trực tuyến
Ngày 2 - Tụng kinh cầu bình an cho Nhân dân bị nạn động đất tại Myanmar và Thái Lan | Ngày 07/3/ÂT

Thứ Bảy, 05/4/2025

tức 8/3 Ất Tỵ

4 cách giao tiếp của người có trí tuệ theo quan điểm đạo Phật

19/01/2025

2415

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Đại đức Na Tiên đã chia sẻ về cách giao tiếp của những người trí tuệ như: không phân biệt địa vị, lắng nghe ý kiến của nhau,...

19/01/2025

2415
-
aa
+

Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ, giúp mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người gặp trở ngại trong giao tiếp vì những thói quen bảo thủ, thiếu sự lắng nghe; dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có.

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp, bài “Đàm thoại như một Trí giả hay như một Vương giả?”, Đại đức Na Tiên đã chia sẻ về cách ứng xử, giao tiếp khi đối thoại cùng đức vua Mi-lan-đà. Để hiểu hơn về cách giao tiếp của một người trí tuệ, xin mời quý độc giả cùng đón đọc bài viết dưới đây.

1. Không phân biệt thân phận, địa vị khi đối thoại

Trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp có đoạn: “Sau hai câu hỏi mở đầu, đức vua biết là gặp được bậc trí tuệ, nên ngài muốn đi sâu vào giáo pháp, bèn ướm lời:

- Bạch đại đức! Trẫm rất thích đàm đạo với đại đức về nhiều vấn đề khác nữa, nhưng không rõ đại đức có hoan hỷ không?

- Tâu đại vương! Cái đó còn tùy thuộc nơi đại vương! Nếu đại vương đàm thoại mà lấy tư cách một Trí giả (Panditavàda), thì bần tăng sẵn sàng hầu đáp. Nhưng nếu đại vương đứng trên tư cách mình là bậc Vương giả (Ràjavàda), thì xin thưa thẳng, bần tăng sẽ không thể hầu đối được”.

Ở đây, Đại đức Na Tiên chỉ rõ rằng, nếu đức vua Mi-lan-đà nói chuyện với tư cách là nhà vua và người dân, thì Ngài không thể nói chuyện được. Bởi lẽ, Phật Pháp là chân lý. Điều đó không thể phụ thuộc vào việc người đó có quyền lực hay không; là nhà vua hay là người hạ tiện; người ngu hay kẻ trí,... Ví dụ: Nước chỉ sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Dù người đun là vua hay người hạ tiện đun, điều kiện để nước sôi vẫn không thay đổi.

Bởi vậy, Ngài Na Tiên muốn nhấn mạnh rằng, nếu muốn cùng nhận thức, tiến đến chân lý thì chúng ta phải đối thoại như bậc trí giả; tức là dùng trí tuệ để nói chuyện với nhau; chứ không phân biệt địa vị, nói chuyện với thân phận nhà vua và thường dân.

Chúng ta cũng vậy, trong các cuộc giao tiếp, chúng ta cần đặt sự thật làm tiêu chí trao đổi, dùng trí để tư duy, chứ không dùng uy quyền để tranh luận.

Chúng ta không nên phân biệt địa vị khi đối thoại (ảnh minh họa)

Chúng ta không nên phân biệt địa vị khi đối thoại (ảnh minh họa)

2. Không giao tiếp bằng cái tôi cá nhân

Tiếp theo, đức vua Mi-lan-đà tiếp tục cuộc trò chuyện: 

“- Tư cách một Trí giả là như thế nào?

- Tâu đại vương! Phàm là Trí giả nói chuyện với nhau, bao giờ cũng nói lời ngay thật, muốn trao đổi hiểu biết, soi sáng hiểu biết cho nhau. Trong câu chuyện, nếu có những lý lẽ đưa ra, dù đúng, dù sai, dù cao, dù thấp, dù phải, dù trái v.v... các bậc Trí giả không bao giờ vì thế mà phiền lòng hay nóng giận”.

Khi đàm luận cùng nhau, dù những lý lẽ đưa ra là đúng hay sai thì bậc trí giả không vì đó mà phiền lòng, nóng giận. 

Trong cuộc sống, hầu hết những cuộc mâu thuẫn đều do trái ý kiến với nhau. Nhiều người khi đàm thoại thường dùng cái tôi, bản ngã để tranh luận, không lắng nghe ý kiến của nhau. Nếu trái ý, không chấp nhận thì họ sẽ tìm cách để bác bỏ, tiêu diệt những ý kiến đó. Việc làm như vậy sẽ không thể tìm ra được chân lý, sự thật.

Nhiều người khi đàm thoại người thường dùng cái tôi, bản ngã để tranh luận (ảnh minh họa)

Nhiều người khi đàm thoại người thường dùng cái tôi, bản ngã để tranh luận (ảnh minh họa)

Ví dụ, trong môi trường quản lý, lãnh đạo, nếu trái ý nhau thì các thành viên có thể chia thành nhiều phe phái; ai cũng bảo vệ quan điểm của mình. Trong đời sống vợ chồng, nếu trái ý nhau thì có thể dẫn đến “chiến tranh lạnh”,...

Cho nên, dù tranh luận, chúng ta cũng cần phải tôn trọng nhau để nhận thức, tìm ra được sự thật; chứ không vì thế mà gây áp lực; tức giận với nhau.

3. Tập lắng nghe những ý kiến trái chiều

Đại đức Na Tiên cũng nhấn mạnh: “Họ tôn trọng nhau, dù ý kiến, tư tưởng có bất đồng chăng nữa. Thắng, bại không hề làm cho họ chau mày, mà chính chân lý, sự thật mới thuyết phục được họ. Nếu gặp phải đối phương là tay lợi trí, lợi khẩu, hùng biện đại tài, bậc Trí giả không vì thế mà tìm cách cản ngăn, áp chế, bắt ngừng nói, đuổi ra khỏi chỗ ngồi; hoặc lươn lẹo dùng những xảo thuật miệng lưỡi, ngụy biện nhằm tranh thắng cho kỳ được! Đấy là cốt cách, phong thái đầy hiểu biết của bậc Trí giả, tâu đại vương!”

Ngay từ đầu, Ngài Na Tiên khẳng định rằng, chân lý là yếu tố để thuyết phục cả hai bên khi giao tiếp. Cho nên, trong cuộc hội thoại, chúng ta cần phải tôn trọng chân lý, sự thật. 

Bên cạnh đó, người có trí là người phải biết lắng nghe những ý kiến trái chiều để biết được điểm yếu, chưa tốt về mình. Trong nhà Phật có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Những lời nói ngay thật thường sẽ khó nghe. Và ngược lại, nếu chỉ thích nghe lời nói hay, thì người đó không thể thấy được những khuyết điểm về mình.

Người có trí là người phải biết lắng nghe những ý kiến trái chiều để biết được điểm yếu, chưa tốt về mình (ảnh minh họa)

Người có trí là người phải biết lắng nghe những ý kiến trái chiều để biết được điểm yếu, chưa tốt về mình (ảnh minh họa)

4. Biết thẩm định, xem xét vấn đề

Trong đoạn tiếp, đức vua Mi-lan-đà tiếp tục câu chuyện: “Đức vua gật đầu mỉm cười:

- Đúng bậc Trí giả là vậy! Còn tư cách của bậc Vương giả là thế nào, thưa đại đức?

- Tâu đại vương! Bậc Vương giả vì quen sống trong quyền lực, nhất hô bá ứng, nên khi đối thoại thường quen áp đảo, bắt buộc kẻ khác chấp thuận quan điểm của mình. Nếu có ai đó nói một câu không vừa ý, hoặc đối nghịch với tư kiến của mình; bậc vương giả sẽ không hài lòng, sẵn sàng dùng quyền uy của mình mà bắt tội, chẳng dựa vào lẽ phải và công bằng. Những cuộc nói chuyện như thế rồi chẳng đi đến đâu, vì thái độ và lối xử sự của các bậc Vương giả đã tự ngăn chặn con đường về với sự thật, đốt cháy mối cảm thông và cắt đứt sự hiểu biết. Đối thoại trong tư thế bậc Vương giả thường rơi vào một chiều, phiến diện và ngõ cụt như vậy đấy, tâu đại vương!"

Ở đây, Đại đức Na Tiên dạy rằng, với bậc làm vua hay người lãnh đạo thường quen nắm giữ quyền lực. Cho nên, họ có thể sẽ cậy quyền, uy thế để sai bảo người khác.

Cho nên, chúng ta phải nhận biết được đó là điều sai lầm. Bởi lời nói của người lãnh đạo không phải lúc nào cũng đúng đắn và sáng suốt. Sức mạnh của chúng ta là dám nhận và đưa ra những sai lầm, “mổ xẻ” những khuyết điểm để rút kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng cách bậc trí giả đàm luận vào các mối quan hệ xung quanh, trong gia đình, anh em; cố gắng xây dựng các cuộc trao đổi, tranh luận với tư cách như bậc trí giả. 

Trên đây là những cách giao tiếp thông minh của những bậc có trí được tóm tắt từ lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công vào cuộc sống để có thể giao tiếp hiệu quả, gắn kết được mọi người xung quanh và tìm ra chìa khóa để mở những cánh cửa cơ hội thành công trong hiện tại và tương lai.

2415
Xem thêm

Lời chúc mùa Phật Đản: Lan tỏa yêu thương và an lạc đến mọi người

Bài viết🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.

Danh sách những bài hát về Phật đản ý nghĩa mà bạn không thể bỏ qua

Bài viết🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Bài viết 🞄 29/3/2025

Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.

Lâm Tỳ Ni: Thánh tích linh thiêng ghi dấu sự đản sinh của Đức Phật

Bài viết🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.

Bồ Tát Hộ Minh là ai? 8 nhân duyên đầy đủ để Bồ Tát quyết định đản sinh

Bài viết🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.

8 đặc tính quý báu của hoa sen trong Phật giáo

Bài viết🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Bài viết 🞄 28/3/2025

Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp: Từ bỏ phú quý - Tu hành thành bậc đầu đà đệ nhất

Bài viết🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Bài viết 🞄 24/3/2025

Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.

Cúng thí thực là gì? Ý nghĩa và cách thực hành để được phước lành

Bài viết🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ tắm Phật

Bài viết🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thực hiện nghi lễ dâng nước cúng dường tắm Phật với đầy đủ tâm thành kính sẽ tạo lập được vô lượng công đức, phước báu.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 22/3/2025

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng: Sám hối, tu tập cầu an, chuyển hóa thân tâm

Bài viết🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.

6 lưu ý khi đi chùa giúp được phước, thuận lợi, bình an hơn

Bài viết🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.

Tứ diệu đế là gì? Bốn chân lý màu nhiệm giúp con người thoát khổ đau

Bài viết🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Bài viết 🞄 14/3/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.

Niết bàn: Đích đến tối thượng giúp thoát khổ, được an lạc tuyệt đối

Bài viết🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Bài viết 🞄 13/3/2025

Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.

Xá lợi: Những đặc tính nhiệm màu và công đức to lớn khi chiêm bái

Bài viết🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Bài viết 🞄 12/3/2025

Xá lợi Phật là kết tinh từ năng lực tu hành của Đức Phật, thành tựu từ vô lượng công đức của Giới - Định - Tuệ...

Tiền kiếp vứt bỏ con, bị bỏ rơi 7 lần ở kiếp sau: Ghosaka tìm lại hạnh phúc nhờ làm thiện

Bài viết🞄 08/3/2025

Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.

Bài viết 🞄 08/3/2025

Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.

Xuất gia đi tu: Ý nghĩa và điều kiện cần có để được xuất gia

Bài viết🞄 08/3/2025

Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Bài viết 🞄 08/3/2025

Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Top 5 bài hát về ngày 8/3 tôn vinh phái nữ hay và ý nghĩa

Bài viết🞄 07/3/2025

Cảm xúc cùng những bài hát 8/3 ý nghĩa, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh của người phụ nữ.

Bài viết 🞄 07/3/2025

Cảm xúc cùng những bài hát 8/3 ý nghĩa, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sự hy sinh của người phụ nữ.

Tổng hợp lời chúc ngày 8/3 giàu ý nghĩa, chân thành dành tặng phụ nữ

Bài viết🞄 07/3/2025

Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...

Bài viết 🞄 07/3/2025

Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...

3 thảm họa của thành Tỳ Xá Ly và sự hóa giải nhiệm màu của kinh Tam Bảo

Bài viết🞄 07/3/2025

Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...

Bài viết 🞄 07/3/2025

Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...