Mục Lục [Ẩn]
Cúng Rằm tháng 7 thế nào để được lợi ích, may mắn cả năm luôn là câu hỏi băn khoăn với nhiều người bởi Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống văn hóa không thể thiếu đối với mỗi gia đình người Việt. Theo quan điểm của Phật giáo, Rằm tháng 7 nên cúng gì và cúng vào ngày nào để được lợi ích? Cùng đi tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây!
Rằm tháng 7 là ngày gì?
1. Ngày kết thúc ba tháng an cư kiết hạ
Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 xuất phát từ truyền thống của Phật giáo, đầu tiên là truyền thống an cư kiết hạ của chúng Tăng từ thời Đức Phật còn tại thế. Ngài chế ra một năm chư Tăng có ba tháng an cư vào mùa mưa.
Trong 3 tháng này, mưa nhiều nên côn trùng, giun, nhái, ốc, ếch,... bò ra đường cũng rất nhiều. Nếu chư Tăng đi lại khất thực thì có thể giẫm đạp chết mất côn trùng, tổn mất lòng từ bi. Cho nên, chư Tăng tập trung một nơi để tu tập, cùng nhau học tập kinh luận, giới luật, trau dồi giới đức để thúc liễm thân tâm, thêm lớn đạo hạnh trong 3 tháng.
Kết thúc thời gian này, đến ngày Rằm tháng 7, chư Tăng làm lễ tự tứ để giải hạ. Ngày tự tứ là ngày chư Phật hoan hỷ. Bởi sau 3 tháng tu học, rèn luyện, thúc liễm thân tâm, chư Tăng kiểm điểm giới đức của nhau, ai cũng tinh tiến tu hành, đến ngày cuối cùng, mọi người phát lộ hết các lỗi lầm, chỉ lỗi cho nhau. Từ đó, ai cũng tiến bộ hơn, được soi sáng, được sửa lỗi. Và cũng ngày này, nếu ai cúng dường Tăng chúng sẽ được nhiều phước báu.
2. Ngày Vu Lan báo hiếu
Ngày Rằm tháng 7 còn thường được biết đến là ngày Vu Lan báo hiếu, bắt nguồn từ câu chuyện tôn giả Mục Kiều Liên - đệ tử thần thông bậc nhất của Đức Phật Thích Ca cứu mẹ là Thanh Đề khỏi kiếp ngạ quỷ.

Nhân duyên Rằm tháng 7 gọi là ngày lễ Vu Lan là xuất phát từ câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ (ảnh minh họa)
Trong câu chuyện này, Đức Phật có nói Ngài Mục Kiều Liên dầu thần lực nhiệm màu nhưng một mình không thể cứu được mẹ, phải nhờ công đức của đại chúng chư Tăng, nhất là công đức của chúng Tăng vào ngày Tự tứ. Với Phật giáo Bắc Tông thì thường tự tứ vào ngày Rằm tháng 7. Cho nên, Đức Phật dạy Ngài trong ngày Rằm tháng 7, khi mười phương Tăng đều tụ hội về, hãy làm đàn lễ trai tăng cúng dường. Phước báu ấy rất lớn, hồi hướng phước báu ấy cho mẹ là bà Thanh Đề, bà sẽ thoát được kiếp ngạ quỷ.
Sau ngày lễ tự tứ, Ngài Mục Kiều Liên làm lễ cúng dường đến chúng Tăng. Chư Tăng hồi hướng cho mẹ của Ngài và hồi hướng cho rất nhiều vong linh ngạ quỷ hôm ấy khiến họ cũng đồng thời được thoát kiếp ngạ quỷ, sinh về thiên cung.
Nhờ tâm đại hiếu của Ngài Mục Kiền Liên mà hằng năm, mỗi mùa Vu Lan, chúng ta có cơ hội được thực hành hạnh hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên - những người có công sinh thành, dưỡng dục với mình.
3. Ngày xá tội vong nhân
Ngày 15/7 âm lịch còn được gọi là ngày xá tội vong nhân. “Xá” tức là giải cho, tha cho tội của những người đã mất, “vong nhân” là người đã mất.
Theo như trong kinh Vu Lan, vào ngày ấy, nhờ tôn giả Mục Kiều Liên cúng dường lên Phật và chúng Tăng mà rất nhiều tội nhân ở trong địa ngục, ngạ quỷ được siêu sinh, tái sinh lên Thiên cung. Cho nên ngày đó cũng gọi là ngày Xá tội vong nhân.
Một lý giải khác xuất phát từ sự kiện chư Tăng tự tứ vào ngày Rằm tháng 7. Đây là ngày chư Phật hoan hỷ, vì chư Phật hoan hỷ, cho nên chư Thiên hoan hỷ, chư Thần hoan hỷ, Pháp giới hoan hỷ, Diêm Vương cũng hoan hỷ. Cho nên, giảm tội, tha tội, ân xá cho các tội nhân ở trong địa ngục.
Nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt?
Theo quan điểm Phật giáo, từ nguồn gốc Rằm tháng 7 chúng ta biết, Đức Phật dạy Ngài Mục Kiều Liên để cứu mẹ là vong linh đọa làm ngạ quỷ thì hãy cúng đường đến chúng Tăng. Chúng Tăng trong ba tháng an cư tu hành tinh tấn và thanh tịnh. Cho nên, đối với lễ tháng 7 nói chung, Rằm tháng 7 nói riêng, chúng ta nên cúng dường đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh để sinh ra phước báu lớn hồi hướng cho các vong linh để sinh được phước báu lớn hồi hướng cho vong linh.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông hay Phật giáo Nam Tông thì tháng 7 đều là tháng chư Tăng an cư kiết hạ. Cho nên, việc cúng lễ, cầu siêu cho gia tiên trong tháng 7, chúng ta có thể làm vào ngày nào cũng được. Nhưng điều rất quan trọng là chúng ta phải cúng dường đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh.

Phật tử trang nghiêm dâng cúng vật thực Rằm tháng 7. (Ảnh minh họa)
Cách cúng Rằm tháng 7 để cả năm may mắn
Để việc cúng Rằm tháng 7 được nhiều lợi ích, chúng ta cần chú ý đến ba yếu tố: người cúng, vật cúng và người nhận. Trong bài kinh “Thí vật sáu phần”, Đức Phật có dạy: “Này các Tỷ kheo, có ba phần thuộc về người bố thí và có ba phần thuộc về người nhận vật phẩm bố thí. Thế nào là ba phần thuộc về người bố thí? Này các Tỷ kheo, người bố thí, trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Đây là ba phần của người bố thí. Thế nào là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí? Ở đây này các Tỷ kheo, những người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si. Đây là ba phần của người nhận phẩm vật bố thí. Như vậy, này các Tỷ kheo, đây là thí vật có sáu phần”.
Như vậy chúng ta thấy, khi cúng dường thí vật, có sáu phần sinh ra phúc như thế. Phúc lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mỗi phần này. Nếu người cúng dường mà tâm trước khi cúng rất vui vẻ, trong khi cúng tịnh tín, cúng xong rồi lại rất hoan hỷ, thì phước người ấy rất lớn. Còn người nhận là Tăng chúng. Tăng chúng đã ly tham hay đang ly tham, đã ly sân hay đang ly sân, đã ly si hay đang ly si thì cũng đem đến phước báu lớn.

Cúng dường đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh được phước báu rất lớn
Bên cạnh đó, đối với vật cúng thì tốt nhất chúng ta nên cúng vật thực không sát mạnh chúng sinh. Còn về địa điểm cúng lễ thì chúng ta cúng ở đâu cũng được nhưng phải chọn chỗ sạch sẽ, trang nghiêm, phù hợp.
Tựu chung lại, để cúng dường vào Rằm tháng 7 có phúc lớn hồi hướng cho thân quyến đã quá vãng thì chúng ta cúng dường vật thực đến chúng Tăng tu hành thanh tịnh, hòa hợp. Và như thế, chúng ta cúng vào ngày nào cũng tốt, không nhất thiết cúng đúng ngày Rằm tháng 7.
Tổng hợp văn khấn Rằm tháng 7
Để việc cúng lễ đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình, chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử và nhân dân tổng hợp các bài văn khấn cúng lễ Rằm tháng 7 đầy đủ nhất trong năm Nhâm Dần (2022).
Bài cúng Rằm tháng 7 tại nhà hoặc nhà thờ tổ
https://chuabavang.com/bai-cung-ram-thang-7-d2485.html
Bài cúng Rằm tháng 7 tại mộ
https://chuabavang.com/bai-cung-ram-thang-7-tai-mo-d2484.html
Bài cúng Rằm tháng 7 tại công ty (cơ quan, cửa hàng,...)
https://chuabavang.com/bai-cung-ram-thang-7-tai-cong-ty-co-quan-cua-hang-d2487.html
Từ bài viết trên, hy vọng rằng quý vị sẽ có những tư lương đúng đắn về việc cúng Rằm tháng 7 sao cho lợi ích nhất. Từ đó, chúng ta có thể ứng dụng thực hành vào việc cúng lễ tại gia đình mình theo đúng lời Phật dạy. Mùa Vu Lan tháng 7 đang đến gần, kính chúc quý bạn đọc cùng gia đình tinh tấn làm các việc thiện lành để luôn được an vui, hạnh phúc. Cùng chia sẻ những cảm nhận của mình tại phần bình luận của bài viết nhé!
Bài viết🞄 05/12/2023
Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.
Bài viết 🞄 05/12/2023
Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.
Bài viết🞄 04/12/2023
Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...
Bài viết 🞄 04/12/2023
Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...
Bài viết🞄 04/12/2023
Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?
Bài viết 🞄 04/12/2023
Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?
Bài viết🞄 30/11/2023
Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.
Bài viết 🞄 30/11/2023
Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.
Bài viết🞄 27/11/2023
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm...
Bài viết 🞄 27/11/2023
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm...
Bài viết🞄 20/11/2023
Có nhiều người, cho dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không có được sự tôn trọng của mọi người. Điều ấy khiến họ rất khổ tâm. Sau khi đọc bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết lý do mình bị người khác coi thường và 08 cách cần áp dụng ngay để được người khác tôn trọng.
Bài viết 🞄 20/11/2023
Có nhiều người, cho dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không có được sự tôn trọng của mọi người. Điều ấy khiến họ rất khổ tâm. Sau khi đọc bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết lý do mình bị người khác coi thường và 08 cách cần áp dụng ngay để được người khác tôn trọng.
Bài viết🞄 09/11/2023
Trong cuộc sống, khó có ai dám tự nhận mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì quả báo, tai ương chắc chắn sẽ ập đến với chúng ta, không sớm thì muộn.
Bài viết 🞄 09/11/2023
Trong cuộc sống, khó có ai dám tự nhận mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì quả báo, tai ương chắc chắn sẽ ập đến với chúng ta, không sớm thì muộn.
Bài viết🞄 07/11/2023
Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác...
Bài viết 🞄 07/11/2023
Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác...
Bài viết🞄 02/11/2023
Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...
Bài viết 🞄 02/11/2023
Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...
Bài viết🞄 29/10/2023
Vườn Lâm Tỳ Ni - một trong tứ thánh tích Phật giáo quan trọng và là điểm hành hương thu hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.
Bài viết 🞄 29/10/2023
Vườn Lâm Tỳ Ni - một trong tứ thánh tích Phật giáo quan trọng và là điểm hành hương thu hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.
Bài viết🞄 15/10/2023
Nhiều người đã tìm mua hay thỉnh Phật bản mệnh - thường là những loại dây chuyền có hình vị Phật gắn với mệnh của mình để về thờ, đeo làm trang sức,...
Bài viết 🞄 15/10/2023
Nhiều người đã tìm mua hay thỉnh Phật bản mệnh - thường là những loại dây chuyền có hình vị Phật gắn với mệnh của mình để về thờ, đeo làm trang sức,...
Bài viết🞄 12/10/2023
Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...
Bài viết 🞄 12/10/2023
Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...
Bài viết🞄 26/9/2023
Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.
Bài viết 🞄 26/9/2023
Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.
Bài viết🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết 🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết🞄 20/9/2023
Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.
Bài viết 🞄 20/9/2023
Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.