Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm cần thiết: tỏi, hành tây, hành lá, gừng,...(biết được từ sự tu tập và trải nghiệm thực hành) nhằm hỗ trợ tích cực đối với bị nhiễm và nghi nhiễm COVID-19.
24/02/2022
Mục Lục [Ẩn]
- #1 Tỏi, hành tây: Hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và các dấu hiệu sức khỏe khác
- #2 Đu đủ xanh: Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm di chứng COVID về sau
- #3 Lá lốt: Sử dụng cho trẻ em
- #4 Lá mơ: Bảo vệ đường ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng sốc thuốc
- #5 Nước hành lá, húng bạc hà, sả: Dành cho người có triệu chứng nhiễm bệnh
- #6 Tập hít thở với nước sả tươi
- #7 Nước gừng tỏi, mật ong: Phòng chống cảm cúm, dịch bệnh
- #8 Các biện pháp khác
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, ngoài việc thực hiện tốt các yêu cầu, khuyến cáo của Bộ Y Tế trong việc phòng, chống dịch COVID-19, chúng ta có thể tham khảo và áp dụng những loại thực phẩm sau đây để bổ sung năng lượng, tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm cần thiết: tỏi, hành tây, hành lá, gừng,...(biết được từ sự tu tập và trải nghiệm thực hành) nhằm hỗ trợ tích cực đối với bị nhiễm và nghi nhiễm COVID-19.
#1 Tỏi, hành tây: Hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 và các dấu hiệu sức khỏe khác
Tỏi và hành tây có tác dụng nâng cao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi có các dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19 hoặc đã nhiễm COVID-19 thì ngoài điều trị theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, chúng ta có thể bổ sung thêm tỏi và hành tây.
Không chỉ vậy, sử dụng tỏi và hành tây thường xuyên giúp chuyển hóa được bệnh cảm kinh niên, ốm vặt, ốm theo thời tiết, đau, rát cổ họng... Dưới đây là hướng dẫn giúp quý vị sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả với 2 loại thực phẩm này.
a.Tỏi
Cách sử dụng
Cách 1: Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào cốc nước nóng và uống
Cách 2: Uống một ngụm nước lọc nhỏ (không nuốt) rồi cho nhánh tỏi vào nhai cùng với nước. Đến khi hết cay mới nuốt. Có thể nhai đến 15 phút cho hơi tỏi xông hết lên mũi miệng.
Cách 3: Trộn tỏi sống với rau luộc, có thể trộn với dầu hoặc chấm thêm gia vị để ăn (không được xào tỏi lên).
Thời gian sử dụng
- Nếu chưa nhiễm: nhai ít nhất 3 lần/ngày; hoặc 4-5 lần/ngày.
- Nếu nguy cơ cao có thể nhai 1 tiếng/lần.
Lưu ý:
1. Nếu có nhiều triệu chứng: đau rát cổ họng, đau đầu, chảy nước mũi, đau toàn thân, tức ngực,... có thể nhai 3 nhánh tỏi liên tiếp. Tức là nhai nuốt xong 1 nhánh, rồi tiếp tục nhai nhánh khác. Một tiếng sau lại tiếp tục nhai 3 nhánh lần lượt. Như vậy, các triệu chứng kể trên có thể giảm nhanh.
2. Đối với người đã có triệu chứng của COVID-19, có thể nằm xuống ăn, đeo khẩu trang kín để hơi tỏi xông lên
3. Khi chưa quen, nhai nửa nhánh tỏi trước; sau đó mới tăng lượng tỏi nếu chưa thấy cay.

Tỏi và hành tây có tác dụng nâng cao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19
b. Hành tây
Cách sử dụng
– Cắt hành tây thành các miếng vuông (khoảng hai đầu ngón tay).
– Nhai nát miếng hành tây thành nước, ngậm ở khoang miệng và thở bằng lối mũi để hơi hành tây xông qua đường mũi. Làm vậy một lúc lâu rồi nuốt hành tây từ từ.
Thời gian sử dụng
Ăn hành tây rải rác nhiều lần trong cả ngày, có thể mang theo bên mình khi đi ra khỏi nhà.
Lưu ý:
1. Nên đeo khẩu trang khi nhai hành tây, để hơi cay xông lên chảy nước mắt, nước mũi.
2. Nếu cảm thấy rát lưỡi, uống một ngụm nước lọc nhỏ (không nuốt) rồi cho miếng hành tây vào nhai cùng với nước. Đến khi hết cay mới nuốt.
3. Nếu chưa quen, có thể bắt đầu ăn những miếng nhỏ trước.
4. Không nhai dập hành tây rồi nuốt xuống bụng luôn, làm như vậy sẽ gây nóng vùng bụng, rát dạ dày.
5. Mỗi lần ăn xong, không uống nước ngay mà phải để một thời gian dài giúp hơi hành tây lưu lại trong khoang cổ và vùng họng.
6. Nên sử dụng kết hợp cả hành tây và tỏi.
#2 Đu đủ xanh: Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm di chứng COVID về sau
Đu đủ xanh giúp nâng cao sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh và có tác dụng giảm hậu quả xấu do di chứng của bệnh để lại.
Cách sử dụng
– Đu đủ xanh gọt vỏ, thái sợi hoặc cắt miếng vuông
– Đặt nồi nước lên bếp, cho một chút muối, dầu ăn (nếu sợ ngấy thì không cho dầu ăn); rồi cho đu đủ vào trần chín tới và vớt ra ngay.
– Kết hợp với tỏi: Tỏi bóc vỏ, đập dập, chia làm 2 phần
+ Phần ít hơn: phi với dầu ăn
+ Phần nhiều hơn: để sống
Sau đó, trộn đu đủ + tỏi phi + tỏi sống rồi ăn.
Thời gian sử dụng
– Ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ít nhất 1 bát con.
+ Trẻ nhỏ liều lượng giảm
+ Người nặng cân thì ăn nhiều hơn.
– Nếu có thực phẩm thì ăn nhiều ngày.

Đu đủ và tỏi giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm di chứng COVID về sau
#3 Lá lốt: Sử dụng cho trẻ em
Đối với trẻ em không thể sử dụng được tỏi thì có thể sử dụng lá lốt. Bởi mỗi cơ thể, mỗi độ tuổi phù hợp với loại thực phẩm khác nhau, lá lốt phù hợp với cơ thể trẻ em.
Cách sử dụng
- Lá lốt rửa sạch, chế biến thành món ăn. Ví dụ: chả lá lốt, trứng rán lá lốt,...
Thời gian sử dụng
- Ăn nhiều, thường xuyên (tùy vào sức của trẻ)

#4 Lá mơ: Bảo vệ đường ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng sốc thuốc
Nếu xuất hiện các triệu chứng sốc thuốc trong quá trình tiêm phòng hay điều trị như: người nôn nao, đau đầu, lạnh người,… có thể sử dụng lá mơ hỗ trợ. Đặc biệt, lá mơ giúp bảo vệ đường ruột, tránh tác động xấu cho đường ruột.
Cách sử dụng
Cách 1: Ăn sống 5-6 lá mơ
Cách 2: Xay lá mơ lấy nước và uống (khoảng 1 cốc)
Thời gian sử dụng
– Ngay sau khi có hiện tượng sốc thuốc, thuốc quá liều.
– Để bảo vệ đường ruột thì ăn hàng ngày, có thể ăn số lượng nhiều hơn.

Lá mơ là loại thực phẩm hiệu quả trong việc bảo vệ đường ruột, hỗ trợ giảm triệu chứng sốc thuốc
#5 Nước hành lá, húng bạc hà, sả: Dành cho người có triệu chứng nhiễm bệnh
a. Nước hành lá, húng bạc hà
Khi xuất hiện một trong các triệu chứng: đau rát họng, đau đầu, đau mỏi người, chảy nước mũi, đau hốc mắt, đau đầu ở thái dương, đau rát ở phần tiếp giáp giữa miệng và mũi, tức ngực, khó thở, sốt, co giật,… thì có thể sử dụng nước hành lá để uống. Ngoài ra, có thể ăn thêm lá húng bạc hà để hỗ trợ giảm đau đầu.
Cách sử dụng nước hành lá
– Hành lá: nhặt sạch, rửa sạch, thái nhỏ.
– Cho hành đã thái vào cối, giã nát (hoặc cho vào máy xay nát).
– Để hành đã giã nát vào bát, đổ nước ấm (40-50°C) vào, khuấy đều.
Liều lượng cho 1 lần uống/người: khoảng 10 cây hành lá loại vừa, 100ml nước ấm.
Thời gian sử dụng
Có thể uống 4-5 lần/ngày; mỗi lần cách nhau 2 tiếng.

Nước lá hành rất cần thiết trong việc hỗ trợ làm giảm những cơn sốt kèm theo đó là từng cơn co giật khẩn cấp (ảnh minh họa)
#6 Tập hít thở với nước sả tươi
Cách sử dụng
- Đun một nồi nước sả (lấy cây sả tươi), sau đó có thể đổ nước sả ra chậu
- Thực tập hít thở xuống chậu nước đó: hít vào thật sâu bằng mũi và thở phù ra thật mạnh bằng miệng
- 1 nồi dùng lại nhiều lần được, đun sôi lên và dùng tiếp (có thể sử dụng cho nhiều người)
Thời gian sử dụng
Hít thở hằng ngày
Lưu ý: Không nên xông nước sả vì có thể gây yếu người, dễ nhiễm bệnh.

Chúng ta nên tập hít thở với nước sả tươi (ảnh minh họa)
#7 Nước gừng tỏi, mật ong: Phòng chống cảm cúm, dịch bệnh
Sử dụng phương pháp này giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm, phòng chống dịch bệnh; đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng khô mũi, rát cổ, ho,…
Cách sử dụng
– Tuần đầu tiên:
+ Uống buổi sáng: Cho gừng cùng mật ong (hoặc đường) vào cốc, đổ nước sôi khuấy đều. Để nguội còn khoảng 60 độ, cho tỏi băm vào và uống. Có thể uống nước bỏ bã; nếu người có dấu hiệu bị nặng thì uống cả bã.
+ Uống buổi tối (trước khi đi ngủ): Nước khoảng 60 độ, cho tỏi băm cùng mật ong (hoặc đường).
– Tuần thứ hai:
+ Uống vào buổi sáng: gừng mật ong hoặc đường.
+ Không uống tối.
– Tuần thứ ba: dùng như tuần đầu.
Thời gian sử dụng
Dùng tới khi thấy cơ thể khỏe, không thấy có triệu chứng bệnh thì dừng.

Nước gừng tỏi, mật ong là một trong những thực phẩm phòng chống cảm cúm, dịch bệnh
Lưu ý:
1. Khi thấy khô mũi, rát cổ, ho vào buổi sáng thì dùng theo hướng dẫn buổi sáng (gừng, đường/mật ong, tỏi).
2. Nếu bị các hiện tượng khô mũi, rát cổ, ho vào buổi chiều, tối, đêm thì dùng theo hướng dẫn buổi chiều (tỏi, đường/mật ong), sẽ thấy dịu hoặc khỏi ngay.
3. Trẻ em thì cho uống ít (một vài thìa).
4. Không uống gừng vào buổi tối (Nếu buổi tối thì chỉ uống tỏi, mật ong/đường).
5. Có thể bổ sung tinh bột nghệ cùng nước gừng uống sáng, trưa
6. Có thể uống 1-2 cốc/lần
Bên cạnh đó, có thể nhai gừng buổi sáng, cách làm tương tự với nhai tỏi, hành tây: Ngậm một ngụm nước (không nuốt), cho gừng vào miệng nhai cùng nước. Việc này giúp cơ thể được ấm áp.
#8 Các biện pháp khác
Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện kết hợp các biện pháp sau hàng ngày:
– Uống 2 cốc sữa bột nóng (sáng và tối) để tăng cường đề kháng
– Uống thêm vitamin C (C sủi)
– Súc miệng nước muối nhiều lần với tỷ lệ: 0,3 kg muối/20 lít nước lọc
– Uống nước hành tây ninh: củ hành tây băm giã dập, ninh lấy nước đặc (ninh đến khi nước ngả màu vàng). 1 ngày có thể ninh 1-2 củ lấy 1 lít nước uống cả ngày.
Để đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng đề kháng trong tình hình dịch bệnh phức tạp, chúng ta có thể áp dụng các thực phẩm kể trên hằng ngày. Bên cạnh đó, đừng quên hãy dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Mong rằng, mỗi người hãy tự bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh.
Bài viết🞄 05/12/2023
Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.
Bài viết 🞄 05/12/2023
Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.
Bài viết🞄 04/12/2023
Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...
Bài viết 🞄 04/12/2023
Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...
Bài viết🞄 04/12/2023
Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?
Bài viết 🞄 04/12/2023
Khoảnh khắc leo lên những dãy núi gồ ghề, băng qua nhiều con đường đầy sỏi đá bằng chân trần, tôi thắc mắc sao thời nay lại có nhiều người vào rừng để sống một cách thiếu tiện nghi, không nhà không cửa như vậy?
Bài viết🞄 30/11/2023
Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.
Bài viết 🞄 30/11/2023
Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.
Bài viết🞄 27/11/2023
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm...
Bài viết 🞄 27/11/2023
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tập tục từ xa xưa của người dân Việt mà ông cha để lại. Đầu năm, người ta quan niệm mua muối để được mặn mà, giúp tình cảm gia đình, vợ chồng, cha con được đằm thắm...
Bài viết🞄 20/11/2023
Có nhiều người, cho dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không có được sự tôn trọng của mọi người. Điều ấy khiến họ rất khổ tâm. Sau khi đọc bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết lý do mình bị người khác coi thường và 08 cách cần áp dụng ngay để được người khác tôn trọng.
Bài viết 🞄 20/11/2023
Có nhiều người, cho dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không có được sự tôn trọng của mọi người. Điều ấy khiến họ rất khổ tâm. Sau khi đọc bài viết này, quý bạn đọc sẽ biết lý do mình bị người khác coi thường và 08 cách cần áp dụng ngay để được người khác tôn trọng.
Bài viết🞄 09/11/2023
Trong cuộc sống, khó có ai dám tự nhận mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì quả báo, tai ương chắc chắn sẽ ập đến với chúng ta, không sớm thì muộn.
Bài viết 🞄 09/11/2023
Trong cuộc sống, khó có ai dám tự nhận mình chưa bao giờ phạm phải khẩu nghiệp. Một khi đã phạm khẩu nghiệp thì quả báo, tai ương chắc chắn sẽ ập đến với chúng ta, không sớm thì muộn.
Bài viết🞄 07/11/2023
Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác...
Bài viết 🞄 07/11/2023
Bồ đề đạo tràng (hay còn gọi là Bodh Gaya) là một trong những Thánh tích linh thiêng bậc nhất Ấn Độ. Dù không hào nhoáng, lộng lẫy như một số kiến trúc khác...
Bài viết🞄 02/11/2023
Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...
Bài viết 🞄 02/11/2023
Lợi ích của quy y Tam Bảo là gì? Nếu không giữ đủ 5 giới thì có được quy y không? Sau khi quy y rồi mà lỡ phạm giới thì phải làm thế nào?...
Bài viết🞄 29/10/2023
Vườn Lâm Tỳ Ni - một trong tứ thánh tích Phật giáo quan trọng và là điểm hành hương thu hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.
Bài viết 🞄 29/10/2023
Vườn Lâm Tỳ Ni - một trong tứ thánh tích Phật giáo quan trọng và là điểm hành hương thu hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.
Bài viết🞄 15/10/2023
Nhiều người đã tìm mua hay thỉnh Phật bản mệnh - thường là những loại dây chuyền có hình vị Phật gắn với mệnh của mình để về thờ, đeo làm trang sức,...
Bài viết 🞄 15/10/2023
Nhiều người đã tìm mua hay thỉnh Phật bản mệnh - thường là những loại dây chuyền có hình vị Phật gắn với mệnh của mình để về thờ, đeo làm trang sức,...
Bài viết🞄 12/10/2023
Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...
Bài viết 🞄 12/10/2023
Ngày nay, có nhiều người muốn chép kinh Địa Tạng vì họ cho rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp: bà bầu nếu chép kinh thì sẽ tốt cho con, chép kinh lưu trữ trong nhà sẽ tốt cho gia chủ,...
Bài viết🞄 26/9/2023
Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.
Bài viết 🞄 26/9/2023
Có kiếp luân hồi hay không? Đâu mới là điểm kết thúc của lục đạo luân hồi? Việc trôi lăn trong lục đạo luân hồi khiến chúng ta phải chịu những phiền não, mệt mỏi và cả những khổ đau.
Bài viết🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết 🞄 21/9/2023
Vua Ashoka (hay còn gọi là A Dục Vương) là vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ xưa, trị vì từ năm 273 - 232 Tây Lịch....
Bài viết🞄 20/9/2023
Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.
Bài viết 🞄 20/9/2023
Chỉ với vài bước cơ bản, chúng ta sẽ có ngay những mẻ bánh trung thu siêu ngon để tặng người thân hoặc thưởng thức trong đêm trăng Rằm.