Mục lục [Ẩn]
“Trong Tăng chúng có người bệnh, đó là ruộng phước điền cho mình được thực hành. Có chăm người bệnh mới hiểu người bệnh thế nào. Mình không dám chăm người bệnh thì làm sao biết được khi bệnh tật khiến người ta mệt mỏi, đau nhức thế nào. Cho nên trong Tăng chúng phải xây dựng được tình huynh đệ, thương yêu chăm sóc nhau. Có vậy thì Tăng đoàn mới vững mạnh, Phật Pháp mới lâu dài. Trong Phật tử cũng vậy, phải xây dựng được tình huynh đệ đạo hữu. Mỗi đạo tràng là một gia đình, cả chùa chúng ta là một đại gia đình”.
Tiếp nối chương trình tu học thường kỳ, ngày 25/11/2019 (tức ngày 29/10 Kỷ Hợi), hàng nghìn Phật tử đã cùng vân tập về ngôi già lam Ba Vàng để nghe Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh thuyết giảng những câu chuyện vô cùng đặc sắc, thú vị giữa Đại Đức Na Tiên và đức vua Mi Lan Đà. Qua lời bài giảng đơn giản, dễ hiểu của Sư Phụ về chủ đề “Học từ con quạ”, tứ chúng đệ tử đã học hỏi được rất nhiều bài học quý báu từ con vật mà dân gian thường xem là biểu tượng của sự không may mắn.

Thầy Thích Trúc Thái Minh quang lâm Pháp tòa và ban bố cho hàng đệ tử thời Pháp nhũ quý báu
1. Một Vị Tỳ Kheo Phải Luôn Phòng Hộ Giữ Mình
Trong văn kinh có viết: “Khi đậu một chỗ nào, con quạ thường đưa mắt lấm lét, đảo qua đảo lại đầy vẻ nghi ngờ, sợ sệt tất cả mọi thứ xung quanh. Nó luôn luôn đề phòng, giữ mình trước bất kì hoàn cảnh nào. Một vị Tỳ-kheo cũng cần phải làm như thế, phải luôn luôn phòng hộ giữ mình, hằng có chánh niệm, thu thúc lục căn trong mọi oai nghi, trước các đối tượng ngoại trần luôn đầy những bất trắc có thể tác hại đến phẩm hạnh sa môn”. Một người đệ tử Phật, đã thọ giới luật cần có sự thay đổi và tiến bộ theo từng ngày. Một vị Tỳ-kheo phải biết giữ gìn giới Pháp, oai nghi thanh tịnh, trang nghiêm làm tấm gương phản chiếu cho Phật tử cũng như người thế gian học tập. Trong Sa Di luật nghi yếu lược tăng chú, quyển hạ có câu: “Hữu uy khả uý, hữu nghi khả kính”. Có nghĩa người tu biết giữ gìn oai nghi mới có thể khiến mọi người xung quanh kính nể, tôn trọng.
Đối với người xuất gia, bước đầu tiên cần làm là học oai nghi và thực hành giữ gìn oai nghi. Qua đây, Sư Phụ đã chỉ dạy: “Một người khi xuất gia làm chú tiểu, ngay từ đầu cần phải thực tập oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi... Khi chúng ta thực tập oai nghi, sẽ giúp cho tâm trở về với thân. Đôi khi thân chúng ta ở đây nhưng tâm lại lang thang chỗ khác, đó gọi là “thân tâm không nhất như”. Khi thực tập oai nghi sẽ giúp chúng ta có chính niệm, giúp tâm trở lại với thân và giúp cho chúng ta tỉnh táo sáng suốt. Nếu một vị Tỳ-kheo oai nghi tề chỉnh có thể giáo hóa được rất nhiều người. Chính oai nghi đó, có thể nhiếp phục mọi người, ai nhìn thấy cũng yêu quý, kính nể. Từ đó giúp cho nhiều người tin kính Tam Bảo, yêu mến Phật Pháp”. Đặc biệt, trong luật Phật thì chúng Tỳ-kheo không được ngồi cùng người nữ ở chỗ tối, chỗ khuất; không được vào nhà người phụ nữ góa chồng; không được ngồi chỗ có nhiều đồ quý giá; nên tránh hàng thịt, hàng rượu.

Con quạ thường xuyên đảo mắt qua lại và luôn đề phòng cảnh giác trước bất kỳ hoàn cảnh nào

Tăng đoàn chùa Ba Vàng trang nghiêm trì bình khất thực trong khuôn viên bổn tự
Sư Phụ cũng kể cho đại chúng nghe câu chuyện về chú tiểu bị Hòa Thượng đánh đòn, vì bị người ta nghi ngờ là ăn trộm đồ. Hòa Thượng biết chú tiểu không phải là kẻ ăn trộm nhưng Hòa Thượng vẫn đánh chú vì dáng đi, ánh mắt không trang nghiêm, không giống với phẩm hạnh của người xuất gia. Hòa Thượng đánh để chú được tiêu nghiệp và lấy đó làm bài học cho mình.Từ xa xưa, từ quan quân văn võ cho đến cung phi, mỹ nữ, người hầu khi được tuyển vào cung đều phải học và rèn luyện từng oai nghi, phép tắc. Đối với người Phật tử cũng vậy, cần phải thực tập oai nghi cho mình từ cách cung kính lễ Phật, cách chắp tay xá chào và cách thưa hỏi chư Tăng sao cho đúng Pháp. Người có oai nghi, trang nghiêm tức là người thường nhìn lại mình, thường sửa đổi mình. Người đệ tử Phật tinh tấn thực tập oai nghi không chỉ giúp thân được trang nghiêm còn giúp tâm trí luôn tỉnh giác, sáng suốt; dù đi đến đâu, người đó cũng làm chủ được mình, giữ được chính niệm.
2. Tăng đoàn phải biết yêu thương, chia sẻ và tu hành hòa hợp
Đại Đức Na Tiên dạy: “Khi quạ được một món ăn gì, dù là tử thi, dù là vật thực dư thừa, dù là bắp đậu… quạ thường kêu gọi đồng loại đến để cùng ăn. Một vị Tỳ-kheo sống trong giáo hội bình đẳng, đầy tình nghĩa đệ huynh của đức Tôn Sư cũng phải nên bắt chước như quạ. Khi được thọ dụng tứ sự, lợi lộc, nhất là vật thực, dù là một bình bát hay nửa bình bát - cũng nên chia sớt vật thực ấy đến các vị đồng phạm hạnh thiếu thốn hơn mình”. Với lối sống thanh tịnh, xả ly điều xấu ác của thế tục, từ lâu Tăng đoàn đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho người thế gian noi theo, học tập. Vậy nên trong Tăng chúng phải biết yêu thương, chia sớt đùm bọc và sống hòa hợp với nhau. Đúng như Tôn giả Xá-lợi-phất từng thuyết: “Nếu có nam nữ thí chủ nào có lòng tin mà dâng cúng vật thực đến Xá-lợi-phất tôi; vì tôi là người sống hạnh khước từ, xả ly để tiêu hủy phiền não - nên tôi sẽ chia sớt phần vật thực ấy đến cho tất cả bằng hữu phạm hạnh đều nhau cả. Và tôi sẽ là người thọ dụng sau cùng”.

Tập tính của con quạ sẽ không ăn một mình mà sẽ gọi cả đồng loại đến cùng ăn
Đặc biệt, Tăng đoàn cần thực hành Pháp tu lục hòa: Thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải và lợi hòa đồng quân. Chính sự tu tập lục hòa trong Tăng chúng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đoàn kết mà không có bất cứ thế lực ma vương nào phá được. Sư Phụ chia sẻ: “Chùa Ba Vàng trong cơn hoạn nạn, Thầy cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được sự chia sẻ, động viên từ các Hòa Thượng, chư Tôn Đức. Nhiều Hòa Thượng từ trong Nam ra đây động viên Thầy. Các huynh đệ đồng tu cũng về để động viên, chia sẻ. Thầy thấy được tình Tăng lữ, tình yêu thương trong Tăng chúng với nhau. Nếu chư Tăng không biết bảo vệ nhau, không thương nhau thì đó là một khiếm khuyết lớn. Ngay trong Tăng chúng mà không thương được nhau, thì làm sao thương được muôn loài chúng sinh. Huynh đệ của mình đây, Phật tử của mình đây, mình còn không thương nổi thì nói thương chúng sinh là rất xa vời”.
Sư Phụ cũng chia sẻ cho đại chúng nghe về câu chuyện Đức Phật tự tay nấu nước, tắm rửa, chăm sóc cho một vị Tỳ-kheo bị bệnh, thân thể bốc mùi tanh hôi, không ai dám lại gần. Một người khi xuất gia là chấp nhận rời xa gia đình, rời bỏ người thân theo Phật tu hành. Trong lúc tu có khi trái nắng trở trời, thân thể đau ốm, những lúc như vậy rất cần đến sự giúp đỡ của huynh đệ đồng tu. Nếu Tăng chúng mà không biết yêu thương, chăm sóc nhau trong lúc ốm đau bệnh tật, khó khăn chướng ngại thì đó là một khiếm khuyết rất lớn cần phải thay đổi. Sư Phụ sách tấn đại chúng: “Trong Tăng chúng có người bệnh, đó là ruộng phước điền cho mình được thực hành. Có chăm người bệnh mới hiểu người bệnh thế nào. Mình không dám chăm người bệnh thì làm sao biết được khi bệnh tật khiến người ta mệt mỏi, đau nhức thế nào. Cho nên trong Tăng chúng phải xây dựng được tình huynh đệ, thương yêu chăm sóc nhau. Có vậy thì Tăng đoàn mới vững mạnh, Phật Pháp mới lâu dài. Trong Phật tử cũng vậy, phải xây dựng được tình huynh đệ đạo hữu. Mỗi đạo tràng là một gia đình, cả chùa chúng ta là một đại gia đình”.

Đức Phật chăm sóc cho một Vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn bị ốm

Tỳ-kheo Tăng chăm chú lắng nghe những dòng Pháp nhũ của Sư Phụ
Chúng ta cùng sống trong một mái chùa, cùng chung sự giáo dưỡng của Sư Phụ, chung một chí hướng, tâm nguyện, cùng đồng tu nhưng không thương yêu nhau, giúp đỡ nhau thì chúng ta không thể có lòng từ bi bao la, thương yêu được hết thảy muôn loài chúng sinh.
Qua hai đặc tính của con quạ, hai hàng đệ tử xuất gia và tại gia cũng rút ra được bài học quý báu về oai nghi, tư cách của người con Phật, luôn nghiêm chính thân mình và phải có tâm yêu thương, bảo bọc, chia sớt cùng nhau. Bất kỳ hội chúng nào có được những đức tính này, thực hành được Pháp tu lục hòa, giữ vững và phát huy tinh thần đoàn kết, vững mạnh thì Phật Pháp được hưng long, phát triển. Mong rằng Phật Pháp được hưng long, Tăng đoàn được vững mạnh, Phật tử yêu thương nhau để khắp pháp giới chúng sinh đều được lợi ích, giác ngộ và giải thoát.
Hạnh Liên
Tin tức🞄 01/5/2025
Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đây là sự kiện trọng đại đối với hàng vạn tín đồ Phật tử trong nước cũng như trên thế giới.
Tin tức 🞄 01/5/2025
Lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Đây là sự kiện trọng đại đối với hàng vạn tín đồ Phật tử trong nước cũng như trên thế giới.
Bài viết🞄 06/4/2025
Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp
Bài viết 🞄 06/4/2025
Lễ quy y Tam Bảo chùa Ba Vàng được tổ chức hàng tháng theo nguyện vọng của Nhân dân. Nhân dân, Phật tử có thể tham gia theo hình thức trực tuyến hay trực tiếp
Bài viết🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Dưới đây là những lời chúc lễ Phật đản ý nghĩa dành tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu,... giúp mang lại phúc lành, phát sinh trí tuệ, thoát khỏi khổ đau.
Bài viết🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết 🞄 29/3/2025
Những bản nhạc Phật đản đầy ý nghĩa không chỉ tán dương sự đản sinh cao quý của Đức Phật mà còn giúp tăng trưởng thiện tâm và mang lại an lạc cho người nghe.
Bài viết🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Đức Phật đản sinh, nằm tại quận Rupandehi (Nepal) - một trong tứ Thánh tích linh thiêng bậc nhất của Phật giáo.
Bài viết🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Bồ Tát Hộ Minh (sau này là Đức Phật Thích Ca) quán sát đầy đủ nhân duyên về dòng họ, quốc độ, chúng sinh,... thì mới đản sinh xuống nhân gian.
Bài viết🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết 🞄 28/3/2025
Hoa sen trong Phật giáo mang 8 đặc tính cao quý. Đây là biểu tượng thanh khiết gắn liền với chư Phật, Bồ tát, thể hiện sự giải thoát giữa trần ai.
Bài viết🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết 🞄 24/3/2025
Ngài Ca Diếp là vị Thánh tăng đệ nhất đầu đà trong 10 đại đệ tử của Đức Phật. Dù sinh ra trong gia đình quyền quý nhưng Ngài đã từ bỏ mọi dục lạc, dấn thân xuất gia.
Bài viết🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Nhiều người sợ rằng, cúng thí thực sẽ bị cô hồn theo và quấy nhiễu. Nhưng nếu cúng đúng cách theo lời Phật dạy, bản thân và gia đình sẽ được bình an.
Bài viết🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết 🞄 22/3/2025
Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn là câu nói hoàn toàn xác đáng; xét đầy đủ công hạnh, đây chính là lời tuyên ngôn, chứ không phải là kiêu mạn.
Bài viết🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Lễ Ngũ Bách Danh chùa Ba Vàng là cơ hội để quý Nhân dân, Phật tử được thực hành sám hối, tu tập giúp tăng trưởng phúc báu, mang lại bình an cho gia đình.
Bài viết🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Mỗi khi đi chùa, nhiều người thường băn khoăn về những điều kiêng kỵ vì sợ phạm vào sai lầm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng cho người đi lễ chùa.
Bài viết🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết 🞄 14/3/2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về Tứ diệu đế cũng như phương pháp để thoát khỏi mọi khổ đau, được an lành, hạnh phúc.
Bài viết🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết 🞄 13/3/2025
Niết bàn không phải một cõi giới hay trú xứ, mà là trạng thái tâm của chúng ta khi đã diệt hết các phiền não. Có bốn loại Niết bàn.
Bài viết🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Ông vì 1 lần vứt bỏ con mà kiếp sau bị bỏ rơi 7 lần; nhưng nhờ phước thiện tích lũy mà thoát chết 7 lần, sau đó đã được cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Bài viết 🞄 08/3/2025
Xuất gia gồm có ba ý nghĩa là: xuất thế tục gia, xuất tam giới gia, xuất phiền não gia. Người có chí nguyện xuất gia phải đáp ứng những điều kiện nhất định.