Chuyện gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka: Sức mạnh của lòng tin mang đến hạnh phúc, an vui
06/4/2025
Câu chuyện về gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka là minh chứng cho sức mạnh của niềm tin cuộc sống, giúp chúng ta biết cách kiến tạo niềm tin, được hạnh phúc, an vui.
06/4/2025
Mục lục [Ẩn]
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc đổ vỡ, mất niềm tin. Tuy vậy, niềm tin lại chính là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua khó khăn, sống hạnh phúc, an vui và tiến tới thành công.
Câu chuyện về gia đình một Bà-la-môn thời Đức Phật còn tại thế là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm nghiệm sâu sắc về sức mạnh của niềm tin và cách xây dựng niềm tin trong cuộc sống để được hạnh phúc, an vui. Mời các bạn cùng đón đọc trong bài viết dưới đây!
Câu chuyện về gia đình Bà-la-môn
Trong tích truyện Pháp cú, phẩm Song Yếu: Khóc đòi những chuyện trên trời kể câu chuyện như sau:
Tại thành Xá Vệ có một Bà-la-môn tên là Adinnapubbaka, có nghĩa là không cho, vì ông ta không hề cho ai vật gì. Ông có một đứa con trai duy nhất hết sức cưng quý. Ông muốn cho con một món đồ trang sức, nhưng biết rằng, hễ giao thợ bạc chạm trổ thì phải trả tiền công, nên đã tự tay đập mỏng miếng vàng, gò thành một đôi hoa tai sáng bóng đeo cho con. Do đó mà con ông có tên là Matthakundali, nghĩa là hoa tai sáng bóng.
Khi lên 16 tuổi, Matthakundali mắc bệnh vàng da. Bà mẹ nóng ruột, hối chồng mời thầy thuốc. Nhưng dù thương con, Adinnapubbaka vẫn lừng khừng không muốn vì sợ phải trả công cho thầy thuốc, kho lẫm sẽ hao hụt.
Vì vậy, ông tìm đến từng thầy thuốc, hỏi thăm các phương thuốc trị bệnh rồi đi kiếm đủ thứ vỏ cây, lá rừng,... mang về sao chế thuốc cho con. Dầu thử hết các phương pháp, bệnh tình Matthakundali ngày càng nặng, cuối cùng Adinnapubbaka đành miễn cưỡng mời thầy thuốc. Khi thấy chàng trai đã quá yếu, thầy thuốc từ chối chữa trị. Biết con sắp chết, Adinnapubbaka đau buồn nhưng vẫn giữ tính keo kiệt, ra lệnh đưa con ra ngoài thềm nhà để tránh khách đến thăm dòm ngó tài sản.

Bà-la-môn Adinnapubbaka không muốn khách đến thăm con dòm ngó tài sản nên đã để cậu bé đang ốm bệnh nằm ngoài thềm nhà (Ảnh minh họa)
Hôm ấy, từ sáng sớm, Đức Thế Tôn đã xuất định đại bi để xem những ai có lập nguyện trong đời chư Phật trước, những người căn lành tròn đầy, những đạo hữu có thể xuất gia. Ngài quán sát với Phật nhãn mở rộng đến mười phương thế giới và thấy biết hết những chuyện đã, đang và sẽ xảy ra với gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka.
Sau đó, Đức Thế Tôn cùng các Tỷ-kheo vào thành Xá Vệ khất thực. Trên đường đi, Ngài ghé nhà Adinnapubbaka. Lúc ấy Matthakundali đang nằm quay mặt vào nhà, không nhìn thấy Đức Phật. Ngài bèn phóng một luồng hào quang. Matthakundali ngạc nhiên, không biết là ánh sáng gì, quay mặt ra định hỏi thì nhìn thấy Đức Phật, liền thưa thỉnh:
- Vì cha con không hiểu biết nên con không được ân huệ đến với Đức Phật tôn quý, cũng không được hầu hạ Ngài để đặt bát cúng dường hoặc nghe Pháp. Giờ đây, tay con cũng không nhúc nhích được, con chẳng làm gì được nữa!
Nói rồi chàng đặt trọn lòng tin nơi Phật. Ðức Ðạo Sư hoan hỷ bảo: “Vậy là đủ”. Và Ngài bước đi. Khi Đức Phật xa dần khỏi tầm mắt, chàng trai tắt thở trong tín tâm.
Sau đó, mọi chuyện xảy ra y như Đức Phật đã thấy biết từ trước: Sau khi chết, Matthakundali tái sinh lên cõi trời thứ ba mươi ba, sống trong lâu đài bằng vàng, có một ngàn thiên nữ theo hầu. Trong khi đó, Bà-la-môn Adinnapubbaka thì đem xác con trai đi thiêu rồi đứng than khóc xung quanh lò thiêu.

Matthakundali tái sinh lên cõi trời còn người cha Adinnapubbaka than khóc xung quanh lò thiêu xác con (Ảnh minh họa)
Lúc này, Matthakundali ở trên trời hiện thân xuống gặp và nói chuyện với cha. Adinnapubbaka thắc mắc tại sao con mình lúc còn sống, chưa làm được việc công đức gì, chưa biết bố thí, cúng dường,... lại được sinh lên cõi trời.
Matthakundali đã kể lại mọi việc cho cha nghe. Đó là lúc còn sống, mặc dù chưa làm được một việc công đức nào nhưng khi gặp Đức Phật - một con người toàn thiện, tối thắng, trong sạch, chàng đã đặt trọn lòng tin và quy ngưỡng Ngài. Nhờ vậy, Matthakundali được sinh lên cõi trời.
Nghe vậy, Adinnapubbaka tỉnh ngộ, ngập tràn vui sướng, bắt đầu tin kính, quy y Tam Bảo và thỉnh Phật cùng Tăng chúng đến nhà để cúng dường và nghe Phật thuyết Pháp.
Lợi ích của lòng tin trong cuộc sống
Qua câu chuyện về gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka, chúng ta thấy được rằng, lòng tin hay niềm tin cực kỳ quan trọng, đem đến cho chúng ta công đức và phước báu.
Người nào có niềm tin hay lòng tin về những điều cao quý thì tâm hồn người đó sẽ được thanh lọc, trở nên cao quý. Vì vậy, giữ vững lòng tin, niềm tin vào những sự cao quý, tốt đẹp là vô cùng cần thiết.
Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Niềm tin là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa người vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.
Như Matthakundali khi nhìn thấy Đức Phật - một con người cao quý, vô nhiễm, trong sạch, đức hạnh, toàn thiện nên đã đặt trọn lòng tin nơi Đức Phật - tức là gieo vào tâm hồn hạt giống của lòng tin, niềm tin trong sạch nơi đấng cao quý. Nhờ hạt giống đó, Matthakundali tuy chưa làm được một việc thiện nào nhưng vẫn đủ phước báu sinh lên cõi trời.
Tựu chung lại, qua câu chuyện có thật trong lịch sử Phật giáo về gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka, chúng ta thấy rằng lòng tin rất quý, giúp định hướng và thanh lọc tâm hồn, tạo ra sức mạnh cho tâm hồn chúng ta để phấn đấu vươn lên, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Một xã hội tốt đẹp là khi xây dựng được niềm tin giữa con người với con người, tin vào những điều tốt đẹp.
3 việc cần làm để xây dựng niềm tin vào những điều cao quý, tốt đẹp
Thứ nhất, chúng ta nên bắt đầu bằng việc sống chân thật, trung thực. Đây là đạo đức căn bản giúp chúng ta có niềm tin, vươn lên trong cuộc sống. Tin mình, tin người sẽ giúp chúng ta chiến thắng và thành công.
Thứ hai, chúng ta phải tin rằng, xã hội yêu quý điều thiện, điều tốt đẹp cho nên đừng đánh mất niềm tin, đừng để niềm tin trong mình mai một.
Thứ ba, chọn lọc thông tin trong thời đại công nghệ thông tin phát triển. Hiện nay, chúng ta có thể tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin xấu độc, chưa được kiểm chứng làm đổ vỡ niềm tin. Cho nên, chúng ta cần chọn lọc để nuôi dưỡng tâm hồn thật thanh cao, đúng phẩm chất làm người.
Trên đây là những chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh về niềm tin trong cuộc sống qua câu chuyện của gia đình Bà-la-môn Adinnapubbaka. Hy vọng qua đó, quý bạn đọc sẽ hiểu được giá trị của niềm tin và biết cách xây dựng, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, với những điều tốt lành để được hạnh phúc, an vui.
Văn kinh🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
- Này Xá-lợi-phất, nếu Thầy biết rằng bạch y Thánh đệ tử gìn giữ, thực hành năm pháp (năm giới) một cách hoàn hảo và được bốn tăng thượng tâm (nhớ nghĩ về Phật, Pháp, Tăng, giới), thì đối với hiện pháp lạc trú dễ được, chứ không phải khó được.
Văn kinh🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh 🞄 26/6/2025
Bạch y Thánh đệ tử tự nhớ nghĩ giới, giới này không sứt mẻ, không rách nát, không ô uế, không cấu bẩn, vững như đất, không hư vọng; đó là điều mà Đức Phật ngợi khen thọ trì đầy đủ tốt đẹp.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Văn kinh🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh 🞄 22/6/2025
Này Bà-la-môn, Đức Thế Tôn có trí tuệ, có tri kiến, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, dứt bỏ tà kiến, đoạn trừ tà kiến, không có đề cập đến vấn đề: “Thế gian hữu thường, cho đến vấn đề không có mạng chung”.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo, như chánh kiến.
Văn kinh🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh 🞄 21/6/2025
Trong các loài chúng sinh hai chân, bốn chân ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, Như Lai là tối thượng, đã thành tựu bốn Đế này.
Văn kinh🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh 🞄 15/6/2025
Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp? Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Tuệ tri tập khởi của mười hai nhân duyên, tuệ tri đoạn diệt của mười hai nhân duyên, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của mười hai nhân duyên, Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri Con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập.
Văn kinh🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Với ai như lý tác ý tướng bất tịnh, thời tham chưa sanh không sanh khởi, hay tham đã sanh được đoạn tận. Kinh Tăng Chi Bộ - tập 1
Văn kinh🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Bà-la-môn Lô-già khởi lên ác kiến sau đây: "Ở đời, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chứng được thiện pháp, sau khi chứng được thiện pháp không nên nói cho người khác
Văn kinh🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Vua Tệ-túc khởi lên ác, tà kiến như sau: "Không có đời sau, không có các loại hóa sanh, hành vi thiện ác không có quả báo". kinh Trường Bộ, tập 2
Văn kinh🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Văn kinh 🞄 13/6/2025
Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.