Mục lục [Ẩn]
- 03 biểu hiện của người có lòng tin
- Người có lòng tin thường ưa được thấy những người có giới hạnh
- Ưa thích nghe diệu Pháp cũng là biểu hiện của người có lòng tin
- Người có lòng tin thường thích thú với sự từ bỏ, xả ly
- Lợi ích của lòng tin?
- 02 phương pháp tăng trưởng lòng tin với Tam Bảo
- #1 Thân cận các bậc thiện hữu tri thức để tăng trưởng lòng tin
- #2 Học Pháp để tăng trưởng lòng tin
Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Niềm tin là mẹ sinh ra các công đức”. Bởi vì khi có niềm tin nơi Đức Phật, nơi giáo Pháp của Ngài và tin chư Tăng là những người xuất gia theo Đức Phật cầu đạo giải thoát thì mới quy ngưỡng và tín thọ, thực hành những lời dạy của Đức Thế Tôn, của chư Tăng đưa đến thành tựu phạm hạnh, an lạc giải thoát. Cũng từ niềm tin mà tiếp thu được những lời dạy quý báu, để từ đó tích tập được các công đức, phước báu cho chính mình.
Vậy làm sao để xây dựng được niềm tin cho chính mình?
Chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử bài viết: “Lòng tin là mẹ của công đức đưa chúng sinh tiến đạo” qua bài giảng của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh.

Lòng tin vào Tam Bảo là một yếu tố quan trọng trên bước đường tu học Phật Pháp
03 biểu hiện của người có lòng tin
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Nhỏ, phần Sự kiện, Đức Phật dạy một người có lòng tin sẽ có 3 biểu hiện như sau: “Ưa thấy người có giới hạnh; ưa nghe diệu Pháp; với tâm ly cấu uế xan tham, sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, thích thú sự từ bỏ, sẵn sàng khi được yêu cầu, thích phân phát vật bố thí.” Ba biểu hiện đó đã được Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh giảng cho các Phật tử hiểu rõ hơn trong bài Pháp mang tên: "Kinh Nikaya giảng giải - Lợi ích của lòng tin".
Người có lòng tin thường ưa được thấy những người có giới hạnh
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Người có lòng tin là người rất thích được nhìn thấy, được gần gũi và gặp gỡ những người có đức hạnh, có giới hạnh. Ví dụ: Ngày xưa, có một người suốt ngày lân la, chỗ quán rượu, quán chè, quán cờ bạc, quán đề đóm, trà đình, tửu điếm,...; nhưng bây giờ, người ấy hay đi chùa, chăm gần gũi các bậc đức hạnh, gặp các bậc thiện nhân, các bậc trí sĩ. Đó là biểu hiện đầu tiên để biết người đó bắt đầu có lòng tin.”
Sư Phụ cũng chia sẻ với đại chúng trong trường hợp người thân là vợ, chồng hay con cái trước đây chưa có lòng tin, thường không ưa đến chùa, không ưu nghe giảng Pháp mà bây giờ bắt đầu muốn nghe Pháp, tìm hiểu thì người đó đang dần có biểu hiện của lòng tin.

Người có lòng tin là người rất thích được gần gũi, gặp gỡ những người có đức hạnh, có giới hạnh
Ưa thích nghe diệu Pháp cũng là biểu hiện của người có lòng tin
Đức Phật dạy biểu hiện thứ hai của người có lòng tin là thường thích nghe diệu Pháp, nghe những lời dạy của Đức Thế Tôn. Sư Phụ cũng kể câu chuyện: “Bản thân Thầy ngày xưa rất tin kinh Phật. Đi đâu cũng chỉ tìm kinh sách, trong cặp lúc nào cũng phải có quyển kinh Phật, không lúc nào không rời. Rất thích! Khi mình có lòng tin này thì mình tu học Phật rất tiến, trở ngại gì cũng vượt qua được. Có thể nói, lúc đó khó khăn gì cũng vượt qua bằng được, để học bằng được. Dù trời mưa, gió, bão,... cũng đi. Lúc đó đã tin rồi nên rất hăng say. Và chính sức mạnh của lòng tin giúp cho mình tiến đạo.”
Phật tử về chùa tu học, nghe Pháp định kỳ hàng tháng tại chùa Ba Vàng
Người có lòng tin thường thích thú với sự từ bỏ, xả ly
Biểu hiện thứ ba của người có lòng tin, Đức Phật dạy: “Với tâm ly cấu uế xan tham, sống trong nhà, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, thích thú sự từ bỏ, xả ly, sẵn sàng khi được yêu cầu, thích phân phát vật bố thí.”
Sư Phụ giảng giải: “Bố thí rộng rãi với bàn tay sạch tức là tiền của mình làm ra, mình bố thí, cúng dường là trong sạch. Chứ không phải mình đi ăn cắp, ăn trộm, gom của người xong rồi đi cúng dường và nói là của mình. Đấy không phải là bố thí, cúng dường trong sạch, tâm ấy là tâm cấu uế. Có những người tuy nghèo nhưng vẫn sẵn sàng bố thí không còn tiếc cái gì, tâm rất rộng rãi. Người này thích thú với sự xả ly, từ bỏ, sẵn sàng khi được yêu cầu và thích phân phát các vật bố thí. Bởi vậy, biểu hiện của người có lòng tin là phát khởi được tâm xả ly, bố thí. Người có lòng tin với chính Pháp sẽ từ bỏ rất dễ như vậy”.
Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh trao quà từ thiện cho hộ gia đình nghèo
Sư Phụ cũng kể câu chuyện về Ngài Cấp Cô Độc là người rất giàu có, thậm chí giàu có hơn cả vua. Nhưng khi ông gặp Phật, ông tin Phật, kính Phật tuyệt đối, sẵn sàng mang hết vàng trong kho, dát lên đất để đổi lấy mảnh vườn xây tịnh xá cúng dường Đức Phật. Từ đó, Sư Phụ căn dạy các Phật tử: “Lòng tin của chúng ta so với Ngài Cấp Cô Độc thì chưa được bao nhiêu. Mình tính toán dữ lắm. Hôm nay tính ra chợ mua nải chuối lên chùa cúng Phật, từ nải chuối này phải khấn Phật cho lại mình được những cái gì. Cúng Phật một tí là phải khấn cho mình được bao nhiêu cho bõ. Cho nên, mình chưa bao giờ cho không ai cái gì cả, chưa cho không Phật cái gì đâu. Mình phải tập được cái tâm đến chùa “biếu không” Phật, không đòi hỏi Phật cái gì cả. Hôm nào mang gạo lên cúng Phật để Phật chứng, cúng chư Tăng để chư Tăng thọ nhận chứ mình không đòi hỏi, không xin cái gì. Mình hãy thử vô tư như thế xem có khó không?”.
>>> Phước báu vô lượng của việc cúng dường Đức Phật và Tăng chúng
Đức Ông Cấp Cô Độc sẵn sàng mang vàng trong kho, dát lên đất để đổi lấy mảnh vườn cúng dường Đức Phật
Qua ba biểu hiện của người có lòng tin, Sư Phụ khuyến tấn các Phật tử xoay lại bản thân để kiểm xem mình đã có lòng tin chân thật với Đức Phật, với giáo Pháp của Ngài và với Tam Bảo chưa, để từ đó bồi đắp lòng tin ngày càng lớn mạnh hơn.
Lợi ích của lòng tin?
Trong kinh Tăng Chi bộ II, chương 5, phẩm Sumana, Đức Phật dạy về 5 lợi ích của lòng tin như sau:
1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến các vị có lòng tin, không có như vậy đối với các vị không có lòng tin.
2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm những vị có lòng tin, không có như vậy đối với những vị không có lòng tin.
3. Khi chấp nhận thọ thực, họ chấp nhận trước hết những vị có lòng tin, không có như vậy đối với những vị không có lòng tin.
4. Họ thuyết Pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin.
5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi trời.
Bên cạnh đó, Sư Phụ cũng chia sẻ: “Người có lòng tin, đức tin ở trong đời sẽ sống vững vàng, vượt qua được khó khăn, chông gai và các thử thách. Bao nhiêu người đổ vỡ lòng tin có khi đi đến tự vẫn. Người nào sống ở trên đời không có đức tin, không có lòng tin thì người này thật là khổ. Không tin cái gì cả, cũng không biết sống để làm gì, không có lý tưởng, vì không tin gì thì làm gì có lý tưởng. Những người đi theo cách mạng mà không tin rằng cách mạng sẽ thành công thì làm gì có lý tưởng cách mạng. Phải có lòng tin rằng sẽ có ngày mình chiến thắng, thì mới dốc sức để làm cách mạng. Người tu đạo cũng phải có lòng tin. Thứ nhất là tin vào Tam Bảo, tin lời Phật dạy để thực hành, tin rằng mình tu tập thực hành sẽ chuyển hóa khổ đau thành an lạc, chuyển hóa cái xấu ác thành cái tốt, tin rằng mình tu tập những Pháp lành sẽ được phước báu. Thứ nữa là tin ở chính mình, mình có đủ tất cả những nhân lành có thể thực hiện được những điều này. Nếu được như vậy thì chắc chắn người này sẽ tốt đẹp”. Thực tế cuộc sống chúng ta nhận thấy được sức mạnh to lớn của lòng tin đúng như lời Sư Phụ chỉ dạy. Trong những tháng năm kháng chiến trường kỳ, nhờ đặt trọn niềm tin nơi Bác Hồ, dân tộc ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng và mang lại hòa bình, tự do cho đất nước.
02 phương pháp tăng trưởng lòng tin với Tam Bảo
Việc gieo trồng và vun đắp hạt giống lòng tin nơi Phật, Pháp, Tăng - Tam Bảo là vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi chúng ta. Đặc biệt là những người con Phật. Muốn tiến tu, muốn chứng nghiệm được sự an lạc hạnh phúc của giáo Pháp thì chúng ta cần phải làm tăng trưởng lòng tin cho mình. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh từng hướng dẫn hai phương pháp để thực hành và tăng trưởng lòng tin như sau:
#1 Thân cận các bậc thiện hữu tri thức để tăng trưởng lòng tin
Nhà vật lý học người Đức Albert Einstein từng nói: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".
Chúng ta biết rằng, giáo Pháp của Phật rất sâu xa màu nhiệm, giáo Pháp ấy còn vượt lên trên và dẫn đường cho khoa học. Những lời dạy của Ngài bao gồm cả về thế giới siêu nhiên và thế giới tự nhiên. Nếu chúng ta chỉ sử dụng kiến thức, tư duy logic của người thế gian mà nghiên cứu giáo Pháp thì chắc chắn có những điều khó tin. Nếu không có lòng tin kiên cố, thì những bài Pháp vi diệu của Đức Phật có thể khiến chúng ta cảm thấy mông lung, mất phương hướng, không biết nên hiểu thế nào cho đúng hay nên tu tập thế nào để được thành tựu. Cũng vì thế mà nhiều người thối tâm, nghi ngờ giáo Pháp dẫn đến việc giảng sai, nói sai và thực hành sai lời dạy của Đức Phật. Chính vì thế, Sư Phụ dành lời khuyên: “Nếu lòng tin mình còn yếu kém, chưa tin Phật đầy đủ; giáo Pháp Phật mình cũng lơ mơ chưa tin, đối với chúng Tăng thanh tịnh mình cũng không tin thì phải “chấn chỉnh” lại, phải tìm cách để cho mình có đầy đủ lòng tin. Hãy gần gũi với những bạn đạo đã có lòng tin đầy đủ vì người ta có trí tuệ. Gần gũi với thiện hữu tri thức, với các bậc Thầy có đủ duyên để gạn lọc cho mình có đủ lòng tin, để cho mình tăng trưởng lòng tin”.
>>> Cách tìm Thầy học đạo trên bước đường đi tới chân hạnh phúc

Thân cận với bậc thiện tri thức sẽ giúp chúng ta tăng trưởng được lòng tin với Tam Bảo
Từ lời Sư Phụ chỉ dạy, chúng ta tin rằng khi thân cận được những bậc thiện tri thức, có đức hạnh, có giới đức sẽ giúp chúng ta tăng trưởng được lòng tin với Tam Bảo. Bên cạnh đó, họ chỉ lỗi cho mình, hướng dẫn cho mình làm như thế nào, tư duy ra sao thì chắc chắn những nghi ngại sẽ dần được xóa bỏ và lòng tin nơi giáo Pháp của Phật cũng được củng cố, tăng trưởng hơn.
#2 Học Pháp để tăng trưởng lòng tin
Giáo Pháp của Đức Phật như ngọn đèn sáng giúp chúng sinh thoát khỏi mọi sự khổ của sinh tử luân hồi, cho nên Sư Phụ căn dặn đại chúng: “Tất cả quý Phật tử, thiện nam, tín nữ khi vào trong biển Phật Pháp này phải tôi luyện cho mình được đức tin và làm cho đức tin ngày càng lớn mạnh, tín tâm ngày càng thuận thành, đầy đủ. Mà muốn như thế thì phải học Pháp. Chúng ta sở dĩ tin bất thoái cũng do mình học Pháp. Đã dứt tất cả các nghi ngờ rồi cho nên mình không còn nghi ngại gì nữa; muốn thế phải học Pháp, phải tìm hiểu Pháp. Chứ không thể nói, không học mà mình tin được đâu. Cho nên phải rèn bằng được đức tin này vì nó vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Có được đức tin này thì tự nhiên sẽ được 05 lợi ích mà Đức Phật nói”.
Phật tử ghi chép những dòng Pháp nhũ của Sư Phụ trong các buổi học Pháp tại chùa Ba Vàng
Từ lời Sư Phụ chúng ta biết rằng, người học Phật cần nghe Pháp nhiều để tăng trưởng được lòng tin, giải trừ các nghi ngờ tiến tu trên bước đường tu học. Bởi khi không có lòng tin nghĩa là chúng ta đang nghi ngờ, mà nghi ngờ chính là một trong những trở ngại, ngăn cản việc tiến đạo.
Hiện nay, nhiều người có quan điểm, tu Phật mà không cần tìm hiểu, nghiên cứu lời Đức Phật dạy. Từ đó xảy ra tình trạng tu sai, tu lầm đường lạc lối, giảng sai lời Đức Phật dạy. Sư Phụ cũng khuyên nhủ: “Ai bảo tu Phật không phải học là không đúng. Chỉ trừ những trường hợp các bậc Thánh Nhân tái lai, Bồ Tát, chư Phật tái lai vì các Ngài trong tiền kiếp đã chứng quả vô học cho nên kiếp này sinh ra không cần học, giống như Ngài Lục Tổ Huệ Năng. Còn mình vẫn chưa chứng quả vô học tức là mình còn phải học rất nhiều, phải đi học, phải nghe Pháp để hiểu, để thấm, để tu..."
Hy vọng qua bài viết trên, quý Phật tử và bạn đọc hiểu được giá trị, lợi ích và sức mạnh vô cùng to lớn của lòng tin. Mong rằng, quý Phật tử sẽ thực hành những phương pháp được Sư Phụ chỉ dạy để tăng trưởng, có lòng tin kiên cố, từ đó biết thực hành những lời dạy của Đức Phật để mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội!
Hạnh Nguyên
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Dưới đây là những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa để gửi gắm yêu thương, mang đến an lành qua những tấm thiệp, tin nhắn hay mạng xã hội,...
Bài viết🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...
Bài viết 🞄 07/3/2025
Đức Phật đã truyền dạy bài kinh Tam Bảo đến cho chúng Tăng và Phật tử tụng đọc. Bài kinh có tính chất hộ trì, bảo hộ, cầu an cho bản thân, gia đình và quốc gia,...