Mục lục [Ẩn]
Lễ Hằng thuận là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. Với mong muốn xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền vững, những năm gần đây, nhiều đôi bạn trẻ đã lựa chọn tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa.
Vậy lễ Hằng thuận là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của buổi lễ này ra sao? Kính mời quý vị cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lễ Hằng thuận là gì?
Lễ Hằng thuận hay còn gọi là lễ cưới ở chùa, được Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên năm 1971. “Hằng” là mãi mãi; “thuận” là hòa thuận; hằng thuận tức là mãi mãi thuận hòa. Vợ chồng mãi mãi thuận hòa thì gia đình sẽ hạnh phúc, ấm êm.

Lễ Hằng thuận hay còn gọi là lễ kết hôn ở chùa
Nguồn gốc lễ Hằng thuận
Lễ Hằng thuận trong Phật giáo bắt nguồn từ câu chuyện: Một lần, Đức Phật về thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ đúng vào ngày cưới của vương tử Ma Ha Nam. Mọi người trong kinh thành đã cung thỉnh Đức Phật và Tăng đoàn đến dự đám cưới của vương tử.
Đức Phật đã đến tham dự và chứng minh cho buổi lễ. Tại đây, Ngài đã ban những lời dạy cho vợ chồng vương tử Ma Ha Nam về bổn phận làm vợ, làm chồng; bổn phận làm cha, làm mẹ và nhiều bổn phận khác. Có lẽ, đây là một sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đến dự một đám cưới.
Tuy nhiên thời nay, chư Tăng rất ít khi đến dự đám cưới của người tại gia bởi ở đó thường ăn uống, hát ca, chúc tụng những bài hát của thế gian, không phù hợp với người tu hành.
Đức Phật là bậc đại trí tuệ. Giáo Pháp của Ngài phù hợp với căn cơ của mọi chúng sinh, dù là người xuất gia hay ở tại gia, lập gia đình. Với lòng từ bi muốn dùng mọi phương tiện để hóa độ chúng sinh, Ngài đã đưa ra những lời dạy dành cho người nam và người nữ để có được đời sống gia đình hạnh phúc, an vui qua nhiều bộ kinh, trong đó có kinh Thiện Sinh và kinh Giáo Thọ Ca Thi La Việt.
Ở Việt Nam, lễ Hằng thuận đầu tiên được gia đình Phật tử bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm (Huế) vào năm 1930. Đây là lễ cưới đầu tiên ở chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Ý nghĩa của lễ Hằng thuận
Tại Hội nghị tổng kết Phật sự năm 2023 của Ban Hướng dẫn Phật tử Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Chơn Không – Ủy viên Thường trực Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Ban Hướng dẫn Phật tử sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình Phật hóa gia đình, tích cực khuyến khích các Phật tử kế thừa truyền thống Phật giáo trong gia đình, không để gián đoạn, tạo thành nếp sống văn hóa tốt đẹp trong sinh hoạt của người Phật tử.
Hòa thượng nhấn mạnh: Cốt lõi “Chương trình Phật hóa gia đình” của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cả nhà quy y Tam Bảo, sinh hoạt, ứng xử theo lời Phật dạy. Thực hiện được mục tiêu này, vấn đề kế thừa Phật giáo trong gia đình sẽ được giải quyết, Phật giáo sẽ mạnh lên, đất nước sẽ cường thịnh.
Thực hiện theo chủ trương của Giáo hội, hiện nay, có nhiều chùa tổ chức lễ Hằng thuận với ý nghĩa độ sinh, mong mọi người được kết duyên với Tam Bảo, Phật Pháp; để tăng trưởng các thiện Pháp. Bởi khi được về chùa tổ chức Hằng thuận, các cặp đôi và gia đình được lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, nghe Pháp,... - đây đều là những việc làm lợi ích, vun bồi phúc lành. Các tân lang, tân nương cũng được thưởng thức những món ăn thanh tịnh, không có sự sát hại sinh mạng chúng sinh.
Trong buổi lễ Hằng thuận, các cặp đôi được lắng nghe lời dạy của Đức Phật qua sự truyền giảng của quý Thầy, được đảnh lễ tạ ơn cha mẹ, bày tỏ tấm lòng tri ân và thành kính tới hai đấng sinh thành.
Không những vậy, các cặp đôi cũng được lắng nghe lời căn dặn của quý Thầy về đạo lý của người Phật tử, đạo lý vợ chồng, đạo làm con; học cách sống có nghĩa, có tình, thủy chung và còn nhiều đạo lý, bổn phận khác.
Lễ “Cầu an - chúc phúc - Hằng thuận” tại chùa Ba Vàng
Có thể nói, tại miền Bắc, chùa Ba Vàng là một trong những ngôi chùa đầu tiên tổ chức lễ “Cầu an - chúc phúc - Hằng thuận”. Hàng năm, có rất nhiều cặp đôi cùng gia đình về chùa cầu thỉnh chư Tôn đức Tăng tác lễ “Cầu an - chúc phúc - Hằng thuận” để được học lời dạy của Đức Phật, tụng kinh cầu an, dâng hoa cúng dường, mong nguyện hôn nhân được hòa thuận, hạnh phúc bền lâu.
Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ “Cầu an - chúc phúc - Hằng thuận” tại chùa Ba Vàng:

Tân lang, tân nương cùng gia đình chụp ảnh lưu niệm với Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh

Nhiều cặp đôi về chùa tổ chức lễ “Cầu an - chúc phúc - Hằng thuận”

Tân lang, tân nương hạnh phúc dâng quả cúng Phật

Các tân lang, tân nương đảnh lễ tạ ân cha mẹ

Tân lang, tân nương cùng nhau đọc tụng kinh Phật

Cặp tân lang, tân nương hạnh phúc khi chụp ảnh lưu niệm
Hy vọng, qua bài viết, các cặp đôi sẽ hiểu được lợi ích và đăng ký tham gia lễ “Cầu an - chúc phúc - Hằng thuận” tại chùa Ba Vàng.
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...