trực tuyến
? [TRỰC TIẾP] Văn nghệ chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 - DL.2025 | Chùa Ba Vàng

Thứ Hai, 19/5/2025

tức 22/4 Ất Tỵ

5 xe diễu hành: Tái hiện dấu ấn cuộc đời của Đức vua Trần Nhân Tông tại chùa Ba Vàng

Trong đó phải kể đến chuỗi 5 xe mô hình tái hiện lại các sự kiện nổi bật về cuộc đời làm vua và xuất gia tu đạo của Phật hoàng. Mỗi xe đều mang một ý nghĩa đặc biệt...

-
aa
+

Lễ diễu hành Kính mừng Phật hoàng Trần Nhân Tông đản sinh diễn ra vào ngày 11/11/Quý Mão (tức ngày 23/12/2023) tại chùa Ba Vàng, với sự tham gia của hàng vạn Phật tử, bà con nhân dân trong và ngoài nước. 

Trong đó phải kể đến chuỗi 5 xe mô hình tái hiện lại các sự kiện nổi bật về cuộc đời làm vua và xuất gia tu đạo của Phật hoàng. Mỗi xe đều mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự kỳ công và hoành tráng của sự kiện này.

1. Xe “Bồ Tát giáng sinh cõi phàm - Truyền giáo Pháp Phật”

Sự kiện một con người đặc biệt như vua Trần Nhân Tông đản sinh nơi đời là vô cùng hiếm có trong lịch sử Việt Nam. Xe mô hình “Bồ Tát giáng sinh cõi phàm - Truyền giáo Pháp Phật” mô phỏng hình ảnh cung thành thời nhà Trần và Thái tử Trầm Khâm (sau này là Phật hoàng Trần Nhân Tông). Từ khi sinh ra, Thái tử đã mang tướng mạo phi phàm, trí dũng hơn người.

Trên tay Thái tử cầm một nhành sen và có 4 con rồng chầu xung quanh, thể hiện sự đản sinh cao quý của một vị Bồ Tát nơi đời. 

Hình ảnh cung thành trên mô hình xe tái hiện vương triều nhà Trần thịnh vượng - nơi Ngài chọn đản sinh.   

Theo xe là khối Phật tử khoác trên mình trang phục thời Trần, tay cầm hoa sen - biểu tượng của sự thanh khiết, vô nhiễm của Phật giáo.

Hình tượng Thái tử Trần Khâm cùng cung thành thời Trần được tái hiện trong lễ diễu hành tại chùa Ba Vàng

Hình tượng Thái tử Trần Khâm cùng cung thành thời Trần được tái hiện trong lễ diễu hành tại chùa Ba Vàng

Nhân dân, Phật tử cầm cờ thời Trần và hoa sen sau xe diễu hành

Nhân dân, Phật tử cầm cờ thời Trần và hoa sen sau xe diễu hành

2. Xe “Hội nghị Diên Hồng - Đại thắng Nguyên Mông” 

Mô hình xe tiếp theo tái hiện hình ảnh Đức vua Trần Nhân Tông cùng các bô lão họp bàn đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2 trong hội nghị Diên Hồng. Hình ảnh các bô lão giơ cánh tay để nhất trí đánh giặc thể hiện tinh thần lục hòa, dân chúng đồng lòng và quyết tâm bảo vệ đất nước Đại Việt.

Vó ngựa Mông Nguyên tàn bạo, hùng mạnh, chinh chiến khắp thế giới, nhưng cũng không thể đàn áp được khối đại đoàn kết dân tộc của quân dân Đại Việt. Hội nghị Diên Hồng được mở ra, lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà có một hội nghị dân chủ, là tiếng nói hùng mạnh vang khắp non sông của lão quyền và dân quyền.

Hình ảnh Đức vua Trần Nhân Tông họp bàn cùng các bô lão được tái hiện trên xe mô hình

Hình ảnh Đức vua Trần Nhân Tông họp bàn cùng các bô lão được tái hiện trên xe mô hình

Đoàn người hân hoan sau xe mô hình Hội nghị Diên Hồng - Đại thắng Nguyên Mông trong lễ diễu hành

Đoàn người hân hoan sau xe mô hình Hội nghị Diên Hồng - Đại thắng Nguyên Mông trong lễ diễu hành

3. Xe “Giấc mộng Phật tổ - Truyền tâm ấn bát nhã” 

Mô hình thể hiện những biểu tượng của điềm lành ứng báo trong giấc mơ đặc biệt của Thái tử Trần Khâm. Một hôm, khi đang nghỉ tại chùa Tư Phước, Ngài mộng thấy một bông sen vàng lớn bằng bánh xe mọc lên từ rốn mình, trên bông sen đó có một vị Phật đang ngự. Bên cạnh có người chỉ tay vào Thái tử và hỏi: “Biết Đức Phật này không? Đó là Đức Biến Chiếu Tôn”.

Hình tượng đóa sen vàng trên xe mô hình được lấy ý tưởng từ giấc mộng của vua Trần Nhân Tông. Đó không phải giấc mơ của một kẻ phàm nhân, mà đó là điềm lành của một vị Bồ Tát giáng sinh cõi Ta Bà với hạnh nguyện truyền bá Pháp cứu khổ của Đức Tổ Thích Ca, giúp Đại Việt tránh nạn đao binh, nhân dân Đại Việt được sống trong cảnh no ấm, hạnh phúc. 

Trên xe mô hình, tôn tượng Đức Phật Biến Chiếu với bông sen trong giấc mộng gợi về sự kiện “Niêm hoa vi tiếu” khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sắp nhập diệt. Trong Pháp hội truyền thừa, Đức Phật Thích Ca đã giơ bông hoa sen lên, tôn giả Đại Ca Diếp - Đại đầu đà đệ nhất đã đón lấy bông hoa đó. Hành động đó như ngụ ý rằng, trong thời chúng sinh tham dục nhiều, chỉ có Pháp tu đầu đà khổ hạnh mới giúp cho người tu diệt tận mọi ái dục. 

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tiếp tục gìn giữ pháp đầu đà như thời Đức Phật Thích Ca, và ngày nay tại chùa Ba Vàng, chư Tăng cũng đang lưu giữ pháp tu cao quý này.

Xe “Giấc mộng Phật tổ - Truyền tâm ấn bát nhã”  diễu hành trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân, Phật tử

Xe “Giấc mộng Phật tổ - Truyền tâm ấn bát nhã” diễu hành trong niềm hân hoan của hàng vạn người dân, Phật tử

Khung cảnh cờ hoa nô nức trong lễ diễu hành tại chùa Ba Vàng

Khung cảnh cờ hoa nô nức trong lễ diễu hành tại chùa Ba Vàng

4. Xe “Tiếp Tăng độ chúng - hành hạnh đầu đà - Lục hòa ban bố” 

Với khối chư Tăng khất thực, bình bát và tấm y, xe mô hình dưới đây đã tái hiện lại hình ảnh đặc trưng của Pháp hạnh đầu đà và Pháp lục hòa.

Hình ảnh chư Tăng đắp y, ôm bình bát đi khất thực là Pháp thứ 6 trong 13 Pháp đầu đà. Theo đó, chư Tăng tùy duyên đi các nơi để khất thực, không phân biệt giàu nghèo, ai cúng cho cái gì thì thọ nhận cái đó. Hình ảnh chư Tăng ôm bình bát khất thực là biểu trưng cho Tăng đoàn nối tiếp bước chân của Phật hoàng, hóa độ nhân dân, làm phước điền tối thượng cho chúng sinh gieo trồng phúc báu. 

Tăng đoàn dưới thời Phật hoàng Trần Nhân Tông rất đông đảo, tỏa đi khắp nơi để truyền giảng Phật pháp, dạy nhân dân thực hành mười thiện nghiệp, biết bỏ ác làm lành. Tăng đoàn sau này được tiếp nối bởi Nhị tổ Pháp Loa và Tam tổ Huyền Quang. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng được phát triển lên tới đỉnh cao thể hiện sự hưng thịnh của Phật Pháp. Nhân dân Đại Việt yêu kính lời Phật dạy, chăm thực hành Lục hòa nên đất nước thái bình, an lạc.

Trong chương trình diễu hành, đi theo mô hình xe “Tiếp Tăng độ chúng - hành hạnh đầu đà - Lục hòa ban bố”, Phật tử, nhân dân vẫy cờ Phật giáo rực rỡ sắc màu. 

Xe mô hình tái hiện Tăng đoàn cầm bình bát - hình ảnh đặc trưng của Pháp tu đầu đà

Xe mô hình tái hiện Tăng đoàn cầm bình bát - hình ảnh đặc trưng của Pháp tu đầu đà

Hàng vạn Phật tử và bà con nhân dân giương cao ngọn cờ Phật giáo, cờ thời Trần khi tham gia lễ diễu hành

Hàng vạn Phật tử và bà con nhân dân giương cao ngọn cờ Phật giáo, cờ thời Trần khi tham gia lễ diễu hành

5. Xe “Hư không lưu sử vàng - Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam” 

Sau khi hoàn thành trách nhiệm của một bậc quân chủ Đại Việt, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai và xuất gia, chuyên tu theo 12 Pháp hạnh đầu đà. Ngài cho dựng thảo am Ngọa Vân trên núi Yên Tử và miên mật tu tập với Pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà. 

Hình ảnh núi non Yên Tử trùng điệp và chùa Đồng chế tác tinh xảo, kỳ công trên xe mô hình thứ 5 này tái hiện lại nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông, đã thực hành các Pháp đầu đà cao quý cách đây hơn 700 năm. Sau này, Ngài chứng đắc quả vị và sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - là niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam.   

Một bên xe được trang trí hình ảnh trống Đồng cùng lá cờ Trần, bên còn lại là hình ảnh bánh xe chuyển Pháp luân và lá cờ Phật giáo. Qua đó, tái hiện các biểu tượng thiêng liêng của lịch sử dân tộc và thể hiện tư tưởng Hòa quang đồng trần - lấy đời để dựng đạo, lấy đạo đi xây đời. 

Ngay khi còn ở ngai vàng, Đức vua Trần Nhân Tông đã đưa Phật Pháp đến gần với đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho toàn dân tu học Lục hòa, từ đó Đại Việt trên dưới một lòng xây dựng giang sơn. 

Khi xuất gia, Trần Nhân Tông lại càng đề cao tư tưởng “Phật giáo bất ly thế gian giác”. Phật giáo không phải trong chùa, trong núi hay chỉ dành cho những bậc Thánh nhân nào đó, mà Phật giáo đem lại giá trị cho tất cả mọi người bình đẳng như nhau. 

Nhân dân, Phật tử theo sau xe mô hình đều hân hoan, mừng vui với những đóa hoa cúc vàng rực rỡ trên tay. Hoa cúc là biểu tượng cho Pháp lục hòa, chính là tinh thần đoàn kết, bền chặt - dù có héo cũng không rời cành, cánh hoa không lìa khỏi đài hoa. 

Hình ảnh xe diễu hành “Hư không lưu sử vàng - Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam”

Hình ảnh xe diễu hành “Hư không lưu sử vàng - Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam”

Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt các bạn trẻ cùng bông hoa cúc - biểu tượng cho Pháp lục hòa

Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt các bạn trẻ cùng bông hoa cúc - biểu tượng cho Pháp lục hòa

5 xe mô hình xuất hiện trong chương trình đã thể hiện rõ nét 5 dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Các mô hình được thiết kế tỉ mỉ, công phu, khéo léo thể hiện những câu chuyện lịch sử hào hùng đã qua.

Dù đang ngồi trên vương vị hay đã đi xuất gia thì Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn luôn quan tâm và chăm lo cho đời sống của dân chúng, đặc biệt là đời sống tinh thần của con dân Đại Việt. Nhờ sự đản sinh và xuất gia của Ngài mà nhân dân Đại Việt có nơi để nương tựa vững chắc, được học hiểu giáo lý của Đức Phật mà áp dụng vào đời sống cho có thể nhiều lợi ích. 

Hy vọng, thông qua bài viết này, quý nhân dân Phật tử sẽ có thêm hiểu biết và niềm tự hào về Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua Phật Việt Nam.

Bài liên quan
Xem thêm

Chùa Ba Vàng rực rỡ sắc màu trong Đêm văn nghệ chào mừng Đại lễ Vesak 2025

Hoạt động Phật sự🞄 09/5/2025

Đêm văn nghệ diễn ra trong bầu không khí vô cùng hân hoan, ngập tràn niềm vui. Những màn trình diễn nghệ thuật công phu đầy ấn tượng hòa cùng sự cổ vũ nhiệt tình của Nhân dân, Phật tử với cờ Phật giáo, cờ Tổ quốc, hoa và ánh đèn lung linh.

Hoạt động Phật sự 🞄 09/5/2025

Đêm văn nghệ diễn ra trong bầu không khí vô cùng hân hoan, ngập tràn niềm vui. Những màn trình diễn nghệ thuật công phu đầy ấn tượng hòa cùng sự cổ vũ nhiệt tình của Nhân dân, Phật tử với cờ Phật giáo, cờ Tổ quốc, hoa và ánh đèn lung linh.

Đại lễ Phật đản 2025 chùa Ba Vàng: Gieo phúc lành, đón nhận an vui, hạnh phúc

Tin tức khác🞄 09/5/2025

Hòa trong dòng chảy linh thiêng của mùa Phật đản Vesak 2025, chùa Ba Vàng tổ chức Đại lễ Phật đản (PL.2569 - DL.2025) vào ngày 6-7/4/AT (tức 3-4/5/2025) theo tinh thần chỉ đạo từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tin tức khác 🞄 09/5/2025

Hòa trong dòng chảy linh thiêng của mùa Phật đản Vesak 2025, chùa Ba Vàng tổ chức Đại lễ Phật đản (PL.2569 - DL.2025) vào ngày 6-7/4/AT (tức 3-4/5/2025) theo tinh thần chỉ đạo từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chùa Ba Vàng long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2025 – Hòa nhịp cùng Vesak Liên Hợp Quốc

Tin tức khác🞄 05/5/2025

Đây là sự kiện hòa trong niềm hân hoan của hàng triệu người con Phật trên khắp hành tinh chào mừng ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, cùng nhịp đập thiêng liêng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước...

Tin tức khác 🞄 05/5/2025

Đây là sự kiện hòa trong niềm hân hoan của hàng triệu người con Phật trên khắp hành tinh chào mừng ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, cùng nhịp đập thiêng liêng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước...

THÔNG TIN VỀ VIỆC CHIÊM BÁI XÁ LỢI PHẬT, XÁ LỢI TRÁI TIM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC TẠI VESAK 2025

Tin tức khác🞄 02/5/2025

Phật tử và Nhân dân cả nước sẽ có duyên lành hy hữu được tận mắt chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – quốc bảo Ấn Độ

Tin tức khác 🞄 02/5/2025

Phật tử và Nhân dân cả nước sẽ có duyên lành hy hữu được tận mắt chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – quốc bảo Ấn Độ

Thông báo chương trình tu kính mừng Đức Phật đản sinh năm Ất Tỵ

Tin tức khác🞄 01/5/2025

Hướng về mùa Vesak thiêng liêng, chùa Ba Vàng xin khuyến thỉnh quý Nhân dân, Phật tử phát tâm tu tập tụng kinh, thiền quán, thực hành các thiện phận sự...

Tin tức khác 🞄 01/5/2025

Hướng về mùa Vesak thiêng liêng, chùa Ba Vàng xin khuyến thỉnh quý Nhân dân, Phật tử phát tâm tu tập tụng kinh, thiền quán, thực hành các thiện phận sự...

Tổng hợp các chương trình trong Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2025

Tin tức khác🞄 01/5/2025

Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí hân hoan, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và cũng là lần thứ 4, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam.

Tin tức khác 🞄 01/5/2025

Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí hân hoan, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và cũng là lần thứ 4, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam.

Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Ba Vàng: Hòa mình vào 4 chương trình linh thiêng

Tin tức khác🞄 01/5/2025

Thực hiện hướng dẫn, chùa Ba Vàng long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản trong hai ngày 6/4 - 7/4/Ất Tỵ (tức 3/5 - 4/5/2025).

Tin tức khác 🞄 01/5/2025

Thực hiện hướng dẫn, chùa Ba Vàng long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản trong hai ngày 6/4 - 7/4/Ất Tỵ (tức 3/5 - 4/5/2025).

Thông báo chương trình ngày 14/3/Ất Tỵ (tức 11/4/2025)

Tin tức khác🞄 09/4/2025

Ngày 14 âm lịch hàng tháng là ngày tu học thường kỳ của chùa Ba Vàng. Ban Quản trị trang xin trân trọng thông báo chương trình tu học ngày 14/3/Ất Tỵ như sau:

Tin tức khác 🞄 09/4/2025

Ngày 14 âm lịch hàng tháng là ngày tu học thường kỳ của chùa Ba Vàng. Ban Quản trị trang xin trân trọng thông báo chương trình tu học ngày 14/3/Ất Tỵ như sau:

Thông báo chương trình Ngày 08/3/Ất Tỵ (tức 05/4/2025)

Tin tức khác🞄 02/4/2025

Ngày 08 âm lịch hàng tháng là ngày tu Bát quan trai giới thường kỳ của chùa Ba Vàng. Ban Quản trị trang xin được gửi tới quý vị các chương trình ngày 08/3/Ất Tỵ

Tin tức khác 🞄 02/4/2025

Ngày 08 âm lịch hàng tháng là ngày tu Bát quan trai giới thường kỳ của chùa Ba Vàng. Ban Quản trị trang xin được gửi tới quý vị các chương trình ngày 08/3/Ất Tỵ

Thông báo chương trình tu kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp năm Ất Tỵ

Tin tức khác🞄 27/3/2025

Nhân ngày kỷ niệm về vị Thánh Tăng Ma Ha Ca Diếp (06/3 âm lịch), chùa Ba Vàng khuyến thỉnh quý Phật tử, Nhân dân tu tập theo chương trình tu kỷ niệm về Ngài.

Tin tức khác 🞄 27/3/2025

Nhân ngày kỷ niệm về vị Thánh Tăng Ma Ha Ca Diếp (06/3 âm lịch), chùa Ba Vàng khuyến thỉnh quý Phật tử, Nhân dân tu tập theo chương trình tu kỷ niệm về Ngài.

Linh thiêng buổi lễ Dâng y cúng dường Đức Phật nhập Niết bàn

Tin tức khác🞄 18/3/2025

Hơn 2500 năm trước, tại thành Câu Thi Na, khi hay tin Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, cả đất trời như lặng đi trong niềm tiếc thương vô hạn.

Tin tức khác 🞄 18/3/2025

Hơn 2500 năm trước, tại thành Câu Thi Na, khi hay tin Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, cả đất trời như lặng đi trong niềm tiếc thương vô hạn.

[Thông báo chương trình tu tập] Kỷ niệm ngày Đức Quán Thế Âm Bồ tát đản sinh (Sám hối nghiệp ѕát ѕіnh, Lễ Ngũ Bách Danh năm Ất Tỵ)

Thông Báo🞄 11/3/2025

Hàng năm, nhân kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Quán Thế Âm Bồ tát, chùa Ba Vàng tổ chức lễ Ngũ Bách Danh - Sám hối nghiệp sát ѕіnh.

Thông Báo 🞄 11/3/2025

Hàng năm, nhân kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Quán Thế Âm Bồ tát, chùa Ba Vàng tổ chức lễ Ngũ Bách Danh - Sám hối nghiệp sát ѕіnh.

Đêm văn nghệ kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia đầy xúc cảm – Hướng tâm tri ân hạnh nguyện cao quý của Bậc Đại Giác

Tin tức khác🞄 09/3/2025

Chương trình khép lại trong niềm xúc động, để lại những dư âm lắng đọng, nhắc nhở mỗi người con Phật về ý nghĩa cao quý của sự xuất gia và con đường tìm cầu chân lý.

Tin tức khác 🞄 09/3/2025

Chương trình khép lại trong niềm xúc động, để lại những dư âm lắng đọng, nhắc nhở mỗi người con Phật về ý nghĩa cao quý của sự xuất gia và con đường tìm cầu chân lý.

Tuổi trẻ trở về chốn bình yên – Sạc đầy năng lượng tích cực, khởi đầu tháng mới an lành

Tin tức khác🞄 09/3/2025

Những thời khóa ý nghĩa giúp các bạn trẻ cảm nhận được sự bình yên sau những phút giây căng thẳng từ công việc, học tập trong cuộc sống.

Tin tức khác 🞄 09/3/2025

Những thời khóa ý nghĩa giúp các bạn trẻ cảm nhận được sự bình yên sau những phút giây căng thẳng từ công việc, học tập trong cuộc sống.

Thông báo chương trình tu tập: Quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn PL.2568 - DL.2025

Tin tức khác🞄 06/3/2025

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - suốt 49 năm hoằng Pháp, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ...

Tin tức khác 🞄 06/3/2025

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - suốt 49 năm hoằng Pháp, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ...

THÔNG BÁO: Chương trình tu kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia PL.2568 - DL.2025

Thông Báo🞄 26/02/2025

Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu đạo là một sự kiện vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhân loại.

Thông Báo 🞄 26/02/2025

Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu đạo là một sự kiện vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhân loại.

Một sáng sương bay chốn cửa thiền

Tin tức khác🞄 25/02/2025

Nhìn từ xa xa, chùa Ba Vàng đẹp tựa như bức tranh thủy mặc, thấp thoáng ẩn hiện trong làn sương mờ ảo của những ngày xuân

Tin tức khác 🞄 25/02/2025

Nhìn từ xa xa, chùa Ba Vàng đẹp tựa như bức tranh thủy mặc, thấp thoáng ẩn hiện trong làn sương mờ ảo của những ngày xuân

Chốn non thiêng Uông Bí, Quảng Ninh – Vẻ đẹp hùng vĩ, điểm hẹn tâm linh đầu năm

Tin tức khác🞄 17/02/2025

Mỗi độ xuân về, Uông Bí đón rất đông du khách hành hương, lễ Phật, tìm về cội nguồn tâm linh giữa khung cảnh non nước hữu tình; cầu nguyện một năm mới bình an...

Tin tức khác 🞄 17/02/2025

Mỗi độ xuân về, Uông Bí đón rất đông du khách hành hương, lễ Phật, tìm về cội nguồn tâm linh giữa khung cảnh non nước hữu tình; cầu nguyện một năm mới bình an...