trực tuyến
Chẩn tế tháng 3/Giáp Thìn

Thứ Năm, 25/4/2024

tức 17/3 Giáp Thìn

Chương trình tu tập theo ba tháng an cư kiết hạ của chư Tăng

Chư Tăng ba tháng an cư thực hành pháp lục hòa, trau dồi giới đức, học và luận bàn thánh giáo của Đức Phật, nên Phật tử cùng nhau tu tập sám hối tụng kinh..

-
aa
+

A. Hướng Dẫn

Chương trình dành cho các đạo tràng tổ chức tu tập theo ba tháng an cư kiết hạ của chư Tăng.

I. Kinh Tụng Và Phân Chia Thời Gian Tụng

1. Khai Đàn: Tụng theo chương trình.

2. Tu Tập Hàng Ngày: Các loại kinh:
Sám Hồng Danh: 7 ngày.
Lương Hoàng Bảo Sám: tụng 40 ngày (Các chương ngắn, có thể tụng một buổi từ hai đến 3 chương; các chương dài có thể chia nhỏ, để tụng từ hai đến ba buổi).
– Kinh Quán Âm Quảng Trần: tụng 7 ngày.
– Kinh Pháp Hoa: tụng 28 ngày, mỗi ngày tụng một phẩm.
– Kinh Địa Tạng: 6 ngày, một ngày tụng từ hai đến ba phẩm, tùy theo phẩm dài hoặc ngắn.
Kinh Vu Lan: 3 ngày.

3. Kết Đàn: tụng theo chương trình.
Lưu ý: Các trường hợp không có thời gian tu tập theo cả chương trình hết ba tháng, thì nên cố gắng tu vào ngày nghỉ trong tuần. Mỗi bộ kinh đọc một lần hoặc những bộ kinh dài đọc một vài phần.

II. Hình Thức Tu Tập:

1. Khai Đàn:
- Khai đàn tại đạo tràng:
+ Địa điểm: gia đình Phật tử.
+ Thành phần tham gia: Ban cán sự đạo tràng, các Phật tử (tùy duyên).
+ Đồ lễ: Cơm chay, thí thực
- Khai đàn tại các nhóm tu tập:
+ Địa điểm: gia đình Phật tử.
+ Thành phần tham gia: tất cả Phật tử trong nhóm.
+ Đồ lễ: Cơm chay, thí thực
- Khai đàn cá nhân tu tập: (trường hợp chưa vào đạo tràng)
+ Địa điểm: gia đình Phật tử.
+ Thành phần tham gia: cá nhân Phật tử
+ Đồ lễ: Cơm chay, thí thực

2. Tu Tập Hàng Ngày
- Các buổi tụng kinh, sắp lễ ba bát cơm trắng (bát nhỏ) và ba cốc nước chè.
- Các bài kinh đảnh lễ Phật sám hối (Sám Hồng Danh,...) thì cúng cơm sau khi đảnh lễ hết danh hiệu Phật.
- Khi tu tập hết một bộ kinh, chuyển sang kinh mới, không cần khai đàn, mà chỉ bạch lễ tụng kinh theo hướng dẫn trong văn khấn.
- Không cần phải tụng hết bộ kinh, mới thay đổi địa điểm tụng kinh.
- Khi di chuyển sang địa chỉ khác tu tập, tùy duyên của chủ nhà: nếu muốn làm cơm chay và thí thực để cúng, thì sắm lễ cúng; nếu không đủ duyên để sắm lễ, thì chỉ sắp lễ cúng là ba bát cơm và ba chén nước.
Lưu ý khi tụng kinh: Trong bộ kinh nào ghi là: "Đệ tử con tên là..." thì quý đạo hữu chỉ đọc "đệ tử con" bỏ hai từ "tên là" và không đọc họ tên của mình. Ví dụ: Văn kinh: "Đệ tử con tên là... thành tâm xin sám hối", thì quý đạo hữu đọc là: Đệ tử con thành tâm xin sám hối.

3. Kết Đàn: 
– Kết đàn tại đạo tràng
– Kết đàn tại các nhóm.

III. Tâm Linh:
– Thỉnh mời và cúng dường:

+ Các đàn lễ đều thỉnh mời: Chư Hộ Pháp, chư Thiên, chư Thần linh ủng hộ pháp hội. Các Phật tử tham dự, tùy duyên phát tâm cúng dường Tam Bảo hồi hướng (có hoặc không; hoặc ít, hoặc nhiều)
+ Các đàn lễ tụng kinh mời hương linh: gia tiên, oan gia trái chủ của cả gia đình, của các Phật tử tham gia pháp hội.
+ Các Phật tử tùy duyên đặt tịnh tài cúng dường để hồi hướng cho các hương linh có duyên với mình, để các hương linh có phúc lành thọ thực, nghe kinh (có hoặc không; hoặc ít, hoặc nhiều). Tịnh tài phát nguyện cúng dường hồi hướng để riêng thành hai phần:
(1) chư Hộ Pháp, chư Thiên, chư Thần;
(2) hương linh….
+ Sau khi di chuyển địa điểm tụng kinh, thì chuyển số tịnh tài đó về đạo tràng. Đạo tràng để bạch lễ cúng dường vào buổi kết đàn tại chùa (thời gian chuyển: tùy họp bàn của đạo tràng).
– Hồi hướng: đọc tên hồi hướng cho các gia đình nặng nghiệp (đạo tràng, nhóm tự đề xuất).

IV. Hướng Dẫn Kết Hợp Nghi Thức Của Chương Trình Với Từng Bài Kinh, Sám

1. Sám Hồng Danh
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (Sám kinh).
+ Mười hạnh Phổ Hiền (Sám kinh).
+ Cúng cơm (chương trình).
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (chương trình).

2. Lương Hoàng Bảo Sám
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, bạch Phật: theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật: Tại sám kinh. Thực hành nghi thức đảnh lễ Phật tại phần sau chú đại bi, khoảng trang 44. Nội dung: Đại từ, đại bi mẫn chúng sinh... Di Lặc Tôn Phật.
+ Cúng cơm.
+ Kệ khai Kinh.
+ Đầu quyển (nếu là Việt dịch thì tụng, nếu là âm Hán Việt, thì không tụng, vì tụng không hiểu).
+ Chương (mỗi khóa lễ, tụng một chương).
+ Cuối quyển (nếu là Việt dịch thì tụng, nếu là âm Hán Việt, thì không tụng, mà tụng luôn vào chương).
+ Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân (thay kinh Bát Nhã vì âm Hán Việt nên tụng không hiểu).
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy theo chương trình.

3. Kinh Quán Âm Quảng Trần
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Tán Phật, tán Pháp, lễ hạnh nguyện Đức Quán Thế Âm, Nguyện cho chúng con (theo kinh)
+ Cúng cơm (theo chương trình)
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (theo chương trình)

4. Kinh Pháp Hoa.
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, bạch Phật theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (tại phần đầu: nghi thức sám hối):
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô thập phương hư không giới nhất thiết Chư Phật. (1 chuông. 1 lễ)
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô thập phương hư không giới nhất thiết Tôn Pháp. (1 chuông. 1 lễ)
- Chí tâm đảnh lễ Nam mô thập phương hư không giới nhất thiết Hiền Thánh Tăng. (1 chuông. 1 lễ)
+ Cúng cơm (theo chương trình)
+ Bài khai kinh, bài ca ngợi kinh (theo kinh).
+ Quyển, phẩm (theo kinh).
+ Phần cuối của quyển (nhất hoặc nhì hoặc ba...).
Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân (thay kinh Bát Nhã vì âm Hán Việt nên tụng không hiểu).
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy theo chương trình.

5. Kinh Địa Tạng
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (Kinh)
+ Cúng cơm (chương trình)
+ Tán pháp (Kinh (bỏ phần văn phát nguyện))
+ Thân kinh... Mười Hạnh Phổ Hiền.
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (chương trình).

6. Kinh Vu Lan
Tuần tự như sau:
+ Nguyện hương, văn khấn theo chương trình.
+ Đảnh lễ Phật (Kinh)
+ Cúng cơm (chương trình)
+ Tán pháp (Kinh (bỏ phần tán lư hương và thần chú))
+ Thân kinh... Mười Hạnh Phổ Hiền.. Phát nguyện Bồ Đề.
+ Phục nguyện, hồi hướng, tam quy (chương trình).

V. Lợi Ích Của Việc Tu Tập Theo an Cư Kiết Hạ Của Chư Tăng:

– Học tập, gieo duyên công đức an cư kiết hạ của chư Tăng: Chư Tăng ba tháng an cư thực hành pháp lục hòa, trau dồi giới đức, học và luận bàn thánh giáo của Đức Phật, nên Phật tử cùng nhau tu tập sám hối tụng kinh, sách tấn nhau tu học giới pháp để khai mở trí tuệ, tăng trưởng công đức, đó chính là thân cận Phật, thân cận Pháp, thân cận Tăng. Đây là nhân lành, khiến nhiều đời nhiều kiếp sau chúng ta được thân cận Tam Bảo tu hành cho tới ngày thành Phật.
– Từ công đức của sự tu tập, giữ giới, học Pháp hồi hướng khiến các chúng sinh trong cõi vô hình nghe kinh dễ được giác ngộ siêu thoát, từ đó đem đến lợi ích cho gia đình.
– Tăng trưởng công đức Bồ Đề: lợi ích chúng sinh.

B. Nghi Thức Tu Tập

– Có 7 nghi thức (Phật tử ấn vào tên nghi thức để vào bài cần tụng):
Nghi thức khai đàn của đạo tràng
Nghi thức khai đàn của nhóm
Nghi thức khai đàn tại nhà
Nghi thức tụng kinh hàng ngày các nhóm trong đạo tràng
Nghi thức tụng kinh hàng ngày (tu tại nhà)
Nghi thức kết đàn của đạo tràng (sẽ có sau)
Nghi thức kết đàn của nhóm (sẽ có sau)

C. Tu Tập Kết Hợp Với Bài Số 8 Hoặc Chương Trình Khác

I. Tu Kết Hợp Với Bài Số 8
- Trường hợp có thời gian: tu tập hai thời, một thời bài 8 và một thời chương trình này.
- Trường hợp không có thời gian: thì dừng bài số 8 và tu tập theo chương trình này. Sau khi kết thúc chương trình này, thì tiếp tục tu tập theo bài số 8.
- Khấn bạch với các hương linh tại nhà về việc cúng dường và hồi hướng công đức tu tập tại nhóm cho các hương linh.

II. Tu Tập Kết Hợp Với Các Chương Trình Khác
1. Nặng Nghiệp (điên, Ung Thư, Trầm Cảm,...):
- Nếu đang tu tập ngày hai thời, thì tu tập một thời chương trình này, một thời chương trình bài 8 và bỏ một chương trình đã hướng dẫn. Sau khi kết đàn chương trình này, thì tiếp tục tu tập như hướng dẫn từ trước.
- Nếu đang tu ngày ba hoặc bốn thời, thì tùy duyên thay thế một thời bằng chương trình này (giữ nguyên chương trình số 8). Sau khi kết đàn chương trình này, thì tiếp tục tu tập như hướng dẫn từ trước.
2. Mang Thai:
- Nếu ngày một thời thì thay bằng chương trình này.

- Nếu ngày hai thời thì một thời chương trình này, một thời chương trình đã được hướng dẫn hoặc một thời chương trình này và hồi hướng.
3. Trong Tuần Thất 49 Ngày Của Người Mới Mất:

- Nếu ngày một thời thì thay bằng chương trình này.
- Nếu ngày hai thời thì một thời chương trình này, một thời tuần thất hoặc một thời chương trình này và cúng cơm cho hương linh.
4. Các Trường Hợp Khác, Cũng Tùy Duyên Áp Dụng Như Trên

Bài liên quan
Xem thêm

Nghi thức tu kỷ niệm về Ngài Đại Ca Diếp

Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Chương trình tu tập 🞄 01/3/2024

Kính thưa quý Phật tử! Ngày 6/3 là ngày vía của tôn giả Ca Diếp. Tôn giả Ca Diếp là đệ nhất đầu đà.

Nghi thức tụng kinh Dược Sư cầu an đầu năm

Nghi lễ🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi lễ 🞄 01/02/2024

kinh Dược Sư do Hòa Thượng Thích Huyền Dung dịch để cho những người khi mắc bệnh tật thực hành theo lời Phật dạy trong kinh như cung kính Tam Bảo, sám hối, bố thí, trì trai, giữ giới, ấn tống kinh sách, phát nguyện tu hành,... sẽ chuyển hóa nghiệp chướng của mình.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Chương trình tu tập 🞄 10/01/2024

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Thái Tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) xuất gia

Nghi thức tu quán niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Chương trình tu tập 🞄 02/01/2024

Đức Phật trụ thế 80 năm và vào ngày rằm tháng hai, Đức Phật đã nhập Niết Bàn. Sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn, trời người luyến tiếc và là người đệ tử Phật, chúng ta cần tìm học những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, cũng như các công đức liên quan tới lễ trà tỳ kim thân của Đức Phật, các công đức liên quan tới Xá lợi kim thân của Đức Phật.

Nghi thức tu bát quan trai giới

Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Chương trình tu tập 🞄 01/01/2024

Công đức tu tập Bát quan trai giới một ngày một đêm là công đức cắt trừ tham ái, là duyên để thành tựu công đức của cõi trời, của Thánh quả và ngay hiện đời giúp cho chúng ta chuyển hóa nghiệp khổ.

Tổng hợp nghi thức tu tập sám hối lễ Ngũ Bách Danh

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Chương trình tu tập 🞄 26/12/2023

Từ khi chưa học, tu theo Đức Phật, chúng ta với ác tâm, ngu si mà đã sát hại chúng sinh bằng nhiều hình thức, chúng ta chẳng bao giờ để tâm đến sự đau đớn, oán hận của chúng sinh.

Nghi thức lễ Ngũ Bách Danh (dành cho trường hợp không tu trực tuyến theo chư Tăng)

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)

Chương trình tu tập 🞄 18/12/2023

Lễ Ngũ Bách Danh là thực hành lễ 500 lễ Hồng Danh công hạnh của Đức Quán Thế Âm được diễn ra tại chùa Ba Vàng trong 3 ngày từ 17/2 đến 19/2 (âm lịch)

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Văn bạch nghe pháp ngồi thiền chung cho tất cả các chương trình/nghi thức tu tập

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Chương trình tu tập 🞄 01/12/2023

Hướng dẫn chung dành cho các nghi thức tu tập trong năm

Nghi thức tu tập cầu an

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Chương trình tu tập 🞄 09/9/2023

Bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài thấy rõ chúng sinh được an ổn hạnh phúc là do biết trồng các căn lành phúc thiện và với chúng sinh đang gặp cảnh khổ, cần phải học để giác ngộ chân lý, bỏ ác hành thiện trên ba nơi là thân, khẩu và ý.

Nghi thức tu kỷ niệm ngày Đức Phật chuyển Pháp luân

Nghi lễ🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Nghi lễ 🞄 18/8/2023

Sau khi Đức Phật thành tựu đạo quả Chính Đẳng Chính Giác, Ngài đã ở lại dưới cội Bồ đề để chiêm nghiệm...

Tổng hợp các chương trình tu tập theo 3 tháng an cư của chư Tăng

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Chương trình tu tập 🞄 06/8/2023

Đây là cơ hội cho chúng ta chuyên tâm tu tập để thâm nhập Phật Pháp, khai mở tri kiến, tăng trưởng trí tuệ, phát sinh nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp về sau, được thân cận nương tựa Tam Bảo, xuất gia tu đạo.

Nghi thức tu tập Vu Lan báo hiếu - Cầu siêu rằm tháng 7

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Chương trình tu tập 🞄 01/7/2023

Kính chúc quý Phật tử tinh tấn và luôn ghi nhớ "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật".

Nhật Tụng Thiền Môn Chùa Ba Vàng

Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

Chương trình tu tập 🞄 16/4/2023

Giáo Pháp của Phật có năng lực chuyển hóa to lớn đối với nghiệp của chúng sinh. Nhiều người nghe kinh mà đắc đạo. Thậm chí đến cả súc sinh nghe kinh mà còn tiêu nghiệp được sinh thiên. Như thế chúng ta đủ biết sự lợi ích của việc tụng đọc kinh Phật. Trong các chương trình tu tập chuyển nghiệp và hóa giải oán kết của chùa Ba Vàng đều có khóa lễ tụng kinh.

Nghi thức tu tập sám hối chuyển hóa (bài tu số 8)

Nghi lễ🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi lễ 🞄 22/02/2023

Chùa Ba Vàng hướng dẫn cho Phật tử và nhân dân tu tập theo nhân quả để chuyển hóa được các nghiệp khổ. Đức Phật dạy nhân quả, nếu chúng ta tạo các nghiệp ác

Nghi thức tu tập kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Chương trình tu tập 🞄 11/01/2023

Đức Phật thành đạo là một sự kiện hy hữu, mở ra con đường thoát khổ cho chúng sinh. Những ai được sinh ra vào thời có Đức Phật tại thế và theo Ngài tu học, chứng đắc giải thoát, thì người đó không thể thiếu nhân duyên đã từng hoan hỷ với sự kiện các Đức Phật thành đạo trong các kiếp sinh tử về trước...

Nghi thức tu kỷ niệm Đức Đại Thế Chí Bồ Tát đản sinh

Chương trình tu tập 🞄 21/8/2021

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.

Chương trình tu tập 🞄 21/8/2021

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Bồ Tát Quán Thế Âm là hai vị cận sự luôn luôn ở hai bên trái, phải của đức Phật A Di Đà – cả ba Ngài được gọi chung là “Tây Phương Tam Thánh”.

Bài 9 – Hướng dẫn nghi lễ giải kumanthong tại nhà

Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020

Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...

Chương trình tu tập 🞄 20/6/2020

Trường hợp người nuôi Kumanthong, đã rơi vào tình trạng không kiểm soát được, quậy phá gia đình..., thì người nhà làm thay. Trường hợp người nuôi Kumanthong đó không cho làm lễ...

Nghi thức tu kính mừng Phật Đản

Chương trình tu tập 🞄 30/01/2020

Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu

Chương trình tu tập 🞄 30/01/2020

Đức Phật đản sinh là sự kiện thiêng liêng và vô cùng hy hữu