Trừ các bậc đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm...Bộ Lương Hoàng Sám này hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ
18/6/2019
LỜI GIỚI THIỆU
Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bậc đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên.
Các tội lỗi đã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh.
Phật dạy: “Nếu không có phương pháp sám hối thì tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”.
Cũng như, nếu không nhờ bộ Lương Hoàng Sám này thì bà Hy Thị là Hoàng hậu của vua Lương không làm sao thoát khỏi khổ nạn được.
Vì thế nên bộ Lương Hoàng Sám này có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.
Cảm thấy sự phiên dịch của Đại đức Thích Viên Giác rất dày công phu, nên tôi xin có vài lời giới thiệu đến toàn thể các Phật tử xa gần. Và hy vọng rằng bộ Lương Hoàng Sám này được phổ biến mười phương và sẽ đem lại sự lợi lạc chung cho tất cả; nếu ai có tín tâm thật hành theo.
Cẩn chí
HT. THÍCH THIỆN HÒA
LỜI TỰA TÁI BẢN
Phật dạy: “Trong tất cả các cách cúng dường, cúng dường Chánh Pháp là hơn hết” (Kinh Hoa Nghiêm).
Vậy thì tái bản bộ Lương Hoàng Sám này cũng không ngoài mục đích cúng dường Chánh Pháp. Kỳ tái bản này, ngoài việc đính chính các chỗ in sai, sửa lỗi lại lời văn cho thích đáng, chúng tôi còn cho in thêm “NGHI THỨC TỤNG LƯƠNG HOÀNG SÁM” này bằng Hán văn phiên âm. Đồng thời, ở phần đầu và phần cuối mỗi quyển đều có những bài “Cung văn”, bài “Hồi hướng” v.v… tóm lược ý nghĩa trong mỗi quyển. Các bài này cũng dịch âm từ bản chữ Hán. Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng tường thuật những điều cảm ứng do tụng Lương Hoàng Sám này.
Phật dạy chúng ta nên sám cải quá hồi đầu với văn sám này để tự giải thoát tội khiên nhiều đời nhiều kiếp cho mình, cho người, cho bà con quyến thuộc mình và cho tất cả chúng sanh trong lục đạo khắp pháp giới mười phương. Nếu chúng sanh nào còn bị câu lưu trong ngục thất, cũng nhờ thần lực của Sám pháp này, được chư Phật, chư Bồ Tát, phóng đại hào quang phá tan địa ngục, tiếp dẫn các hương hồn đau khổ ấy, về đến đạo tràng này nghe Chánh pháp, hưởng thú tiêu diêu.
Tụng đến các phẩm Giải oan, Xuất ngục v.v… chúng ta cảm thấy tâm hồn thanh thoát vui tươi. Bấy giờ, đối với chúng ta, Diêm vương vắng bóng, đầu trâu mặt ngựa không còn, La sát, Dạ xoa, dầu sôi lửa bỏng v.v… chỉ là duy tâm tạo, như huyễn như hóa. Có hay không đều do chúng ta cả.
Nhưng nghĩ lại mà thương, trên đường đời mấy ai đã sống theo giáo lý Đức Phật, đã biết ăn năn, phần nhiều họ chỉ nghe theo bản ngã, tự kiêu tự đại, chạy theo dục vọng si mê, nên tạo ra nhiều tội lỗi oan khuất. Do đó mà trần gian này vẫn còn đau khổ mãi, địa ngục cứ hành hạ hoài không thôi. Nếu chúng ta biết ăn năn, cải ác tùng thiện, làm phước làm duyên, theo giáo lý từ bi thì đâu đến nỗi lầm than.
Tóm lại, Lương Hoàng Sám là linh đơn diệu dược, Pháp bảo vô giá, cứu chúng ta thoát khổ vĩnh viễn, ra khỏi luân hồi, sanh về Tịnh độ. Trọn bộ mười quyển. Tụng hết một quyển là hướng lên một địa vị. Bồ Tát qua khỏi mười địa vị này thì thành Phật. Chúng ta tụng hết mười quyển này thì thấy tinh thần khoan khoái, tâm hồn thánh thọ, đời sống đầy an vui hạnh phúc. Người còn kẻ mất đều được lợi lạc. Oan hồn uổng tử, chiến sĩ trận vong siêu sanh Lạc quốc. Nhờ đó mà hoàng hậu Hy Thị của vua Lương Võ Đế, sau khi mới nghe tụng được năm quyển đã thoát thân rắn mãng xà, lên trời làm thiên nữ.
Công đức tụng Lương Hoàng Sám vô lượng vô biên, văn từ hữu hạn không thể diễn tả hết. Chúng tôi chỉ xin ghi lại đây vài nét chính hầu mong giới thiệu cùng mười phương Phật tử có lòng ngưỡng mộ sám pháp.
Chúng tôi xin thành tâm cầu nguyện và hồi hướng công đức tái bản này cho tất cả người thấy, người nghe, người đọc tụng, người tùy hỷ, đồng được nhờ ơn Tam Bảo gia hộ, tội nghiệp tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, phước thọ tăng long, Bồ đề kiên cố.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma ha tát
Dịch giả: HT. THÍCH VIÊN GIÁC
Mùa hạ năm Bính Ngọ (1966 – PL.2510)
THAY LỜI TỰA
Theo lời tựa trong chánh văn thì bộ Lương Hoàng Sám này do Hòa thượng Chí Công biên tập từ đời vua Lương Võ Đế bên Trung Quốc.
Nguyên vua Lương Võ Đế có một bà Hoàng hậu yêu quý nhất tên là Hy Thị. Vì được vua yêu quý nên lòng đố kỵ của bà ngày càng lên cao. Hy Thị ganh tị các cung phi, độc ác với mọi người và hủy báng Tam Bảo. Trong triều ngoài quận ai cũng biết bà Hy Thị là một “Quái phi”.
Sau bà nhuốm bệnh nặng, các lương y đều thúc thủ, bà phải từ trần. Một hôm vào lúc đêm khuya, đang ngồi trong cung tịch mịch. Vua Lương Võ Đế nghe tiếng người kêu van thảm thiết.(1)
Dưới ánh đèn mờ, vua Lương Võ Đế lạnh cả người, muốn chạy trốn, nhưng không được. Vua bèn lên tiếng hỏi: “Ngươi là ai mà đêm khuya thanh vắng nghiêm mật thế này lại vào đây được?” – Hoàng đế ơi! Thiếp đây chính là Hy Thị. Vì quá độc ác nên chết rồi thiếp phải đọa làm rắn mãng xà. Ngày đêm đau khổ, thân thể tanh hôi, vi vẩy đều bị sâu trùng rúc rỉa, nhức nhối không thể chịu được.
Nhớ lại tình cầm sắc xưa kia nên thiếp đến đây mong nhờ Hoàng đế tìm phương cứu thiếp. Nói rồi biến mất.
Nghe xong, vua Lương Võ Đế như thoát cơn ác mộng và lòng đau như dao cắt! Ngày mai khi lâm Triều, vua kể lại chuyện ấy cho bá quan nghe để tìm phương cứu vớt Hy Thị.
Trong số các quan có người đề nghị: Xin cung thỉnh Hòa thượng Chí Công lo việc này. Vua Lương Võ Đế chấp thuận. Hòa thượng Chí Công là một cao Tăng đắc đạo đương thời. Thể theo lời thỉnh cầu của nhà vua, ngài liền triệu tập các danh Tăng soạn ra Sám Pháp này và lập Đàn tràng làm lễ sám hối cho Hoàng hậu Hy Thị.
Nhà vua chí tâm, thân hành lễ bái. Vài hôm đầu, người ta nghe có mùi hương lạ thơm nức, ngào ngạt khắp cả đạo tràng.
Lễ tụng đến quyển thứ năm, ngay tại chỗ, trên không trung, vua Lương Võ Đế nghe có tiếng của Hy Thị. Bà hiện thân thiên nữ đẹp đẽ, nói tiếng người, tỏ lòng cám ơn Hòa thượng Hoàng đế.
Hy Thị cho biết bà đã thoát nạn và đã sanh lên Đao Lợi Thiên Cung, nhờ công đức sám hối.
Từ đó Sám Pháp này được truyền tụng khắp nơi, rất thịnh hành.
Bản chính bằng Hán văn trọn bộ 10 quyển. Danh hiệu Phật và lời sám đều rút trong Tam Tạng Thánh giáo Đại thừa.
Năm 1948 – 1950, Bồ Tát giới Tuệ Nhuận và một số đạo hữu khá đông ở Bắc Việt đã dịch âm ra Việt văn, thành 2 tập.
Năm 1952, lúc còn tu học ở Phật học viện Báo Quốc – Huế, tôi bắt đầu dịch nghĩa bộ này ra tiếng Việt, đến nay mới đủ cơ duyên xuất bản.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này, hầu mong đền đáp lại bốn ơn muôn một và cứu giúp muôn loài phần nào.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này, hầu mong giúp hàng sơ cơ một phương pháp tu hành giản dị để cải ác tùng thiện, để đi Tây phương về Lạc quốc.
Tôi nguyện xin nhờ công đức phiên dịch này làm cho người tu hành ngày càng tinh tiến, nghiệp chướng chóng tiêu trừ, thân tâm thường an lạc và sở cầu được như nguyện.
Tôi cũng xin cầu nguyện cho tất cả người thấy, người nghe, người hủy báng, người tùy hỷ, đều được lợi lạc, thoát khổ não và nguyện xin cho tất cả chúng sanh xả ly tà kiến, biết sám hối.
Chú thích (1): Có nơi nói bà thường hay tác yêu tác quái, và phá rối. Vua lập đề thờ mà không hết.
SÁM HỐI NGHĨA LÀ GÌ?
Kinh dạy:
– Sám giả sám kỳ tiền khiên. – Hối giả hối kỳ hậu quá.
– Sám là ăn năn các việc ác đã làm, thề xin chừa bỏ, không dám tái phạm.
– Hối là hối cải. Những điều ác chưa làm, sau này xin thề nguyện không bao giờ làm nữa. Bao nhiêu điều thiện xin làm hết.
Chữ Phạn gọi là Sám ma, Hán dịch là Hối quá, ghép cả hai chữ lại mà đọc là Sám hối. Sám hối cũng có sự sám và lý sám.
Sự sám tức là thiết lập đàn tràng, trang nghiêm Phật tượng, cúng dường hương hoa, ân cần đảnh lễ, thành khẩn nguyện cầu tam nghiệp như nhất, tỏ bày tội lỗi. Cầu xin chư Phật, chư đại Bồ Tát phóng hào quang, dùng thần lực, gia hộ cho kẻ tu hành mau tiêu trừ nghiệp chướng, chóng thoát oan khiên, sạch hết tội lỗi.
Lý sám là sám hối tự tâm
Tội thành do tâm tạo
Tội diệt phải do tâm sám
Tâm không thì tội cũng không
Tội diệt thì tâm cũng diệt.
Tội không, tâm diệt thì không còn gì nữa mà sám hối. Như vậy mới là chơn thật sám hối.
Sau khi lạy một lạy, tụng một câu, người tu hành nên xét lại tự tâm, diệt sạch vọng tưởng, quán lý vô sanh, phải biết tội do nhân duyên mà thành, thì tội cũng do nhân duyên mà diệt. Nhân duyên là những điều kiện tạo nên tội và phương pháp sám hối.
Tội vốn không thật có. Vì không thật có, nên chúng ta có thể chuyển tội thành phước, chuyển khổ thành vui, chuyển mê thành ngộ.
Khi xướng một câu danh hiệu Phật, chúng ta cần phải thật hiểu nghĩa lý danh hiệu ấy. Hiểu để tu tập, để làm theo những đức tánh cao đẹp của chư Phật.
Ví như chúng ta xướng câu. “Nam mô Phổ Quang Phật”, thì ít ra chúng ta cũng phải hiểu sơ như thế này:
Chúng con xin kính lễ (Nam mô) đấng giác ngộ hoàn toàn (Phật) đầy đủ đức tánh cao rộng đẹp đẽ (Phổ) sáng suốt vô biên (Quang).
Ngoài ra chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm bản tâm của chúng ta. Tâm của chúng ta cũng có những đức tính cao rộng đẹp đẽ như thế.
Nam mô – Nghĩa là quy y, kính lễ v.v…
Phổ – Nghĩa là phổ cập, phổ biến, cùng khắp, không có giới hạn, ngoài thời gian và không gian, không phân biệt người và ta. Trái lại Phổ có nghĩa hàm súc những đức tính từ bi hỷ xả với tất cả mọi loài, mọi vật, mọi chốn, mọi nơi.
Tâm ta cũng có những tánh chất phổ biến như thế. Từ nay ta phải sống theo tiếng gọi của cõi lòng, không tiêu cực mà tích cực, không ích kỷ mà vị tha, không sân hận mà Từ Bi, không xan tham mà bố thí, không tật đố mà hỷ xả, không ngu si mà trí huệ.
Quang – Nghĩa là sáng suốt tuyệt đối, soi khắp mười phương, thông suốt ba đời mà không lìa nơi một niệm. Tội nhân và khổ quả của chúng sanh đã gây tạo và sẽ chịu đền trả, từ bao giờ, ở nơi đâu, nhất nhất đều sáng tỏ, hiểu biết hết.
Tâm ta có tính cách sáng suốt như vậy, từ nay trở đi, ta phải hành động, ăn ở theo tâm tính sáng suốt ấy, không còn ngu si mê mờ mà tạo tội nữa.
Phật – là đấng giác ngộ hoàn toàn, ta đang kính lễ. Phật cũng tức là tâm sáng suốt thanh tịnh, đầy đủ muôn đức tánh tốt đẹp, trùm khắp pháp giới, ra ngoài thời gian.
Tâm ta cũng có những khả năng giác ngộ, những đức tánh như Phật.
Vậy từ nay trở đi ta phải noi gương Phật, sống cách sáng suốt, đầy đủ đức hạnh như Phật, không tạo tội nữa.
Đại khái như thế, cứ theo từng danh hiệu một mà quán sát tự tâm để sám hối.
Lần lần những khả năng tốt đẹp trong tâm ta do sự sám hối sẽ lưu lộ ra, nào là từ bi hỷ xả, trí huệ, phước đức, hạnh phúc dồi dào tuôn ra như nước, mặc sức ta thọ dụng.
Người hiểu được và làm được như thế là người chánh kiến, không còn bôn ba chạy theo ngoại cảnh, không tà kiến, quy y theo quỷ mị tà thần.
Người chánh kiến chỉ biết quy y, lễ bái, tôn thờ đức Phật ở tự tâm, nghe tiếng nói của cõi lòng.
Lễ một đức Phật tức là lễ hết thảy mười phương chư Phật. Đem tâm Từ Bi bình đẳng, sự lý viên dung, trùng trùng vô ngại mà bái sám thì lo gì tội không diệt, phước không sanh.
Nếu người không thông lý, cứ y sự mà tu hành, chí tâm bái sám thì cũng được thần lực của Tam Bảo gia hộ mà tiêu trừ nghiệp chướng, như trong chánh văn đã thuật rõ.
Phật dạy:
“Có hai hạng người mạnh nhất: một là không tạo tội, hai là biết ăn năn”.
Phật dạy:
“Nếu không có pháp sám hối thì tất cả đệ tử Phật không thể giải thoát”.
Nhờ sám hối nên vua A Xà Thế phạm tội ngũ nghịch (giết cha) liền được giải thoát.
Ông Trương Thiện Hòa sát sanh vô số cũng không đọa địa ngục, vì biết hối hận.
Có một điều đáng chú ý nhất là thân nghiệp và khẩu nghiệp thô tháo bên ngoài dễ trừ. Duy có ý nghiệp vi tế bên trong, rất khó diệt. Đến quả vị Phật mới hết tham, sân, si.
Do đó người phát đại tâm phải y cứ vào Sám pháp Đại thừa mới mong chóng trừ diệt được ba độc. Ngài Phổ Hiền Bồ Tát là Trưởng tử của Phật trên Hội Hoa Nghiêm còn phải phát đại nguyện. Ngài nguyện sám hối mãi cho đến cùng tận đời vị lai.
Nếu phiền não và nghiệp chướng của chúng sanh không cùng tận thì sự sám hối của Ngài cũng không bao giờ cùng tận.
Trong Kinh Viên Giác, Phật dạy: “Các vị đại Bồ Tát lúc lập đạo tràng an cư, từ 7 ngày cho đến 21 ngày đầu, sám hối nghiệp chướng”.
Trong Kinh Bảo Tích, Phật dạy: “Hàng ngày nên đảnh lễ danh hiệu 35 vị Phật trong kinh ấy mà sám hối nghiệp chướng”.
Trong Luật thì pháp sám hối là một vấn đề tối quan trọng, không thể bỏ qua.
Trong Luận thì pháp sám hối được giải thích rõ ràng và quyết định sám hối là một việc cần phải có của người chân tu, không thể thiếu sót.
Không sám hối rất có hại: Nghiệp chướng không tiêu trừ, tội lỗi còn mãi, oan khiên nhiều kiếp theo hoài.
Ngài Ngộ Đạt quốc sư mười đời làm cao Tăng mà Triệu Thố vẫn còn theo báo mãi.
Như thế dù cầu hạnh phúc thế gian hay xuất thế gian, việc đời và việc đạo, đều bị trở ngại, tu chứng bất thành.
Kinh sách dùng để sám hối có rất nhiều: Như bộ Vạn Phật, bộ Tam Thiên Phật, bộ Thủy Sám, Hồng Danh sám, Chuẩn Đề sám và Dược Sư sám v.v…
Nhưng bộ Lương Hoàng Sám này kể rõ tội nhân khổ quả, nghe đến ai cũng phải lạnh mình khiếp sợ mà phát tâm cải ác tùng thiện ngay. Bộ này lại có công năng diệt trừ tiền khiên, oan trái nhiều kiếp, nhiều đời, đọc đến phải cảm rơi nước mắt. Mỗi chữ, mỗi câu đều nhắm mục đích đền trả bốn ơn, cứu thoát ba cõi, thay thế lục đạo mà sám hối, cầu nguyện cho tam đồ thoát khỏi trầm luân. Cuối cùng lại vì tất cả chúng sanh mà phát nguyện, hồi hướng.
Người tu hành đọc đến bộ Lương Hoàng Sám, dù không muốn phát đại tâm cũng phải phát, dù không tin địa ngục cũng phải sợ tam đồ.
Những người tu Tịnh độ phát tâm Bồ đề thường nên tu theo pháp sám này, để mau về Cực Lạc.
Có thể nói bộ Lương Hoàng Sám này là “bửu bối” riêng của những người cầu Vô thượng đạo, phát Bồ đề tâm vậy. Bộ này có năng lực sanh phước diệt tội không thể nghĩ bàn.
Trong chánh văn có bài kệ tán thán công đức sám hối, đại ý như thế này.
Sám vừa cử lên
Tội lỗi tiêu liền
Giải được oan trái
Trừ được tai ương
Thoát khỏi khổ nạn
Phước đức vô biên
Sanh lên Đạo Lợi
Hoặc về Tây phương.
Văn Thủy Sám cũng nói: “Lúc nghiệp báo đến, tội nhơn không thể rúc vào núi đá, lặn xuống đáy nước, bay lên không gian hay ẩn núp đâu được. Duy chỉ có nhờ phương pháp sám hối mà thoát được tai nạn mau chóng hơn hết, độc nhất vô nhị”.
Sám hối lợi cho mình, lợi cho người, cho tất cả tam đồ, lục đạo pháp giới chúng sanh.
Công đức sám hối nói không cùng nghĩ không tận. Tôi chỉ xin đốt nén hương lòng cầu xin Tam Bảo gia hộ cho tất cả người thấy, người nghe, người ấn tống đồng phát Bồ đề tâm, đồng cầu sám hối, đồng hồi hướng công đức.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma ha tát.
Trong lúc phiên dịch văn này, tôi không có hy vọng gì cao xa hơn là giúp cho hàng sơ cơ một phương pháp tu hành thiết thực để về Tây phương Cực Lạc.
Do đó, đầu quyển thứ nhất có nghi thức khai kinh thông thường dễ tụng. Cuối quyển mười có nghi thức Tịnh độ, cầu sanh An Dưỡng làm tiêu chuẩn hồi hướng.
Sau hết tôi xin chân thành cảm tạ chư vị đại thiện tri thức trong hải hội chỉ giáo cho tôi những khiếm khuyết, mong sao kỳ tái bản được hoàn toàn hơn.
Tôi nguyện xin đem công đức này hướng lên cúng dường ngôi Tam Bảo, đức Quán Thế Âm Bồ Tát, đức Vô Biên Thân Bồ Tát, và chư vị Hộ Pháp đã mật thùy gia hộ cho tôi làm một việc mà tôi tưởng tượng tôi không làm được.
Nguyện xin hồi hướng lên chư vị Đại đức Tăng trong hiện tại đã dìu dắt tôi tu hành. Ni chúng bộ V.N. đã phát tâm xuất bản giúp tôi, cùng chư vị thiện nam tín nữ đã ủng hộ tôi nhiều phương diện trong lúc phiên dịch.
Nguyện xin tất cả đều trọn thành Phật đạo.
Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma ha tát
Dịch giả: Tỳ Kheo THÍCH VIÊN GIÁC
Viết xong tại Tu viện Giác Hải
Điện Nam Hải Quan Âm ở Vạn Giả, Bắc Nha Trang
ngày mãn hạ, năm Canh Tý 2504 (1960)
LỜI CHỈ DẪN
Vì nhận thấy nhiều Phật tử muốn tụng Lương Hoàng Sám song chưa biết cách lập đàn tràng như thế nào, đọc tụng làm sao cho đúng pháp, có lợi ích nhiều, nên chưa dám tụng tôi xin chỉ dẫn như sau:
Lập đàn bái sám hoặc ở chùa, tại Niệm Phật đường hay tại nhà Phật tử cũng được. Nhưng cần phải hết lòng thành kính và nghiêm trang thanh tịnh.
Trường hợp thuận tiện, quý vị có thể cung thỉnh chư Tăng, một hay nhiều vị làm lễ khai kinh và hoàn kinh. Nếu không, người tại gia cứ thành tâm đọc tụng, như tụng các kinh khác, không ngại gì. Trước hết đọc phần “NGHI THỨC TỤNG LƯƠNG HOÀNG SÁM” bằng Hán văn dịch âm, rồi tụng tiếp nghi thức bằng Việt văn, nếu cần. Hết phần nghi thức thì tụng phần chánh văn. Cuối mỗi quyển thì tụng các bài hồi hướng và niệm Phật Di Đà cầu sanh Tịnh độ.
Hoặc mỗi thời tụng hết một quyển. Hoặc một quyển chia làm nhiều thời, tùy theo thời giờ của mỗi người, nhàn rỗi hay bận việc.
Việc ăn chay trường hay chay kỳ để tụng Lương Hoàng Sám, cũng tùy theo gia cảnh của mỗi người, không nên câu chấp. Điều quan trọng là phải quyết chí sám hối, chừa bỏ lỗi lầm, chứ không phải ở nơi điều chay mặn. Nhưng ai trai giới tinh thành, phóng sinh làm phước, càng nhiều càng quý, càng cố gắng càng hay, công đức sám hối càng sâu dày hơn nữa.
Những người già yếu bệnh hoạn không thể lạy được thì ngồi mà vái, lắng tai nghe cho rõ lời lẽ và suy nghĩ cho kỹ ý nghĩa của sám văn cách thành tâm là quý hơn hết.
Có nhiều điểm rất đáng để ý khuyến khích, vì tôi nhận thấy nhiều nơi như ở khuôn Phật giáo An Lạc, ở chùa Châu Lâm, Huế, hoặc ở khuôn Phật giáo Linh Thứu, Nha Trang, các Phật tử cử ra những vị có âm thanh trong trẻo, đọc tụng rõ ràng, khiến người nghe dễ hiểu, dễ phát tâm. Những người này thay nhau tụng còn các người khác ngồi nghe. Nhưng không phải tụng với âm điệu tụng kinh mà nên nhớ đây là cách xưng tội, trước Phật đài, thường thiết cầu Tam Bảo cứu hộ. Những đoạn kể lể tội trạng phải đọc cho rõ ràng, chí thành chí khẩn mà cầu xin sám hối. Những đoạn giảng về lý lẽ, về nhân quả cần phải đọc thong thả, phân câu rành mạch, để cho người nghe dễ nhận nhờ giọng đọc hùng mà đầy thiền vị theo tiếng mõ điểm thưa thưa từng câu một. Thỉnh thoảng điểm một tiếng chuông. Cũng có thể không đánh mõ, chỉ điểm chuông thưa thưa để cho người nghe theo dõi ý nghĩa, suy nghĩ tội tình, trong khung cảnh uy linh nhiệm mầu, khói hương nghi ngút. Những vọng niệm không thể xen vào quấy rối tâm thành của Phật tử. Tiếng chuông cảnh tỉnh đánh tan những gì hắc ám trong lòng, làm cho mọi người đều có một tinh thần siêu thoát.
Đọc tụng như thế, tuy tu hành tập thể, mà không có gì làm loạn trí. Người không biết chữ cũng nhận thức được lý nghĩa, tự thấy tội lỗi của mình, rồi phát tâm Bồ Đề sám hối thế cho người khác trong lục đạo. Trong lúc này, nếu có ống loa phát thanh treo cao và vang dội xa xa, thì những kẻ độc ác phải giật mình mà chừa bỏ những hành vi phi pháp của họ.
Đọc tụng cách này thì khác hẳn lối tụng kinh. Tụng kinh thì mỗi người một quyển, và ai cũng lớn tiếng đọc theo tiếng mõ của người hướng dẫn. Trái lại, tụng Lương Hoàng Sám, không khác gì chư Tăng tụng Luật trong giờ Bố tát. Một vị ngồi trên cao lớn tiếng đọc tụng, các vị khác im lặng ngồi dưới để nghe. Nếu người nào muốn tụng lớn tiếng theo mõ tùy nguy mình, sau khi đạo tràng hoàn tất, hãy tự tụng một mình cũng được, càng quý lắm. Hoặc tất cả mọi người đều tụng lớn tiếng theo nhịp mõ cũng được.
Những điểm trên đây tuy có phần thiển cận và sơ lược, song cũng nhờ nhiều Phật tử góp ý kiến và kinh nghiệm nên tôi cũng không ngại gì mà không nêu ra. Mong quý vị thiện tri thức có gì sơ sót xin hoan hỷ bổ khuyết và chỉ giáo cho. Tôi rất lấy làm thâm cảm.
(Để tụng nội dung bài sám, quý Phật tử ấn vào tên quyển sám để tụng)
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 1
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 2
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 3
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 4
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 5
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 6
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 7
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 8
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 9
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 10
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 11
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 12
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 13
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 14
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 15
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 16
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 17
>>> Lương Hoàng Sám - Phần 18
Hiệu chính: HT. Thích Trí Tịnh
Dịch giả: HT. Thích Viên Giác
Các bài nên xem:
Thư viện kiến thức🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Thư viện kiến thức 🞄 12/11/2024
Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ U-ga, người Tỳ-xá-ly, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Kinh Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Văn kinh🞄 25/8/2024
Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...
Văn kinh 🞄 25/8/2024
Ðức Thế Tôn, khi ở Tinh xá Kỳ Viên, gần Xá-vệ, đã thuyết pháp thoại này. Vì ai, pháp thoại này được đề cập? Vì năm trăm người bạn của vị triệu phú Cấp Cô Ðộc...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Đức Phật dạy về mười niệm đưa đến giác ngộ giải thoát tại các bộ kinh: Kinh Tăng Chi Bộ, Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Kinh Tương Ưng Bộ:...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Đức Phật bảo Trưởng giả:- Nếu như có người dùng các đồ ăn uống thượng diệu đúng như pháp bố thí, hoặc tự tay mình thí, hoặc thường xuyên thí, nhưng không đạt...
Văn kinh🞄 09/8/2024
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?
Văn kinh 🞄 09/8/2024
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Ta nay ngợi khen danh hiệu tám linh tháp lớn, các ông hãy lắng nghe, Ta sẽ vì các ông mà nói. Tám linh tháp đó là gì?
Văn kinh🞄 09/8/2024
"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."
Văn kinh 🞄 09/8/2024
"…Đức Phật nói:…Sau khi Đức Như Lai vừa nhập diệt, trong khoảng hai mươi tám vạn dặm ở cõi Diêm-phù-đề, đã tạo lập mười ngôi tháp để thờ."
Văn kinh🞄 30/7/2024
...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh 🞄 30/7/2024
...Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên.
Văn kinh🞄 30/7/2024
"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."
Văn kinh 🞄 30/7/2024
"...Phật bảo Đồng tử Văn-thù-sư-lợi: - Ông nên đến gặp mẹ Ta và nói rằng Ta đang ở đây, mong bà hãy cung kính đảnh lễ Tam Bảo. Dùng bài kệ này nói cho bà..."
Văn kinh🞄 23/7/2024
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Văn kinh 🞄 23/7/2024
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.
Văn kinh🞄 23/7/2024
Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?
Văn kinh 🞄 23/7/2024
Này các Tỷ-kheo, có ba hạng con trai này xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba? Ưu sanh, tùy sanh, liệt sanh. Và này các Tỷ-kheo.Thế nào là ưu sanh?
Thư viện kiến thức🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Thư viện kiến thức 🞄 23/7/2024
Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, có thuyết pháp, có sống với hội chúng, có vô úy thuyết pháp cho hội chúng, với bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; như vậy, vị ấy được đầy đủ chi phần ấy.
Văn kinh🞄 16/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...
Văn kinh 🞄 16/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử niệm Chúng Tăng, Thánh Chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành,...
Văn kinh🞄 13/7/2024
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?
Văn kinh 🞄 13/7/2024
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, làm nhiều lợi ích cho người khác. Thế nào là ba?
Văn kinh🞄 13/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Văn kinh 🞄 13/7/2024
…Này Xá-lợi-phất, bạch y Thánh đệ tử nhớ nghĩ Pháp Thế Tôn khéo nói, pháp chắc chắn đưa đến cứu cánh, không phiền, không nhiệt, hằng hữu, không di động.
Thư viện kiến thức🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Thư viện kiến thức 🞄 08/6/2024
Lòng tin đối với người, là tài sản tối thượng. Chánh pháp khéo hành trì, đem lại chơn an lạc. Chân lý giữa các vị, là vị ngọt tối thượng. Phải sống với trí tuệ, được gọi là sống tối thượng
Văn kinh🞄 04/6/2024
Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Tôn giả Đại Mục Kiều Liên nói với Thiên chủ Đế Thích đang đứng một bên: - Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật...
Văn kinh🞄 04/6/2024
Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh 🞄 04/6/2024
Những ai đặt lòng tin vào Đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Văn kinh🞄 02/6/2024
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết
Văn kinh 🞄 02/6/2024
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy chấp trì lòng tin trong pháp luật do Như Lai tuyên thuyết