Trước khi tổ chức đám cưới, tân lang tân nương được các bậc cha mẹ đưa về chùa làm lễ, nhà Phật gọi đó là lễ Hằng thuận. Lễ Hằng thuận là cây cầu nối, giao thoa giá trị giữa đạo và đời
16/9/2019
Lễ Hằng thuận là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nét đẹp này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho những đôi tân lang, tân nương trong cuộc sống gia đình. Đặc biệt, lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng luôn có những điều ấn tượng và những nét đẹp rất riêng biệt được nhiều đôi bạn trẻ đón chờ.
Lễ Hằng thuận - nền tảng của gia đình hạnh phúc
Trước khi tổ chức đám cưới, tân lang tân nương được các bậc cha mẹ đưa về chùa làm lễ cầu hạnh phúc, trong nhà Phật gọi đó là lễ Hằng thuận. Lễ Hằng thuận là cây cầu nối, giao thoa giá trị giữa đạo và đời, là sự hòa quyện của văn hóa truyền thống, giữa đạo đức dân tộc và văn hóa của Phật giáo. "Hằng" có nghĩa là luôn luôn; "thuận" có nghĩa là đồng thuận, hòa thuận, cùng hướng về một điều tốt đẹp, cao thượng, chân thiện trong cuộc sống. “Hằng thuận” có nghĩa là vợ chồng cùng sống hòa thuận với nhau, tương kính, nhường nhịn, cùng nhau có trách nhiệm và bổn phận làm vợ, làm chồng. Khi hạnh phúc gia đình được xây dựng trên nền tảng hiểu và thương, cũng như thực hành theo lời Phật dạy thì hạnh phúc đó sẽ được lâu bền và vững chắc.

Lễ hằng thuận tại Chùa Ba Vàng
Những điều tuyệt vời khi tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng
1. Được học những lời Phật dạy về bổn phận của vợ, chồng
Đức Phật dẫu chứng đắc Niết Bàn nhưng Ngài đã để lại cho nhân thiên những lời dạy đem lại nhiều lợi lạc, đặc biệt là lời dạy về bổn phận của người vợ, người chồng. Trong buổi lễ Hằng thuận, đôi tân lang, tân nương được Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trích dẫn và giảng giải những điều Phật dạy về 5 bổn phận của người chồng đối với người vợ:
1. Phải hể hiện sự yêu quý, tôn trọng vợ.
2. Biết chăm sóc, cho vợ ăn uống đầy đủ.
3. Phải mua sắm trang sức cho vợ phù hợp với hoàn cảnh của mình.
4. Phải giao tài sản cho vợ quản lý.
5. Khi ra ngoài tránh tiếp xúc với phụ nữ không đoan chính.

Tân lang lắng nghe Sư Phụ giảng về bổn phận của người làm chồng trong buổi Lễ
Người chồng nào cũng thực hiện được 5 bổn phận này, chắc hẳn người làm vợ nào cũng sẽ mãn nguyện và hạnh phúc. Vậy đối với những người vợ thì sao?
Sau đây là 5 bổn phận của người vợ đối với chồng mình:
1. Phải luôn niềm nở đối với chồng.
2. Phải biết chu toàn việc nội trợ trong nhà.
3. Không cất giữ tài sản riêng tư
4. Khi chồng dạy phải biết lắng nghe.
5. Trọn lòng chung thủy với chồng
Những lời Phật dạy về bổn phận của người vợ, người chồng được Sư Phụ căn dặn trong lễ hằng thuận sẽ là tư lương để cặp đôi trẻ có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trọn vẹn theo đúng tinh thần người con Phật.

Tân nương lắng nghe Sư Phụ giảng về bổn phận của người làm vợ
2. Sự gắn kết gia đình và lòng tri ân cha mẹ, ông bà
Trong buổi lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng, khoảnh khắc những giọt nước mắt lăn dài vì xúc động của 2 đấng sinh thành đã trở thành hình ảnh ấn tượng nhất. Trong giây phút cha mẹ được nhìn thấy đứa con mà mình thương yêu, chiều chuộng nay đã trưởng thành và đủ sức gánh vác trách nhiệm gia đình có lẽ là điều hạnh phúc nhất. Đó là giọt nước mắt của tình thương, cũng như niềm tự hào.

Các Tân lang - Tân nương đảnh lễ hai đấng sinh thành của mình
Trong không khí xúc động ấy, đôi tân lang, tân nương được thực hiện nghi thức đảnh lễ để tri ân công đức sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Điều đó quả thật là quý báu và đáng trân trọng, bởi chỉ khi tổ chức lễ cưới ở chùa thì những người con mới có thể một lòng nhớ nghĩ về ơn dưỡng dục sâu dày của đấng sinh thành. Và cha mẹ cũng trao truyền cho con những lời dạy về cuộc sống vô cùng ý nghĩa thiết thực.
3. Được thực hiện nghi thức phu thê giao bái
Các cụ ngày xưa có dạy: “Vợ chồng là lẽ tương kính.” Vợ phải kính trọng chồng, chồng phải kính trọng vợ; khi nào vợ chồng còn kính trọng nhau thì hạnh phúc sẽ còn. Vậy nên, trong lễ hằng thuận cô dâu chú rể sẽ cùng đảnh lễ nhau trước sự chứng minh của trên Sư Phụ cùng đại Tăng chùa Ba Vàng và hai bên gia đình. Cũng từ lòng quý kính nhau mà đôi vợ chồng phát nguyện sẽ sống trọn đời yêu thương nhau; sống hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ hai bên; chăm sóc dạy dỗ con cái nên người; luôn sống chân thành, giúp đỡ mọi người; nhớ ơn Phật và hộ trì ngôi Tam Bảo. Quả thật, nếu thực hành như lời Phật dạy, vợ chồng sống biết yêu thương, tôn trọng nhau thì chắc chắn hạnh phúc sẽ trọn vẹn và bền lâu.

Tân lang - Tân nương đảnh lễ nhau trong buổi lễ
Hy vọng rằng với 3 điều tuyệt vời của lễ hằng thuận - chùa Ba Vàng thì chính nơi đây sẽ là nơi để các bạn trẻ gửi gắm hạnh phúc của đời mình. Vì tổ chức lễ cưới trên chùa không chỉ giúp các bạn có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà còn giúp các bạn kết duyên với Tam Bảo, trở thành gia đình Phật tử luôn hộ trì và bảo vệ chính Pháp.
Hạnh Duyên
Bài viết🞄 16/5/2023
Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn
Bài viết 🞄 16/5/2023
Hiếm có ngôi chùa nào lại có công trình kiến trúc "độc lạ" như ở cung thờ Phật Phụ - Phật Mẫu chùa Ba Vàng. Đây là nơi thờ Đức vua Tịnh Phạn
Hoạt động Phật sự🞄 07/5/2023
Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...
Hoạt động Phật sự 🞄 07/5/2023
Đại lễ Phật đản không chỉ là cơ hội để mọi người được cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình; mà còn là khoảng thời gian được tìm hiểu về Phật giáo...
Nhân vật Phật giáo🞄 02/5/2023
Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?
Nhân vật Phật giáo 🞄 02/5/2023
Có phải Hoàng hậu Ma Da hết phước khi sinh Đức Phật nên mới qua đời? Bà là người như thế nào? Liệu có phải là người mẹ đặc biệt nhất thế gian như trong kinh điển thường nói?
Bài viết🞄 02/5/2023
Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.
Bài viết 🞄 02/5/2023
Chuyến hoằng Pháp của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chư Tăng chùa Ba Vàng và Cô Phạm Thị Yến - chủ nhiệm CLB Cúc Vàng tại Nhật đã kết thúc. Dù vậy, những câu chuyện về “hành trình tích lũy phước báu” của các Phật tử xa xứ vẫn đang được kể.
Bài viết🞄 22/4/2023
“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.
Bài viết 🞄 22/4/2023
“Thiên thượng” là trên trời; “thiên hạ” là dưới trời; “duy ngã” là chỉ có ta là tôn quý nhất; “độc” nghĩa là độc nhất, tôn quý nhất. “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”.
Bài viết🞄 22/4/2023
Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...
Bài viết 🞄 22/4/2023
Phật đản là ngày Tết của mỗi người con Phật. Vào ngày này, mọi người có thể gửi lời chúc ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,...
Bài viết🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Bài viết 🞄 09/4/2023
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp được biết đến là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Khi còn ở thế tục, Ngài có tên là Tất Bát La Da Na.
Chuyển hóa nghiệp🞄 06/4/2023
Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...
Chuyển hóa nghiệp 🞄 06/4/2023
Ngồi thoải mái trên ghế sofa, chị Danh chợt nhớ lại những ngày tháng bị mất ngủ và mắc bệnh trĩ trước đây. Chị Danh bị những căn bệnh này hành hạ...
Bài viết🞄 02/4/2023
Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...
Bài viết 🞄 02/4/2023
Lễ Tết Thanh minh không có ngày cố định. Thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04 - 05/04 (sau khi kết thúc tiết xuân phân)...
Bài viết🞄 20/3/2023
Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.
Bài viết 🞄 20/3/2023
Nhiều người đã khỏi bệnh lâu năm: 30 năm viêm xoang, gần 30 năm đau buốt chân tay, hen suyễn bẩm sinh, viêm đại tràng mãn tính,... nhờ tham gia đàn lễ Ngũ Bách Danh.
Bài viết🞄 10/3/2023
Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...
Bài viết 🞄 10/3/2023
Tôi ít đi chùa - nơi dành cho người già, người thất tình muốn xa lánh cuộc đời,... Ít nhất là trong suy nghĩ của tôi, chùa chán chường như vậy. Thế nhưng định kiến ấy đã thay đổi hoàn toàn sau khi tôi...
Tin tức🞄 04/3/2023
Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.
Tin tức 🞄 04/3/2023
Đức Phật đã nhập Niết bàn cách đây gần 26 thế kỷ, nhưng với lòng từ bi vô lượng, Ngài để lại kim thân Xá Lợi để nhân dân, Phật tử sau này có cơ hội được đảnh lễ, cúng dường, thừa hưởng phúc báu.
Bài viết🞄 01/3/2023
Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.
Bài viết 🞄 01/3/2023
Các Phật tử chùa Ba Vàng đang vô cùng háo hức, mong ngóng trở về Nhà Lớn vào cuối tuần này. Bởi Hội trại Lục Hòa sắp diễn ra tới đây hứa hẹn có nhiều mới lạ, sôi động và hấp dẫn.