Ai quy y Phật, này Ma-ha-nam, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Ma-ha-nam, là người cư sĩ.

Kinh 10 Niệm Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát

Văn kinh🞄 09/8/2024

Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...

Văn kinh 🞄 09/8/2024

Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...

Kinh Phật Nói Kinh Quả Báo Bố Thí Của Trưởng Giả

Văn kinh🞄 09/8/2024

Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...

Văn kinh 🞄 09/8/2024

Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...

Kinh Bát Đại Linh Tháp Danh Hiệu

Văn kinh🞄 09/8/2024

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?

Văn kinh 🞄 09/8/2024

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?

Kinh Danh Hiệu Năm Mươi Ba Đức Phật Đời Quá Khứ

Văn kinh🞄 09/8/2024

"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."

Văn kinh 🞄 09/8/2024

"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."

Kinh Ngang Bằng Với Phạm Thiên

Văn kinh🞄 30/7/2024

...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.

Văn kinh 🞄 30/7/2024

...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.

Kinh Đức Phật Độ Cho Mẹ - Duyên Thù Thắng Cúng Dường Hội Ngộ

Văn kinh🞄 30/7/2024

"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."

Văn kinh 🞄 30/7/2024

"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."

Kinh Quy Y Tam Bảo - Đệ Nhất Đức

Văn kinh🞄 23/7/2024

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.

Văn kinh 🞄 23/7/2024

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.

Kinh Ba Hạng Con Trai

Văn kinh🞄 23/7/2024

Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?

Văn kinh 🞄 23/7/2024

Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?

Bài kinh: Lòng Tin

Thư viện kiến thức🞄 23/7/2024

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.

Thư viện kiến thức 🞄 23/7/2024

Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.

Kinh Pháp Tăng Thượng Tâm Thứ Ba - Nhớ Nghĩ Đến Tăng

Văn kinh🞄 16/7/2024

…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...

Văn kinh 🞄 16/7/2024

…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...

Kinh Nhiều Lợi Ích

Văn kinh🞄 13/7/2024

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?

Văn kinh 🞄 13/7/2024

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?

Kinh Pháp Tăng Thượng Tâm Thứ Hai - Nhớ Nghĩ Đến Pháp

Văn kinh🞄 13/7/2024

…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.

Văn kinh 🞄 13/7/2024

…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.

Bài kinh: Lợi Ích Của Lòng Tin Và Quy Y Tam Bảo

Thư viện kiến thức🞄 08/6/2024

Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng

Thư viện kiến thức 🞄 08/6/2024

Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng

Kinh Đế Thích (Sakka)

Văn kinh🞄 04/6/2024

Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...

Văn kinh 🞄 04/6/2024

Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...

Kinh Đức Tin Nơi Tam Bảo Và Quả Báu

Văn kinh🞄 04/6/2024

Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Văn kinh 🞄 04/6/2024

Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Kinh Người Nghèo

Văn kinh🞄 02/6/2024

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết

Văn kinh 🞄 02/6/2024

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết