trực tuyến [TRỰC TIẾP] "4 thứ khó có được ở đời" | Thầy Thích Trúc Thái Minh, ngày 08/11 Canh Tý
Giới thiệu Tin tức Câu lạc bộ - Đạo tràng Nghi lễ Pháp âm Bài viết Thư viện kiến thức Tu học của Tăng chúng Khóa tu mùa hè Câu chuyện chuyển hóa Giải đáp thắc mắc Videos Thư viện ảnh
Nguồn gốc của sự khác biệt về số phận của mỗi người và cách thay đổi
Bài viết 12/12/2019

“Nghiệp là năng lực tâm linh được sinh ra do hành vi có chủ đích, có tác ý từ thân, khẩu và ý của chúng ta”. - Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh
Mỗi người sinh ra có hình dáng, tính cách, cuộc sống, số phận khác nhau. Cùng là kiếp người nhưng có người đẹp - kẻ xấu, người sang - kẻ hèn... Có người luôn gặp những điều may mắn, nhưng lại có người cả đời gặp những điều xui xẻo, bất hạnh. Ngay cả anh chị em sinh đôi, cùng lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh điều kiện sống giống nhau vẫn có sự khác nhau về nhận thức, tính cách và số phận. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt của mỗi người? Số phận của mỗi người được định sẵn hay có thể thay đổi?

Vào ngày 1/12/2019, trong chương trình tu học định kỳ của Câu lạc bộ Tuổi trẻ Ba Vàng; Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã quang lâm, chia sẻ Pháp thoại “Nghiệp báo sai biệt” giúp các bạn trẻ cũng như các Phật tử nhận ra căn nguyên, gốc rễ của vấn đề.

Hàng tháng, chùa Ba Vàng đều tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ cho các bạn học sinh, sinh viên thuộc các trường đại học phía Bắc

Hàng tháng, chùa Ba Vàng đều tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ cho các bạn học sinh, sinh viên thuộc các trường đại học phía Bắc

Nghiệp có thật sự đáng sợ như chúng ta thường nghĩ?

Nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa của nghiệp. Nên khi họ nghe thấy nghiệp là rất lo sợ và muốn xa lánh. Nhưng nghiệp có thật sự đáng sợ hay không mà nhiều người lại sợ đến thế?

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh quang lâm Pháp tòa, ban bố cho các bạn khóa sinh thời Pháp nhũ quý báu

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh quang lâm Pháp tòa, ban bố cho các bạn khóa sinh thời Pháp nhũ quý báu

Sư Phụ giảng giải: “Nghiệp là năng lực tâm linh được sinh ra do hành vi có chủ đích, có tác ý từ thân, khẩu và ý của chúng ta”. Từ lời dạy của Sư Phụ, chúng ta thấy rằng nghiệp không phải điều xui xẻo, đáng sợ. Nghiệp chỉ là hành vi có tác ý của chúng ta. Chúng ta thực hiện hành vi thiện có nghĩa là gieo nghiệp thiện; thực hiện hành vi ác là gieo nghiệp ác. Sư Phụ khẳng định thêm: “Khi chúng ta tư duy, nói và làm việc có chủ đích sẽ tạo ra một năng lực gọi là nghiệp; nếu hành động, lời nói không có tác ý hay do vô tình thì không tạo thành nghiệp. Nghiệp do chúng ta tạo ra. Nghiệp trở thành năng lực có sức mạnh tác động ngược lại, dẫn dắt, chi phối chúng ta. Nói cách khác, nghiệp là quán tính của hành vi có chủ đích, có tác ý của chúng ta”. Sau khi chúng ta tạo nghiệp, thì nghiệp ấy sẽ tạo ra một năng lực, tác động ngược lại với chúng ta. Tùy theo nghiệp thiện, nghiệp ác đã tạo mà đau khổ hay hạnh phúc chính chúng ta phải nhận lấy.

Bạn trẻ chăm chú ghi chép những lời giảng của Sư Phụ

Bạn trẻ chăm chú ghi chép những lời giảng của Sư Phụ

Các bạn trẻ ngồi trang nghiêm trong thời khóa giảng Pháp

Các bạn trẻ ngồi trang nghiêm trong thời khóa giảng Pháp

Nghiệp tạo nên sự khác biệt về số phận của mỗi con người

Trong kinh Tăng Chi Bộ Đức Phật dạy: "Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
Nhân quả là sợi chỉ xuyên suốt trong giáo lý của Đạo Phật. Sau khi chứng đạo quả dưới cội Bồ Đề, Đức Phật đã nhìn rõ, thấu suốt sự chi phối của quy luật nhân quả đến vạn vật trong pháp giới. Luật nhân quả không phải Đức Phật sáng tạo, phát minh ra, đó là quy luật chung của vũ trụ, chi phối tất cả chúng ta.

Khi chúng ta gieo nhân ắt sẽ gặt được quả

Khi chúng ta gieo nhân ắt sẽ gặt được quả

Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa”.
Quả thật, chúng ta tạo ra nghiệp và cũng là chủ nhân của nghiệp. Theo quan điểm đạo Phật, chúng sinh tái sinh trong lục đạo luân hồi, trải qua vô lượng kiếp. Trong mỗi kiếp, chúng ta lại tạo ra vô số các nghiệp thiện, ác. Nghiệp ấy sẽ quyết định chúng ta sinh vào nơi đâu, cha mẹ thế nào, giàu sang hay nghèo đói. Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Đức Phật dạy: “Có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo mạng sống ngắn ngủi, hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo mạng sống dài lâu; hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo nhiều bệnh tật, hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh được quả báo ít bệnh tật; hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh bị quả báo thân thể xấu xí, hoặc có nghiệp hay khiến chúng sinh được thân thể đẹp đẽ…” Như vậy, mỗi người là tổng tích lũy của các nghiệp báo từ vô số kiếp. Nghiệp chính là chỗ nương tựa của chúng ta, là cầu nối ảnh hưởng, dẫn dắt, chi phối ta suốt cả cuộc đời, từ kiếp này sang kiếp khác.

Tu dưỡng, chuyển hóa nghiệp để được quả báo tốt đẹp

Trong kinh Nhân quả ba đời Đức Phật dạy:
“Muốn biết nhân đời trước
Xem hưởng quả kiếp này
Muốn biết quả đời sau
Xét gieo nhân hiện tại”.
Sự khác biệt về hình tướng cũng như cuộc đời, số phận mỗi con người là do nghiệp quyết định. Khi gặp người xinh đẹp, giàu có, thành đạt, ta biết họ đã tạo các nghiệp lành trong kiếp này hoặc trong tiền kiếp. Ngược lại, khi gặp hoạn nạn, trắc trở trong cuộc sống, ta hiểu do chính mình đã tạo các nghiệp ác từ vô lượng kiếp. Các nghiệp trong tiền kiếp cho ta hưởng quả tại kiếp này và các nghiệp trong kiếp này tác động trở lại chính cuộc sống hiện tại và tạo ra quả trong các kiếp vị lai. Sư phụ nhấn mạnh: “Chính chúng ta là chủ nhân của nghiệp, là người tạo ra nghiệp đồng thời cũng là người thừa tự của nghiệp. Nghiệp là tử cung nơi mình sinh ra. Nghiệp là bạn của mình, là nơi trú ẩn của mình. Dù tạo nghiệp tốt hay nghiệp xấu chúng ta đều kế thừa chính nghiệp đó. Chúng ta cần phải hiểu về nghiệp để làm chủ, không để nghiệp trói buộc, làm khổ mình. Tất cả chúng sinh đều nương tựa vào nghiệp, theo nghiệp mà lưu chuyển. Nếu không có sự tu dưỡng, rèn luyện, chúng ta sẽ bị nghiệp chi phối, dẫn dắt”. Như vậy, thân thể, số phận mỗi người là do chúng ta tự tạo ra, tự quyết định. Mỗi người khi sinh ra đã mang trong mình những nghiệp là tổng báo từ vô số kiếp. Nhưng nghiệp có thể thay đổi, biến chuyển nếu ta biết chân thật sám hối, tu dưỡng, sửa đổi thân tâm, xả bỏ tham lam, sân hận, ích kỷ, khởi tâm từ bi, làm các việc thiện lành như bố thí, cúng dường, phóng sinh, hiếu nghĩa…

Các bạn trẻ hoan hỉ khi hiểu được rằng chính các bạn là chủ nhân của nghiệp

Các bạn trẻ hoan hỉ khi hiểu được rằng chính các bạn là chủ nhân của nghiệp

Người đệ tử Phật cần biết quy y Tam Bảo, thực hành năm giới, nghe và tư duy chánh Pháp. Có như vậy sẽ chuyển hóa được nghiệp chướng của bản thân và gia đình, hưởng phước báu nhiều đời nhiều kiếp.

Cả gia đình về chùa quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới

Cả gia đình về chùa quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới

Qua bài giảng của Sư Phụ, đại chúng đã hiểu rõ nguồn gốc tạo nên sự khác biệt về thân tướng và số phận của mỗi con người là do nghiệp. Nghiệp do chính chúng ta tạo nên, nghiệp có năng lực chi phối dẫn dắt ta suốt cả cuộc đời. Để chuyển hóa nghiệp mỗi người cần phải hiểu rõ về nghiệp, làm chủ được nghiệp của mình để ngăn ngừa các nghiệp ác, tạo các nghiệp thiện lành; chân thật tu tập, sám hối để chuyển hóa các nghiệp từ trong tiền kiếp để được hưởng quả báo tốt đẹp trong hiện kiếp này và muôn kiếp vị lai.

Minh Tâm