trực tuyến
[TRỰC TIẾP] Pháp đàn lễ Ngũ Bách Danh - Giáp Thìn 2024 | Thời khóa số 11/12

Thứ Năm, 28/3/2024

tức 19/2 Giáp Thìn

Giải mã giấc mơ: Do đâu lại có giấc mơ xuất hiện?

22/02/2020

Giấc mơ xuất hiện chỉ khi nào nửa tỉnh, nửa mê, nghĩa là ngủ mà không say đắm, tỉnh nhưng mà mơ mơ màng màng; chính ở giữa trạng thái ấy, chiêm bao xuất hiện.

22/02/2020

-
aa
+

Giấc mơ là một phần tất yếu của cuộc sống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng có những giấc mơ khi ngủ. Có những giấc mơ an lành, vui tươi, nhưng cũng không ít những giấc mơ ác mộng khiến chúng ta lo lắng, sợ sệt. Từ những điều bất an, lo lắng ấy mà nhu cầu được giải mã giấc mơ của chúng ta là rất lớn.

Chùa Ba Vàng xin gửi tới quý Phật tử bài viết “Giải mã giấc mơ: Do đâu lại có giấc mơ xuất hiện” để phần nào lý giải nhiều sự thật về giấc mơ dưới lăng kính của Phật Pháp qua lời giảng giải trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp.

Giấc mơ xuất hiện lúc nào?

Trong Kinh Mi Tiên vấn đáp - bài 168: “Tại sao có chiêm bao?” là cuộc tranh luận giữa Đại Đức Na Tiên và vua Mi Lan Đà về vấn đề những giấc mơ trong khi ngủ. Trong văn kinh, khi được vua Mi Lan Đà hỏi khi nào thì chiêm bao xuất hiện, Đại đức Na Tiên đáp:

- Ngủ hay thức đều không thể chiêm bao. Nói rõ hơn, ngủ say quá hoặc tỉnh táo quá đều không thể chiêm bao được; chỉ khi nào nửa tỉnh, nửa mê, nghĩa là ngủ mà không say đắm, tỉnh nhưng mà mơ mơ màng màng; chính ở giữa trạng thái ấy, chiêm bao mới xuất hiện.

Sư Phụ giảng giải: Khi ngủ say tất cả lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều đóng cửa hoàn toàn nên không hay biết gì về lục trần. Chúng ta thấy được sự xuất hiện của giấc mơ là do ý thức nhận biết. Như khi tỉnh táo, chúng ta biết được người này, người kia hay đang nghe Pháp thì biết Thầy đang nói gì. Điều này đều do ý thức nhận biết. Cũng vậy, trong mơ ý thức mà vắng thì không thấy mơ. Cho nên, giấc mơ xuất hiện là khi ý thức vẫn phải còn.

Khi chúng ta rơi vào trạng thái ngủ không say, tỉnh nhưng mà mơ mơ màng màng thì lúc ấy giấc mơ sẽ xuất hiện

Khi chúng ta rơi vào trạng thái ngủ không say, tỉnh nhưng mà mơ mơ màng màng thì lúc ấy giấc mơ sẽ xuất hiện

Khi chúng ta rơi vào trạng thái ngủ không say, tỉnh nhưng mà mơ mơ màng màng thì lúc ấy giấc mơ sẽ xuất hiện

Như vậy, từ lời giảng giải trên Sư Phụ, chúng ta hiểu rằng giấc mơ xuất hiện khi mình nửa tỉnh nửa mê.

Tại sao lại có giấc mơ xuất hiện theo góc nhìn khoa học

Trên thế giới cũng có nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu, nghiên cứu để giải mã sự thật về những giấc mơ. Từ đó, Sư Phụ chia sẻ một số quan điểm của các nhà khoa học như sau:

1 - Do mong muốn hàng ngày

Nổi tiếng ở đầu thế kỷ XX là nghiên cứu của nhà tâm lý học Sigmund Freud. Sau khi nghiên cứu, ông đưa cơ chế, nguyên lý của giấc mơ là “thỏa mãn mong ước”. Ông giải thích khi còn thức những điều gì chưa thỏa mãn, chưa làm được thì đêm về chúng ta mơ để làm được điều đó. Hiểu một cách đơn giản, giấc mơ là biểu hiện của sự lấp đầy những mong muốn, khao khát chưa đáp ứng được.

Sư Phụ lấy ví dụ: Một chàng trai yêu tha thiết một cô gái. Thế nhưng không lấy được cô thì khi nằm mơ, chàng trai có thể mơ lấy được cô ấy. Theo các nhà tâm lý học thì đây gọi là giấc mơ lấp đầy những mong muốn, khao khát.

Nhà tâm lý học Sigmund Freud giải mã giấc mơ - giấc mơ bắt nguồn từ mong muốn lấp đầy những khao khát hàng ngày

Nhà tâm lý học Sigmund Freud giải mã giấc mơ - giấc mơ bắt nguồn từ mong muốn lấp đầy những khao khát hàng ngày

Nhà tâm lý học Sigmund Freud giải mã giấc mơ - giấc mơ bắt nguồn từ mong muốn lấp đầy những khao khát hàng ngày

2 - Bắt nguồn từ trạng thái quên

Sư Phụ chia sẻ: “Trạng thái quên tức là mơ để nó xóa, quên đi tất cả những điều liên kết với thực tại hàng ngày. Đó gọi là quên”.

Ví dụ hàng ngày chúng ta mỏi mệt với công việc thì vào giấc mơ ta mơ thấy điều gì đó nó giải thoát khỏi công việc ấy, quên đi việc ấy. Ngoài ra giấc mơ ở trạng thái quên cũng làm trống bộ não của chúng ta; từ đó còn chỗ để nạp những thông tin khác vào.

Đây là cách giải thích giải mã giấc mơ theo thuyết quên.

Trạng thái quên là một trong các cách giải mã giấc mơ của giới khoa học

Trạng thái quên là một trong các cách giải mã giấc mơ của giới khoa học

Trạng thái quên là một trong các cách giải mã giấc mơ của giới khoa học

Trạng thái quên là một trong các cách giải mã giấc mơ của giới khoa học

3 - Bắt nguồn từ trạng thái nhớ

Sư Phụ chia sẻ: “Thuyết nhớ là hàng ngày chúng ta làm việc gì thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều, nó in vào trong đầu thì đến tối nằm mơ thấy việc đó”.

Tức là việc chúng ta làm hàng ngày, trở thành thói quen, in vào trong tâm. Ví dụ nhân viên ngân hàng suốt ngày đếm tiền thì tối nằm ngủ mơ thấy tiền. Và theo cách lý giải trên thì giấc mơ đó bắt nguồn từ trạng thái nhớ.

Giới khoa học giải thích trạng thái nhớ là nguyên nhân hình thành giấc mơ

Giới khoa học giải thích trạng thái nhớ là nguyên nhân hình thành giấc mơ

Giới khoa học giải thích trạng thái nhớ là nguyên nhân hình thành giấc mơ

Bên cạnh đó, cũng có một số nhà khoa học đưa ra thuyết: “cơ chế giả chết”, “tái cấu trúc những quá khứ đau buồn”...

Trong buổi giảng Pháp, Sư Phụ cũng lấy ví dụ về các con vật có trạng thái giả chết, khi mà bị đối phương phát hiện, sắp bị giết hại. Như con rắn chuẩn bị bắt con mồi thì con mồi nằm giả chết, bất động luôn. Vậy nên người ta nói giấc mơ của chúng ta cũng là một dạng tiến hóa từ việc giả chết của con vật mà lên. Cho nên chúng ta trong cơ chế của mình nó vẫn còn cơ chế giả chết để bảo vệ, nên việc ngủ của chúng ta cũng như chết rồi, còn khi trong mơ thì ta vẫn biết.

Trên đây là một số quan điểm dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học khi giải mã về nguồn gốc xuất hiện giấc mơ.

Nhưng chúng ta biết rằng Đức Phật là bậc Toàn Giác, bậc Thế Gian Giải; và đạo Phật được đánh giá là tôn giáo đi trước khoa học. Vậy theo quan điểm của đạo Phật thì những giấc mơ này xuất hiện từ đâu? Chúng ta hãy cùng đọc phần tiếp theo dưới đây để hiểu rõ hơn nữa nhé.

Giấc mơ xuất hiện từ đâu theo góc nhìn đạo Phật

Trong văn kinh, Đại đức Na Tiên đã đưa ra sáu nguyên nhân dẫn đến ngủ mơ:

“Tâu đại vương! Tất cả các loại chiêm bao ấy đều do từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, do chất gió (phong đại) trong cơ thể dấy động.

Thứ hai, do mật tác động.Thứ ba, do đàm tác động.

Thứ tư, do bệnh, nóng (sốt) hay lạnh (hàn) tác động.

Thứ năm, do chư Thiên, quỷ hay ma tác động.

Thứ sáu, những chủng tử có sẵn trong tâm do mình đã tạo tác từ quá khứ.”

Từ sáu nguyên nhân được nêu trên, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng giải cho đại chúng hiểu rõ hơn về giấc mơ qua bốn nguyên nhân chính sau đây:

1 - Bắt nguồn từ thân

Theo đạo Phật, con người gồm có hai phần là thân và tâm. Thân hay còn gọi là sắc; tâm còn được gọi là danh. Bốn nguyên nhân đầu (gió, mật, đờm, nóng hay lạnh) là nguyên nhân bắt nguồn từ thân.

Sư Phụ giảng giải: “Bốn nguyên nhân đầu này thuộc về tứ đại: đất, nước, gió, lửa ở nơi thân chúng ta. Nó mất quân bằng, chống đối nhau khiến cho chúng ta thành thân bệnh và biến thành giấc mơ cho chúng ta. Ngài Na Tiên nói là do phong, do mật, do đờm, do hàn, do nhiệt tác động. Nói chung quy lại là thân tứ đại này tác động khiến chúng ta sinh ra những giấc mơ”.

Nhà Phật giải thích thân là nguyên nhân đầu tiên sinh ra giấc mơ

Nhà Phật giải thích thân là nguyên nhân đầu tiên sinh ra giấc mơ

Nhà Phật giải thích thân là nguyên nhân đầu tiên sinh ra giấc mơ

Để quý Phật tử hiểu rõ hơn về vấn đề này, Sư Phụ cũng lấy ví dụ: “Ví dụ người mà nước thịnh, sắp sửa bị bệnh phù thũng thì có thể nằm mơ thấy mình thường hay bị đuối nước, chìm trong nước, lặn lội trong nước. Người mà hỏa đại thịnh thì hay thấy mình bị vào những chỗ lò than, những chỗ nóng nảy hay bị phơi nắng. Người mà phong đại thịnh thì thấy mình bay lên. Người địa đại mà thịnh thì thấy mình hay bị đè nén như mình bị đá đè chẳng hạn”.

Đó là nguồn thứ nhất sinh ra những giấc mơ, là nguồn từ thân.

2 - Bắt nguồn từ tâm

Nguồn thứ hai là nguồn từ tâm. Bốn thành tố của tâm là thọ, tưởng, hành, thức đều có thể sinh ra giấc mơ. Đó là khi chúng ta đang ngủ xuất hiện một cảm thọ thì nó sẽ biến thành giấc mơ.

Ví dụ như việc buồn tiểu khi đang ngủ, đó là cảm thọ muốn đi vệ sinh thì khi đó giấc mơ buồn đi vệ sinh, tìm nhà vệ sinh sẽ được sinh ra. Hoặc một cảm thọ thích thú đến với chúng ta trong khi ngủ thì sẽ xuất hiện một giấc mơ để chúng ta trải qua cảm giác thích thú ấy. Đây được gọi là do tâm mà thành.

3 - Bắt nguồn từ chư Thiên, quỷ Thần, thế giới vô hình

Đại đức Na Tiên nói nguyên nhân thứ năm sinh ra giấc mơ: “Thứ năm, do chư Thiên, quỷ Thần hay ma tác động vào”. Đây là những chúng sinh vô hình (trong kinh Dược Sư Phật gọi đó là phi nhân - những chúng sinh không phải con người) có khả năng tác động vào tâm thức của con người, biến thành giấc mơ.

Theo góc nhìn đạo Phật, giấc mơ bắt nguồn từ sự tác động của chư Thiên, quỷ Thần

Theo góc nhìn đạo Phật, giấc mơ bắt nguồn từ sự tác động của chư Thiên, quỷ Thần

Theo góc nhìn đạo Phật, giấc mơ bắt nguồn từ sự tác động của chư Thiên, quỷ Thần

Sư Phụ giảng giải: “Tư tưởng - gọi là phần tinh thần của chúng ta giống như sóng điện. Sóng điện đó hoàn toàn có thể giao thoa với các sóng khác và có thể bị nhiễu bởi các sóng khác. Thế thì các vị chư Thiên, quỷ Thần, ma quỷ này cũng có thể dùng năng lực tinh thần của họ tác động đến tinh thần của chúng ta. Và khi giao thoa với nhau, nó biến thành giấc mơ. Đây là một yếu tố ngoại lai tác động vào”.

Tuy nhiên, những giấc mộng do chư Thiên, quỷ Thần tác động cũng có khi đúng, có khi sai. Nếu mình là người giữ giới, làm các việc thiện mà được chư Thiên hộ trì và mách bảo qua giấc mơ thì những giấc mơ ấy có thể đúng. Tuy nhiên, nếu là người xấu ác thì quỷ Thần có khi ác hại và báo những điều không đúng sự thật qua giấc mơ. Như vậy, thế giới vô hình tác động cũng có thể là nguyên nhân sinh ra giấc mơ.

4 - Bắt nguồn từ chủng tử có sẵn trong tâm do tạo tác từ kiếp quá khứ

Nguyên nhân thứ sáu mà Đại đức Na Tiên giảng giải cho vua Mi Lan Đà là chủng từ có sẵn từ trong tâm từ trong tiền kiếp. Trong ngũ uẩn gồm có: sắc (thuộc về thân) và thọ, tưởng, hành, thức (bốn uẩn sau thuộc về tâm) kết hợp tạo nên con người. Trong ngũ uẩn thì có uẩn “thức” chứa những chủng tử từ quá khứ mình đã gieo, giờ đây sắp sửa được hiện hành. 

Sư Phụ giảng giải: “Trong thức uẩn chứa những chủng tử từ quá khứ mình đã gieo bây giờ chuẩn bị hiện hành ra. Cuộc đời của chúng ta là sự hiện hành liên tục, nghiệp thức trổ ra liên tục. Chuyện nghiệp thức trổ này là các việc bất khả tư nghì.

Ví dụ người này kiếp trước đã gieo một ác nghiệp là đập đầu một con bò. Đấy là một hạt giống ác đã gieo vào trong tâm thức. Kiếp này nó trở thành một chủng tử chuẩn bị hiện hành.

Thế nhưng có trường hợp khi mà nó chuẩn bị trổ ra thì ý thức của mình phát hiện được nên nó biến thành giấc mộng. Mình nằm mơ thấy chuyện này và một thời gian sau xảy ra đúng như thế. Đây gọi là chủng tử sắp hiện hành. Từ trong tạng thức nó sắp sửa lưu xuất, hiện hành ra biến thành nghiệp quả mình phải trả. Nó trở thành quả mình phải trả nhưng ý thức của mình nhận biết được khi chúng ta ngủ mơ”.

Trong sáu nguyên nhân kể trên, chỉ có nguyên nhân thứ sáu là thật. Đại đức Na Tiên khẳng định: “Chiêm bao do nhân thứ sáu này tác động đến làm chiêm bao có thật. Còn ngoài ra, các giấc chiêm bao do những nguyên nhân khác đều không thật”.

Để ngủ ngon và có giấc mơ đẹp thì chúng ta cần làm gì?

Về vấn đề này, Sư Phụ chỉ dạy: “Giấc mơ cũng là một phần đời sống của chúng ta. Muốn có giấc mơ đẹp, cuộc sống an lành thì chúng ta phải thực tập các thiện Pháp, nghe lời Phật dạy giúp cho tâm hồn được trong sáng, an lành. Từ đó, chúng ta được những điều an lành, gieo những hạt giống tốt đẹp ấy vào trong tâm thức mình thì nó sẽ biến thành những giấc mơ đẹp, nó trổ ra quả đẹp”.

Trong bài giảng khác, Sư Phụ cũng chia sẻ: “Đức Phật dạy tâm yêu thương, tâm từ bi là tâm giúp chúng ta được ngủ ngon giấc. Chúng ta kết thúc một ngày bằng tâm yêu thương, bước chân lên giường, nằm ngủ trong sự yêu thương thì chúng ta ngủ thường ngon giấc. Còn nếu chúng ta kết thúc một ngày bằng tâm hằn học, khó chịu, oán hận và ác hại thì chúng ta không thể ngủ ngon giấc được. Đó là lẽ thật. Và tâm yêu thương, tâm thiện lành còn được chư Thiên, các vị phi nhân bảo hộ, khiến cho chúng ta được ngủ ngon lành”.

Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng chỉ dạy những người làm nhiều việc xấu ác, bất thiện thì thường có những giấc ngủ không an lành, ác mộng, sợ hãi. Ví như câu chuyện của vua A Xà Thế giết cha đoạt ngôi. Sau khi ông giết vua cha thì liên tục gặp ác mộng, sợ hãi.

Nghe Pháp, thực hành lời Đức Phật dạy để có giấc ngủ an lành

Nghe Pháp, thực hành lời Đức Phật dạy để có giấc ngủ an lành

Nghe Pháp, thực hành lời Đức Phật dạy để có giấc ngủ an lành

Qua lời cuộc đối thoại giữa Đại đức Na Tiên và vua Mi Lan Đà và bài giảng trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh, chúng ta đã có thêm cái nhìn toàn diện về giấc mơ. Từ đây chúng ta hiểu được cơ chế, nguyên nhân sinh ra giấc mơ và cách để có giấc ngủ ngon lành, không có những giấc mơ ác mộng, sợ hãi.

Mong rằng mỗi quý Phật tử đọc hiểu kỹ về nguyên nhân tạo ra giấc mơ và cách đối trị để có được giấc ngủ an lành, hạnh phúc, có được cuộc sống tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh. 

Hạnh Duyên

Bài liên quan
Xem thêm

Trùng tang liên táng: Nguyên nhân và cách hóa giải giúp gia đình an ổn

Bài viết🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Bài viết 🞄 22/3/2024

Trùng tang hay trùng tang liên táng gây ra nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, dòng họ khi có người mất. Có nhà đưa tang cha xong thì lần lượt đến tang con

Tại sao làm nhà xong hay gặp hạn? Cách hóa giải để tránh gặp tai họa

Bài viết🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Bài viết 🞄 20/3/2024

Dân gian quan niệm, “hạn làm nhà” là hiện tượng sau khi xây cất nhà mới thì xảy ra những vấn đề như: sức khỏe đi xuống, kinh tế khó khăn...

Dấu hiệu mộ kết và cách hóa giải để các việc được yên ổn, tốt đẹp

Bài viết🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Bài viết 🞄 13/3/2024

Mộ kết là hiện tượng tâm linh khiến nhiều người lo sợ. Vậy thực hư hiện tượng này thế nào? Cách xử lý ngôi mộ kết ra sao để gia đình được an ổn, tốt đẹp?

Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Bài viết🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

Bài viết 🞄 11/3/2024

Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch), là ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất

3 điều cần biết về rằm tháng Giêng: văn khấn, cách bày mâm cúng,...

Bài viết🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Bài viết 🞄 23/02/2024

Cúng rằm tháng Giêng là một trong các nghi lễ được người Việt chú trọng thực hiện vào dịp đầu xuân, là dịp để nhà nhà sắm sửa mâm cúng dâng tổ tiên…

Hái lộc là gì? Hái lộc đầu năm như thế nào cho đúng, được tài lộc?

Bài viết🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Bài viết 🞄 27/01/2024

Hái lộc đầu xuân là một trong những truyền thống dịp Tết đến, xuân về của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu sai về truyền thống tốt đẹp này...

Xuất hành đầu năm là gì? Cách xuất hành để năm mới được bình an

Bài viết🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Bài viết 🞄 21/01/2024

Chọn hướng tốt, ngày giờ xuất hành để thuận buồm xuôi gió, bình an cả năm là nỗi băn khoăn của nhiều người dân Việt Nam trong dịp Tết đến.

Cúng tạ đất vào ngày nào? Sắm lễ tạ đất mang phúc lành cho gia chủ

Bài viết🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Bài viết 🞄 16/01/2024

Lễ tạ đất mang ý nghĩa đền ơn những người có ân với mình. Ông cha ta có câu: “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên, nhiều người tin là có các vị thần...

Tuyển tập các bài hát về Tết hay nhất năm 2024

Bài viết🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Những bản nhạc Tết hay nhất dưới đây sẽ góp phần giúp những ngày đầu năm trở nên rộn ràng, vui tươi và ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi và cách để ông bà, cha mẹ sống thọ

Bài viết🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Bài viết 🞄 12/01/2024

Để lễ mừng thọ trở nên nhiều ý nghĩa, đồng thời biết cách tạo phước giúp ông bà, cha mẹ được khỏe mạnh, sống thọ; kính mời quý vị đọc bài viết dưới đây.

Tết Nguyên Đán: Ý nghĩa, lịch nghỉ Tết, phong tục Tết cổ truyền

Bài viết🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

Bài viết 🞄 08/01/2024

“Tết Nguyên Đán” có nghĩa là tiết khởi đầu, ngày mới đầu tiên của một năm. “Tết” là nghĩa của chữ “Tiết”, “Nguyên” là khởi nguồn, là bắt đầu, là nguyên...

“Tour trải nghiệm” trở về thời Trần độc nhất: Không gian văn hóa độc đáo tại chùa Ba Vàng

Bài viết🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Bài viết 🞄 07/01/2024

Có một nơi mà tôi nghĩ, nếu bạn là người thích trải nghiệm văn hóa thì không nên bỏ lỡ. Đó là không gian văn hóa thời Trần, diễn ra hàng năm tại chùa Ba Vàng.

Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo đúng và đơn giản nhất

Bài viết🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Bài viết 🞄 07/01/2024

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của Việt Nam vào ngày 23 tháng Chạp. Hướng dẫn chi tiết cách cúng ông Công ông Táo 2024: đồ lễ cúng, bài cúng..

Hà Myo: Thật xúc động khi hát xẩm về Phật hoàng Trần Nhân Tông!

Bài viết🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Bài viết 🞄 02/01/2024

Ca sĩ Hà Myo - tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Hà, là một trong những gương mặt trẻ nổi lên nhờ sự phá cách trong âm nhạc, kết hợp dòng nhạc xẩm dân gian...

Ý nghĩa cây nêu ngày tết và thực hư việc cây nêu đem lại bình an, may mắn

Bài viết🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Bài viết 🞄 16/12/2023

Năm mới Tết đến, nhiều gia đình thường dựng cây nêu với mong muốn xua đuổi tà ma, mang may mắn, bình an cho gia đình.

Vua Trần Nhân Tông: Những đóng góp vĩ đại của vị vua Phật đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam

Bài viết🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Bài viết 🞄 09/12/2023

Một con người vừa lên ngôi vua đã đánh bại được đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thời bấy giờ; một con người đã đưa thời Trần trở thành thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử;...

Có nên xem bói không? Cách để không cần xem bói mà mọi việc vẫn tốt đẹp

Bài viết🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Bài viết 🞄 05/12/2023

Khi gặp bế tắc, khổ đau trong cuộc sống mà không biết cách giải quyết, nhiều người đã đi xem bói với mong muốn được thoát khỏi tai ương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều bị “tiền mất tật mang” sau khi đi xem bói.

Vua Trần Nhân Tông: Bật mí về cuộc đời và sự nghiệp tu hành có một không hai trong lịch sử

Bài viết🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Bài viết 🞄 04/12/2023

Đức vua Trần Nhân Tông tên húy là Khâm, sinh ngày 11/11/Mậu Ngọ (tức 07/12/1258), là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu...

Hành hương đất Phật - Tứ thánh tích: Cần phải đến ít nhất một lần trong đời

Bài viết🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.

Bài viết 🞄 30/11/2023

Tứ thánh tích là nơi thu hút hàng triệu tín đồ trong nhiều thập kỷ; cũng là một trong những nơi linh thiêng và phúc báu bậc nhất trên thế giới.