trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Bảy, 23/11/2024

tức 23/10 Giáp Thìn

Những thay đổi sau 15 năm Thầy Thích Trúc Thái Minh về chùa Ba Vàng

25/02/2022

Những ngày đầu về nhận chùa Ba Vàng, Thầy Thích Trúc Thái Minh trải qua bao "thiên nan vạn nan" bởi lúc đó trong tay Thầy không có bất cứ thứ gì, chỉ có...

25/02/2022

-
aa
+

“Thầy có tâm nguyện là làm sao để ánh sáng Phật Pháp phổ rộng tới tất cả mọi người. Đó cũng là tâm nguyện của Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt) - một bậc minh sư cao quý và Thầy hạnh phúc khi được thừa hưởng tâm nguyện đó. Tâm nguyện đó là động lực căn bản khiến Thầy có đầy đủ sức mạnh, trí tuệ, tâm huyết để khôi phục, tôn tạo ngôi chùa Ba Vàng.

Bởi Thầy mong muốn đây sẽ là điểm đến của đông đảo nhân dân trong nước và nước ngoài. Mọi người đến đây để học Phật, hiểu Phật, tu Phật; đến để thấy nét độc đáo của Phật giáo Việt Nam. Mong sao chính Pháp của Phật được chấn hưng để Phật giáo trở nên nguyên chất, giữ được phẩm chất của Phật giáo căn bản.” - Đó là những tâm nguyện chân thành của Thầy Thích Trúc Thái Minh đối với sự nghiệp gây dựng ngôi chùa Ba Vàng để hoằng dương Phật Pháp.

Có lẽ từ tâm nguyện mãnh liệt đó mà đến nay, chùa Ba Vàng thu hút đông đảo nhân dân thập phương tề tựu về tu học.

>>> Pháp tu Lục hòa - Sự hòa hợp tạo nên sức mạnh của tập thể

Từ một ngôi chùa cũ kỹ, hoang vu ở trên núi cao

Thầy Thích Trúc Thái Minh phát nguyện xuống tóc xuất gia dưới sự giáo dưỡng của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Năm 2002 Thầy được cử ra Bắc để góp sức xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử.

Nhân duyên hội đủ, năm 2007, được sự chấp thuận của chính quyền, sự cung thỉnh của nhân dân, Phật tử phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Thầy nhận trách nhiệm Trụ trì chùa Ba Vàng.

Căn phòng khách của ngôi chùa Ba Vàng cũ

Căn phòng khách của ngôi chùa Ba Vàng cũ

Có lẽ, ít ai biết rằng, những ngày đầu về nhận chùa, Thầy đã phải trải qua biết bao “thiên nan vạn nan”; bởi lúc đó trong tay Thầy không có bất cứ thứ gì, chỉ có mấy cái bát và vài bộ y sống qua ngày.

Không những thế, chùa Ba Vàng lúc đó cũng chỉ là một gian nhà cấp bốn đơn sơ, cũ kỹ, nằm ẩn mình tại nơi núi rừng hoang vu, tịch mịch.

Nơi đây, điện không có, nước cũng không, con đường lên chùa chỉ là con đường mòn rất nhỏ của dân đi rừng mà thành: đầy sỏi đá, gập ghềnh, khúc khuỷu, trơn trượt,... Người dân muốn lên chùa thì chỉ đi được đến chân núi là phải để xe lại và leo bộ lên chùa.

Đoạn đường lên chùa ngày ấy chỉ có con đường mòn

Đoạn đường lên chùa ngày ấy chỉ có con đường mòn

Chưa kể, đến mùa mưa, lũ gây ngập úng cái cống dưới chân núi, mùa khô thì ngập lưng chừng 20 đến 30 phân nước, khiến đường đi lên chùa lúc nào cũng khó khăn, trắc trở. Ấy vậy mà hầu như ngày nào, Thầy cũng đều đặn đi trên con đường này từ sáng sớm đến chiều tối mới về.

Khó khăn chồng chất khó khăn: nước không, điện cũng không, chùa hoang tàn, đêm đến giữa một rừng hoang vu không có đèn đuốc mà rắn rết lại rất nhiều…. Ngày ấy, Thầy vào trong rừng tìm nguồn nước mà gai cào rách hết mặt mũi. Sau khi tìm nguồn nước xong lại lo đến đến làm sao để chùa có đất, rồi lo làm sao để chùa có điện. Mãi về sau chùa có ắc quy nhưng Thầy cũng chỉ dám thắp hai cái bóng nhỏ, một cái ngoài sân, một cái trong ban Tam Bảo. Lúc ăn cơm thì bật điện ngoài sân, lúc lễ Phật thì bật điện trong chùa. Giữa rừng hoang bạt ngàn chỉ có ánh sáng hắt hiu trong ngôi chùa nhỏ, ấy vậy mà Thầy vẫn bền bỉ, kiên cường ở lại chùa tu tập, tìm cầu chân lý trong biển Phật Pháp.

Cơm ăn với lạc rang muối, thức ăn ngày có ngày không, thiếu thốn vô cùng. Có những ngày, chùa không còn gì ăn, mà bên dưới Thầy còn tám đệ tử nhỏ, người lớn nhất là 16 tuổi, vẫn đang đi học. Thầy nhìn đàn con bé nhỏ, ngậm ngùi động viên các con lên rừng hái sim ăn cho đỡ đói.

Phải kể đến, hai tháng đầu về chùa Thầy không ngủ được, người rất mệt mỏi, cứ nằm ngủ là có cảm giác bị ai dựng giường dậy không cho ngủ. Lúc đó Thầy lên ban Tam Bảo để bạch Đức Phật: “Nếu thật là Phật bổ xứ con về đây, thì dù con phải chết, có tan xương nát thịt con cũng nguyện chết ở đây”, và dần dần sau đó mọi chuyện được an ổn.

Hình ảnh Thầy Thích Trúc Thái Minh trong những ngày đầu xây dựng chùa

Hình ảnh Thầy Thích Trúc Thái Minh trong những ngày đầu xây dựng chùa

Thực sự những buổi đầu gian khổ, không có lúc nào Thầy được yên ổn cả. Lúc ấy, Thầy lo lắng vô cùng. Và chính tất cả những khó khăn đó, Thầy nghĩ rằng Tam Bảo thử thách để mình có đầy đủ các chí nguyện vượt qua.

Ngôi tùng lâm Ba Vàng

Năm 2011, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và sự đóng góp của Phật tử khắp nơi; Thầy Thích Trúc Thái Minh cùng chư Tăng và các Phật tử bắt tay vào tu bổ, xây dựng ngôi tùng lâm Ba Vàng.

Từ khi gây dựng cho đến nay, chùa Ba Vàng đã và đang xác lập nhiều kỷ lục, xây dựng Tứ chúng hòa hợp, góp phần to lớn trong việc chuyển tải Phật Pháp, rộng khắp thế gian.

#1 Chùa Ba Vàng và những thành tựu sau 3 năm xây dựng

Toàn cảnh chùa Ba Vàng ngày nay

Toàn cảnh chùa Ba Vàng ngày nay

Sau 3 năm xây dựng, ngày 09/03/2014 (tức 09/02/Giáp Ngọ) chùa Ba Vàng tổ chức Đại Lễ Khánh Thành và nhận bằng kỷ lục “Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương”. Với thiết kế kiến trúc hai tầng, tám mái, góc mái có các đầu đao, công phúc đã khắc nổi hình ảnh Tứ linh: Long, lân, quy, phụng. Hệ thống tượng Pháp hoành phi, câu đối đều được sơn son, thếp vàng.

Ngôi chùa Ba Vàng có tòa chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương

Ngôi chùa Ba Vàng có tòa chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương

Tầng một là khu nhà khách; tầng hai là tòa Chính điện - nơi thờ Tam Bảo. Hệ thống tượng Pháp trong chùa cũng được làm bằng gỗ, có kích thước lớn, trong đó phải kể đến là tôn tượng A Di Đà bằng khối gỗ lớn nhất miền Bắc và chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Từ trên cao trong quần thể hài hòa và mĩ thuật, tôn tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm lộ thiên từ bi, nhân hậu, lưng dựa núi Thành Đẳng, mặt hướng về dòng Bạch Đằng Giang lịch sử.

Trên hồ Bán Nguyệt - biểu tượng Ngôi Chùa Một Cột được những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dựng lên tài tình như một đóa sen nở trên mặt nước.

Biểu tượng chùa Một Cột trên hồ Bán Nguyệt trong khuôn viên bổn tự

Biểu tượng chùa Một Cột trên hồ Bán Nguyệt trong khuôn viên bổn tự

Dọc hai bên hành lang chùa là lầu trống, gác chuông, hai dãy La Hán đường với 18 tôn tượng La Hán được tạc bằng đá nguyên khối.

Khu Nội Viện Tăng được xây dựng ở hướng Đông - nơi có rồng chầu. Khu Nội Viện Ni được xây dựng ở hướng Tây nơi có hổ phục. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có nhiều hạng mục như Hòn Non Bộ, nhà Bảo tàng, Thư viện, Thiền Đường, nhà Nội trú phục vụ hàng ngàn Phật tử về tham dự khóa tu.

Chùa Ba Vàng hiện tại lưu giữ 12 pho đại sách Lưu danh Anh Hùng Liệt Sỹ Việt Nam được xác lập ba kỷ lục: Việt Nam, Châu Á và thế giới - Tôn vinh giá trị nội dung, tính nhân văn và ý nghĩa thờ phụng của bộ sách. Bên cạnh đó, chùa đang chuẩn bị triển khai xây dựng công trình Đại Bảo Tháp gồm một tháp chính và bốn tháp phụ được làm bằng đồng nguyên chất dát vàng, xây dựng trên đỉnh núi phía sau chùa; với một ý nghĩa tâm linh lớn là cầu cho Quốc thái dân an, chúng sanh an lạc, muôn dân được ấm no, hạnh phúc.

>>> 12 pho đại sách đặc biệt tại chùa Ba Vàng - Nơi lưu danh các Anh hùng liệt sĩ Việt Nam

12 pho đại sách tại nhà Tổ đường được ghi nhận nhiều kỷ lục đặc biệt

12 pho đại sách tại nhà Tổ đường được ghi nhận nhiều kỷ lục đặc biệt

Ngoài ra, với những giá trị hiện tại và đóng góp thiết thực cho xã hội, hiện nay, chùa Ba Vàng được Trung ương Hội Kinh tế Môi trường trao bằng khen “Ngôi chùa xanh, sạch vì sự nghiệp môi trường phát triển”.

#2 Công tác an sinh xã hội - Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

Trên tinh thần “Phật Pháp bất ly thế gian”, từ khi xây dựng cho tới nay, Thầy luôn chú trọng và quan tâm tới công tác an sinh xã hội, giúp đạo đời gắn kết để không những giúp ích cho xã hội mà còn lan tỏa Phật Pháp

1. Hoạt động từ thiện

Trong những năm qua, chùa Ba Vàng đã và đang phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tỉnh thành tích cực hỗ trợ tích cực cho các cá nhân, tổ chức trong mùa dịch COVID-19, giúp bà con phần nào an tâm trong thời điểm khó khăn.

>>> Chư Tăng, Phật tử chùa Ba Vàng ủng hộ 1 tỷ đồng trong lễ phát động phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Có thể kể đến các hoạt động an sinh như giải cứu nông sản cho bà con nhân dân tỉnh Hải Dương, Vĩnh Long, Quảng Ninh,...; hay các hoạt động từ thiện: trao tặng tịnh tài, những phần quà nhu yếu phẩm thiết yếu tới Tăng Ni, Phật tử nhân dân miền Nam trong chiến dịch “Hướng về miền Nam ruột thịt”; cùng với đó, nhà chùa cũng thường xuyên giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây nhà tình nghĩa, ủng hộ các quỹ từ thiện xã hội của các ban, ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh và cả nước,... và còn rất nhiều những hoạt động ý nghĩa thiết thực khác. Đặc biệt, chỉ tính riêng trong hai năm qua (năm 2020-2021), sự ủng hộ của nhà chùa trong công tác phòng chống dịch lên tới con số hơn 35 tỷ đồng.

chua-ba-vang-tu-thien

>>> “Giải cứu” nông sản tỉnh Hải Dương - Khi mùa dịch qua đi, tình người sẽ đọng lại mãi
>>> Nhìn lại 1 năm hoằng Pháp độ sinh của chùa Ba Vàng và phương hướng hoạt động trong năm 2022

2. Các lễ hội lớn trong năm

Hằng năm, chùa Ba Vàng thu hút đông đảo nhân dân Phật tử về chiêm bái, tham quan lễ Phật bởi những lễ hội lớn được nhà chùa tổ chức: Lễ Khai xuân (08/01), Lễ Phật đản (08/04), Lễ phát Tâm Bồ Đề (19/06), Lễ Vu lan (08/07), Lễ giỗ Tổ (23/08),…

Đây không chỉ là những hoạt động văn hóa tâm linh đậm nét Phật giáo mà còn mang đậm nét văn hóa dân tộc, kết tinh, giáo dục, truyền tải những giá trị đạo lý tốt đẹp của người Việt,... Thông qua những lễ hội, nhà chùa mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc, tạo nên sợi dây tinh thần cố kết cộng đồng và con người trong quá trình xây dựng một nền văn hoá truyền thống “đậm đà bản sắc dân tộc”.

Những lễ hội lớn tại chùa Ba Vàng (ảnh các năm 2016, 2019, 2021)

Những lễ hội lớn tại chùa Ba Vàng (ảnh các năm 2016, 2019, 2021)

Bên cạnh đó, các Khóa tu mùa hè dành cho các học sinh, sinh viên mà nhà chùa tổ chức được đánh giá là hoạt động ý nghĩa và bổ ích, mang tính giáo dục trí tuệ và đạo đức sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp trồng người của dân tộc.

Đặc biệt, chùa Ba Vàng còn là một trong những ngôi chùa đầu tiên ở miền Bắc tổ chức Lễ "Cầu an, chúc phúc - Hằng thuận” cho các cặp vợ chồng. Đây được coi là nét đẹp trong văn hóa Phật giáo mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và còn là cầu nối gắn kết giữa đạo vào đời. Bởi qua hoạt động này, các cặp vợ không chỉ thấm sâu hơn về đạo lý thủy chung mà còn được quý Thầy ban bố cho những lời giảng giải về đạo nghĩa vợ chồng theo quan điểm Phật giáo.

Thầy chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình cầu thủ bóng đá Nguyễn Xuân Nam trong lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng (ảnh năm 2021)

Thầy chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình cầu thủ bóng đá Nguyễn Xuân Nam trong lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng (ảnh năm 2021)

>>> Cầu thủ bóng đá Nguyễn Xuân Nam cùng hôn thê hạnh phúc trong ngày Lễ hằng thuận tại chùa Ba Vàng

Có thể nói, những đóng góp của nhà chùa vào công tác an sinh xã hội càng khẳng định rằng Phật giáo giữ vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ trong khối đại đoàn kết toàn dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chùa Ba Vàng sẽ luôn sẵn sàng cùng Đảng, Nhà Nước, chính quyền địa phương xây dựng đất nước thịnh hưng, nhân dân an lạc.

#3 Xây dựng Tứ chúng hòa hợp

Xây dựng chùa lớn, bề thế đều là phương tiện để Thầy hóa độ chúng sinh, giúp nhiều người kết duyên Phật Pháp được lợi ích an vui. Bởi Thầy từng dạy rằng: “Thân người khó gặp, chúng ta phải dùng thân này hữu ích nhất. Mà hữu ích nhất không gì bằng việc phát tâm Bồ đề, tu hành chính Pháp. Với tâm nguyện dành cả đời hoằng dương Phật Pháp cứu độ chúng sinh, xây dựng Tứ chúng tu hành chính Pháp để những ai có duyên đều được lợi ích”.

Chính vì thế, Thầy luôn chú trọng đến việc tiếp Tăng độ chúng, tâm nguyện làm sao xây dựng được Tăng đoàn tu tập như thời Đức Phật còn tại thế, không dám mong mười phần nhưng cố gắng được năm, sáu phần. Và một trong số đó chính là việc hành trì miên mật pháp hạnh đầu đà cao quý, để hiện kiếp này trong Tăng chúng sẽ có người chứng đắc Thánh quả, giữ gìn đạo Pháp. Với pháp hạnh đầu đà, chư Tăng chịu nắng, gió, rét, buốt,... thậm chí là sự đe dọa của các loài động vật và côn trùng, nhưng không vì thế mà nản chí, thối chuyển trên bước đường tu tập.

Chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập trong núi rừng

Chư Tăng chùa Ba Vàng tu tập trong núi rừng

Chư Tăng nhẫn chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên trì thực hành Pháp để đạt Thánh quả, làm lợi ích chúng sinh

Chư Tăng nhẫn chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên trì thực hành Pháp để đạt Thánh quả, làm lợi ích chúng sinh

Tài sản duy nhất của Chư Tăng chùa Ba Vàng là ba tấm y vá chằng vá đụp, một bình bát để gieo duyên hóa độ chúng sinh. Các Thầy ngày chỉ được ăn một bữa và đi khất thực (tức là đi xin ăn) của đàn na tín thí để giúp cho nhân dân, Phật tử có cơ hội được bố thí, cúng dường, gieo trồng những hạt giống thiện lành vào ngôi Tăng bảo cao quý.

Chỗ nghỉ của các Thầy chỉ là vách lều được dựng tạm bợ bằng những cây tre ghim xuống đất và cột lại. Bất kể nóng hay lạnh, mưa hay tạnh, chư Tăng đều an trú sống hạnh độc cư nơi rừng già hoang vắng để tu tập, thiền định tỉnh giác, thúc liễm thân tâm, viễn ly các dục,..., với chí nguyện duy nhất là “Trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh”.

Dù mưa hay nắng, chư Tăng vẫn bền chí với chí nguyện tu tập

Dù mưa hay nắng, chư Tăng vẫn bền chí với chí nguyện tu tập

Còn đối với Phật tử, cư sĩ tại gia thì mỗi người đều phải học cách sống, cách thực tập tu lục hòa. Tôn trọng nhau, biết kính trên nhường dưới, nhường nhịn nhau. Một tập thể, dù là tu sĩ hay Phật tử tại gia, nếu giữ được sự hòa hợp, đoàn kết thì tập thể đó mới có sức mạnh, mới đi đến thành công.

Với chủ trương đó mà hiện nay, chùa Ba Vàng đã phát triển với hàng chục nghìn Phật tử trong và ngoài nước đang sinh hoạt trong các CLB: CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa, CLB Tuổi Trẻ Ba Vàng, CLB Tình Yêu - Hôn Nhân - Gia Đình, CLB La Hầu La. Tuy khác nhau về độ tuổi, vị trí địa lý,... nhưng tất cả đều một lòng hướng tâm dưới sự giáo dưỡng trên Thầy Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng mà tu học Phật Pháp, rèn sửa thân tâm, hướng tới thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ Đề như Thầy hằng mong mỏi.

Vì vậy, đã có rất nhiều Phật tử nhờ chuyên tâm ứng dụng lời Phật dạy mà nhận được sự chuyển hóa bất ngờ về thân và tâm: về công danh, sự nghiệp, tiền bạc, sức khỏe, mối quan hệ trong gia đình,..., được chia sẻ, lan tỏa mạnh mẽ trên nhóm “Cảm nhận Hạnh Phúc mỗi ngày”. Không những thế, các bé trong CLB La Hầu La nhờ được sống và thực tập trong môi trường yêu thương, từ bi, thiện lành mà có rất nhiều bé chia sẻ hạnh phúc chân thật trên nhóm “CLB La Hầu La”.

Link nhóm: https://www.facebook.com/groups/422743472129808
Link nhóm: https://www.facebook.com/groups/clblahaula/

>>> Đạo diễn “Về nhà đi con” - Nguyễn Danh Dũng vượt qua "cửa tử" một cách vi diệu nhờ nương tựa Phật Pháp

Những thành tựu mà chùa Ba Vàng đạt được như ngày hôm nay đó là nhờ hồng ân Tam Bảo, tâm nguyện Bồ Đề của trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh và chư Tăng chùa Ba Vàng; và không thể không kể đến sự góp sức, đóng góp không nhỏ của nhân dân Phật tử thập phương.

Mong rằng, khi về chiêm bái, tham quan, lễ Phật tại nơi đây, quý Phật tử và nhân dân sẽ phát khởi nhiều thiện duyên khiến tâm hồn trở nên bình an, thanh thản, và đặc biệt là kết duyên với giáo lý đạo Phật, tu tập để mang lại hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

Bài liên quan
Xem thêm

Những phong tục tập quán ngày Tết - Lưu ý quan trọng để năm mới an lành

Bài viết🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Bài viết 🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Tăng Ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ người dân tái thiết sau bão Yagi

Bài viết🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Bài viết 🞄 23/10/2024

Chùa Ba Vàng mong muốn được chung tay góp sức cùng các tổ chức, đoàn thể, chính quyền các cấp để giúp bà con khắc phục hậu quả bão Yagi để lại...

Giàu - nghèo: Cách để có tài sản theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

Bài viết 🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

11 điều giúp phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, sống an lạc hạnh phúc

Bài viết🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Bài viết 🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Quan điểm tích lũy tài sản của người đệ tử Phật

Bài viết🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Bài viết 🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Nhân duyên đặc biệt giữa Tổ Sư khai sơn và Thầy trụ trì chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Bài viết 🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Tổng hợp những lời chúc Vu Lan chạm đến trái tim dành tặng cha mẹ

Tin tức🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Tin tức 🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Top các bài hát vu lan báo hiếu khiến bạn xúc động khi nhớ về cha mẹ

Bài viết🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Bài viết 🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Lý giải về tháng cô hồn: Điều kiêng kỵ tháng cô hồn có đúng không?

Bài viết🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Bài viết 🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Cách cúng Rằm tháng 7 - Cúng thế nào để mang lại bình an cho gia chủ?

Bài viết🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Bài viết 🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Vu Lan báo hiếu: Cơ hội tạo phước lớn để thực hành báo hiếu cha mẹ

Bài viết🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Bài viết 🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Phật dạy khi bị người khác nói xấu - Cách ứng xử để tránh tổn thương

Bài viết🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Bài viết 🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Tính kiên nhẫn là gì? 03 cách ứng dụng Phật Pháp để kiên nhẫn hơn

Tin tức🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Tin tức 🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Công đức tu Bát quan trai - Được phước báu, nhiều đời sống hạnh phúc

Bài viết🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Bài viết 🞄 23/6/2024

Tu tập Bát quan trai giới sẽ sinh ra nhiều công đức phúc báu cho những ai thực tập trì giới. Đặc biệt, công đức tu Bát quan trai còn giúp chúng ta chuyển hóa khổ đau ngay trong hiện tại.

Đạo lý vợ chồng - 10 điều nên làm để gia đình được hạnh phúc bền lâu

Bài viết🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Bài viết 🞄 22/6/2024

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang phải đối mặt với những bất hòa, xung đột,... do chưa hiểu nhau và thiếu tôn trọng đạo lý vợ chồng. Những mâu thuẫn khiến họ đau khổ, mệt mỏi, thậm chí gia đình tan vỡ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ không phải ai cũng biết - Tết Đoan Ngọ nên làm gì?

Bài viết🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Bài viết 🞄 09/6/2024

Trong cụm từ “Tết Đoan Ngọ” thì “Đoan” là đầu mối, “Ngọ” là giờ ngọ. Như vậy theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ có thể nghĩa là ăn Tết vào giờ ngọ

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Bài cúng Tết Đoan ngọ và hướng dẫn cách bày lễ

Bài viết🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

Bài viết 🞄 09/6/2024

Để mâm cúng Tết Đoan Ngọ được đầy đủ và mang lại nhiều lợi ích, chúng ta nên chuẩn bị 3 lễ: Cúng Phật: Sắm đủ hoặc sắm tùy duyên các loại:...

5 phương pháp cai nghiện game hiệu quả: Ứng dụng Phật Pháp để thay đổi

Bài viết🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Bài viết 🞄 28/5/2024

Nghiện game đang là vấn nạn đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Người chơi game ngồi trong nhiều giờ, không ăn, không ngủ...ảnh hưởng đến sức khỏe...

Nhận biết về những giấc mơ điềm báo - Cách để có giấc ngủ an lành

Bài viết🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...

Bài viết 🞄 26/5/2024

Chúng ta thường chỉ giải mã giấc mơ thông qua kinh nghiệm và chỉ biết được một chút. Chúng ta cũng không có tiêu chuẩn để khẳng định giấc mơ báo điềm gì...