trực tuyến
Sám hối chuyển hóa | Ngày 10/10/Giáp Thìn | Chùa Ba Vàng

Thứ Tư, 04/12/2024

tức 4/11 Giáp Thìn

5 lưu ý quan trọng khi tỉa chân nhang để mang lại an lành, may mắn

14/12/2022

Có nhiều gia chủ muốn biết cách tỉa chân nhang đơn giản, không phạm tâm linh, thu hút tài lộc và may mắn trong cuộc sống. Vậy gia chủ cần lưu ý 5 điều sau đây.

14/12/2022

-
aa
+

Vào mỗi dịp cuối năm, nhiều gia đình băn khoăn về cách tỉa chân nhang sao cho đơn giản mà không phạm tâm linh, giúp thu hút tài lộc và thuận lợi trong cuộc sống.

Để tỉa chân nhang an tâm, không lo động vào bát hương hay hao hụt tài lộc trong năm mới, kính mời quý vị tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Những lưu ý khi tỉa chân nhang để không bị phạm tâm linh

1.Tỉa chân nhang có được xê dịch bát hương không?

Gia chủ hoàn toàn có quyền bao sái (lau chùi), xê dịch bát hương để dọn dẹp  sạch sẽ và đặt lại chỗ cũ mà không có vấn đề gì. Tương tự, ban thờ cũng thế, chúng ta có thể xê dịch các đồ thờ để quét dọn.  

Bởi, bát hương, cây nhang là vật để gia chủ bày tỏ sự tôn kính đối với thế giới tâm linh, có thể là ông bà tiên tổ hoặc thần Phật; là nơi để chúng ta trú tâm, hướng tâm đến. Nếu hướng tâm, trú tâm được rồi thì chúng ta có thể không cần bát hương cũng được. Cho nên, nhiều quốc gia trên thế giới không dùng bát hương nhưng  vẫn có câu chuyện tâm linh của họ. Bát hương cũng không phải nơi để thế giới vô hình, ông bà tổ tiên trú ngụ. 

Từ đó, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của bát hương để nhẹ nhàng hơn về tâm lý; bớt lo lắng, không sợ đụng chạm vào bát hương nữa.

Tuy nhiên, dù thế giới tâm linh không trú ngụ trong bát hương, nhưng việc để lẫn lộn vị trí bát hương sau khi tỉa chân nhang, bao sái là điều không nên. Khi đã được chư Tăng chú nguyện bát hương thì chúng ta nên tôn trọng, cố gắng nhớ để tránh lẫn lộn vị trí. 

2. Tỉa chân nhang vào ngày nào?

Chúng ta có thể tỉa chân nhang hàng ngày, không phải đợi đến ngày ông công ông táo mới được tỉa.

Việc để chân nhang lùm xùm có thể khiến bát hương và ban thờ không được sạch sẽ và trang nghiêm, đồng thời có nguy cơ bốc cháy nguy hiểm.

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách bao sái ban thờ không sợ phạm, được tốt lành

3. Tỉa chân nhang để lại mấy chân?

Sau khi bao sái bát hương, chúng ta có thể để lại mỗi bát hương 3 - 5 chân nhang.

Ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo); năm chân nhang tượng trưng cho ngũ phúc (năm điều phúc lành hoặc huyết thống năm đời).

Bát hương được tỉa chân nhang thường xuyên sẽ giúp ban thờ được sạch sẽ, trang nghiêm

Bát hương được tỉa chân nhang thường xuyên sẽ giúp ban thờ được sạch sẽ, trang nghiêm

Lưu ý: Trước khi tỉa chân nhang, quý vị chắp tay bạch theo văn khấn xin tỉa chân nhang như sau: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (hoặc Nam mô A Di Đà Phật), con xin phép được bao sái bát hương ạ”.

4. Ai là người được tỉa chân nhang?

Trong Phật giáo rất bình đẳng, việc cúng lễ, lau chùi, tỉa chân nhang không phân biệt nam hay nữ, kể cả phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt; miễn là họ giữ vệ sinh sạch sẽ. 

Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là quan niệm của một xã hội cũ trọng nam khinh nữ. Họ coi nhẹ người phụ nữ và cho rằng, việc tế tự, thờ cúng chỉ có nam giới mới kết nối được với thần linh, còn nếu là nữ giới sẽ kéo theo ma quỷ. Đó là quan niệm sai lầm. 

Cho nên, phụ nữ hay nam giới đều thắp hương, tỉa chân nhang, khấn vái, dọn dẹp ban thờ được bình thường.

Dù nam hay nữ thì đều được tỉa chân nhang, bao sái bát hương, ban thờ

Dù nam hay nữ thì đều được tỉa chân nhang, bao sái bát hương, ban thờ

Cách xử lý tro và chân nhang sau khi tỉa chân nhang

Sau khi tỉa xong, gia chủ có thể để chân nhang ở nơi sạch sẽ (có thể là bồn hoa, gốc cây sạch), hoặc mang đi hóa, lấy tro bón vào gốc cây.

Đặc biệt lưu ý, nếu những đồ liên quan đến thờ cúng như hoa, quả, chân nhang,... dù đã héo, tàn, mà từng dâng cúng Phật, thì không nên bỏ vào nơi dơ dáy, thiếu trang nghiêm. Vì như vậy thể hiện tâm chưa được lành thiện, cung kính.

Một số gia đình đã ứng dụng cách rút tỉa chân nhang

Chị Đặng Thị Như Quỳnh, hiện đang là làm tại Công ty Cổ Phần Hanpak đã thực hành cách rút tỉa chân nhang trên, chị chia sẻ: “Trước đây, ban thờ nhà mình khá bừa bộn do ảnh hưởng bởi những quan niệm cũ như để tàn hương càng nhiều thì càng nhiều lộc, đến ngày 23 tháng Chạp mới được tỉa chân nhang,...

Khi biết đến cách tỉa chân nhang này, mình thấy an lạc hơn trước nhiều! Mình thấy thanh tịnh hơn khi bàn thờ được sạch sẽ, trang nghiêm. Và từ khi bắt đầu thực hành như vậy, cuộc sống mình không xảy ra biến cố gì, công việc vẫn rất phát triển”.

Chị Đặng Thị Như Quỳnh, hiện đang làm việc tại Công ty Cổ Phần Hanpak

Chị Đặng Thị Như Quỳnh, hiện đang làm việc tại Công ty Cổ Phần Hanpak

Việc bao sái, tỉa chân nhang giúp chị Như Quỳnh cảm thấy an tâm hơn trước đây

Việc bao sái, tỉa chân nhang giúp chị Như Quỳnh cảm thấy an tâm hơn trước đây

Anh Nguyễn Thế Huyên, hiện ở thôn Phú Quân, xã Thịnh Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, công tác tại trường THCS Cẩm Giàng, bày tỏ quan điểm của mình về cách tỉa chân nhang:“Trước kia, khi nói đến bát hương, ban thờ, mình rất sợ, lo lắng, có bụi cũng không dám động vào.

Sau khi hiểu được bản chất của bát hương là để hướng tâm, kết nối tâm mình với ông bà, tổ tiên, thì mình không còn bị nặng nề bởi những quan điểm cũ nữa. Với mình, quan trọng hơn hết là tâm mình biết thành kính, tưởng nhớ và biết ơn ông bà, tổ tiên.

Mình đặt bát hương ra, lau dọn sạch sẽ rồi để lại chỗ cũ. Mọi thứ đều rất an ổn, không bị ảnh hưởng đến cuộc sống như lời mọi người truyền tai nhau”.

Anh Nguyễn Thế Huyên bao sái bát hương tại nhà

Anh Nguyễn Thế Huyên bao sái bát hương tại nhà

Ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm sau khi được bao sái, tỉa chân nhang

Ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm sau khi được bao sái, tỉa chân nhang

Chị Hà Thị Bích Ngà đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, số 43, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội bộc bạch: “Mình bị ảnh hưởng bởi những quan niệm xưa của gia đình như xê dịch bát hương sẽ gặp những điều xui xẻo, tỉa chân nhang 1 năm 1 lần,... Nhưng khi thực hành theo cách tỉa chân nhang này, một thời gian sau thì mình không thấy có hiện tượng tâm linh gì. 

Mình đã hướng dẫn cho người bạn của mình thực hiện và bạn mình có nói rằng bát hương thông thoáng, thanh tịnh hơn”. 

Chị Hà Thị Bích Ngà đang công tác tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã thực hành theo cách tỉa chân nhang đơn giản

Chị Hà Thị Bích Ngà đang công tác tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã thực hành theo cách tỉa chân nhang đơn giản

Chị Bích Ngà tỉa chân nhang giúp cho bàn thờ được trang nghiêm, sạch sẽ hơn

Chị Bích Ngà tỉa chân nhang giúp cho bàn thờ được trang nghiêm, sạch sẽ hơn

Trên đây là những lời giảng của Thầy Thích Trúc Thái Minh và sự thực hành của các gia đình về cách tỉa chân nhang đơn giản, giúp bàn thờ luôn trang nghiêm và thanh tịnh mà không lo phạm tâm linh. Chúc quý vị một năm mới bình an, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn.

Bài liên quan
Xem thêm

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là gì? Lý giải Đức Phật không kiêu mạn

Bài viết🞄 02/12/2024

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Bài viết 🞄 02/12/2024

Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.

Vua Trần Nhân Tông: Cuộc đời và sự nghiệp có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 29/11/2024

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Bài viết 🞄 29/11/2024

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là một ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc. Ngài không chỉ là bậc minh quân mà còn là nhà tu hành chân chính, lỗi lạc.

Cách sám hối khẩu nghiệp giúp tiêu trừ tội lỗi, sống đời an vui

Bài viết🞄 29/11/2024

Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì khó tránh khỏi tai ương. Vậy nên, ta cần thành tâm sám hối, tu nhân tích đức để cuộc sống được bình an, tốt đẹp.

Bài viết 🞄 29/11/2024

Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì khó tránh khỏi tai ương. Vậy nên, ta cần thành tâm sám hối, tu nhân tích đức để cuộc sống được bình an, tốt đẹp.

Nhận biết về những giấc mơ điềm báo - Cách để có giấc ngủ an lành

Bài viết🞄 28/11/2024

Nhiều người muốn giải mã giấc mơ để biết những điều sắp xảy ra. Nhưng nếu là phàm nhân, chúng ta không có đủ trí để biết trước điềm báo trong mơ.

Bài viết 🞄 28/11/2024

Nhiều người muốn giải mã giấc mơ để biết những điều sắp xảy ra. Nhưng nếu là phàm nhân, chúng ta không có đủ trí để biết trước điềm báo trong mơ.

Cách nhớ về kiếp trước: Giải mã chuyển kiếp luân hồi theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 24/11/2024

Để lý giải việc có kiếp sau không, hãy tìm hiểu lời Đức Phật thuyết. Ngài thấy rõ, chúng sinh không chỉ tồn tại kiếp sống duy nhất mà trải qua nhiều kiếp sống khác.

Bài viết 🞄 24/11/2024

Để lý giải việc có kiếp sau không, hãy tìm hiểu lời Đức Phật thuyết. Ngài thấy rõ, chúng sinh không chỉ tồn tại kiếp sống duy nhất mà trải qua nhiều kiếp sống khác.

Thực hư việc thả cá chép đưa ông Táo về trời - Nên thả cá khi nào cho đúng?

Bài viết🞄 22/11/2024

Quan niệm thả cá chép để ông Công ông Táo cưỡi về trời là không đúng. Tuy nhiên, việc phóng sinh các loài vật vào cuối năm vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp.

Bài viết 🞄 22/11/2024

Quan niệm thả cá chép để ông Công ông Táo cưỡi về trời là không đúng. Tuy nhiên, việc phóng sinh các loài vật vào cuối năm vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp.

Những phong tục tập quán ngày Tết - Lưu ý quan trọng để năm mới an lành

Bài viết🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Bài viết 🞄 15/11/2024

Trong dân gian Việt Nam lưu truyền rất nhiều phong tục ngày Tết Nguyên đán. Tùy theo vùng miền Bắc - Trung - Nam sẽ có những phong tục tập quán khác nhau.

Giàu - nghèo: Cách để có tài sản theo lời Phật dạy

Bài viết🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

Bài viết 🞄 21/10/2024

Bài kinh “Nhân duyên của giàu nghèo” sẽ lý giải tại sao lại có kẻ giàu, người nghèo. Đồng thời, chỉ ra cách để có được tài sản dựa theo quan điểm đạo Phật.

11 điều giúp phụ nữ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, sống an lạc hạnh phúc

Bài viết🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Bài viết 🞄 20/10/2024

Áp dụng 11 điều theo lời Phật dạy sẽ giúp phụ nữ trở nên đẹp từ tướng mạo đến tâm hồn, được yêu mến và đón nhận nhiều điều tốt lành trong đời này và đời sau.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại, đặc biệt nhất trong lịch sử dân tộc

Bài viết🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Bài viết 🞄 09/10/2024

Một người vừa lên ngôi vua đã đánh bại đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ, từ bỏ đỉnh cao danh vọng để xuất gia - đó là Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Quan điểm tích lũy tài sản của người đệ tử Phật

Bài viết🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Bài viết 🞄 07/10/2024

Trong bài kinh Làm giàu, Đức Phật khuyến khích người đệ tử tại gia phải bằng sự nỗ lực tinh tấn, sử dụng trí tuệ và sức lực của bản thân để làm ra tài sản một cách hợp pháp.

Nhân duyên đặc biệt giữa Tổ Sư khai sơn và Thầy trụ trì chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Bài viết 🞄 23/9/2024

Tổ Sư Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác là người đã có công tiếp nối các bậc Long Tượng khai sơn ngôi chùa Ba Vàng. Hơn 300 năm sau, Thầy Thích Trúc Thái Minh là người đã kế nghiệp chư Tổ khai sơn, gây dựng ngôi già lam Ba Vàng.

Tổng hợp những lời chúc Vu Lan chạm đến trái tim dành tặng cha mẹ

Tin tức🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Tin tức 🞄 19/8/2024

Ngoài những món quà thì đừng quên dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất gửi tặng tới cha mẹ.

Top các bài hát vu lan báo hiếu khiến bạn xúc động khi nhớ về cha mẹ

Bài viết🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Bài viết 🞄 19/8/2024

Dưới đây là các bản nhạc Vu Lan với giai điệu xúc động, lời bài hát dễ nghe, dễ thuộc, gợi nhớ về ân nghĩa và những lo toan, vất vả của mẹ cha.

Lý giải về tháng cô hồn: Điều kiêng kỵ tháng cô hồn có đúng không?

Bài viết🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Bài viết 🞄 16/8/2024

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn là không đúng. Sở dĩ có những kiêng kỵ là do dân gian quan niệm tháng cô hồn là tháng xá tội vong nhân

Cách cúng Rằm tháng 7 - Cúng thế nào để mang lại bình an cho gia chủ?

Bài viết🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Bài viết 🞄 16/8/2024

Cúng Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành truyền thống của mỗi gia đình Việt, là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, tri ân đến ông bà, tổ tiên...

Vu Lan báo hiếu: Cơ hội tạo phước lớn để thực hành báo hiếu cha mẹ

Bài viết🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Bài viết 🞄 16/8/2024

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ đạo Phật. Đây là cơ hội quý báu để những người con được thực hành tâm tri ân và đền ân đối với cha mẹ của mình.

Phật dạy khi bị người khác nói xấu - Cách ứng xử để tránh tổn thương

Bài viết🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Bài viết 🞄 17/7/2024

Cho nên, chúng ta không thể cấm những người xung quanh nói xấu sau lưng, hay đưa ra những quan điểm cá nhân của mình.

Tính kiên nhẫn là gì? 03 cách ứng dụng Phật Pháp để kiên nhẫn hơn

Tin tức🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.

Tin tức 🞄 06/7/2024

Tính kiên nhẫn có được là do chúng ta phải tự rèn luyện. Dưới đây là 03 cách để chúng ta có thể rèn luyện bản thân kiên nhẫn hơn.